TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 10
Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 10
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Trong giai đoạn đau phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XVIII- XIX, giới quản trị DN chưa coi trọng vấn đề bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc Ngược lại, hau hết cán bộ quản trị DN chỉ coi NLĐ như là một bộ phận của chi phí sản xuất can tiết giảm càng nhiều càng tốt Để tăng tỷ suất lợi nhuận, giới quản trị DN gia sức tiết kiệm chi phí can thiết cho người lao động Họ không chỉ giảm tiền lương của công nhân đến mức tối thiểu, kéo dài thời gian lao động trong ngày, mà còn bớt xén các phương tiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của họ Biện hộ cho các hành vi đó của giới quản trị DN, một số nhà kinh tế tam thường như Johl Stuatmin đã đưa ra quy luật sắt về tiền lương cho rằng, nếu trả mức lương cao hơn nhu cau thiết yếu thì công nhân sẽ lười biếng Các nhà khoa học theo trào lưu xã hội chủ nghĩa đã không đồng tình với quan điểm đó Họ tố cáo nhà tư bản bóc lột NLĐ, buộc NLĐ làm việc trong Ph.Ănghen đã miêu tả điều kiện làm việc tồi tệ của NLĐ lúc bấy giờ trong tác phẩm nổi tiếng "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".
Trước sự phản kháng của xã hội về chế độ bóc lột công nhân tàn tệ của nhà tư bản, nhất là để đối phó với trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cả giới quản trị
DN tư bản và nhà nước tư sản đã dan thay đổi chính sách của họ đối với NLĐ Nhà tư bản nhượng bộ nhỏ giọt các yêu sách của công đoàn trong cải cách tiền lương và cải thiện ĐKLĐ cho công nhân Nhà nước tư sản từng bước đề ra các quy định pháp luật chế định thời gian, điều kiện làm việc và mức lương tối thiểu của công nhân Thanh tra lao động cũng được thành lập và duy trì ở nhiều nước tư bản, trước hết là ở Anh, để giám sát sự tuân thủ pháp luật lao động của giới chủ Trong bộ "Tư bản" C Mác đã nhiều lan đề cập đến các viên thanh tra lao động của Nhà nước Anh và trích dẫn các báo cáo của họ để mô tả tình trạng bị bóc lột tàn tệ của giai cấp công nhân Anh. Đến những thập kỷ 50-60 của thế kỷ XX, nhất là sau khi xuất hiện Tổ chức lao động thế giới (ILO), những yêu cau tối thiểu về phòng tránh TNLĐ và BNN tại nơi làm việc mới được nhà nước tư sản và giới quản trị DN quan tâm nhiều hơn. Một mặt là do phong trào công đoàn lên cao cũng như xuất hiện nhiều nhà nước quốc gia tiến bộ thông qua những quy định buộc DN phải xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ; mặt khác, do giới quản trị DN đã nhận thức được rằng, hệ thống ATVSLĐ không phải chỉ có lợi cho NLĐ, ngược lại, còn rất có lợi cho NSDLĐ vì nó giúp giảm TNLĐ trong DN, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, qua đó vừa giảm chi phí xử lý sự cố tai nạn, chi phí nghỉ việc vì BNN của NLĐ, đồng thời giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của DN Nhà nước tư sản, nhất là các nhà nước tư sản theo đường lối dân chủ, cũng can thiệp ngày càng nhiều hơn vào lĩnh vực ATVSLĐ bằng cách soạn thảo và ban hành luật ATVSLĐ Nói cách khác, giới quản trị DN, các chính khách và các nhà nghiên cứu khoa học đã dan thay đổi quan điểm, từ chỗ không coi trọng vấn đề ATVSLĐ trong DN đến chỗ đối phó với nó một cách bị động và chuyển sang xây dựng các chính sách bảo đảm ATVSLĐ trong
DN một cách chủ động hơn. Đặc biệt, các tổ chức chuyên môn, các nhà nghiên cứu và hoạt động chính trị của ILO đã tích cực tuyên truyền, vận động để thay đổi quan điểm của các chính phủ, các tổ chức xã hội, giới quản trị DN và NLĐ về tam quan trọng của bảo đảm ATVSLĐ trong DN Tổng kết kết quả các cuộc thảo luận, nghiên cứu, hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, quản lý trên thế giới, năm 200 , ILO đã xuất bản cuốn "Guidelines on Occupational Safety and Health Management Systems - ILO-OSH 2001" (Hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ) [42] nhằm tạo một công cụ hỗ trợ thiết thực cho các tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát thực hiện ATVSLĐ ở các quốc gia trên thế giới cũng như khuyến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện ATVSLĐ ở các quốc gia Do tính chất hợp lý của nó, các khuyến nghị về ATVSLĐ của ILO ngày càng được nhiều quốc gia áp dụng. Trong tài liệu này, ILO cho rằng, mục đích của "Hệ thống quản lý ATVSLĐ" là góp phần bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ rủi ro, dần tiến tới loại trừ mọi TNLĐ, BNN, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến quá trình lao động đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quá trình hợp lý hóa sản xuất và tăng năng suất lao động.
Tháng năm 2003, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Chiến lược toàn cau về ATVSLĐ, trong đó ILO đưa ra quan điểm "Văn hóa an toàn lao động", coi việc được đảm bảo ATVSLĐ là một trong những quyền cơ bản của con người ILO nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ NLĐ mang tính phòng ngừa và kiến nghị phương pháp tiếp cận hệ thống ATVSLĐ với ba chủ thể tham gia chính là NSDLĐ, cơ quan nhà nước quản lý ATVSLĐ, NLĐ và bốn khía cạnh của các giải pháp thực hiện là: chính trị, kỹ thuật, văn hóa và quản lý.
Năm 2006 ILO thông qua Công ước số 187 bao gồm những hướng dẫn khung về bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc, trong đó chỉ rõ mỗi nước thành viên gia nhập Công ước này phải không ngừng thúc đẩy xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ nhằm ngăn chặn TNLĐ, BNN thông qua việc xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ với sự tham gia của các tổ chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ, định ky xem xét cải tiến các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ trong DN ILO nhấn mạnh rằng, chính phủ các nước tham gia công ước, tùy theo điều kiện cụ thể, phải tăng cường vận dụng các nguyên tắc ILO khuyến nghị như đánh giá rủi ro, nguy cơ gây BNN; ngăn chặn rủi ro và nguy cơ TNLĐ; ảnh hưởng của điều kiện làm việc tới sức khỏe NLĐ; xây dựng văn hóa an toàn, sức khỏe mang tính phòng ngừa bao gồm thông tin, tư vấn và huấn luyện.
Từ Hội nghị Lao động Quốc tế bàn về ATVSLĐ năm 2003 đến nay, ILO đã tổ chức nhiều diễn đàn bàn luận và đưa ra nhiều khuyến nghị chuyên sâu về bảo đảm ATVSLĐ trong DN Những quan điểm đáng chú ý được đưa ra trong Hội nghị lan thứ 18 của ILO năm 2008 về ATVSLĐ thể hiện trong "Tuyên bố Seoulvề an toàn và sức khỏe trong lao động" Tuyên bố này đề cập đến những yêu cau và nội dung cơ bản, thách thức và cơ hội mới cũng như nhiệm vụ, phương hướng mới trong lĩnh vực ATVSLĐ, đề cao trách nhiệm của toàn xã hội trong bảo đảm ATVSLĐ gắn với bối cảnh toàn cau hoá Cũng trong Tuyên bố này, quan điểm về bảo đảm ATVSLĐ đã có bước phát triển mới cả về nhận thức về tam quan trọng của ATVSLĐ trong phát triển KT-XH lẫn đưa ra cách tiếp cận toàn diện, hệ thống đối với các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong DN.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về hệ thống quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
Với sự hỗ trợ, khuyến khích và tài trợ của ILO, nhiều công trình nghiên cứu đã được hoàn thành Trong cuốn "Guidelines on Occupational Safety and Health
Management Systems - ILO-OSH 2001" [42], các chuyên gia cho rằng, hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải bao gồm: Pháp luật, các thỏa ước tập thể nếu phù hợp và các văn kiện có đề cập đến công tác ATVSLĐ Phải có một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về các hoạt động ATVSLĐ đã được qui định trong Luật và phù hợp với điều kiện của quốc gia Phải có các cơ chế, bao gồm cả xây dựng hệ thống thanh tra, nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ Chính phủ phải có các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa những nhà quản lý, những người công nhân và đại diện của họ ở cấp cơ sở, đồng thời phải coi đây là nhân tố cơ bản trong các biện pháp phòng ngừa liên quan đến nơi làm việc. Tùy theo điều kiện cụ thể, Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải có: một hoặc nhiều Hội đồng tư vấn 3 bên ở cấp quốc gia về công tác ATVSLĐ; có các dịch vụ thông tin, tư vấn và huấn luyện về ATVSLĐ; Cơ quan nghiên cứu về ATVSLĐ; có cơ chế thu thập, phân tích dữ liệu TNLĐ và BNN; có sự hợp tác với hệ thống an sinh hoặc bảo hiểm xã hội có liên quan về TNLĐ và BNN; cung cấp cơ chế để không ngừng cải thiện công tác an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại các DN siêu nhỏ, DN vừa và nhỏ, khu vực kinh tế không chính thức.
Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ phải được thực thi thông qua các Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ Các chương trình này can: thúc đẩy phát triển văn hóa an toàn và vệ sinh mang tính phòng ngừa; loại bỏ hoặc giảm
Liên tục cải thiện Chính sách Tổ chức
Hành động để cải thiện
Kiểm toán Lập kế hoạch và triển khai thực hiện Đánh giá thiểu các nguy cơ và rủi ro có liên quan đến BNN; phòng ngừa và có chính sách đối với các nạn nhân của TNLĐ, BNN Các Chương trình ATVSLĐ quốc gia phải được xây dựng và đánh giá dựa trên phân tích thực trạng hoạt động bảo đảm ATVSLĐ của quốc gia hướng đến các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các chỉ số đánh giá sự tiến bộ phối hợp với các chương trình và kế hoạch quốc gia khác.
IlO cũng đưa ra Khuyến nghị số 197 về Khung thúc đẩy hoạt động ATVSLĐ, trong đó chỉ rõ việc thông qua Chính sách quốc gia về ATVSLĐ can được xem xét gắn với nội dung phan II của Công ước số 155 về ATVSLĐ Hệ thống quốc gia về ATVSLĐ nên được xây dựng theo hướng dẫn của ILO có trong tài liệu: "Hệ thống quản lý ATVSLĐ" (ILO -OSH MS 2001) Khuyến nghị 197 còn đề cập đến việc xây dựng Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ nhằm thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động bảo đảm ATVSLĐ ở cấp quốc gia.
Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các tổ chức sản xuất do ILO khuyến cáo được xây dựng trên cơ sở chu trình (Deming) gồm các khâu như: Hoạch định, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và hành động (Plan, Do, Check, Act) (xem hình 1.1) Các chuyên gia nhấn mạnh: việc áp dụng hệ thống này vào thực tế phải được cải tiến liên tục cho phù hợp với từng đơn vị sản xuất cụ thể.
Hình 1.1: Mô hình hệ thống ILO-OSH 2001
Nguồn: ILO (2001), Guidelines on occupational health and safety management system ILO - OHS 2001.
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Để đảm bảo tính khả thi cho các khuyến cáo, ILO đã kiến nghị áp dụng nguyên tắc đồng thuận và nhấn mạnh vai trò của tổ chức 3 bên: Tổ chức đại diện cho Chính phủ - Tổ chức đại diện cho giới chủ (NSDLĐ) - Tổ chức đại diện cho NLĐ, trong đó vai trò của Chính phủ là người đề ra khuôn khổ pháp luật đồng thời là người giám sát, hỗ trợ, khuyến khích NSDLĐ và NLĐ tích cực, tự giác thực hiện những biện pháp đảm bảo ATVSLĐ.
Quan điểm của ILO về hệ thống quản lý ATVSLĐ là: Chính phủ đề ra các yêu cau về ATVSLĐ trong luật cũng như ban hành các qui định về ATVSLD; NSDLĐ có trách nhiệm tuân thủ các yêu cau của quy định đó và tạo điều kiện để thiết lập hệ thống quản lý ATVSLĐ tại đơn vị; NLĐ có quyền tham gia hệ thống quản lý ATVSLĐ thông qua tổ chức công đoàn.
Khuyến nghị 197 chỉ rõ QLNN về ATVSLĐ bao gồm những yếu tố cơ bản là: Xây dựng chính sách quốc gia về ATVSLĐ và các hướng dẫn của nhà nước về triển khai thực hiện ATVSLĐ đối với NSDLĐ và NLĐ ILO cũng khuyến nghị: Nhà nước phải đặt ra các quy định ràng buộc trách nhiệm của NSDLĐ trong thực thi các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ theo hệ thống quản lý, gồm 5 khâu sau đây:
Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 26
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Ở Việt Nam, trước khi có Luật An toàn, vệ sinh lao động, vấn đề ATVSLĐ được đề cập trong chủ đề chung là BHLĐ (bao gồm cả nội dung phòng chống cháy nổ) Chính vì thế, trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả gộp chung vấn đề bản chất và vai trò của ATVSLĐ trong bản chất và vai trò của BHLĐ Một số thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này là: Công trình "Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng" do nhóm tác giả Nguyễn Bá Dũng, Nguyễn Đình Thám, Lê Văn Tin biên soạn, NXB Khoa học và kỹ thuật, H 2001 cho rằng, "Mục đích của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho NLĐ, để ngăn ngừa TNLĐ, bảo vệ sức khỏe, góp phan bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động" [8, tr 8] Nhóm tác giả này cũng đề cao ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội, nhân đạo sâu sắc của công tác BHLĐ khi cho rằng, "BHLĐ tốt là góp phan vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa" [8, tr 9].
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn An Lương trong công trình " Bảo hộ lao động" xuất bản năm 2012 đã nhấn mạnh rằng, "Bảo hiểm lao động (hay An toàn và Vệ sinh lao động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức, quản lý,KT-XH, khoa học, công nghệ nhằm cải thiện ĐKLĐ, bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏa cho con người trong lao động”[22, tr 12] Quan điểm của nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Việt
Nam này về ATVSLĐ cũng thống nhất với quan điểm của ILO khi cho rằng, để giải quyết vấn đề ATVSLĐ nhất thiết can sự tham gia của 4 bên là nhà nước, NSDLĐ, các tổ chức xã hội và NLĐ Các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ can phối hợp đồng bộ trên bốn khía cạnh: pháp luật, kỹ thuật, tổ chức quản lý và KT-XH.
Tác giả Nguyễn An Lương cũng cho rằng, bảo đảm ATVSLĐ không chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ ở phương diện họ được làm việc trong điều kiện loại trừ các yếu tố có hại đối với sức khỏe và tính mạng của NLĐ, mà còn mang lại lợi ích cho DN (ở phương diện giảm chi phí bồi thường TNLĐ và chi phí tuyển dụng người mới khi NLĐ bị mắc BNN, qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động của DN) và có ích cho xã hội (về phương diện bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất quan trọng nhất của đất nước) Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh, "Nhờ công tác BHLĐ mà tính mạng, sức khỏe của NLĐ được bảo vệ, bảo đảm cho họ có việc làm, thu nhập, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ nên công tác BHLĐ có một hệ quả xã hội và nhân đạo rất sâu sắc, phù hợp với chiến lược về con người của Đảng ta" [22, tr 24].
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về hệ thống quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
Công trình Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với sự phát triển KT-XH, góp phần bảo vệ sức khỏe NLĐ trong quá trình hội nhập của Nguyễn An Lương,
Lê Vân Trình và Phạm Quốc Quân (2004) [22] đã bày tỏ quan điểm nhất trí với hệ thống ATVSLĐ gồm 5 yếu tố do ILO khuyến nghị Theo các tác giả này, để triển khai hệ thống ATVSLĐ vào các DN Việt Nam can hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về ATVSLĐ, các tiêu chuẩn qui phạm dưới luật được ban hành hàng năm và 5 năm Đặc biệt, các tác giả đã đề xuất phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn BNN ở Việt Nam.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với ILO xuất bản cuốn Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý AT, VSLĐ (2011) Tài liệu này đã tổng hợp các thành quả nghiên cứu khoa học của ILO, của các chuyên gia đau ngành về ATVSLĐ LĐ để đưa ra các khuyến nghị liên quan đến hệ thống ATVSLĐ cho Việt Nam bao gồm các yếu tố chính sau: Chính sách, tổ chức, hoạch định và thực hiện, đánh giá, hành động để cải tiến hoàn thiện quá trình quản lý ATVSLĐ (Sơ đồ 1.7).
Hình 1.7: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001
Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ cũng đưa ra khuyến nghị: cơ quan nhà nước và DN phải quan tâm đau tư xây dựng hệ thống ATVSLD, đưa ra yêu cau thiết lập các biện pháp bảo vệ an toàn và phòng tránh BNN cho NLĐ ngay trong quy trình sản xuất, trong đó cơ quan nhà nước là người đề ra khung khổ pháp luật, chính sách và các dịch vụ hỗ trợ cụ thể NSDLĐ có trách nhiệm triển khai các hoạt động tổ chức quản lý nhằm đảm bảo ATVSLĐ thu hút sự tham gia rộng rãi của NLĐ và chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ [3].
Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến các khía cạnh đặc thù của Việt Nam trong khi thiết lập hệ thống ATVSLĐ như bài viết của Lê Bạch Hồng về
"Tăng cường công tác ATVSLĐ trong các cơ sở ngoài quốc doanh"
[17] trong đó nêu rõ tính cấp thiết của việc xây dựng các quy định pháp lý bắt buộc các cơ sở sản xuất ngoài nhà nước phải thiết lập hệ thống ATVSLĐ theo khuyến nghị của ILO.
1.2.3 Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm quản lý của nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Công trình "Bảo hộ lao động" do PGS.TS Nguyễn An Lương chủ biên đã nêu ra 8 nhiệm vụ mà nhà nước phải đảm trách trong lĩnh vực ATVSLĐ, đó là: ban hành văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất hoạt động bảo hộ lao động; xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia, kế hoạch thực hiện ATVSLĐ; huy động nguồn lực thực hiện ATVSLĐ; tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ QLNN về ATVSLĐ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về ATVSLĐ; kiểm tra, thanh tra ATVSLĐ; tạo điều kiện để các tổ chức quan chúng tham gia phong trào ATVSLĐ; hợp tác quốc tế về ATVSLĐ [ 22].
Công trình "Đổi mới công tác An toàn - vệ sinh lao động để hội nhập và phát triển bền vững" của tác giả Hà Tất Thắng [29] đã kiến nghị: để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ, can chú trọng: Hoàn thiện hệ thống pháp luật ATVSLĐ; hoàn thiện hệ thống tổ chức và tăng cường hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ; các cơ quan chức năng thuộc các bộ,ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai phổ biến, hướng dẫn đay đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật về ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy phù hợp với trình độ phát triển của kỹ thuật mới, công nghệ mới; thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động trong các DN; buộc các chủ DN, cơ sở sản xuất kinh doanh phải coi trọng việc xây dựng phương án bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc; củng cố và hoàn thiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho người lao động sau chu ky làm việc để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người lao động; tăng cường pháp chế về ATVSLĐ, thông qua việc thực hiện nghiêm chỉnh việc xử phạt các hành vi vi phạm các quy định về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ; phát huy mạng lưới thông tin hỗ trợ công tác chỉ đạo của các cơ quan QLNN thông qua việc mở rộng mạng lưới thông tin quốc gia về ATVSLĐ xuống tận DN.
Công trình Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng ở Việt Nam của Hà Tất Thắng [27] Trên cơ sở trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng và đánh giá thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng ở Việt Nam, tác giả trình bày phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng ở Việt Nam Các nhóm giải pháp được tác giả đề xuất bao gồm: đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý ATVSLĐ; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển DN khai thác đá xây dựng gắn chặt chẽ hiệu quả với ATVSLĐ của các DN; bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ; đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện; nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành về sự can thiết phải tăng cường QLNN về ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ; đổi mới công nghệ, thiết bị, phương pháp quản lý, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng quy trình đánh giá rủi ro trong mô hình quản lý ATVSLĐ trong các DN khai thác đá xây dựng, phát triển văn hóa an toàn tại các DN thông qua các quy định và chính sách của nhà nước, khen thưởng, kỷ luật về ATVSLĐ, tăng cường hợp tác quốc tế.
Nguyễn Thu Hằng (2017), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia [12] Trong công trình này tác giả đã tổng thuật thành quả nghiên cứu về ATVSLĐ của một số tác giả trong và ngoài nước, phân tích thực trạng QLNN theo Luật An toàn, vệ sinh lao động trong các
DN của Việt Nam, tìm ra một số hạn chế và kiến nghị một số giải pháp đáng quan tâm như: Xây dựng và điều chỉnh các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; Cải tiến công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, chú trọng vai trò của Hội đồng ATVSLĐ các cấp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật tại DN; Xây dựng chương trình hỗ trợ DN thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ.
Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong luận án 34
1.3.1 Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và những khoảng trống chƣa đƣợc nghiên cứu thấu đáo
1.3.1.1 Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Các công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về ATVSLĐ phản ánh các góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau và đã đạt được những thành quả chủ yếu sau:
Một là, thống nhất quan điểm can áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia với sự tham gia của bốn bên là nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của họ.
Hai là, phương thức bảo đảm ATVSLĐ coi trọng phòng ngừa nhằm chủ động gạt bỏ các yếu tố gây TNLĐ và BNN, đảm bảo tính mạng, an toàn,nâng cao sức khỏe cho NLĐ; giảm thiểu chi phí xã hội do TNLĐ và BNN gây ra.
Ba là, các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng trên thế giới và trong khu vực thường sử dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc, coi đây là phương pháp mang tính phòng ngừa cao, thể hiện ở chỗ kiểm soát được các mối nguy hại theo nguyên tắc quản lý rủi ro, bao gồm các bước: nhận diện các mối nguy hại phát sinh tại chỗ làm việc; đánh giá rủi ro do chúng gây ra đối với an toàn và sức khoẻ NLĐ; xây dựng và thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa rủi ro.
Bốn là, hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được sử dụng ở các nước trên thế giới, tuy có khác nhau chút ít về số lượng, tên gọi và thứ tự các thành phan chính của hệ thống quản lý, nhưng đều có chung những yếu tố cơ bản sau đây: i) Được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ thống đối với quản lý, đó là chu trình quản lý Deming, bao gồm các bước, như: hoạch định - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh, trong đó nội dung cơ bản các bước là:
Hoạch định: xây dựng mục tiêu và giải pháp can thiết để đạt được các kết quả tương ứng với chính sách của DN về ATVSLĐ.
Thực hiện: tổ chức thực hiện các giải pháp đã được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra: theo dõi, đo lường các kết quả thực hiện, đối chiếu kết quả thực hiện với các mục tiêu, chính sách, tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui phạm của nhà nước về ATVSLĐ và báo cáo kết quả. Điều chỉnh: thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm nâng cao kết quả hoạt động ATVSLĐ của DN.
Các hệ thống quản lý ATVSLĐ này khá tương thích với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 và tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001 Vì vậy, có thể tích hợp chúng trong một hệ thống quản lý chung, thống nhất của DN; ii) Các mối nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất được quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro, nghĩa là tất cả các mối nguy hại được nhận diện, đánh giá rủi ro do chúng gây ra đối với an toàn và sức khoẻ NLĐ, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện các giải pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức chấp nhận được; iii)Lãnh đạo DN chịu trách nhiệm cao nhất đối với ATVSLĐ, tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và có vai trò quyết định đối với thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ; iv) Người lao động và đại diện của NLĐ tham gia vào quá trình quản lý ATVSLĐ NLĐ được đào tạo, cung cấp thông tin về ATVSLĐ để có đủ năng lực tham gia vào quá trình quản lý ATVSLĐ và đóng góp phan quan trọng vào thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ; v) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nhằm đánh giá khách quan, trung thực các kết quả hoạt động ATVSLĐ, tìm ra những khiếm khuyết của hệ thống quản lý, trên cơ sở đó, thực hiện các giải pháp khắc phục và phòng ngừa tương ứng; vi) Lãnh đạo DN định ky xem xét lại toàn bộ hệ thống quản lý ATVSLĐ, đánh giá sự phù hợp, tương ứng và hiệu quả của hệ thống, trên cơ sở đó đưa ra quyết định thay đổi về chính sách, mục tiêu và cả hệ thống quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động ATVSLĐ của DN. vii) Các hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được áp dụng trên thế giới và trong khu vực là kiểu hệ thống quản lý ATVSLĐ đổi mới, vì: Lãnh đạo DN tham gia trực tiếp vào quản lý ATVSLĐ và có vai trò quyết định đối với hiệu quả quản lý ATVSLĐ; Công tác quản lý ATVSLĐ được tích hợp trong hệ thống quản lý chung của DN ở mức cao; Sự tham gia của NLĐ được coi là quan trọng đối với hoạt động quản lý ATVSLĐ và họ được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia hiệu quả vào hoạt động quản lý ATVSLĐ.
Năm là, các công trình khoa học kể trên đã phân định theo các cách khác nhau nội dung QLNN nhằm bảo đảm ATVSLĐ Các nội dung đạt được sự thống nhất là: xây dựng khung khổ pháp lý quy định hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cácDN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về
ATVSLĐ; hỗ trợ DN thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ và có chế tài xử phat, khen thưởng đối với DN.
Sáu là, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ Một số nhân tố được liệt kê là: Ý thức chấp hành pháp luật về ATVSLĐ và năng lực quản lý của NSDLĐ, của tổ chức đại diện cho NLĐ và bản thân NLĐ; bộ máy và cán bộ QLNN về ATVSLĐ; trình độ phát triển kinh tế - xã hội; các khuyến nghị, công ước quốc tế.
Bảy là, rất nhiều giải pháp trên các khía cạnh khác nhau, dành cho các DN trong các ngành, nghề, quy mô khác nhau đã được kiến nghị Điểm chung của các giải pháp là kiến nghị nhà nước hoàn thiện văn bản pháp luật về ATVSLĐ; thiết lập bộ máy QLNN về ATVSLĐ và cung cấp đủ nguồn lực cho vận hành bộ máy hiệu quả; thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATVSLĐ.
1.3.1.2 Những khoảng trống chưa được nghiên cứu thấu đáo
Như phan tổng quan và phan khái quát nêu trên đã trình bày, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới chỉ chú ý nhiều đến hệ thống bảo đảm ATVSLĐ và các nhân tố ảnh hưởng đến vận hành hệ thống đó ở cấp độ vi mô là
DN, những khía cạnh liên quan đến QLNN trong lĩnh vực này mới được đề cập ở những nét chung như nhà nước can ban hành khung khổ pháp lý làm căn cứ để các DN xây dựng hệ thống đảm bảo ATVSLĐ của họ hoặc nhà nước can có chính sách hỗ trợ DN bảo đảm ATVSLĐ… Những khía cạnh cụ thể như sau chưa được nghiên cứu làm rõ:
Một là, nhà nước can hoạch định những nội dung gì trong Luật và các văn bản dưới luật để đảm bảo yêu cau về ATVSLĐ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thuan phong, mỹ tục của dân tộc;
Hai là, nhà nước can phải chế định như thế nào về trách nhiệm của NSDLĐ trong lĩnh vực đảm bảo ATVSLD trong DN
Ba là, nhà nước nên hỗ trợ như thế nào để giúp các DN và NLĐ thiết lập và vận hành tốt hệ thống đảm bảo ATVSLĐ.
Bốn là, các tổ chức xã hội, ngành nghề của NSDLĐ và NLĐ có ảnh hưởng như thế nào đến vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong DN.
Năm là, đặc điểm ngành nghề có ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong.
Sáu là, các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, can thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ như thế nào để vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, vừa đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm cung ứng ra thị trường…
1.3.2 Những vấn đề lựa chọn nghiên cứu trong luận án
Mặc dù còn rất nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu thấu đáo về ATVSLĐ trong các các ngành, lĩnh vực khác nhau Trong khung khổ luận án này, nghiên cứu sinh sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề và cũng là những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Một là, về mặt lý thuyết, nhà nước có vị trí, vai trò và chức năng gì để bảo đảm ATVSLĐ trong DN GTĐB?
Hai là, Nhà nước Việt Nam đã thực thi QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB
Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 như thế nào?
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 40
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của an toàn, vệ sinh lao động trong
2.1.1 Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động
Trước đây, vấn đề ATVSLĐ được tiếp cận trong khung khổ chung của bảo hộ lao động và được coi là hợp phan của lĩnh vực tổ chức khoa học lao động nói chung Gan đây, do tam quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề ATVSLĐ cũng như sự tách biệt về kỹ thuật của lĩnh vực phòng chống cháy nổ, nên ATVSLĐ được tiếp cận riêng và được nhà nước ở nhiều quốc gia chế định trong luật riêng, tách khỏi bộ luật lao động.
An toàn, vệ sinh lao động (Tiếng Anh là Occupational safety and health
- OSH) là một thuật ngữ liên quan đến trách nhiệm của NSDLĐ, cơ quan nhà nước và NLĐ trong việc tổ chức và vận hành điều kiện làm việc (ĐKLV) đáp ứng yêu cau phòng, tránh được TNLĐ, giảm thiểu tác hại của các yếu tố gây BNN cho người lao động tại nơi làm việc cũng như chính sách khám chữa bệnh, bồi thường cho NLĐ khi họ gặp TNLĐ và mắc BNN Bản thân thuật ngữ ATVSLĐ cũng bao hàm hai nội dung: an toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh lao động (VSLĐ).
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015) của Việt Nam, an toàn lao động(ATLĐ) là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng con người nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động Vệ sinh lao động (VSLĐ) là giải pháp phòng,chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của con người trong quá trình lao động Nội dung chung của hai khái niệm này là các giải pháp bảo vệ người lao động trước các tác hại phát sinh trong quá trình lao động Sự khác biệt ở chỗ các giải pháp ATLĐ hướng đến các giải pháp hạn chế tác động trực tiếp đến tính mạng NLĐ VSLĐ nhấn mạnh các giải pháp gây bệnh tật cho NLĐ Nói cách khác, bảo đảm ATLĐ và VSLĐ chính là các giải pháp tổng hợp để bảo vệ ở mức can thiết người lao động tránh các tác hại phát sinh trong quá trình lao động. Hau hết các công trình nghiên cứu khoa học cũng như sách hướng dẫn của ILO đều thống nhất nhận thức về bản chất của ATVSLĐ như vậy.
Tuy nhiên, cách tiếp cận đối với ATVSLĐ và kiến nghị giải pháp khá khác nhau với các chủ thể khác nhau Theo Nguyễn An Lương "ATVSLĐ (hay Bảo hộ lao động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế
- xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống TNLĐ và BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động" [22] Định nghĩa này phản ánh tính đa giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ mà chưa nêu được các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm ATVSLĐ cũng như chưa nêu được mối quan hệ gắn bó có tính hệ thống của các giải pháp ATVSLĐ trong DN.
Theo tác giả Lê Vân Trình, chuyên gia cao cấp của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ), Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ Việt Nam, can nhận thức ATVSLĐ như là một nỗ lực có hệ thống của toàn quốc gia với sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở sản xuất nhằm giảm thiểu các tác nhân gây TNLĐ và BNN cho NLĐ tại nơi làm việc Theo Ông, hệ thống ATVSLĐ quốc gia phải gồm các yếu tố: Chính sách quốc gia (chủ yếu là hệ thống các quy định pháp lý); chiến lược quốc gia, chương trình quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ tác động vào hệ thống quản lý ATVSLĐ của cơ sở sản xuất (sơ đồ 2.1) Cách tiếp cận hệ thống của tác giả Lê Vân Trình cho thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của các chủ thể khác nhau trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc nhưng không nêu bật được thực chất của ATVSLĐ là các giải pháp đa dạng nhằm phòng, tránh TNLĐ và BNN.
Hình 2.1: Cơ cấu HTQL ATVSLĐ quốc gia
Nguồn: Bài giảng về hệ thống quản lý ATVSLĐ của GS.TS Lê Vân Trình.
Phù hợp với cách tiếp cận QLNN, trong luận án này, ATVSLĐ được hiểu là hệ thống những giải pháp về tổ chức, quản lý, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật mà nhà nước, tổ chức sử dụng lao động và bản thân NLĐ cũng như các tổ chức xã hội của họ phải thực hiện nhằm ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, ngăn ngừa việc gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động đi đôi với các giải pháp đối phó với những ảnh hưởng từ quá trình lao động có thể làm cho người lao động suy giảm sức khỏe.
Như vậy, ATVSLĐ là hệ thống giải pháp được thực hiện ở ba cấp độ: nhà nước, DN và NLĐ Ở cấp độ nhà nước, ILO và các nhà khoa học đều kiến nghị phải luật hóa các quyền và trách nhiệm của NSDLĐ, của NLĐ và tổ chức xã hội của họ, của các cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực lao động sao cho hệ thống ATVSLĐ quốc gia vận hành có hiệu quả, hạn chế tối đa TNLĐ cũng như buộc các
DN và NLĐ phải thực thi các giải pháp phòng và chữa BNN Nhà nước phải quy định khung khổ pháp lý buộc các tổ chức sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các tiêu chuẩn ATVSLĐ trong đơn vị Các quy định pháp lý này hoặc được lồng ghép trong bộ luật lao động hoặc được soạn thảo thành luật riêng Ngày nay, ở hau hết các nước có nền công nghiệp phát triển, ATVSLĐ được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật chế định lao động Nội dung của những chế định này bao gồm những quy phạm pháp luật về việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ. Ở tam DN, mỗi đơn vị tổ chức sản xuất, kinh doanh phải xây dựng hệ thống ATVSLĐ của mình, coi đó là một hoạt động, một chức năng của bộ máy quản lý, thậm chí phải có bộ phận chuyên trách quản lý ATVSLĐ Mỗi hệ thống ATVSLĐ của DN thường bao gồm năm yếu tố:
Một là, chính sách ATVSLĐ: giới quản trị các tổ chức sản xuất phải xây dựng chính sách đảm bảo ATVSLĐ tại đơn vị Ngoài các quy định, quy chuẩn, biện pháp kỹ thuật thiết yếu phải được thực hiện nhằm đảm bảo ATVSLĐ, chính sách ATVSLĐ phải bao gồm cả các nghĩa vụ của tổ chức trong việc tư vấn, thông tin và huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động và bố trí thời gian cùng các nguồn lực can thiết để thực hiện các giải pháp ATVSLĐ.
Hai là, tổ chức sản xuất kinh doanh can lập ra bộ máy quản lý ATVSLĐ trong đơn vị Bộ máy quản lý ATVSLĐ phải phù hợp và lồng ghép vào trong các bộ máy quản lý chung của đơn vị Bộ máy quản lý ATVSLĐ phải được phân cấp đủ quyền hạn và trách nhiệm trong việc triển khai, thực hiện và áp dụng các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ, huấn luyện người lao động để họ có năng lực thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm ATVSLĐ, thống kê, lưu giữ và báo cáo cấp có thẩm quyền các dữ liệu về ATVSLĐ.
Ba là, điều hành quá trình lập kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.
Bốn là, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp ATVSLĐ thông qua các thủ tục giám sát, đánh giá và lập hồ sơ việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ cũng như định ky xem xét lại.
Năm là, liên tục cải thiện điều kiện làm việc và hoàn thiện các giải pháp, quy trình bảo đảm ATVSLĐ Tổ chức sản xuất, kinh doanh phải có kế hoạch phòng ngừa và chấn chỉnh các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát thực tế thực hiện ATVSLĐ và các thay đổi về công nghệ.
Vì quyền lợi của mình, NLĐ không những phải ủng hộ các chính sách ATVSLĐ do tổ chức sản xuất kinh doanh đưa ra, mà còn phải thông qua tổ chức đại diện của mình kiểm tra, giám sát, vận động, tổ chức các phong trào bảo đảm ATVSLĐ, đấu tranh để NSDLĐ phải xây dựng và vận hành tốt hệ thống ATVSLĐ.
Tổ chức đại diện cho người lao động trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh là công đoàn cơ sở.
Lịch sử phát triển ATVSLĐ đồng hành cùng quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, cũng như cùng với quá trình ra đời và đấu tranh của các tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ, trong đó nổi bật là các tổ chức công đoàn và hiệp hội ngành nghề Trên thực tế, mức độ đảm bảo ATVSLĐ cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, vào trình độ phát triển khoa học công nghệ và nhận thức của dân chúng ở từng quốc gia Lịch sử ATVSLĐ trên thế giới cho thấy, nhiều quốc gia phải mất gan 100 năm, ở một số quốc gia khác, thậm chí lâu hơn, để có thể nhận thức đúng và xây dựng các quy định pháp lý đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
2.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính,
"Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa" Theo định nghĩa này, QLNN là sự tác động của các cơ quan nhà nước được hệ thống pháp luật quốc gia giao quyền lực quản lý xã hội tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng xã hội giao phó.
Nói cách khác, QLNN là sự tác động của các cơ quan quyền lực nhà nước tới các hoạt động xã hội của con người nhằm duy trì trật tự và bảo vệ các lợi ích chung mà xã hội mong muốn.
Khác với quản lý của khu vực tư, nội dung QLNN phải được luật hóa và chủ thể quản lý phải là các cơ quan nhà nước được thành lập theo quy định của pháp luật Hoạt động QLNN được thực hiện bằng bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, trong đó quyền lực chính trị của nhà nước được giao cho các cơ quan, cá nhân đảm nhiệm theo các chức vụ và vị trí việc làm cụ thể trong bộ máy nhà nước. Các cá nhân này được gọi là cán bộ, công chức nhà nước Trong xã hội pháp quyền cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà luật cho phép Tùy thuộc theo chế độ chính trị và tổ chức nhà nước ở mỗi quốc gia khác nhau, sự phân cấp lĩnh vực và chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước trong bộ máy QLNN cũng khác nhau Đối với một quốc gia, nội dung và phân cấp QLNN cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với từng trình độ phát triển KT-
XH cụ thể Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngoài chức năng quản lý xã hội và giữ gìn trật tự an ninh, nhà nước ngày càng mở rộng phạm vi can thiệp vào lĩnh vực kinh tế, nhất là tạo khung khổ pháp lý cho kinh tế thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và hỗ trợ cơ chế thị trường hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn. Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia Đối tượng QLNN được phân định tùy theo chức năng của chủ thể quản lý thành lĩnh vực, lãnh thổ Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý được chế định bởi thẩm quyền và trách nhiệm của chủ thể quản lý, đối tượng quản lý.
Mục tiêu QLNN là kết quả mà hoạt động QLNN hướng tới Thông thường, đó là các kết quả tổng hợp của ngành, địa phương và quốc gia.
Phương pháp QLNN là phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu trong từng thời ky Thường nhà nước sử dụng các phương pháp sau: cưỡng chế tuân thủ; thưởng, phạt; tuyên truyền, giáo dục, vận động.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực công gắn liền với đặc quyền cưỡng chế tuân thủ pháp luật, đồng thời cũng có thể sử dụng tiềm lực kinh tế thông qua các công cụ của thị trường để quản lý xã hội.
Quản lý nhà nước vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội Tính giai cấp phụ thuộc vào bản chất của đảng cam quyền Tính xã hội xuất phát từ nhu cau tổ chức xã hội tối ưu, mang lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, duy trì sự ổn định và phát triển tiến bộ của toàn xã hội.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, mang tính quyền lực công cộng, sử dụng pháp luật và tiềm lực kinh tế để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của quốc gia.
Quản lý nhà nước được đề cập trong luận án này là QLNN theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính pháp lý đến việc chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra, giám sát hoạt động của đối tượng quản lý và giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng quản lý.
2.2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ là một dạng cụ thể của QLNN được phân chia theo lĩnh vực trong nền kinh tế Với cách tiếp cận như vậy, QLNN về ATVSLĐ trong DN là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tác động vào các mối quan hệ lao động, các hành vi của NLĐ và các hoạt động liên quan đến quá trình lao động nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của NLĐ trong quá trình làm việc.
Về bản chất, QLNN về ATVSLĐ trong DN mang đay đủ các đặc điểm của QLNN như được luật hóa, có tính cưỡng bức thực hiện đối với đối tượng quản lý, hướng tới lợi ích chung… Can nhấn mạnh rằng, ATVSLĐ phản ánh yêu cau chung của xã hội giao cho nhà nước chức năng đề ra các quy định và tổ chức, giám sát quá trình thực hiện các quy định đó nhằm đáp ứng các yêu cau mà xã hội đòi hỏi về ATVSLĐ trong các DN.
Về chủ thể quản lý, cơ quan thực hiện QLNN về ATVSLĐ bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan giải quyết tranh chấp vềATVSLĐ Ngoài ra, các cơ quan nhà nước còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ hệ thống các tổ chức công đoàn.
Về đối tượng quản lý, hệ thống ATVSLĐ trong DN với các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quá trình sản xuất hướng tới phòng ngừa TNLĐ và BNN cũng như xử lý vụ việc phát sinh do TNLĐ và BNN gây ra là đối tượng tác động của QLNN.
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong DN là một dạng quản lý theo lĩnh vực, trong đó cơ quan nhà nước, thông qua các việc hoạch định và triển khai giám sát việc thực hiện các quy định pháp lý về nghĩa vụ và quyền hạn của giới quản lý DN và NLĐ trong DN về đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh Các quy định pháp lý về ATVSLĐ thường được luật hóa thành Luật (luật lao động hoặc luật ATVSLĐ) và các nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn của chính phủ, cơ quan quản lý lĩnh vực lao động Việc thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ chủ yếu do NSDLĐ và NLĐ thực hiện Cơ quan quản lý lao động của nhà nước chỉ đề ra các quy định pháp lý, tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát các DN thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó Trong một số trường hợp can thiết, cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ DN thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ thông qua các chính sách an sinh xã hội hoặc các dịch vụ công tùy theo pháp luật của mỗi nước.
2.2.2 Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
2.2.2.1 Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Ngoài đặc điểm chung của QLNN là mang tính cưỡng bức tuân thủ đối với đối tượng quản lý, sử dụng các công cụ chuyên biệt của nhà nước như quyền lực chính trị, sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước để cung ứng dịch vụ công, hướng tới lợi ích chung của xã hội, QLNN về ATVSLĐ trong DN còn có một số đặc điểm riêng sau đây:
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
2.3.1.1 Kinh nghiệm của nước Mỹ
Nhà nước Mỹ đã xây dựng được một bộ khung pháp lý khá toàn diện làm chỗ dựa cho DN thực hiện hệ thống ATVSLĐ Các cấu thành của bộ khung pháp lý gồm:
Thứ nhất, bộ tiêu chuẩn về ATVSLĐ (viết tắt là OSHA), trong đó OSHA
CFR 29.1926 được áp dụng cho các cho lĩnh vực có xây dựng Mọi DN có hoạt động xây dựng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về ATVSLĐ theo OSHA CFR 29.1926.
Thứ hai, các nguyên tắc chung trong xây dựng và vận hành hệ thống
ATVSLĐ với các yếu tố cấu thành thể hiện ở sơ đồ 2.1 do Hội đồng An toàn Mỹ đề xuất.
Hình 2.2: Hệ thống an toàn vệ sinh lao động theo hướng dẫn của
Hội đồng An toàn Mỹ
Do được nhà nước quan tâm nen số vụ TNLĐ ở nước MỸ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nhưng nhận thức và sự coi trọng của NLĐ và NSDLĐ trong các DN ở nước Mỹ về xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ chưa phải đã đay đủ Vì thế, số vụ TNLĐ trong DN Mỹ vẫn còn khá lớn Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng số người chết vì TNLĐ cao nhất Thống kê từ Cục thống kê lao động Mỹ (U.S Bureau of Labor statistic), số vụ tai nạn, số người bị chết do các TNLĐ từ năm
1992 đến năm 2012 thể hiện ở biểu đồ 2.1, 2.2.
Biểu đồ 2.1: Số người chết do tai nạn lao động ở Mỹ từ 1992 đến 2012
Nguồn: Cục thống kê lao động Mỹ 2013.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tai nạn chết người trên 100000 lao động ở Mỹ từ 2006 - 2012
Nguồn: Cục Thống kê lao động Mỹ 2013 2.3.1.2 Kinh nghiệm của nước Anh
Anh là một trong những quốc gia đi đau trong lĩnh vực quản lý ATVSLĐ. Năm 1999, Nhà nước Anh ban hành "Quy định về An toàn và sức khỏe năm 1999" nhằm đưa ra các quy định pháp lý buộc DN phải tuân thủ để đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc Ngoài ra, những quy định về ATVSLĐ trong lĩnh vực có hoạt động xây dựng còn được chế định trong Luật về Quản lý Xây dựng (CDM 2007).
Viện tiêu chuẩn Anh đã đưa ra bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 1800) được áp dụng rộng rãi ở nước Anh Sau đó bộ tiêu chuẩn này được hoàn thiện trong tài liệu "Hướng dẫn Quản lý An toàn và sức khỏe của Anh" (HS- Management Systems - Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007 của British Standard Institution OHSAS 18001:2007 là hệ thống đánh giá ATVSLĐ, trong đó đưa ra các yêu cau đối với DN nhằm xây dựng và vận hành hệ thống quản lý ATVSLĐ, có khả năng giúp DN kiểm soát đượcTNLĐ và BNN, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ATVSLĐ.
Hình 2.3: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65 -1991 của Anh
Sơ đồ quản lý theo HSG 65 được soạn thảo lan đau bởi Ban Tư vấn Phòng chống Tai nạn của Ủy Ban An toàn - Sức khỏe Vương Quốc Anh vào năm 1991 nhằm đưa ra những hướng dẫn quản lý ATVSLĐ cho các nhà quản lý, những người làm an toàn và những đại diện của NLĐ (sơ đồ 2.3) Hệ thống ATVSLĐ theo HSG65 -1991 có 5 thành phan: (1) Chính sách; (2) Tổ chức; (3) Lập kế hoạch và thực hiện; (4) Đo lường hệ thống; (5) Đánh giá và xem xét các hoạt động.
Những năm sau đó, hệ thống HSG 65- 1991 được điều chỉnh nhiều lan Phiên bản mới của hệ thống này thay thế phương pháp năm thành phan cũ bằng 4 thành phan mới có cấu trúc như sơ đồ 2.4 gồm: Plan - Do - Check - Act (viết tắt làPDCA) Mục đích của PDCA là tạo ra sự cân bằng giữa hệ thống và các mặt khác của quản lý DN, đồng thời nhấn mạnh quan điểm coi hệ thống ATVSLĐ là một bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý DN.
Hình 2.4: Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe theo HSG65-2013
Theo phiên bản mới, các yếu tố chính được giải thích như sau:
1) Plan: Kế hoạch: bao hàm các hoạt động sau: Xây dựng hệ thống ATVSLĐ ứng với việc định vị hoạt động của DN ở hiện tại và tương lai Từ quan điểm định hướng đó xác định mục tiêu, phân công, phân cấp trong bộ máy quản lý DN nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêu đã định ra Xác định các phương thức và công cụ đo lường kết quả đạt mục tiêu Xác định các nhiệm vụ thích ứng với yêu cau của pháp luật và tự hoàn thiện Các nội dung này phải được thể hiện thành văn bản và công bố cho mọi người trong DN được biết cũng như chia xẻ với các bên liên quan.
2) Do: Thực hiện kế hoạch: cấu phan này bao hàm các nội dung: Nhận biết hồ sơ về rủi ro TNLĐ, BNN; Đánh giá rủi ro, nhận biết những gì có thể gây tổn hại ở nơi làm việc, ai sẽ bị tổn hại và mức độ thế nào, xác định những việc can làm để quản lý nguy cơ; Quyết định những thứ can ưu tiên và xác định rủi ro lớn nhất; Tổ chức các hoạt động để thực hiện kế hoạch.
3) Check: kiểm tra: Cấu phan này gồm các nội dung: Đo lường hệ thống ATVSLĐ sao cho các kế hoạch phải được thực hiện, tránh tình trạng chỉ làm hình thức; Đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro xem có đạt được mục tiêu đã định hay không; Điều tra, phân tích nguyên nhân các sự cố, tai nạn và những sự cố suýt xảy ra tổn thất.
4) Act: hoàn thiện: Cấu phan này bao gồm các nội dung: Đánh giá sự vận hành hệ thống ATVSLĐ trong thực tế; Rút ra những bài học từ dữ liệu về tai nạn, sự cố, ốm đau, thương tích và những thông tin liên quan khác từ bên ngoài; Xem xét lại các kế hoạch, tài liệu về chính sách và các đánh giá rủi ro để xem có can phải bổ sung; đề xuất các biện pháp hoàn thiện theo các bài học đã đúc rút, bao gồm cả các báo cáo kiểm tra, đánh giá.
Pháp luật nước Anh quy định ban quản lý DN phải tiến hành xem xét kết quả thực hiện về ATVSLĐ trong DN của mình nhằm đánh giá sự phù hợp của các kế hoạch, quy định với mục tiêu về ATVSLĐ của DN Cơ quan quản lý cho rằng việc xem xét các kết quả đáng giá, kiểm tra và các báo cáo thống kê về TNLĐ, BNN hay các tác động từ hoạt động của DN đến cộng đồng là việc làm can thiết để có cơ sở hoàn thiện hệ thống cho phù hợp với điều kiện thực tế cũng như những các yêu cau mới của Nhà nước Anh.
Nhờ các nỗ lực của Nhà nước và DN, tình trạng tai nạn lao động ở Anh trong những năm gan đây đã giảm rõ rệt qua các năm (xem sơ đồ 2.5) Số liệu năm 2013 cho thấy, tỷ lệ tai nạn chết người trên 100000 lao động ở Anh đã giảm xuống mức dưới 0,6, khá nhỏ so với Mỹ (đang ở mức 3,2).
Biểu đồ 2.3: Thống kê các tai nạn chết người và tần suất tai nạn trên 100000 lao động của Anh 1993-2012
Chính phủ Singapore rất quan tâm đến bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Một cuộc điều tra của Chính phủ cho thấy, bệnh kém thính do tiếp xúc với tiếng ồn chiếm 88% trong các BNN ở Singapore, đặc biệt, trong một số lĩnh vực như xây dựng, hàng hải, tỷ lệ TNLĐ rất cao Chính vì thế, vào năm 2005, chính phủ Singapore đã tiến hành cải cách các quy định về ATVSLĐ trong chương trình Khuôn khổ An toàn và sức khỏe làm việc Mục tiêu của cuộc cải cách này là giảm tỷ lệ tử vong do TNLĐ xuống còn gan 1,8/100.000 người vào năm 2018 (năm 2004 con số này là 4,9/100.000 người).
Tiếp đó, vào năm 2010, Singapore thông qua Luật An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc Đây là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp Chính phủ quản lý tốt lĩnh vực ATVSLĐ tại nơi làm việc Luật này được áp dụng cho tất cả các vị trí làm việc và gắn trách nhiệm cụ thể cho tất cả các bên liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, NSDLĐ, NLĐ, tổ chức công đoàn) nhằm giảm thiểu rủi ro tận nguồn (thông qua hoạt động đánh giá rủi ro, xác định trách nhiệm về phía công ty, vv…) Nội dung của Luật An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc nhấn mạnh một số yêu cau sau đây:
Thứ nhất, yêu cau NSDLĐ và NLĐ tuân thủ các yêu cau về đảm bảo
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ
Thực trạng thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam 79
3.1.1 Thực trạng doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam
Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của ngành giao thông vận tải - một ngành sản xuất vật chất có quy mô lớn, cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách cho tất cả các ngành kinh tế khác và phục vụ đời sống dân cư. Giao thông vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, bởi vì giao thông vận tải không những trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất của nó, mà còn tạo điều kiện giao lưu sản phẩm - điều kiện tiên quyết để kinh tế thị trường phát triển Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà các điều kiện kết cấu hạ tang giao thông chưa phát triển đay đủ, khi quan hệ thị trường chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng miền trong cả nước, thì giao thông vận tải nói chung, GTĐB nói riêng càng có vai trò quan trọng.
Giao thông vận tải có 5 loại hình cơ bản: Giao thông đường sắt, GTĐB, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không, giao thông bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời…), trong đó, GTĐB vừa chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản xuất, vừa có tam quan trọng hàng đau vì rất thuận tiện cho người sử dụng, linh hoạt, đáp ứng yêu cau vận chuyển hàng hóa, hành khách đến tận hang cùng, ngõ hẻm trên đất nước Việt Nam, điều mà các loại hình giao thông khác không thể thực hiện Theo số liệu của Bộ GTVT, hệ thống đường bộViệt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó đường quốc lộ là 24.136km,đường cao tốc là 816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km,đường đô thị là 26.953km, đường xã là
144.670km, đường thôn xóm là 181.188km Đến năm 2020 Việt Nam đã đưa vào khai thác 816 km đường cao tốc… Tính đến hết tháng 11/2019, sản lượng vận tải cả nước đạt hơn 1,4 tỷ tấn hàng, tăng 8,8%; đạt hơn 4,34 tỷ lượt hành khách, tăng 10,4% so với cùng ky năm 2018" [8].
Các DN GTĐB bao gồm hai loại hình chính là DN vận tải đường bộ và doanh nghiệp xây dựng đường bộ Dù thuộc loại hình nào thì các DN GTĐB cũng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, đay rủi ro, sử dụng các máy móc phương tiện có yêu cau kiểm định nghiêm ngặt, có nguy cơ gây tai nạn cho mình và cho người khác nên phải đặc biệt chú trọng đảm bảo ATVSLĐ Các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho NLĐ trong các DN GTĐB khá nhiều, đó là các tai nạn liên quan đến vận hành máy móc phức tạp, có yêu cau kiểm định nghiêm ngặt như can cẩu, xe ô tô (nhất là xe ô tô tải, xe ô tô khách, xe đau kéo ), máy xây dựng, tai nạn làm việc trên cao, tai nạn giao thông…Nguy cơ gây BNN cũng lớn như BNN do làm việc ở một tư thế lâu dài, làm việc trong không gian hẹp (lái xe, lái can cẩu…), làm việc trong môi trường bụi bẩn, độ ồn, độ rung cao (công nhân cau đường), làm việc đòi hỏi độ tập trung cao dễ gây stress (vận hành phương tiện cơ khí)…
Trong hơn 30 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, các DN GTĐB Việt Nam đã có sự pháp triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2018 DN GTĐB có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng DN, số NLĐ và vốn kinh doanh (xem bảng 3.1) Trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa phan các DN GTĐB Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước Hiện nay, hau hết các DNNN GTĐB đã được cơ cấu, chuyển sang hình thức công ty cổ phan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đáp ứng yêu cau của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập Đa số DN GTĐB, nhất là các DN vận tải hàng hóa, thuộc sở hữu tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau Hình thức pháp lý của các DN GTĐB cũng khá đa dạng, trong đó đa phan là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phan có chế độ sở hữu hỗn hợp, ngoài ra còn có các DN thuộc sở hữu tập thể (hợp tác xã vận tải), DN tư nhân Các DN GTĐB cũng phân bổ đều khắp ở các địa phương nhưng có mật độ dày nhất ở các địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải phòng, Can Thơ…
Bảng 3.1: Số lƣợng DN GTĐB Việt Nam giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Niên giám thống kê 2019, tr.332,341.
Ghi chú: Do không tách được số liệu riêng về DN GTĐB nên số liệu trong bảng 3.1 bao gồm một lượng nhỏ DN vận tải đường sắt, đường ống và DN xây dựng dân dụng
So sánh giữa năm 2018 với năm 2010 có thể thấy số vốn kinh doanh của DN vạn tải đường bộ tăng lên hơn 3 lan, trong khi số lao động chỉ tăng hơn 1,3 lan. Điều này cho thấy năng suất lao động trong các DN vận tải đường bộ đã tăng lên Số lượng các DN xây dựng không tăng đáng kể trong khi vốn kinh doanh tăng lên khá nhanh trong 3 năm 2016-2019 và số người lao động giảm đi phản ánh xu hướng bão hòa về số lượng DN xây dựng và các DN này phải tăng đau tư nhằm trang bị thêm thiết bị hiện đại để tăng năng lực cạnh tranh trong đấu thau xây dựng các dự án GTĐB, do đó giảm số lao động phổ thông sử dụng trong các công trình xây dựng đường bộ.
Giống như tất cả các DN khác trên cả nước, DN GTĐB Việt Nam phải tuân thủ những quy định pháp lý về ATVSLĐ theo Luật ATVSLĐ, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ GTVT quy định Một số các tiêu chuẩn đó là: Tiêu chuẩn đối với lái xe; tiêu chuẩn kiểm định đối với phương tiện vận tải; tiêu chuẩn bảo hộ lao động đối với công nhân xây dựng cau, đường bộ…
3.1.2 Thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam Điều kiện đặc thù của DN GTĐB là bao gồm số lượng lớn NLĐ (trong đó có một tỷ lệ lớn lao động phổ thông) làm việc trong lĩnh vực lao động nặng nhọc, cường độ lao động cao, điều kiện khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dễ dẫn đến stress, sai sót Hơn nữa, điều kiện làm việc phân tán, lưu động, sử dụng máy móc có tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cau an toàn cao Chính vì vậy, nguy cơ mất an toàn và khả năng xảy ra tai nạn cho người lao động và người khác do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong các DN này rất lớn.
Trong những năm qua, các DN GTĐB đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện phòng ngừa TNLĐ và BNN Đa phan các DN GTĐB đã đau tư mua sắm các phương tiện vận tải đáp ứng yêu cau kiểm định, tuân thủ các điều kiện kiểm định máy móc, thiết bị, tập huấn cho NLĐ và có chính sách chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc cho NLĐ Tuy nhiên tốc độ giảm các vụ TNLĐ còn chậm, số người mắc BNN phải tiến hành điều trị cũng giảm chậm Thậm chí vẫn còn một số DN để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng, trong đó có TNLĐ gây chết người Theo thông tin từ Bộ Công an, từ năm 2009 đến tháng 5-2019, toàn quốc xảy ra 326.299 vụ tai nạn GTĐB, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người Riêng năm 2018 xảy ra 18.499 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người Xét trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm có gan 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó đa số người bị tai nạn đang trong độ tuổi lao động Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do người tham gia giao thông gây ra (chiếm 80%), trong đó 22,9% chạy quá tốc độ qui định, 14% vượt sai quy định, 3,8% lái xe trong tình trạng say rượu, bia …
Xét riêng những người làm trong DN GTĐB, số tai nạn xảy ra không phải là ít (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Tình hình tai nạn lao động hai năm 2018, 2019 ở Việt Nam
TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2018 Năm 2019 Tăng (+) /giảm
3 Số vụ có người chết (vụ) 394 355 -39 (-9,9%)
5 Số người bị thương nặng (người) 255 300 +45 (+17,65%)
6 Số lao động nữ (người) 178 236 +58 (+32,6%)
7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên (vụ) 36 27 -9 (-25%)
Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2019 của Bộ
Theo Thông báo tình hình TNLĐ năm 2019 của Bộ LĐTBXH, Xây dựng là một trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người (chiếm 17.12%); tai nạn giao thông chiếm 30,64% tổng số vụ và 28,81% tổng số người chết 24,32% tổng số vụ và 26,27% tổng số người chết là do NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; 14,41% tổng số vụ và 13,56% tổng số người chết là do NSDLĐ không huấn ATLĐ hoặc huấn luyện ATVSLĐ chưa đay đủ cho NLĐ; 7.21% tổng số vụ và 8,47% tổng số người chết là do tổ chức lao động và điều kiện lao động không đảm bảo yêu cau ATVSLĐ; 1,8% tổng số vụ và 1,69% tổng số người chết là do thiết bị không đảm bảo ATLĐ; 14,41% tổng số số vụ và 14,41% tổng số người chết là do NLĐ vi phạm quy trình quy chuẩn ATLĐ.
Theo số liệu điều tra của nghiên cứu sinh, nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong các DN GTĐB chủ yếu là do NSDLĐ chưa thực sự quan tâm đau tư thích đáng cho hệ thống ATVSLĐ; thiết bị, phương tiện làm việc chưa được kiểm tra, giám định theo đúng thời gian và tiêu chuẩn pháp luật quy định nên không đảm bảo an toàn;NLĐ không chấp hành đúng, đay đủ các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật khi làm việc,thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm những công việc tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao Thậm chí một số NLĐ còn chủ quan không chấp hành đúng các chỉ dẫn về quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; một số DN còn chưa xây dựng đay đủ quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; việc kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ chưa được thường xuyên, liên tục Một số DN còn chưa bố trí đay đủ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, chưa thực hiện việc đánh giá kế hoạch thực hiện ATVSLĐ đã được phê duyệt Việc huấn luyện ATVSLĐ tại một số DN còn chưa thật sự có chất lượng tốt Trong một số DN xây dựng đường bộ còn hiện tượng NLĐ không sử dụng đúng quy trình lao động, chưa được trang bị đay đủ phương tiện bảo hộ cá nhân như quan áo, giay, mũ, khẩu trang, dây an toàn Chất lượng các báo cáo về ATVSLĐ của một số DN GTĐB còn chưa đay đủ thông tin can thiết, chưa kịp thời (là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiều năm gan đây Bộ GTVT không có báo cáo kịp thời về TNLĐ cho Bộ LĐTBXH) làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp tình hình, theo dõi, kiểm tra của cơ quan QLNN, do đó các cơ quan này không thể đề ra kịp thời các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác ATVSLĐ trong DN GTĐB. ĐVT: %
Biểu đồ 3.1: Tình trạng tai nạn lao động vì thiếu bảo hộ lao động hoặc chƣa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ ở DN GTĐB
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
Theo kết quả điều tra của nghiên cứu sinh, hau hết những TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong các DN điều tra là do NSDLĐ không đau tư đay đủ trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho NLĐ khi làm việc trong môi trường nguy hiểm Đã có rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra khi một số DN xây dựngGTĐB, vì tiết kiệm chi phí mà không đau tư trang thiết bị bảo hộ cho NLĐ hoặc trang bị bảo hộ chỉ nhằm mang tính chất đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước và tổ chức công đoàn Nguyên nhân khác xuất phát từ sự chủ quan, thiếu kiến thức về ATVSLĐ và ý thức kém của NLĐ Số liệu điều tra của nghiên cứu sinh cho thấy, có 12.3% DN ở trong tình trạng xảy ra TNLĐ do thiếu đồ bảo hộ lao động hoặc chưa chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ; 87.7% DN không xảy raTNLĐ Một số cán bộ quản trị DN chưa quan tâm đúng mức đến trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ vì chủ quan cho rằng, có thể không xảy ra TNLĐ do thiếu đồ bảo hộ lao động trong đơn vị của họ.
Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các
3.2.1 Thực trạng thiết lập khung khổ pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ
Trước khi có Luật ATVSLĐ, khung khổ pháp lý quy định về ATVSLĐ được Nhà nước Việt Nam quy định trong Luật Lao động (2012) áp dụng cho mọi loại hình DN với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước quy định "Mọi DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ".
Thứ hai, yêu cau chung về bảo đảm ATVSLĐ được quy định rõ:
- Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cau nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì chủ đau tư, NSDLĐ phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường.
- Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ hoặc tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
- Tất cả các vụ TNLĐ, BNN và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định ky theo quy định của Chính phủ.
Thứ ba, quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc (điều 138 chương IX):
- Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cau về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định ky kiểm tra, đo lường;
- Bảo đảm các điều kiện ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ;
- Định ky kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
- Phải có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ.
- Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác ATVSLĐ Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN và sử dụng từ 10 lao động trở lên NSDLĐ phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác ATVSLĐ Người làm công tác ATVSLĐ phải được huấn luyện về ATVSLĐ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và định ky tổ chức diễn tập; Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ; Thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLĐ, BNN.
- Người sử dụng lao động phải thông tin đay đủ về tình hình TNLĐ, BNN, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ.
- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động Hằng năm, NSDLĐ phải tổ chức khám sức khoẻ định ky cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề NLĐ làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN phải được khám BNN theo quy định của Bộ Y tế.
- Người sử dụng lao động phải thanh toán phan chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT; Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc:
- Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về ATVSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị ATVSLĐ nơi làm việc;
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ.
- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
3.3.1 Thành công trong quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam
Sau 5 năm thực hiện Luật ATVSLĐ tại Việt Nam, QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB đã thu được một số thành công sau:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp lý quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật ATVSLĐ cơ bản đáp ứng yêu cau cụ thể hóa các chính sách, đưa Luật ATVSLĐ thực sự đi vào cuộc sống và kịp thời điều chỉnh những phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động của các DN GTĐB, giúp giới quản lý DN, tổ chức công đoàn cơ sở và NLĐ xử lý các sự cố và thực hành hệ thống bảo đảm ATVSLĐ một cách tự tin hơn, góp phan đưa công tác QLNN và thực thi pháp luật trong lĩnh vực ATVSLĐ đi vào nề nếp.
Bảng 3.3: Đánh giá của người tham gia điều tra về quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ Đơn vị: %
Quy định pháp luật hiện hành Phù hợp Chƣa phù hợp
1 Thành lập hội đồng bảo hộ lao động 95.7 4.3
3 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 98.1 1.9
4 Kiểm định các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cau nghiêm ngặt về ATLĐ 91.5 8.5
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
Quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ được NLĐ đánh giá phù hợp với thực tế Trong đó quy định về thành lập hội đồng ATVSLĐ được đánh giá phù hợp chiếm 95.7%, chưa phù hợp chiếm 4.3%; Y tế cơ sở phù hợp là 95.5%, chưa phù hợp là 4.5% Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đánh giá phù hợp 98.1%,chưa phù hợp chiếm 1.9% Kiểm định các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cau nghiêm ngặt về ATLĐ phù hợp chiếm 91.5%, chưa phù hợp chiếm 8.5% Những số liệu trên cho thấy, NLĐ đã đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về ATVSLĐ là phù hợp Tỷ lệ đánh giá quy định chưa phù hợp rất nhỏ.
Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện khung khổ pháp lý và chính sách về
ATVSLĐ đã được cải thiện một bước Cụ thể là:
- Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam đã được kiện toàn Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tham mưu để bộ GTVT phối hợp với các cơ quan của Bộ LĐTBXH và Bộ Xay dựng ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ trong ngành GTĐB Các Sở GTVT và các đơn vị có liên quan đã được kiện toàn đủ sức đảm đương các nhiệm vụ được phân cấp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB.
Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý về ATVSLĐ được 93.8% DN tham gia điều tra đánh giá ở mức chấp nhận được Đơn vị: %
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ DN đánh giá việc phối hợp quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa cơ quan nhà nước
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, huấn luyện để DN GTĐB có thể thực thi Luật ATVSLĐ đã được coi trọng Bộ GTVT, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế quan tâm bố trí nguồn lực để cung cấp thông tin, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ cho NSDLĐ vàNLĐ Theo số liệu điều tra của nghiên cứu sinh, 64.4% số DN tham gia điều tra nhận được văn bản liên quan tới các quy định của nhà nước về ATVSLĐ.Các văn bản về ATVSLĐ mà DN nhận được thường là công văn của sởLĐTBXH yêu cau thực hiện ATVSLĐ, các văn bản liên quan đến công tác
ATVSLĐ; yêu cau thành lập Hội đồng ATVSLĐ; văn bản hướng dẫn tập huấn báo cáo tình hình TNLĐ; văn bản chỉ đạo của tỉnh, Thành phố và sở LĐTBXH về ATVSLĐ,…
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ DN nhận được văn bản quy định của nhà nước về ATVSLĐ
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
- Tình hình thiết lập hệ thống ATVSLĐtrong các DN GTĐB Việt Nam đã được cải thiện
+ Đa phan các DN GTĐB Việt Nam đã lập kế hoạch, chính sách liên quan đến ATVSLĐ Hằng năm, các DN GTĐB đã có ý thức xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ Đây là cơ sở để đánh giá rủi ro ATVSLĐ trong DN, dựa vào đó, DN có thể dự liệu, phòng tránh trước các sự cố có thể xảy ra, cũng như chuẩn bị công tác tự kiểm tra ATLĐ, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp Kế hoạch đảm bảo an toàn sức khoẻ NLĐ đã được đặt trong kế hoạch SXKD của đơn vị Bộ phận lập kế hoạch ATVSLĐ đã phối hợp với bộ phận lập kế hoạch SXKD để xây dựng kế hoạch đảm bảo ATVSLĐ hợp lý và tương xứng với yêu cau, quy mô của kế hoạch SXKD cũng như các kế hoạch khác của DN, chú trọng phân bổ tài chính và nhân lực cho phép thực hiện đồng bộ với kế hoạch SXKD Nội dung kế hoạch ATVSLĐ đã được xác định trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của DN để bộ phận theo dõi thống kê, báo cáo có căn cứ lập biểu mẫu báo cáo cơ quan quản lý cấp trên Có tới 91.1% DN GTĐB đã xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm; Số DN GTĐB không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ 8.9% Kế hoạch ATVSLĐ, sau khi được phê duyệt trong tổng thể kế hoạch của đơn vị đã được phân công rõ trách nhiệm và công việc cho từng phòng ban, bộ phận thực hiện Theo khảo sát của nghiên cứu sinh 88.9% DN GTĐB làm tốt công việc này Có thể thấy, các DN GTĐB đã chấp hành khá nghiêm yêu cau xây dựng kế hoạch ATVSLĐ để thực hiện mục tiêu và chính sách ATVSLĐ như Luật ATVSLĐ đã quy định. ĐVT: %
Biểu đồ 3.13: Tỷ trọng DN có xây dựng và không xây dựng kế hoạch ATVSLĐ hàng năm
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
+ Đa phan các DN đã bố trí mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ĐVT: %
Biểu đồ 3.14: Tỷ trọng DN bố trí và không bố trí mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Nguồn: Số liệu nghiên cứu điều tra tháng 2-3/2020.
Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên có vị trí quan trọng trong công tácATVSLĐ, là lực lượng nòng cốt thực hiện chức năng đôn đốc, nhắc nhở, giám sát phòng ngừa, ngăn chặn TNLĐ xảy ra tại nơi làm việc Trong các DN GTĐB, mạng lưới an toàn, vệ sinh viên thường hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp củaBan chấp hành Công đoàn, có sự phối hợp chỉ đạo của chuyên môn (phối hợp với Giám đốc, Hội đồng BHLĐ) Giám đốc và Công đoàn
DN GTĐB quy định hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm, quyền lợi đối với ATVSLĐ Đội ngũ ATVSLĐ còn là cau nối giữa người LĐ và NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định về an toàn trong quá trình sản xuất Đội ngũ này vừa là người hướng dẫn công tác an toàn cho người
LĐ vừa là người theo dõi, giám sát và kiến nghị với NSDLĐ trong việc thực hiện các quy định về an toàn Tai nạn LĐ giảm hay tăng trong quá trình sản xuất đều có vai trò của đội ngũ an toàn vệ sinh viên Chính vì tam quan trọng như vậy nên các
DN GTĐB đã phối hợp với tổ chức công đoàn đồng cấp tổ chức và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, nhờ đó, mạng lưới này đã được củng cố về số lượng, từng bước được bồi dưỡng nâng cao chất lượng Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên đã đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phan cải thiện điều kiện LĐ, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa sự cố, hạn chế TNLĐ, BNN, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và quyền lợi NLĐ Theo khảo sát của nghiên cứu sinh, DN có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên chỉ chiếm 48.9%; DN không có mạng lưới an toàn vệ sinh viên chiếm đến 51.1% Như vậy, DN có mạng lưới an toàn, vệ sinh viên còn chiếm tỷ lệ thấp Nguyên nhân là do một số DN GTĐB chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò chức năng quan trọng của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong công tác thực hiện ATVSLĐ đối với sự phát triển của DN.
+ Số lớn DN có thành lập Hội đồng ATVSLĐ ĐVT: %
Biểu đồ 3.15: Tỷ trong DNGTĐB thành lập Hội đồng ATVSLĐ
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
An toàn lao động trong DN được coi là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển của DN Để thực hiện công tác này việc thành lập Hội đồng ATVSLĐ là điều can thiết Hội đồng ATVSLĐ có nhiệm vụ tham gia, tư vấn giúp NSDLĐ và phối hợp hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch ATVSLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN; đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, tính mạng NLĐ để thực hiện tốt quyết định nhà nước về ATVSLĐ và giải quyết các vụ mất ATLĐ, giúp DN trong vấn đề truyền thông theo dõi giám sát kiểm tra giúp hạn chế TNLĐ….Biểu đồ 3.13 cho thấy, tỷ trọng DN thành lập Hội đồng BHLĐ chiếm 60%;
+ Nhiều DN GTĐB đã thiết lập bộ phận quản lý ATVSLĐ ĐVT: %
Biểu đồ 3.16: Tỷ trọng DN có thành lập phòng (Ban) quản lý chuyên trách về ATVSLĐ
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020 Để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và đảm bảo cho các chính sách ATVSLĐ được triển khai trên thực tế DN phải bố trí thành lập bộ phận quản lý công tácATVSLĐ ở tại DN Biểu đồ 3.13 cho thấy, theo số ý kiến của những NLĐ tham gia điều tra, tỷ trọng DN GTĐB có phòng/ ban quản lý chuyên trách về ATVSLĐ chiếm 53.7% và bán chuyên trách chiếm 45.9% Ý kiến của CBQL phòng ban cho rằng, số DN GTĐB có bộ phận chuyên trách chiếm là 66.7% và không chuyên trách là 33.3% Có sự khác biệt về ý kiến là do NLĐ có vị thế nhận diện kém hơn cán bộ quản lý nên không nhận diện đay đủ số cán bộ quản lý chuyên trách ATVSLĐ nằm trong các phòng ban Dẫu sao, cả hai ý kiến đều khẳng định số DN có bộ phận quản lý chuyên trách lĩnh vực ATVSLĐ chiếm tỷ trọng cao hơn Điều này cho thấy đa phan các DN GTĐB đã bước đau nhận thấy can thiết phải có bộ phận quản lý chuyên trách lĩnh vực ATVSLĐ.
Phòng/ban quản lý ATVSLĐ có trách nhiệm tham mưu và giúp DN tổ chức thực hiện, tuyên truyền công tác ATVSLĐ Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động và điều kiện môi trường lao động thành lập phòng / ban chuyên trách hay bán chuyên trách về ATVSLĐ, số lượng cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ Luật ATVSLĐ cũng không đòi hỏi mọi DN đều phải có bộ phận quản lý chuyên trách, chỉ có các
DN có quy mô trên 300 người LĐ mới phải có ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách Số liệu điều tra của nghiên cứu sinh cho thấy, 5% DN GTĐB có từ 4 cán bộ trở lên chuyên trách quản lý ATVSLĐ, 16.2%
DN có 03 cán bộ chuyên trách làm công tác ATVSLĐ; 8.7% DNGTĐB có 2 cán bộ chuyên trách, 11.9% DN chỉ có 1 cán bộ.
Bảng 3.4: Tỷ trọng DN có số cán bộ quản lý chuyên trách ATVSLĐ khác nhau
Số lƣợng cán bộ %DN
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 2-3/2020.
Theo số liệu trên, DN có số lượng cán bộ chuyên trách làm công tácATVSLĐ là 02 CBCT chiếm tỷ lệ cao nhất 40%; tiếp đến là 01 CBCT chiếm 20%;6.7% là 03 CBCT và từ 04 CBCT dưới 7% Như vậy số lượng CBCT về ATVSLĐ của DN như hiện nay được đánh giá là phù hợp với tình hình, môi trường của DN.
Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
4.1.1 Bối cảnh ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ
Thế giới đang bước vào giai đoạn có nhiều biến đổi mang tính bước ngoặt do các thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ đem lại cũng như những thách thức từ yêu cau phát triển kinh tế, tổ chức xã hội, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… đem lại Trước hết là cơ hội chuyển mạnh sang kinh tế số Những biện pháp mà các quốc gia phải áp dụng nhằm đối phó với đại dịch covid -19 đã mở ra các cơ hội và khẳng định loài người có thể chuyển nhanh sang nền kinh tế số Không chỉ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó trọng tâm là chuyển đổi số đang ngày càng lan rộng làm thay đổi phương thức hoạt động của nhiều ngành kinh tế, nhiều DN, mà các thử nghiệm tổ chức xã hội trên nền tảng công gnhệ thông tin, điều khiển từ xa… đã thuyết phục người dân và chính phủ ở các cuộc gia về ưu thế và sức mạnh của nền kinh tế số Cuộc sống giãn cách trong các điểm dịch cũng tạo cho người dân thích nghi với các hoạt động trên nền tảng kinh tế số Có thể thấy, mức độ thành công của DN, của quốc gia trong những năm sắp tới phụ thuộc vào tốc độ và chất lượng quá trình chuyển sang kinh tế số Điều này không những ảnh hưởng lớn đến ngành giao thông nói chung, DN GTĐB nói riêng, mà còn thay đổi cả phương thức tổ chức DN lẫn quá trình cung ứng dịch vụ vận tải,xây dựng đường giao thông Những yêu cau đau tư phát triển cơ sở hạ tang GTĐB gắn liền với kinh tế số đòi hỏi hệ thống ATVSLĐ trong DN và QLNN về ATVSLĐ cũng phải thay đổi theo hướng dựa ngày càng nhiều trên nền tảng công nghệ số.
Hai là, thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu không chỉ thay đổi môi trường sống trên trái đất mà còn tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới nói chung và phát triển hạ tang GTĐB nói riêng (cả đối với DN xây dựng lẫn DN vận tải), trong đó đặc biệt liên quan đến môi trường lao động và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đặt trong điều kiện mới Việt Nam được dự báo là chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm ngập mặn… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy hoạch mạng lưới GTĐB, mà còn đặt ra yêu cau đối với DN xây dựng đường bộ và vận tải trong việc tìm kiếm giải pháp kỹ thuật để tồn tại và bảo đảm ATVSLĐ cho những người tham gia Nói cách khác, hệ thống ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ phải chứa đựng cả những nội dung, tác động của biến đổi khí hậu đến DN GTĐB.
Ba là, xu hướng hội nhập toàn cau, khu vực (CPTPP, RCEP, AEC…) đồng hành với với xu hướng nỗ lực bảo hộ quốc gia Điều này ảnh hưởng đến các chương trình, kế hoạch kết nối hạ tang GTĐB trong khu vực, mở rộng giao lưu giữa các nước và đi liền với nó là hợp tác trong triển khai xây dựng và sử dụng hạ tang giao thông đường bộ trong nước, khu vực và thế giới Bối cảnh này đòi hỏi công tác ATVSLĐ trong các DN GTĐB phải chú ý dung hòa cả yếu tố hội nhập lẫn yếu tố tăng cường sức cạnh tranh của DN GTĐB Với vị thế nước nhỏ, Việt Nam can có đối sách thích hợp với xu hướng các quốc gia lớn tăng cường bảo vệ lợi ích quốc gia bằng các biện pháp gây chia rẽ, đối đau.
Bốn là, chuyển dịch vốn đang diễn ra mạnh mẽ Cùng với chuyển đổi số, hội nhập là sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, các khu vực, việc nguồn vốn rời bỏTrung Quốc đến với Việt Nam sẽ làm thay đổi cán cân về nhu cau hạ tang và kéo theo đó là những vấn đề mới của ATVSLĐ Tuy nhiên, yêu cau và sức ép cạnh tranh của các DN GTĐB cũng rất lớn Vì vậy, ATVSLĐ cũng can được lưu ý để đảm bảo hoạt động tiếp thụ vốn trong phát triển hạ tang đường bộ được thông suốt đi đôi với bảo vệ, tăng cường năng lực sản xuất của các DN trong nước.
Năm là, xu hướng tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia gắn liền với việc cạnh tranh vị thế, địa bàn và khu vực Trong công cuộc phát triển kinh tế thế giới và quốc gia, việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và DN là một xu thế tất yếu Kéo theo đó là việc tăng cường năng lực hạ tang giao thông đường bộ và đảm bảo thực hiện ATVSLĐ theo các tiêu chuẩn khu vực, thế giới là một xu thế tất yếu Điều này đòi hỏi và đặt ra những thuận lợi cơ bản cũng như các thách thức to lớn cho công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB.
Sáu là, dịch bệnh làm thay đổi chuỗi cung ứng cả bên cung và cả bên cau.
Biến động này vừa là khó khăn, vừa là cơ hội để Việt Nam tăng cường các tiện ích hạ tang, kho bãi logistics Đi liền với việc tăng cường đó là việc đảm bảo ATVSLĐ trong các hoạt động giao thương do DN GTĐB đảm nhiệm.
Bảy là, xuất hiện những yếu tố kinh tế mới Đi liền với chuyển đổi số, hội nhập, biến đổi khí hậu, chuyển sang nền kinh tế thị trường, rất nhiều nhân tố mới xuất hiện trong nền kinh tế nói chung và trong phát triển hạ tang GTĐB nói riêng buộc Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh phương pháp, nội dung QLNN về ATVSLĐ Chẳng hạn việc ứng dụng công nghệ đắp dan (In 3D), trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang làm cho công tác ATVSLĐ thay đổi cả về phương thức lẫn nội dung.
Môi trường trong nước được dự báo là cũng có nhiều thay đổi tác động đến QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB Một là, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuyển sang kinh tế số Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương (Nghị quyết 52 Bộ
Chính trị) và chính sách (Quyết định Số: 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) thúc đẩy quá trình chuyển nhanh sang kinh tế số Những điều kiện thuận lợi này góp phan hiện đại hóa lĩnh vực QLNN về ATVSLĐ nói chung, trong DN GTVT nói riêng Hơn nữa, việc áp dụng các giải pháp công nghệ 4.0 sẽ tạo điều kiện để hoạt động bảo đảm ATVSLĐ và QLNN trong lĩnh vực này được hiện đại hóa nhanh chóng và nâng cao hiệu quả thực hiện.
Hai là, Việt Nam là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Việt Nam là một trong 3 quốc gia bị ảnh hướng năng nề nhất của biến đổi khí hậu Điều này đặc biệt ảnh hướng đến cơ sở hạ tang GTĐB ở các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long và các tỉnh Trung du miền núi Hệ quả là, công tác phát triển duy tu, sửa chữa GTĐB can tiến hành nhiều hơn, trong điều kiện bất thường nhiều hơn khiến QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB cũng khó khăn, phức tạp hơn.
Ba là, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đau trong hội nhập thế hệ mới Việt Nam đã tham gia CPTPP, RCEP, EVFTA, FTA Việt Nam – Anh quốc và
13 hiệp định hợp tác thế hệ mới Từ vị thế quốc gia đi sau trong các hiệp định hợp tác thương mại quốc tế, Việt Nam trở thành quốc gia đi đau trong hội nhập thế hệ mới Hệ quả là nhu cau và áp lực phát triển nhanh hệ thống hạ tang giao thông đường bộ tăng lên khiến công tác ATVSLĐ trong giao thông đường bộ đòi hỏi phải được phát triển nhanh tương ứng.
Bốn là, Việt Nam là quốc gia có được lợi thế nhận vốn trong quá trình chuyển dịch vốn quốc tế, nhất là sự chuyển dịch vốn đau tư trực tiếp nước ngoài từTrung Quốc sang các nước khác Trong công cuộc dịch chuyển vốn này, Việt Nam can nắm bắt cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cau Để làm được điều đó can phát triển nhanh hạ tang giao thông nói chung và hạ tang GTĐB nói riêng Sự phát triển đó khiến nhiệm vụ đảm bảoATVSLĐ trong các DN GTĐB cũng nặng nề hơn.
Năm là, Việt Nam nằm trong vùng có nhiều biến động, tranh chấp lợi ích của các quốc gia Một trong những hạn chế là Việt Nam nằm trong vùng Biển Đông, nơi diễn ra các tranh chấp của nhiều bên Điều này ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, trong đó có DN GTĐB Một mặt, nhu cau giao lưu hàng hóa đòi hỏi tăng cường phát triển hạ tang giao thông đường bộ kết nối với giao thông biển Mặt khác, can phát triển mạnh GTĐB bổ sung cho những thiếu hụt do giao thông đường biển gặp khó khăn Trong bối cảnh đó phạm vi QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB cũng mở rộng hơn.
Sáu là, Việt Nam là một trong những quốc gia phòng chống dịch thành công nhất trên thế giới Việc phòng chống dịch thành công giúp Việt Nam có vị thế tốt trên trường quốc tế Điều này dẫn đến các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh hơn, nhanh hơn và hạ tang giao thông đường bộ được yêu cau phát triển nhanh hơn đi đôi với yêu cau cao về bảo đảm ATVSLĐ trong DN GTĐB.
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
4.2.1 Bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Theo dữ liệu điều tra của nghiên cứu sinh cũng như tổng hợp từ các hội thảo, đối thoại giữa cơ quan QLNN và DN, đa số ý kiến đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật quy định lĩnh vực ATVSLĐ trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đồng bộ hoá các quy định về ATVSLĐ quy định trong Luật
ATVSLĐ và nghị định hướng dẫn thực hiện luật này với các quy định trong Luật và nghị định chuyên ngành, nhất là các quy định cơ quan có trách nhiệm chính về kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cau cao về an toàn khi sử dụng, quy định về điều kiện huấn luyện tay nghề trước khi sử dụng máy móc thiết bị, quy định về bảo hộ lao động trong lĩnh vực xây dựng, vận tải
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, chỉnh lý, bổ sung các văn bản dưới luật chế định về hệ thống bảo đảm ATVSLĐ trong DN nói chung, DN GTĐB nói riêng, nhất là quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động huấn luyện, về chế tài đối với các DN chưa áp dụng nghiêm túc các quy định pháp lý về tuân thủ quy trình, kỹ thuật sản xuất đảm bảo giảm thiểu TNLĐ, phòng ngừa BNN Cụ thể hoá hơn nữa trong các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ và Nghị định, hạn chế các quy định pháp lý chung chung, khó triển khai thực hiện trong thực tế Nhanh chóng sửa đổi những quy định chưa phù hợp trong các nghị định, thông tư về ATVSLĐ.
Thứ ba, đối với lĩnh vực khen thưởng và chế tài xử phạt ATVSLĐ: can xây dựng, sửa đổi và ban hành các quy định cụ thể về khen thưởng đơn vị, cá nhân làm tốt và các chế tài xử phạt nghiêm minh DN vi phạm pháp luật ATVSLĐ cho đủ sức răn đe Nên có chính sách khen thưởng theo các lĩnh vực cụ thể, chuyên sâu trong thực hiện hệ thống ATVSLĐ trong DN như hoạt động huấn luyện ATVSLĐ, hoạt động kiểm tra sức khỏe và điều dưỡng phục hồi chức năng, khen thưởng DN không để xảy ra TNLĐ… Can cụ thể hoá các vi phạm và khung hình phạt đối với các hành vi không tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ dành cho các DN.
Có chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với các DN tích cực thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ.
Thứ tư, chính sách huấn luyện nên được cải cách theo hướng giao quyền chủ động cho DN nếu DN đủ điều kiện tự huấn luyện hạng A và yêu cau DN tự công bố, tự thông báo đến Sở LĐTBXH nơi DN có trụ sở chính Xem xét lại tiêu chuẩn giáo viên tập huấn ATVSLĐ cho phù hợp với các DN GTĐB Việt Nam Giấy chứng nhận hạng B nên giao về cho địa phương Cơ quan nhà nước nên rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ huấn luyện Nên giảm mức phí thẩm định dịch vụ huấn luyện cho DN Nên quy định Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN được quyền trích hỗ trợ việc huấn luyện ATVSLĐ Cho phép DN khó khăn về giáo viên thuê đơn vị đủ điều kiện đến huấn luyện.
Thứ năm, giao quyền quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ về một đau mối Củng cố bộ phận theo dõi, kiểm tra hoạt động kiểm định buộc các DN GTVT phải coi trọng hoạt động kiểm định trong kế hoạch và điều hành sản xuất kinh doanh Phối hợp giám sát, trao đổi thông tin giữa cơ quan kiểm định và cơ quan giám sát an toàn giao thông để tránh chồng chéo đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên hữu quan trong triển khai chức năng, nhiệm vụ kiểm định kĩ thuật máy móc, thiết bị có yêu cau cao về kiểm định trước khi sử dụng.
Thứ sáu, sửa đổi chế độ, chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật, thay đổi cách tính bồi dưỡng bằng hiện vật và bổ sung phương pháp xác định đặc điểm, điều kiện lao động trong chế độ bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa BNN cho
NLĐ trong các DN GTĐB Chính xác hoá, cụ thể hoá và thống nhất văn bản quy định chế độ đối với nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bổ sung thêm các trường hợp loại trừ tai nạn xảy ra trong quá trình lao động không được xem là TNLĐ.
Thứ bảy, can sửa đổi thời hạn phối hợp điều tra TNLĐ tại Nghị định 39 của
Chính phủ cho phù hợp hơn; bổ sung chế tài xử phạt tại Nghị định số 95 của Chính phủ đối với nội dung đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ; phân cấp điều tra và chỉnh sửa mẫu báo cáo TNLĐ trong các DN không có TNLĐ theo hướng đơn giản hơn.
Thứ tám, hoàn thiện quy trình, quy phạm kỹ thuật tiêu chuẩn về ATVSLĐ phù hợp với khối ngành GTĐB Ngành GTĐB bao gồm trong nó những hoạt động rất khác nhau, rất chuyên biệt, vì vậy, can có một hệ thống quy trình, quy phạm kĩ thuật phù hợp với từng hoạt động để đảm bảo tính sát thực và khả thi của công tác ATVSLĐ của khối ngành này.
4.2.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong trong giao thông đường bộ Việt Nam
Kiện toàn bộ máy làm công tác ATVSLĐ của các cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan QLNN về ATVSLĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNGTĐB Trước hết, can rà soát các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan ở Trung ương và địa phương đảm nhiệm vai trò QLNN về ATVSLĐ để loại bỏ sự chồng chéo, trùng lắp, nhất là trong khâu thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ Ví dụ, nên phân cấp theo hướng mỗi thiết bị máy móc can kiểm định chỉ phải kiểm định và nhận giấy xác nhận từ một đau mối quản lý Tăng cường trách nhiệm của người đứng đau cơ quan trong điều phối các bộ phận để thống nhất quản lý một nội dung, một đối tượng do một đau mối phụ trách.
Thứ hai, ổn định tổ chức bộ máy của thanh tra ATLĐ, thanh tra VSLĐ của
Nhà nước Nên tách riêng bộ phận thanh tra ATVSLĐ để phân định rõ chức năng của bộ phận này và có điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra
ATVSLĐ chuyên sâu cho bộ phận này Bổ sung biên chế và đào tạo lại đội ngũ cán bộ thanh ATVSLĐ để đảm bảo lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật, có đạo đức tốt.
Thứ ba, tăng cường chỉ đạo các DN GTĐB triển khai đay đủ các yếu tố của hệ thống bảo đảm ATVSLĐ trong DN, nhất là thiết lập đay đủ mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, bổ sung cán bộ chuyên trách quản lý lĩnh vực ATVSLĐ, mỗi DN đều có bộ phận y tế cơ sở đủ sức thực thi các biện pháp sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong DN Tăng cường chỉ đạo các DN GTĐB thiết lập bộ phận quản lý môi trường lao động, quản lý sức khoẻ người lao động tại các DN.
Thứ tư, Nhà nước nên có chương trình đạo tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về
ATVSLĐ cho các DN Phát huy vai trò tích cực của các hội đồng ATVSLĐ các cấp, coi đó là cau nối cung cấp thông tin và lan toả tác động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ.