1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty honda việt nam

29 4,8K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 454,75 KB

Nội dung

Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau.Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệpnhưng chúng ta có hiểu văn hóa doanh nghiệp

Trang 1

Đề Tài: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VĂN HÓA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM.

Đề cương

Lời mở đầu

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”

1.2 Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp

2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam

2.2 Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam

2.2.1 Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức

2.2.2 Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố

2.2.3 Tầng thứ ba: Những quan niệm chung

Kết luận và bài học rút ra

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hềnhỏ Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗidân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoànhập" chứ không "hoà tan" Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nềnvăn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp

Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một

nét văn hoá riêng.

Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Trongnền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cầnthiết và gặp không ít khó khăn Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sứcmạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai Bất kỳ một doanh nghiệp nàonếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được Vậy, có thểhiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh kháiniệm này Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau.Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệpnhưng chúng ta có hiểu văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá đượcgây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trởthành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động củadoanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viêncủa doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích Trên cơ sở lý

Trang 3

thuyết nhóm tôi đi tìm hiểu và phân tích văn hóa công ty Honda -một doanh nghiệpthành công và có nền văn hóa đặc biệt riêng biệt.

Trang 4

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”.

“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng lên suốtquá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giátrị, các quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chiphối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trongviệc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra”

1.2 Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp

Theo Edgar H.Schein (2004), cấu trúc văn hóa doanh nghiệp có thể chiathành 3 tầng khác nhau Các tầng (level) ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của giátrị văn hóa trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vô hình,tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của những giá trị văn hóa đó Đây làcách tiếp cận đi từ hiện tượng bên ngoài quan sát được đến bản chất bên trong củamột nền văn hóa, phải đi sâu hết các tầng văn hóa này chúng ta mới có thể hiểuđược những bộ phận cấu thành nên một nền văn hóa bao gồm những gì Cụ thể cáctầng này bao gồm:

-Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức Tầng giátrị đầu tiên bao gồm những dấu hiệu hữu hình mà một người có thể nhìn, nghe vàcảm thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp có nền văn hóa xa lạ, như:

+ Phong cách thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng ,logo, biểu trưng …

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động

+ Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức

tổ chức các hội nghị, các hoạt động văn nghệ, thể thao…

Trang 5

+ Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữxưng hô, giao tiếp, các bài hát truyền thống

Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết và cảm nhận nhất; mỗi người có thể nhậnthấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như: kiến trúccách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp Cấp độ văn hóa này chịu ảnh hưởngnhiều bởi tính chất của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của cádoanh nghiệp, cũng như từ quan điểm của cấp lãnh đạo

- Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lýcủa tổ chức)

Bất kì doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu

và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung,phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi Đó có thể coi là kin chỉnam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanhnghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ vàxây dưng Đây chính là những giá trị được công bố, là một phận của nền văn hóadoanh nghiệp

Thường những giá trị được công bố này cũng có tính hữu hình vì người ta cóthể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác Chúng thực hiện chứcnăng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp đó cách thức ứng xử hayđói phó với các tình huống cơ bản và luyện cách ứng xử cho các nhân viên mớitrong môi trường cạnh tranh

-Tầng thứ 3: Những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tìnhcảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong tổ chức) Đây là tầng giá trịsâu nhất của văn hóa tổ chức, là những quan niệm nền tảng chung, được hình thành

và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành

Trang 6

viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên, phổ biến, được công nhận

và trở thành các quan niệm nền tảng Những ngầm định này thường là những quyước bất thành văn, đương nhiên tồn tại và tạo nên mạch ngầm gắn kết các thànhviên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ Hệthống giá trị được tuyên bố và ngầm định nền tảng của một tổ chức là những thước

đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xửchung và Edgar H.Schein (2004) cho rằng, bản chất cốt lõi của văn hóa một tổ chức

là ở những quan niệm chung nằm sâu bên trong tổ chức đó Nếu nhận biết văn hóacủa một tổ chức ở tầng thứ nhất và thứ hai thì chúng ta mới tiếp cận được văn hóa ở

bề nổi, từ là có khả năng suy đoán các thành viên của tổ chức “nói gì” trong mộttình huống cụ thể Chỉ khi nào nắm được và hiểu rõ lớp văn hóa thứ ba thì chúng tamới có khả năng dự báo các thành viên trong tổ chức này sẽ “làm gì” khi vẫn dụngnhững giá trị này vào thực tiễn

2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam.

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam

Tổng giám đốc: Koji Onishi

Mã số thuế: 2500150543

Điện thoại: +84-0211-338688

Số máy Fax: +84-0211-385414

Trang 7

Địa chỉ: Phúc Thắng, Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh PhúcEmail: hr@honda.com.vn

Website: www.honda.com.vn

Lĩnh Vực Hoạt Động: Sản xuất, kinh doanh xe máy, phụ tùng xe máy

Giới Thiệu:

Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam

Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam Kể từ khiHonda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liêntục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn Nhà máy xe máy

Nhà máy ô tô

Mang đến các sản phẩm xe máy công nghệ cao và thân thiện với môi trườngNhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thànhnhà máy thứ nhất Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiệnđại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứngcho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam

Thành lập: Năm 1998

Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Vốn đầu tư: USD 290,427,084

Lao động: 3.560 người

Trang 8

Công suất: 1 triệu xe/năm

Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03đối tác:

Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)

Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)

Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)

Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng củakhách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nângcao sản lượng tại thị trường Việt Nam Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ haichuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã đượckhánh thành tại Viêt Nam Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố

"thân thiện với môi trường và con người" Theo đó, nhà máy này được xây dựngdựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió,Ánh sáng và Nước

Năm thành lập: Năm 2008

Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Vốn đầu tư: 65 triệu USD

Lao động: 1.375 người

Công suất: 500.000 xe/năm

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy

là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sảnxuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới

Trang 9

Ô tô

Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty Chỉsau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựngmạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn chonhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006

Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xemáy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trườngViệt Nam

Nhà máy sản xuất Ô tô:

Công suất: 10,000 xe/năm

Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như cácnhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn

và thân thiện với môi trường Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắpráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm Ôtô

Trang 10

2.2 Phân tích văn hóa Công ty Honda Việt Nam.

2.2.1 Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức.

Ý nghĩa

Trang 11

Người sáng lập hãng Honda ông Soichiro Honda, cho đến khi ông qua đờithì ý nghĩa cũa thiết kế logo Honda vẫn chưa được làm rỏ Như bạn đã thấythì thiết kế logo Honda gồm có chữ cái H và một cánh chim nhưng cánh của loạichim gì, và có phải chữ cái H ấy là chữ cái đầu tiên của tên họ Honda? Điều nàychưa thấy công bố trên thông tin đại chúng nên nó vẫn là một ẩn số.

Thiết kế logo Honda cũng thay đổi theo thời gian Hình ảnh cánh chim đầutiên tạo cảm nhận là cánh của một loài chim không có thật, sau được thiết kế gọnlại Chữ cái H có khi thanh mảnh, có lúc mập mạp đậm đà Hai biểu tượng có khi

sử dụng biệt lập với nhau, nhưng cũng có khi ghép cùng với nhau thành một biểutượng chung

Trang 12

Chính ý nghĩa logo không công bố rỏ ràng của Honda cũng gây ra nhiểutranh cải cho khách hàng hâm mộ sản phẩm Honda trên khắp thế giới Nhưng thật

ra thì điều đó cũng không quyết định, bởi suy cho cùng thì giá trị và ý nghĩa, tácđộng và ảnh hưởng của thương hiệu được cân đo đong đếm ở những khách hàng vàngười sử dụng là chính, chứ đâu phải ở ẩn ý sâu xa của tác giả khi sáng tạo ra biểutượng thương hiệu

Biểu tượng thương hiệu Honda như hiện diện ở các sản phẩm của hãngHonda ngày nay chính thức có từ năm 1993 Nhưng chữ cái H đặc trưng cho Honda

đã xuất hiện lần đầu tiên năm 1963 ở loại xe vận tải nhỏ T 360, và hình ảnh cánhchim đã được gắn lên những sản phẩm đầu tiên của hãng khi nó được thành lậpnăm 1947/1948 – ở xe đạp máy Ai cũng cho rằng chữ cái H có nguồn gốc từ cáitên Honda Nhưng còn cánh chim kia được coi là biểu tượng cho mơ ước và khaokhát được chắp cánh bay đi xa và lên cao, vừa thật lại vừa ảo, giản dị mà có thể ẩnchứa nhiều thông điệp Có người lý giải chữ cái H biểu tượng cho hình ảnh conngười đứng vững vàng trên đôi chân của mình, hai tay vươn tới những thành tựuhuy hoàng hơn từ lao động sáng tạo

Các yếu tố của logo

Trang 13

Thiết kế logo Honda rất thanh lịch công nhận, các đường cong sáng tạo trongthiết kế và đánh dấu một kiệt tác nổi tiếng thế giới.

+ Hình dạng của logo Honda:

Honda thay đổi logo với các đơn vị hoạt động, họ vẫn duy trì sự tinh tế trongmỗi thiết kế logo Xe máy Honda logo có cánh, thiết kế logo Honda Acura, logo xeHonda đua, xe ô tô Honda với logo chữ ‘H’ và xe vận chuyển logo Marine Honda.Nói chung hình dạng logo Honda bao gồm chữ ‘H’ xuất hiện rộng từ đầu và dầnhẹp hơn xuống dưới

+ Màu sắc của logo Honda:

Trang 14

Màu sắc của logo Honda màu xám bạc hoặc kim loại hiển thị một mô tả rấtsáng bóng và ấn tượng của thương hiệu Logo sử dụng ánh sáng từ phía sau xuấthiện rất thời trang vì nó cho thấy sự phản xạ cuối cùng.

+Phông chữ của logo Honda:

Các phông chữ của thiết kế logo Honda theo phong cách La Mã, đậm để làmnổi bật sự hiện diện của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

Rõ ràng, việc đầu tư đồng phục cho nhân viên là một hướng đầu tư có lãi,bởi đồng phục được mặc bởi nhân viên là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệunhất, có sức thuyết phục nhất Không những thế, đồng phục đưa tập thể nhân viênlại gần nhau hơn, khi khoác lên mình cùng một màu áo, cùng một trang phục, nhânviên sẽ không còn khoảng cách mọi người sẽ thân thiện và đoàn kết hơn từ đó hiệuquả công việc cũng sẽ được đẩy cao …

Có rất nhiều mẫu đồng phục cho nhân viên

 Mẫu đồng phục dành cho nhân viên lắp ráp

Trang 15

 Mẫu đồng phục cho nhân viên sửa chữa

 Mẫu đồng phục nhân viên tư vấn

Trang 16

Mỗi một chi nhánh Hon da có những mẫu đồng phục cho nhân viên khácnhau, tuy nhiên tất cả các mẫu đều có in logo Honda với dòng chữ đỏ nổi bật.

3 Cách bài trí (tại showroom)

KHU VỰC 1: Gồm khu vực tiếp khách, quầy lễ tân, trưng bày

• Khu vực tiếp khách: nằm ngay cửa hành lang, góc trái và góc phải củashowroom, thuận lợi cho nhân viên lễ tân chào đón khách và tiếp chuyện tại bàn.Khu vực này được thiết kế trang nhã, lịch thiệp nhằm giúp khách hàng tận dụngkhoảng thời gian chờ đợi để thư giãn, nghỉngơi hoặc trò chuyện với nhau Kháchhàng ngoài việc được phục vụ giải khát miễn phí còn có đủ các loại sách báo đểđọc Và nếu muốn, khách hàng cũng có thể "free online" để gửi, nhận email, chơigames hay xem những tin tức nóng hổi trên mạng Bên cạnh đó khách hàng vừa cóthể xem coi sản phẩm vừa có thể được tư vấn chi tiết các sản phẩm, các dịch vụkèm theo…

Trang 17

• Khu vực trưng bày: chiếm hầu hết diện tích toàn bộ khu vực này và đượcchú trọng nhất Với ý tưởng chủ đạo là “sáng tạo những thứ chưa từng có” giantrưng bày của Honda luôn giới thiệu tới người xem những sản phẩm “hấp dẫn,mang đến sự ngạc nhiên và thích thú cho mỗi khách hàng, được khơi nguồn từnhững ước mơ và ý tưởng cháy bỏng Đi từ ngoài vào khách hàng có thể quan sátcác sản phẩm được trưng bày qua lớp kính trong Tại đây những sản phẩm mớinhất, thịnh hành nhất được công ty trưng bày phối hợp với không gian thoáng đãngkhách hàng có thể tưởng tượng được hình ảnh khi được sở hữu một trong nhữngsản phẩm này

• Khu vực lễ tân: chính giữa đối diện với cửa chính sát trong khu vực này,nhân viên có thể quan sát khách hàng từ xa và chuẩn bị chào đón và có thểquan sátđược khu vui chơi trẻ em và khu tiếp khách Các nhân viên sẽ thực hiện các chứcnăng giới thiệu, tư vấn và sữa chữa các sản phẩm của Honda gồm xe lắp ráp trongnước và cả xe nhập khẩu vì thế đòi hỏi phải được trang bị kỹ năng giao tiếp cựcnhạy

• Khu vui chơi trẻ em: Trưng bày những thú nhồi bông, những hìnhngộnghĩnh một không gian nhỏ nhưng an toàn đối với những khách hàng đã có giađình không bị phân tâm khi dẫn theo trẻ nhỏ Chỉ là một không gian nhỏnhưngchứa đựng ở đây một thông điệp lớn “Honda Biên Hòa luôn coi trọng khách hàng,khách hàng là người được quan tâm nhiều nhất”

KHU VỰC 2: Phòng kinh doanh, phòng kế toán

• Phòng kinh doanh: sau khu vực 1 thuận tiện cho việc ký kết hợp đồngmua bán với khách hàng Các thắc mắc chi tiết nhất về giá, các hình thức mua bán-thanh toán Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, từng tháng, quý, năm.Thực hiện công tác đối ngoại của phòng đối với khách hàng, ngân hàng, cơ quan có

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w