1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường asean của công ty honda việt nam

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Thúc Đẩy Hoạt Động Xuất Khẩu Xe Máy Và Linh Kiện Xe Máy Sang Thị Trường Asean Của Công Ty Honda Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 506,87 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA (15)
    • 1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu (16)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu (16)
      • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu (20)
    • 1.2. Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá (25)
      • 1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài (25)
      • 1.1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu (27)
      • 1.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng (29)
      • 1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (30)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá (35)
      • 1.3.1. Các nhân tố khách quan (35)
      • 1.3.2. Các nhân tố chủ quan (39)
    • 1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam (42)
      • 1.4.1. Công ty T&T (43)
      • 1.4.1. Công ty Piaggio Việt Nam (44)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN (15)
    • 2.1. Tổng quan về thị trường xe máy ASEAN (47)
      • 2.1.1. Giới thiệu về ASEAN và thị trường ASEAN (47)
      • 2.1.2. Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất xe máy ở thị trường ASEAN (48)
      • 2.1.3. Cơ chế quản lý của các nước ASEAN đối với xe máy và linh kiện xe máy nhập khẩu (50)
    • 2.2. Tổng quan về công ty Honda Việt Nam (52)
      • 2.2.1. Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam (52)
      • 2.3.1. Hình thức xuất khẩu (60)
      • 2.3.2. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu (61)
      • 2.3.3. Thị trường xuất khẩu (64)
      • 2.3.4. Cơ cấu xuất khẩu (68)
      • 2.3.5. Cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (72)
    • 2.4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường (76)
      • 2.4.1. Các kết quả đạt được (77)
      • 2.4.2. Một số điểm tồn tại, hạn chế (81)
  • CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (15)
    • 3.1. Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN (86)
      • 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới (86)
      • 3.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của công ty Honda Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu từ 2017-2021 đối với thị trường ASEAN (89)
      • 3.1.3. Phương hướng hoạt động tổng thể (92)
    • 3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy (92)
      • 3.2.1. Các giải pháp về năng lực sản xuất (93)
      • 3.2.2. Các giải pháp về thị trường (95)
      • 3.2.3. Các giải pháp về phát triển sản phẩm (98)
      • 3.2.4. Các giải pháp về công nghệ thông tin (102)
      • 3.2.5. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực (104)
      • 3.2.6. Các giải pháp về điều kiện giao dịch xuất khẩu (107)
    • 3.3. Các kiến nghị (109)
      • 3.3.1. Về phía Nhà nước (109)
      • 3.3.2. Về phía Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) (114)
  • KẾT LUẬN (116)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

Tổng quan về hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và phát triển ngày một đa dạng Cho đến nay có rất nhiều hình thức của xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác…Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.

Do sự phổ biến sâu rộng của hoạt động xuất khẩu hiện nay nên có thể tìm thấy rất nhiều định nghĩa học thuật về “hoạt động xuất khẩu”:

Trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization” của John J Wild (2003, tr.352) có đề cập “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.”

Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế của Rakesh

M Joshi (2005, tr.503) lại hiểu hoạt động xuất khẩu theo nghĩa “là vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia Người bán hàng hóa, dịch vụ được gọi là nhà xuất khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi người mua có trụ sở ở nước ngoài được gọi là nhà nhập khẩu Trong thương mại quốc tế, xuất khẩu đề cập đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước sang thị trường nước khác.”

Trong khi đó, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa về hoạt động xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Ở một công trình nghiên cứu khác gần đây thì xuất khẩu được định nghĩa là

“hoạt động bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.” (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010)

Theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ bản chất của xuất khẩu, đây là hoạt động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Dưới góc độ kinh doanh, hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác; còn dưới góc độ phi kinh doanh (với quà tặng, quà biếu hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia.

Mục đích cơ bản của hoạt động xuất khẩu trong kinh doanh là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.

Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán, mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia về phân công lao động quốc tế Vì vậy, các quốc gia hiện nay đều coi xuất khẩu như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và mua những gì mình thiếu

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích,tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa

Tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu đã được chứng minh rất rõ qua lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo Theo Nguyễn Xuân Thiên

(2010), trong quy luật lợi thế so sánh, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt động thương mại quốc tế vì có thể tạo ra lợi ích không nhỏ mà nếu bỏ qua, quốc gia có thể mất cơ hội phát triển Nói cách khác, khi một quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra tất cả các loại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về những loại hàng hoá mà việc sản xuất nó là bất lợi nhất để tiết kiệm được các nguồn lực của mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất trong nước.

1.1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quốc gia và doanh nghiệp

Theo Hoàng Tuyết Minh (2000, tr.8), xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một nước, đóng góp một phần tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) nhờ bán ra nước ngoài những sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao Điều này được thể hiện qua các vai trò sau:

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng vai trò vô cùng cần thiết Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Tùy vào lợi thế từng quốc gia mà mức độ chuyên môn hóa sẽ khác nhau; trình độ chuyên môn hoá cao hơn sẽ giảm chi phí sản xuất và các chi phí khác, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm

Mục đích chung của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước trên thế giới Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn rất nhiều chi phí Vì vậy họ bắt buộc không thể đứng ngoài mà phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu để bán đi những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác, đồng thời có thể mua về những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất được nhưng chi phí quá cao.

Do đó, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là hoạt động kinh tế có lợi, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Hình 2 1.2: Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Nguồn: S Tamer Cavusgil và Shaoming Zou, 1994

Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau, bước trước là cơ sở, tiền đề để thực hiện được bước sau Tranh chấp giữa hai bên thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một khâu nào đó Để quy trình xuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở tất cả các bước là rất cần thiết Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tiến hành theo 4 bước của quy trình xuất khẩu chung như hình 1.2 trên đây

1.2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài

Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các qui luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra quyết định Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế, đặc biệt là

Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài

Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu

Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

Tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu

Nhà kinh doanh đánh giá sự sẵn sàng quốc tế hóa của sản phẩm và thị trường

Nhà kinh doanh lên kế hoạch về mặt hàng, hình thức xuất khẩu; đưa ra mục tiêu và biện pháp thực hiện, sau đó đánh giá lại hiệu quả

Nhà kinh doanh giao dịch và thống nhất với khách hàng về điều kiện xuất khẩu, sau đó ký kết hợp đồng

Nhà kinh doanh thực hiện nghĩa vụ như trong hợp đồng, từ khâu chuẩn bị hàng đến giải quyết khiếu nại sau giao hàng trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Theo Phạm Duy Liên (2012, tr.177 &

178), khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan tâm;

- Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài;

- Nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách buôn bán có liên quan;

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: cảng khẩu, đường xá;

- Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà mình quan tâm;

- Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như điều kiện tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa…

Nắm vững những vấn đề trên cho phép doanh nghiệp xác định được thị trường, thời cơ bán hàng, phương thức mua bán và điều kiện giao dịch Tuy nhiên, sự thành bại của một nghiệp vụ còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khách hàng Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với các điều kiện có lợi, vốn thu hồi nhanh và hạn chế được tranh chấp phát sinh Do đó doanh nghiệp còn cần phải quan tâm nghiên cứu lựa chọn đối tác, cụ thể là những vấn đề sau:

- Hình thức tổ chức của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vụ hạn, trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần) Điều này sẽ quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán Trách nhiệm của các thành viên tham gia sẽ được quy định cụ thể trong luật của các quốc gia có liên quan;

- Khả năng tài chính (lỗ, lãi…);

- Uy tín của đối tác;

- Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác;

- Thiện chí của đối tác.

Ngoài ra, khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, doanh nghiệp còn phải cân nhắc đánh giá và đưa ra quyết định nên xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng hoá là bao nhiêu, phương thức giao dịch như thế nào, sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao, từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra. Để có thông tin về các vấn đề trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu sau: qua báo chí, các loại ấn phẩm, qua điều tra tại chỗ, qua dịch vụ điều tra của các công ty tín dụng, qua mua bán thử…

1.1.2 Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu

Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài, bước tiếp theo đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu gồm các bước sau:

 Bước 1: Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng Nhân công cũng là một vấn đề quan trọng Số lượng công nhân, trình độ và chi phí cho công nhân là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm.

 Bước 2: Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và hình thức xuất khẩu

Từ danh mục sản phẩm của mình, công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định và tận dụng thời cơ: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu… Khi đã quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu phải cân nhắc làm thế nào và từ đó đưa ra hình thức xuất khẩu phù hợp Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều hình thức doanh nghiệp có thể lựa chọn như xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua một bên trung gian Điều này phụ thuộc lớn vào đặc tính của sản phẩm xuất khẩu và các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp cũng như độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

 Bước 3: Đề ra mục tiêu kinh doanh

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.

Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.

Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận Mục tiêu này phải dựa vào tình hình thực tế, ngoài ra còn cần phù hợp với khả năng của công ty.

 Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất và có lợi nhất.

 Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh

Công đoạn cuối cùng là đánh giá hiệu quả sau thương vụ kinh doanh, việc này giúp công ty xem xét lại những khâu đã làm tốt, những khâu còn yếu kém, từ đó giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu

Ngoài sử dụng các chỉ tiêu về chi phí và doanh thu, doanh nghiệp thường đánh giá hiệu quả kinh doanh theo 2 chỉ tiêu dưới đây:

*) Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:

Trong đó: TNxk: Số tiền thu được khi xuất khẩu hàng hóa

CPxk: Số tiền bỏ ra để xuất khẩu hàng hóa

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá

Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định của môi trường bao quanh nó Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của các nhân tố khách quan lẫn chủ quan Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, làm cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.

1.3.1 Các nhân tố khách quan

1.3.1.1.Các yếu tố kinh tế - xã hội trong nước

Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ở đây bao gồm: tình hình kinh tế trong nước và các chính sách của Nhà nước. a) Tình hình kinh tế trong nước:

Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng thành viên tham gia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu Dung lượng sản xuất lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác tạo nguồn hàng Nhưng song song với thuận lợi đó, doanh nghiệp có thể phải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hoá ra thị trường thế giới.

- Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, nó còn quyết định đến loại mặt hàng và quy mô hàng xuất khẩu.

Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của quốc gia Vị trí địa lý thuận lợi cho phép quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế; hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng

- Các yếu tố khoa học công nghệ:

Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho các doanh nghiệp ngày càng đạt được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lượng sản phẩm được đồng bộ và nâng cao lên rất nhiều Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.

Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ đẩy mạnh hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó có thể kìm hãm tiến trình xuất nhập khẩu.

Ví dụ, hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc quản lý, cung cấp vốn đảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp Chính sách kinh tế quốc gia được thực hiện qua hệ thống tài chính ngân hàng tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được thuận lợi Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì qua đây doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận Việc thanh toán hiện nay chủ yếu thông qua ngân hàng Như vậy ngân hàng trở thành cầu nối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên b) Các chính sách của Nhà nước:

- Các quy định, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu:

Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và chính sách riêng liên quan đến hoạt động xuất khẩu của từng mặt hàng Yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế và xã hội của nước đó Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ môi trường pháp luật của quốc gia mình, cũng như các định hướng phát triển của Nhà nước trong tương lai để xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi các mặt sau:

+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách hàng hóa;

+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ; + Quy định về sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi; + Quy định về cạnh tranh độc quyền;

+ Quy định về tự do mậu dịch hay bảo hộ chặt chẽ;

+ Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất khẩu…;

+ Nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính như thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu…

Như vậy một mặt Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nhưng mặt khác Nhà nước cũng có thể tạo ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu khi buôn bán ra nước ngoài, tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh

- Chính sách tỷ giá hối đoái:

Theo Trần Hoàng Ngân (2006, tr.6), tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này được thể hiện bằng số lượng tiền tệ của một quốc gia khác Hay nói cách khác, TGHĐ là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN

Tổng quan về thị trường xe máy ASEAN

2.1.1 Giới thiệu về ASEAN và thị trường ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations- ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Bangkok, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.

Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Brunei làm thành viên thứ sáu Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Myanmar Ngày 30/4/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ mười của ASEAN,hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á.

Các nước ASEAN ngoại trừ Thái Lan đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành sự đa dạng cho Hiệp hội.

ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của các nước ASEAN năm 2014 đạt 2.57 nghìn tỷ USD, tăng 4.6% so với năm trước Theo đó, GDP bình quân đầu người đã tăng lên mức 4,130 USD trong năm 2014 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 1,306 tỷ USD

Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su(90% sản lượng thế giới), thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%),cũng như gạo, đường, dầu thô, dứa Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển.

2.1.2 Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất xe máy ở thị trường ASEAN

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB), thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI per capita) của các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2014 như sau:

Singapore Brunei Malaysia Thái Lan Indonesia Philippines Việt Nam Lào Myanma Campuchia USD

Hình 4 2.1: Thu nhập bình quân đầu người các nước ASEAN năm 2014

Từ hình 2.1, nếu xét theo tiêu chí phân loại của ADB đưa ra vào đầu năm

2016, trong số 10 nước ASEAN thì có 2 nước được phân vào nhóm nước có thu nhập cao là Singapore và Brunei (trên 11,750 USD) Trong số 8 nước còn lại, có 4 quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập thấp là Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia; và 4 quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình (khoảng từ 2,000 USD đến 11,750 USD).

Như vậy có thể rút ra kết luận là giữa các quốc gia ASEAN có chênh lệch đáng kể về mức thu nhập, số quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập thấp và trung bình vẫn chiếm đa số Từ đây có thể dự báo được nhu cầu tiêu dùng và sử dụng xe máy ở thị trường ASEAN là rất lớn, mang đến nhiều tiềm năng với các nhà sản xuất và phân phối xe máy.

Theo báo cáo tài chính của tập đoàn Yamaha năm 2016 về nhu cầu sử dụng xe máy ở các thị trường của công ty trên toàn cầu, lượng cầu về xe máy ở 3 nước Indonesia, Việt Nam và Thái Lan (3 thị trường lớn nhất khu vực ASEAN) như sau:

Hình 5 2.2: Cầu về xe máy ở 3 quốc gia ASEAN qua các năm 2010-2016

Nguồn: Motorcycle global market analysis, Marklines 2016

Từ hình 2.2, chúng ta có thể thấy xu hướng cầu về xe máy ở 3 quốc gia biến động khác nhau Trong khi ở Indonesia, cầu có sự suy giảm mạnh trong 2 năm 2014 và 2015, nhưng dự báo theo chiều hướng tăng vào năm 2016; thì ở Thái Lan, cầu giảm dần qua các năm từ 2013 đến 2016 Xu hướng cầu về xe máy ở Việt Nam tăng qua các năm 2014 đến 2016 nhưng mức tăng lại khá chậm.

Cũng theo số liệu của Marklines (2016), 5 quốc gia trong khối ASEAN có nhu cầu và quy mô sản xuất xe máy lớn nhất hiện nay là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam Số lượng xe máy sản xuất ở các quốc gia này trong 2 năm

2014 và 2015 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Indonesia Việt Nam Thái Lan Philippines Malaysia

Hình 6 2.3: Sản lượng xe máy sản xuất ở 5 quốc gia ASEAN trong năm 2014 và năm 2015

Nguồn: Motorcycle global market analysis, Marklines 2016

Dựa vào số liệu trong biểu đồ 2.3, quốc gia sản xuất xe máy lớn nhất khu vực ASEAN là Indonesia với 7.91 triệu xe vào năm 2014 và 6.71 triệu xe năm 2015. Con số này chiếm hơn một nửa tổng số lượng xe sản xuất cả 5 nước Đứng thứ 2 là Việt Nam với khoảng 3 triệu xe máy sản xuất mỗi năm Thái Lan ở vị trí thứ 3 với sản lượng khoảng 1.7 triệu xe Trong số 5 quốc gia, chỉ có sản lượng ở Việt Nam và Philippines tăng trong năm 2015, các quốc gia còn lại đều có xu hướng giảm.

2.1.3 Cơ chế quản lý của các nước ASEAN đối với xe máy và linh kiện xe máy nhập khẩu

Cơ chế quản lý của các nước ASEAN đối với xe máy và linh kiện xe máy nhập khẩu được thể hiện thông qua các hiệp định điều chỉnh thương mại hàng hoá trong khu vực, chủ yếu là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement – ATIGA).

Với mục tiêu dỡ bỏ các rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về lưu chuyển hàng hoá trong nội khối ASEAN, tại Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ 21 và Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 39 vào năm 2009, các nước ASEAN đã quyết định xây dựng một hiệp định điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hoá trong ASEAN, Hiệp định này thay thế Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT) để thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN đã ký năm 1992

Hiệp định ATIGA được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa quy định trước đây trong CEPT/AFTA đồng thời đưa vào những quy định phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại hàng hoá, chính vì vậy ATIGA ra đời đã được đánh giá là văn bản hoàn chỉnh điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hoá trong ASEAN, phù hợp với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN năng động và đồng thời khẳng định quyết tâm của các thành viên ASEAN trong việc hướng tới mục tiêu cao nhất về hội nhập kinh tế của Cộng đồng kinh tế ASEAN bằng việc tạo ra một hành lang pháp lý cao nhất trong tự do hoá thuế quan trong khu vực ATIGA chính thức có hiệu lực từ ngày 17/5/2010.

Tổng quan về công ty Honda Việt Nam

2.2.1 Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Động cơ Honda (Honda Motor Co Ltd) được Soichiro Honda thành lập ngày 24/09/1948, có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản sau khi nhận thấy nhu cầu đi lại lớn của nước Nhật sau Thế chiến thứ hai Công ty bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới Đến thập niên 1970, công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại Sau đó, hãng bắt đầu mở rộng sản xuất xe hơi vào năm 1960

Hiện nay, Honda là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm và là nhà sản xuất xe máy số một thế giới, với hơn 14 triệu động cơ mỗi năm tại hơn 100 cơ sở sản xuất ở trên 30 quốc gia trên toàn thế giới Các dòng sản phẩm chính của Honda là ô tô, xe máy, sản phẩm điện, sản phẩm công nghệ di động và hàng không Thị trường chủ lực của Honda là Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á Hiện nay, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành và Giám đốc đại diện là ông Takahiro Hachigo. Được thành lập vào năm 1996, Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác với tổng vốn đầu tư là 209,252,000 USD: Công ty Honda Motor tại Nhật Bản (42% vốn), Công ty Asian Honda Motor tại Thái Lan (28% vốn) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30% vốn) với 2 ngành sản phẩm chính là xe máy và xe ô tô

Sau gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam Công ty hiện có 3 nhà máy xe máy và 1 nhà máy ô tô đang hoạt động, với hơn 10 nghìn công nhân viên Công suất hoạt động là 2.5 triệu xe máy/năm và 10,000 ô tô/năm Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm có:

- Sản xuất, lắp ráp, mua bán xe máy và xe ô tô mang nhãn hiệu Honda;

- Cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy;

- Xuất khẩu và nhập khẩu xe máy và xe ô tô nguyên chiếc, linh kiện, chi tiết phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất ô tô xe máy Đối với lĩnh vực sản xuất xe máy, Honda Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm xe máy có chất lượng cao nhất với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy thân thiện với môi trường Từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường Hiện tại Honda là hãng xe chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam với thị phần khoảng 70% trong năm 2016, tính trong 5 hãng xe lớn nhất gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM.

Dưới đây là một vài cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty Honda Việt Nam:

6/12/1997: Chiếc xe máy đầu tiên mang tên Super Dream của công ty được xuất xưởng

14/3/1998: Công ty khánh thành nhà máy xe máy thứ nhất tại Phúc Yên, Vĩnh

Phúc với công suất 1 triệu xe/năm và được đánh giá là nhà máy xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á

2002: Công ty bắt đầu xuất khẩu sang Philippines, đánh dấu sự mở rộng thị trường ra các nước khác trong khu vực.

2005: Honda Việt Nam xuất xưởng xe máy số hai triệu.

2008: Nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 65 triệu USD.

2011: Nâng công suất nhà máy số hai lên 1 triệu xe/năm.

2014: Công ty chính thức đưa vào hoạt động nhà máy xe máy số ba tại Hà

Nam Công suất thiết kế của nhà máy này đạt 500,000 xe/năm.

Tháng 10/2016: Công ty đạt mốc đạt sản lượng 20 triệu xe máy qua hơn 20 năm phát triển tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, 3 nhà máy xe máy với tổng công suất sản xuất đạt 2.5 triệu xe/năm đã đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Honda Việt Nam thuộc khu vực trọng điểm Châu Á – Thái Bình Dương của Honda Cơ cấu tổ chức của Công ty được phân chia theo chức năng Hoạt động của Honda Việt Nam được điều hành bởi Ban Giám đốc, trong đó đứng đầu là Giám đốc điều hành - ông Toshio Kuwahara Hiện nay công ty gồm tất cả 43 phòng ban và được chia làm 3 khối chính là khối Kinh doanh, khối Văn phòng, và khối Sản xuất Cụ thể được trình bày như hình 2.4 dưới đây:

Hình 7 2.4: Sơ đồ tổ chức công ty Honda Việt Nam

Nguồn: Phòng Nhân sự, công ty Honda Việt Nam, 2017

Khối Bán hàng xe máy Khối Bán hàng ô tô Khối Phụ tùng Khối Logistics Khối Quan hệ khách hàng Khối Lái xe an toàn

Khối Sản xuất xe máyKhối Sản xuất ô tôKhối Mua hàng Văn phòngKhối

2.2.1.3 Các sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam

Theo thời gian, sản phẩm của Honda Việt Nam cũng ngày càng phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân: thời trang, tiết kiệm nhiên liệu, sang trọng, tiện ích… Từ khi thành lập đến trước năm 2002, Honda Việt Nam chỉ có 2 dòng sản phẩm đó là Super Dream và Future; nhưng đến nay, công ty có tổng cộng

39 loại khác nhau của 14 dòng sản phẩm: 7 dòng xe tay ga (SH, SH mode, PCX, Air Blade, LEAD, VISION), 5 dòng xe số (Future, Blade, Wave RSX, Wave Anpha, Super Dream) và 2 dòng xe côn tay (Winner & MSX).

Có thể nói rằng khách hàng mục tiêu mà Honda Việt Nam hướng đến đó chính là tất cả người dân có nhu cầu đi lại bằng xe máy Ví dụ như ở dòng xe Super Dream, thị trường mục tiêu là những người ở độ tuổi trung niên, còn ở dòng Future là những người có thu nhập khá trở lên và mang phong cách thể thao Trong khi đó, dòng Wave hướng tới khách hàng ưa chuộng phong cách thể thao nhưng có thu nhập khá trở xuống Với dòng xe tay ga, khách hàng công ty tìm kiếm là giới trẻ với phong cách thời trang và trẻ trung Cuối cùng, dòng xe côn tay dành cho nhóm khách hàng nam hướng tới phong cách thể thao mạnh mẽ và cá tính

2.2.2 Hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của công ty Honda Việt Nam từ 2012-2016

Bắt đầu từ năm 2002, công ty Honda Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu linh kiện sang Philippines, sau đó ngày càng phát triển và mở rộng thị trường sang các nước châu Á cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Đến thời điểm hiện tại, Honda Việt Nam đang xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang 22 quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và một số quốc gia ở Châu Âu dưới 3 loại hình xuất khẩu chính: Xuất khẩu trực tiếp tới nhà nhập khẩu; thông qua công ty Honda Motor tại Nhật Bản (sau đây gọi tắt là HM-

Reinvoice); và thông qua công ty Asian Honda Motor tại Thái Lan (sau đây gọi tắt là ASH-Reinvoice)

Xe nguyên chiếc bắt đầu được xuất khẩu từ cuối năm 2012 sang 2 nước Lào và Campuchia Tính đến hết năm 2016, đã có gần 350 nghìn chiếc xe máy được xuất đi các nước với tổng trị giá hơn 370 triệu USD Doanh thu từ xe nguyên chiếc chiếm khoảng 40% đến 50% tổng doanh thu xuất khẩu.

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy của Honda trên toàn cầu, Honda Việt Nam đã và đang tạo nền móng vững chắc cho hoạt động này bằng việc củng cố hoạt động sản xuất, nâng cao sản lượng và xây dựng các nhà máy phụ trợ Dưới đây luận văn sẽ phân tích cụ thể hơn hoạt động xuất khẩu tại công ty Honda từ 2012-2016 thông qua 3 tiêu chí chính: Kết quả hoạt động xuất khẩu; Các thị trường xuất khẩu chủ yếu và Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu 2.2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu

Kết quả hoạt động xuất khẩu của Honda Việt Nam từ 2012-2016 được phản ánh qua hình 2.5 dưới đây:

Hình 8 2.5: Doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam các năm 2012-2016

Nguồn: Báo cáo doanh thu, phòng Logistics hải ngoại, công ty Honda Việt Nam

Qua hình trên ta thấy doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước Cụ thể là năm 2012, doanh thu là 82.37 triệu USD Năm 2013 tăng thêm 32.06 triệu USD, tương đương với mức tăng 38.9% Năm 2014 chứng kiến tốc độ tăng trưởng lớn trong doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam, cụ thể là doanh thu tăng gần 66.2%, đạt 190.22 triệu USD Tuy nhiên, đến 2 năm tiếp theo, tốc độ tăng doanh thu đã chậm lại, năm 2015 doanh thu tăng 27.9%; và năm 2016 tăng 20.1% so với năm trước đó.

Như vậy, sau 5 năm, tổng doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam đạt được hơn 920 triệu USD Trong đó tốc độ tăng trung bình hằng năm là 37%, điều này cho thấy hiệu quả của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

2.2.2.2 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Hiện nay, thị trường xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam được chia làm 6 khu vực/nước chính dưới đây:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN

3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới

Hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực ASEAN; giữa ASEAN với các quốc gia và cộng đồng kinh tế khác đang mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Honda Việt Nam những cơ hội phát triển rất lớn Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức công ty phải đối mặt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

● Cơ hội về ưu đãi thuế quan:

Tính đến thời điểm đầu năm 2017, xe máy và linh kiện xe máy của Honda Việt Nam xuất khẩu sang 6 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines Myanmar và Lào đã được hưởng mức thuế ưu đãi là 0% Tuy nhiên, với thị trường lớn thứ 3 của công ty hiện nay là Campuchia, thuế nhập khẩu cho mặt hàng xe máy và linh kiện xe máy vẫn bị áp ở mức 5% Ngoài ra, một trong những nguồn nhập khẩu linh kiện xe máy chính của Honda Việt Nam là từ công ty Asian Honda Motor tại Thái Lan; và mức thuế suất mà công ty phải chịu khi nhập phụ tùng về là 5%. Những điều này sẽ đẩy chi phí sản xuất sản phẩm lên cao với cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Kết quả là giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng cũng tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, sang đến năm 2018, theo nội dung đã cam kết về lộ trình cắt giảm thuế quan trong Hiệp định ATIGA, với các mặt hàng còn lại chưa xóa thuế trong đó bao gồm mặt hàng ôtô, xe máy, phụ tùng linh kiện ôtô và xe máy; thuế suất nhập khẩu ở 2 nước Việt Nam và Campuchia sẽ về 0% Điều này giúp cho công ty HondaViệt Nam cũng như nhà nhập khẩu ở Campuchia giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá bán, nâng cao hơn nữa cầu về sản phẩm; giúp 2 bên mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, khi các hàng rào thuế quan được loại bỏ và các hàng rào phi thuế quan được cắt giảm sẽ tạo điều kiện cho công ty nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại; từ đó tăng quy mô cũng như năng lực sản xuất với các dòng xe phân khối lớn Tăng năng suất; hạ giá thành; đảm bảo các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá trị cho sản phẩm là những điều kiện cần thiết để công ty Honda tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường ASEAN nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung

● Cơ hội về tiềm năng thị trường:

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần 2.1.2 về “Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất xe máy ở thị trường ASEAN”, hầu hết các nước ASEAN là các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở mức thấp hoặc trung bình.

Do vậy, xe máy vẫn là phương tiện vận chuyển và đi lại chính Theo PewSearch Center (2015), trong xếp hạng 10 quốc gia ở châu Á có tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình sở hữu xe máy nhiều nhất vào năm 2014 thì có 5/10 quốc gia thuộc khu vực ASEAN Trong đó Thái Lan đứng vị trí thứ nhất với 87%; hay nói cách khác, cứ

100 hộ gia đình được điều tra thì có tới 87 hộ đã sở hữu ít nhất một chiếc xe máy. Việt Nam, Indonesia và Malaysia đứng ở 3 vị trí tiếp theo với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 86%, 85% và 83% Indonesia đứng thứ 8 với 32% Như vậy, có thể thấy thị trường xe máy ở 4 quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Indoneisa và Malaysia đã gần đạt mức bão hòa Trong khi đó, ở các nước còn lại trong khu vực gồm có Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar; thị trường xe máy vẫn còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng cho các nhà sản xuất xe máy nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng

Thậm chí ở Việt Nam, khi thị trường xe máy đã gần bão hòa như phân tích ban đầu, các nhà sản xuất vẫn tìm ra được hướng đi mới ở phân khúc dòng xe tay ga, dòng môtô cỡ nhỏ, xe thể thao khi nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng cho các dòng xe này tăng cao khi thu nhập cải thiện Kết quả là theo báo cáo từ VAMM,sản lượng xe máy bán ra thị trường trong năm 2016 từ 5 doanh nghiệp xe máy lớn nhất Việt Nam (gồm Honda, Piaggio, Yamaha, Suzuki và SYM) là hơn 3.12 triệu chiếc, tăng 9.5% so với mức 2.85 triệu xe năm 2015 Như vậy, chỉ cần tìm ra hướng đi đúng đắn, Honda Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có thể khai thác triệt để cơ hội mà thị trường ASEAN đem lại.

● Thách thức về môi trường cạnh tranh toàn cầu:

Một trong những thách thức lớn nhất trong thời gian tới của công ty Honda Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía Khi không còn rào cản về thuế quan, hàng hoá ở các nước thành viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau, sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá thành của sản phẩm

Trong khi đó, so sánh với các nhà máy sản xuất xe máy của Honda tại Thái Lan và Indonesia, trình độ và năng lực sản xuất của Honda Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong vấn đề sản xuất các dòng xe phân khối lớn Từ việc công ty không thể đáp ứng cung cấp các phụ tùng chuyên dụng cho xe X-Wing 300 phân khối cho công ty Asian Honda Motor, đến việc nhập khẩu động cơ nguyên chiếc của xe Winner 150 phân khối đã cho thấy Honda Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa nếu muốn cạnh tranh hiệu quả trong thị trường xe máy ở ASEAN Sự cạnh tranh này không chỉ từ các nhà sản xuất xe máy ở các tập đoàn lớn khác, mà còn từ các nhà sản xuất xe máy trong cùng tập đoàn Honda.

Ngoài ra, các Hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và các quốc gia khác trong khu vực châu Á như ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản… sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ngoài khu vực như công ty Bajaj của Trung Quốc, công ty Electrotherm và Harley-Davidson ở Ấn Độ được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường các quốc gia ASEAN Do đó, áp lực cạnh tranh trong thị trường xe máy tại đây sẽ ngày càng lớn.

● Thách thức về chính sách tăng cường nội địa hóa ở các nước:

Hiện nay, các nước trong khu vực ASEAN đều có những chính sách nhất định trong việc khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và tăng cường tỷ lệ nội địa hóa Thái Lan là nước đứng đầu ASEAN về phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp FDI Điều này đã biến Thái Lan thành cứ điểm sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như ô tô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng… của các công ty đa quốc gia Thái Lan đặc biệt chú trọng vào các chính sách khuyến khích và bảo vệ thị trường nội địa như chính sách nội địa hóa, giảm thuế nhằm phát triển nhanh các ngành sản xuất, từ đó làm tăng nhu cầu đối với các ngành CNHT Bên cạnh đó, Thái Lan còn khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị trong một thời gian nhất định đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT

Malaysia cũng có định hướng phát triển CNHT từ rất sớm Theo đó, chính phủ Malaysia đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách khuyến khích phát triển ngành CNHT như thu hút doanh nghiệp FDI vào các ngành CNHT thông qua chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất máy móc và linh kiện; sản xuất các thiết bị giao thông; sản xuất các thiết bị điện, điện tử…

Việc khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở các nước ASEAN hiện nay sẽ gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam Đặc biệt là với các linh kiện xe có hàm lượng công nghệ thấp, nhà nhập khẩu có thể sẽ ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp nội địa nếu chênh lệch về giá thành và chất lượng sản phẩm là không đáng kể vì mục tiêu phát triển lâu dài.

3.1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của công ty Honda Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu từ 2017-2021 đối với thị trường ASEAN

Sự thành công của Honda Việt Nam hôm nay là quá trình phát triển lâu dài và bền vững dựa vào 3 triết lý: Niềm tin cơ bản, Tôn chỉ công ty và Chính sách quản lý Các triết lý này không chỉ được chia sẻ bởi toàn thể các nhân viên, tạo nên nền tảng cho tất cả các hoạt động của công ty; mà còn thiết lập các tiêu chuẩn cho việc ra quyết định và thực hiện trong toàn tập đoàn Honda Honda đặt 3 niềm vui lên hàng đầu là: Niềm vui mua hàng (đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của mỗi khách hàng); Niềm vui bán hàng (đạt được khi những người tham gia vào việc bán và cung ứng dịch vụ cho các sản phẩm Honda phát triển mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau); và Niềm vui sáng tạo (đạt được khi chất lượng sản phẩm vượt quá sự mong đợi; khi các thành viên Honda và các nhà cung cấp tham gia vào việc phát triển, thiết kế và sản xuất các sản phẩm Honda nhận thấy niềm vui của khách hàng). Bên cạnh đó, công ty luôn cố gắng duy trì quan điểm toàn cầu khi nỗ lực cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới. Đây chính là những yếu tố căn bản giúp công ty xác định đúng đắn nhiệm vụ cho hoạt động xuất khẩu trong tương lai, trong đó chia làm 2 nội dung chính về sản phẩm và thị trường

Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy

Dựa trên những phân tích về các vấn đề tồn tại, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty sang ASEAN trong chương II, cùng với mục tiêu và phương hướng xuất khẩu của công ty trong thời gian tới sang thị trường lớn nhất hiện nay,bài viết đưa ra 6 nhóm giải pháp cho Honda Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy. Các giải pháp được sắp xếp theo tầm quan trọng cũng như mức độ hiệu quả trong việc giúp công ty cải thiện và tăng cường xuất khẩu; gồm có: Các giải pháp về năng lực sản xuất; về thị trường; về phát triển sản phẩm; về công nghệ thông tin; về đào tạo nguồn nhân lực; và về điều kiện giao dịch xuất khẩu.

3.2.1 Các giải pháp về năng lực sản xuất

Xe máy và linh kiện xe máy xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các công ty Honda khác tại Thái Lan, Indonesia… cũng như các nhà sản xuất xe máy khác trong khu vực ASEAN Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành mục tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có Honda Việt Nam Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất xe máy ngày càng trở thành phổ biến Kinh tế tri thức phát triển mạnh, bên cạnh yếu tố giá thành và chất lượng sản phẩm, công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh các dòng xe máy xuất khẩu của công ty trên thị trường

Như đã phân tích trong chương II, một trong những điểm yếu hiện nay trong hoạt động xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam là không đủ năng lực sản xuất các dòng xe hiện đại có công nghệ cao và phân khối lớn Ví dụ với dòng xe Winner

150 phân khối của hãng, hiện nay công ty Boon Siew Honda ở Malaysia và HondaViệt Nam đều phải nhập khẩu động cơ nguyên chiếc từ Indonesia về để lắp ráp thành xe thành phẩm, với giá cho một động cơ đã bao gồm cả thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển đến tận nhà máy là khoảng 550 USD Boon Siew Honda cũng có nhập khẩu một số phụ tùng từ Honda Việt Nam cho dòng xe này, tuy nhiên loại hình xuất khẩu là bộ phụ tùng rời có giá trị nhỏ với giá trị khoảng 75 USD mỗi bộ khi về đến nhà máy lắp ráp ở Boon Siew Như vậy, với giá thành sản xuất ra một chiếc xe Winner nguyên chiếc ở Boon Siew Honda là khoảng 1,500 USD, HondaViệt Nam đóng góp vào chuỗi giá trị của chiếc xe ở mức 5.0%, trong khi đó tỷ lệ này tại công ty PT Astra Honda Motor ở Indonesia là khoảng 36.7%.

Trước phân tích trên, nếu Honda Việt Nam không kịp thời nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dòng xe phân khối lớn sẽ có nguy cơ bị bỏ lại trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất xe máy trên toàn cầu. Yêu cầu đặt ra cho công ty hiện nay là có các chính sách đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để cải biến công nghệ, nâng cao năng lực sản suất kinh doanh để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị cao, từ đó có thể đứng ở vị trí cao trong chuỗi giá trị toàn cầu lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy Để giải quyết vấn đề này, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

● Về đổi mới máy móc thiết bị: Hiện nay, dây chuyền máy móc thiết bị của

Honda Việt Nam không đồng bộ bởi có những dây chuyền đã cũ không đáp ứng được nhu cầu hiện tại Một số công đoạn lắp ráp trong nhà máy còn sử dụng nhiều lao động, chưa sử dụng nhiều máy móc thiết bị để tự động hóa Bên cạnh đó, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn với công suất từng công đoạn là khác nhau Cụ thể hơn, máy móc trang thiết bị của bộ phận hàn dập trong nhà máy đã cũ và có công suất kém, do đó đầu tư để đổi mới khâu này sẽ góp phần tiết kiệm thời gian trung bình cho ra đời một sản phẩm nhờ đó nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty

Tuy nhiên, công ty Honda Việt Nam cũng cần tránh tình trạng đầu tư ồ ạt gây mất cân đối về cơ cấu, đặc biệt là các thiết bị chuyên dụng để sản xuất riêng cho một hoặc một vài đời xe Việc nhập công nghệ nói chung, máy móc thiết bị nói riêng phải được cân nhắc kỹ lưỡng về đặc điểm kỹ thuật cũng như các chỉ tiêu kinh tế thương mại, tránh hiện tượng đầu tư máy móc thiết bị lạc hậu không đáp ứng được kế hoạch sản xuất lâu dài của công ty.

● Về đầu tư sản xuất các dòng xe phân khối lớn: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với Honda Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các công ty sản xuất xuất khẩu xe máy khác tại Việt Nam cũng như trong khu vực ASEAN Việc đầu tư này sẽ khiến công ty phải chịu một chi phí rất lớn cả về nhân lực lẫn máy móc công nghệ hiện đại Do đó, Honda Việt Nam cần lên kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn về từng hạng mục đầu tư, làm sao để đảm bảo phù hợp với năng lực sản xuất và định hướng phát triển của công ty trong tương lai; đồng thời năng lực tài chính của công ty vẫn duy trì ổn định, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu

Việc đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất sẽ giúp công ty Honda Việt Nam cải thiện được hiệu quả hoạt động, giảm cường độ lao động của con người Bên cạnh đó, việc tập trung nâng cao năng lực sản xuất các dòng xe phân khối lớn giúp công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường trong tương lai tại khu vực ASEAN Đặc biệt là khi điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở đây đang phát triển rất nhanh, đời sống của người dân dần được cải thiện khiến cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung và xe máy nói riêng ngày một nâng cao về chất lượng Nhu cầu sử dụng xe máy của người tiêu dùng Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong ASEAN không chỉ để đi lại mà còn phải hiện đại, hợp thời trang

3.2.2 Các giải pháp về thị trường Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thương trường thì việc duy trì và mở rộng thị trường đều có ý nghĩa sống còn, bởi nó sẽ cho doanh nghiệp thấy sản phẩm của họ có chỗ đứng như thế nào trên thị trường Trong thời gian qua mặc dù Honda Việt Nam đã cố gắng tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường nhưng sản lượng xuất khẩu hiện nay vẫn thấp hơn so với năng lực sản xuất của công ty, làm hạn chế doanh thu và lợi nhuận công ty đạt được từ hoạt động xuất khẩu Trong thời gian tới công ty Honda Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc duy trì và mở rộng các thị trường hiện tại; đồng thời nghiên cứu và tìm kiến khách hàng mới ở khu vực ASEAN bằng một số giải pháp sau:

● Về duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hiện tại:

Thị trường xuất khẩu ở các nước đang phát triển trong khu vực ASEAN nhưLào, Campuchia và Myanmar là những thị trường chủ yếu và tương đối ổn định.Nhưng đây cũng là thị trường mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu xe máy khác ở Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực ASEAN Do vậy, để giữ khách hàng truyền thống, duy trì và tiếp tục mở rộng thị phần hiện có của sản phẩm xe máy Honda, công ty cần tăng cường khả năng cạnh tranh dựa trên đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ cao, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đồng thời tạo dựng uy tín với nhà nhập khẩu là yêu cầu quan trọng số một cần đảm bảo Bên cạnh đó, công ty cũng cần tìm hiểu hệ thống pháp luật nước ngoài, yêu cầu đặc biệt của từng thị trường để tránh được những rủi ro không đáng có. Để có thể nắm bắt tốt nhất cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu của công ty sang khu vực ASEAN nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung, Honda Việt Nam cần xây dựng các chiến lược về quảng cáo giới thiệu sản phẩm thông qua việc thiết kế trang website của công ty theo hướng thân thiện với người dùng, từ đó tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu tìm hiểu về thông tin chi tiết về thiết kế, động cơ và công nghê, các tiện ích khác, giá bán… của các dòng xe công ty đang sản xuất Từ đó nhà nhập khẩu có thể dễ dàng nghiên cứu đánh giá và ra quyết định mua hàng.

Bên cạnh đó, công ty cần tích cực tham gia triển lãm, hội chợ giúp các khách hàng tiềm năng nước ngoài biết đến sản phẩm của Honda Việt Nam nhiều hơn nữa. Mặc dù công ty đã thực hiện hoạt động này nhưng chưa được thường xuyên hay có kế hoạch bài bản Công ty cần cân nhắc kĩ lưỡng các dòng xe trưng bày triển lãm, đó phải là các dòng xe hiện đại, có công nghệ cao để thu hút sự chú ý của các cá nhân và doanh nghiệp tham gia triển lãm Bên cạnh đó, các cuốn ấn phẩm giới thiệu cụ thể về công ty và các dòng xe đang sản xuất cũng cần được chuẩn bị để người tham dự có thể tham khảo bất cứ lúc nào Ngoài các hội chợ triển lãm quốc tế, công ty nên chú ý quảng cáo sản phẩm ngay ở chính hội chợ trong nước để không bỏ lỡ cơ hội tìm khiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường; vì thực tế có rất nhiều khách hàng quốc tế và môi giới thương mại tới tham quan hàng hoá Việt Nam tại các triển lãm, hội chợ này

● Về đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng mới:

Thứ nhất, ngành công nghiệp xe máy hoạt động và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, nơi mà thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu thế phát triển của ngành Đối với Honda ViệtNam, yếu tố này càng quan trọng hơn bởi công ty tham gia xuất khẩu và kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau Do đó, công ty cần có những hiểu biết kỹ lưỡng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, thu nhập trung bình của người dân, truyền thống văn hoá, thị hiếu người tiêu dùng…; từ đó có thể quyết định đúng đắn dòng xe máy và các đặc điểm kỹ thuật của xe phù hợp với thị trường xuất khẩu.

Thứ hai, thị trường ASEAN tuy là thị trường gần gũi về mặt địa lý nhưng rất khác biệt về văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội, mỗi nước, mỗi dân tộc lại có yêu cầu khác nhau về cùng một sản phẩm Do đó, công ty không những phải nắm bắt được cái chung của thị trường khu vực, mà còn phải nắm được các điểm riêng biệt ở thị trường từng nước về luật pháp, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, thị hiếu người tiêu dùng từng nước Các thông tin này công ty có thể tự điều tra hoặc thông qua các nguồn tin cậy như Ban Thư ký ASEAN tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước ASEAN, Đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các nước ASEAN, các trung tâm xúc tiến thương mại của các nước, các website uy tín và các phương tiện thông tin khác

Thứ ba, bên cạnh việc tìm hiểu thông tin, thông qua các cơ quan đề cập ở trên, công ty có thể giới thiệu sản phẩm tới thị trường nước ngoài Ngoài ra, hàng năm

Các kiến nghị

3.3.1.1 Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý xuất khẩu thông thoáng

Thủ tục hành chính hiện nay đã đơn giản hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và được xã hội đánh giá cao Ví dụ như hồ sơ hải quan đã được đơn giản hóa, chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan, đối với các chứng từ khác tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp phải nộp hoặc xuất trình phù hợp với văn bản pháp luật có liên quan Do vậy, Nhà nước, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính cần tiếp tục phát huy điều này thông qua một số biện pháp sau:

- Cải tiến hơn nữa các thủ tục hải quan cho xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy theo hướng đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả, giảm thiểu thời gian và các chi phí không cần thiết; ngành Hải quan cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại trong khi vẫn duy trì kiểm soát đối với hàng hóa, người và phương tiện vận tải di chuyển quốc tế, nhất là cần hướng đến sự cân bằng lợi ích hợp lý giữa việc bảo đảm tuân thủ với việc giảm thiểu sự gián đoạn trong thương mại, giảm chi phí cho thương mại hợp pháp và giảm chi phí xã hội;

- Cải tiến hệ thống luật pháp, chính sách trong kinh doanh xuất khẩu mặt hàng xe máy và linh kiện xe máy nói riêng, cũng như mọi mặt hàng xuất khẩu nói chung theo hướng ổn định và nhất quán; cơ chế xuất nhập khẩu trong ngành phải được soạn thảo cho thời kỳ dài từ 5 đến 10 năm để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp;

- Cải tiến hệ thống tổ chức quản lý xuất khẩu theo hướng tăng cường tập trung chuyên môn hóa, quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm cho từng cấp quản lý để xóa bỏ tiêu cực trong quản lý xuất khẩu. Đảm bảo việc kinh doanh xuất khẩu thông thoáng sẽ làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường và đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

3.3.1.2 Giữ thống nhất và ổn định danh mục mã HS

Hiện nay, việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Việt Nam đều được yêu cầu khai báo cho cơ quan Hải quan về mã HS của sản phẩm (Harmonized Commodity

Description and Coding System - Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa). Đây là cơ sở để cơ quan Hải quan áp thuế suất tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mặc dù hiện nay thuế xuất khẩu cho các mặt hàng xe máy và linh kiện xe máy là 0%, tuy nhiên khi Tổng cục Hải quan ban hành một biểu thuế mới thì một số mã

HS mà doanh nghiệp dùng để khai báo trong một thời gian dài lại bị áp vào một mã mới, điều này khiến doanh nghiệp khó quản lý và dễ nhầm lẫn khi làm thủ tục khai báo, gây mất thời gian trong việc thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, với mặt hàng linh kiện xe máy Honda Việt Nam và các doanh nghiệp xe máy khác nhập khẩu từ nước ngoài, tranh chấp về việc áp dụng mã HS nào cũng như mức thuế nhập khẩu bao nhiêu thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến thời gian và tiền bạc doanh nghiệp Ví dụ trong năm 2011, Honda Việt Nam đứng trước nguy cơ bị truy thu 3,340 tỷ đồng tiền thuế Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các linh kiện (chi tiết, bộ phận, cụm linh kiện) là những sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có mức thuế ưu đãi (từ 5-10%) với điều kiện tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa đảm bảo mức độ rời rạc không vượt quá 10% trên tổng giá trị của tất cả linh kiện phụ tùng cấu tạo lên một chiếc xe hoàn chỉnh Đối với các trường hợp không đáp ứng được điều kiện trên, hải quan sẽ tiến hành phân loại và áp thuế của cả bộ linh kiện theo mức thuế của xe nguyên chiếc (từ 72-83%) Trước tình hình đó, Honda Việt Nam đã gửi công văn lên Phó thủ tướng yêu cầu xem xét lại quyết định truy thu Cuối cùng Bộ Tài chính đã chỉ đạo bằng văn bản đến Cục Hải quan địa phương tháo gỡ vấn đề.

Về mặt pháp lý đã có các công cụ để hạn chế những tranh chấp về mã HS Cụ thể, điều 28 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực từ đầu năm 2015 quy định, người khai hải quan được phép đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu Tuy nhiên, việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hàng hóa hay kết nối với các cơ quan hải quan hiện nay tại nhiều địa phương vẫn chưa đi vào thực hiện.

Ngoài ra, việc áp mã HS ở Việt Nam hiện nay phần lớn dựa vào ý chí chủ quan của con người trên cơ sở hệ thống văn bản phức tạp, mã hàng hóa được chia quá nhỏ và phức tạp Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều nước trên thế giới dùViệt Nam đã tham gia và chấp nhận tuân thủ các Hiệp định song phương và đa phương Nguyên nhân là việc xây dựng biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan chức năng là Bộ Tài chính trong nhiều trường hợp bị chi phối bởi các Bộ,Ngành, Hiệp hội…

Do đó, trong thời gian tới, cơ quan ban hành biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu hay Bộ Tài chính cần xây dựng một danh mục mã HS thống nhất trong thời gian dài từ 3 đến 5 năm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong công tác tổ chức xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

3.3.1.3 Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại

Thông tin chiếm một vị trí quan trọng trong thành công hay thất bại đối với mỗi doanh nghiệp Thông tin chính xác, đầy đủ về thị trường và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chính là tiền đề cho sự phát triển, khả năng chi phối thị trường và thành công Đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động giao dịch thương mại quốc tế tại Việt Nam nói chung và các nhà sản xuất xuất khẩu xe máy nói riêng, hiện nay, công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường còn hạn chế Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quy mô của thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, lại thường xuyên biến động phức tạp nên đòi hỏi về thông tin thị trường phải nhanh nhạy và chính xác trong khi việc tiếp nhận các thông tin này ở các nhà sản xuất xe máy Việt Nam vẫn còn rất chậm, thiếu thông tin, độ chính xác không cao Vì vậy, nhiều khi các doanh nghiệp bị động trong việc ra quyết định thâm nhập thị trường. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất xe máy đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, thời gian tới Nhà nước nên tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thu thập thông tin về thị trường theo hướng:

- Thành lập các trung tâm nghiên cứu thị trường thế giới: Các trung tâm này có nhiệm vụ thu nhập, xử lý, phân tích và dự báo các biến động diễn ra trên thị trường thế giới, có nhiệm vụ cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp cho nhu cầu thâm nhập thị trường mới

- Nhà nước nên tổ chức cung cấp định kỳ hàng năm, hàng quý các ấn phẩm về thị trường xe máy trên thế giới và tại khu vực ASEAN, tình hình sản xuất của các nhà sản xuất xe máy lớn tại từng nước ASEAN, phân tích ưu điểm và nhược điểm các dòng sản phẩm mới ra của các hãng xe, nhu cầu và thị hiếu sử dụng xe máy của người dân các nước

Ngày đăng: 02/07/2023, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Asian Development Bank, Asian development outlook 2016 - Asia's potential growth, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian development outlook 2016 - Asia's potentialgrowth
3. Bộ Công thương, Quyết định số 33/2006/QĐ-BCN: Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 33/2006/QĐ-BCN: Chiến lược phát triểncông nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
5. Bộ Tài chính, Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/09/2015: Thông tư quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/09/2015: Thông tư quyđịnh thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phépnhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
6. Cộng đồng kinh tế Asean, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và phụ lục biểu thuế các nước, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)và phụ lục biểu thuế các nước
8. John J. Wild, Kenneth L. Wild, Jerry C. Y. Han, International Business – The challenges of globalization, Pearson Education Limited, 2003, tái bản lần thứ nhất Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Business – Thechallenges of globalization
9. Phạm Duy Liên, Giáo trình Giao dịch Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Giao dịch Thương mại Quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
10. Bùi Thị Thùy Nhi, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bảnHà Nội
11. Rakesh Mohan Joshi, International Marketing, Oxford University Press, 2005, tái bản lần thứ 2, tr.503 – tr.520 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Marketing
14. Tamer Cavusgil, Shaoming Zou, Marketing Stragery- Performance Relationship: An Investigation of the Empirical Link in Export Market Ventures, tạp chí Journal of Marketing, số 1/1994, American Marketing Association, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Stragery- PerformanceRelationship: An Investigation of the Empirical Link in Export Market Ventures
16. Nguyễn Xuân Thiên, Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trongbối cảnh phát triển hiện nay
17. Trung tâm WTO, Tóm lược Cộng đồng Kinh tế AEC, báo Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại, số 4&5/2016, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược Cộng đồng Kinh tế AEC
18. Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2005;Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thốngkê
19. Nguyễn Thị Tường Anh, Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nước và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 2014, tại địa chỉ:http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-nghiem-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-cua-mot-so-nuoc-va-ham-y-cho-viet-nam-56559.html,truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của mộtsố nước và hàm ý cho Việt Nam
20. Báo Hải quan, Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm, Báo Hải quan, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Nhieu-giai-phap-thuc-day-xuat-khau-nhung-thang-cuoi-nam.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm
21. Báo Hải Quan, Chính sách xuất khẩu xe máy thông thoáng, 2016, tại địa chỉ:http://www.baohaiquan.vn/Pages/Chinh-sach-xuat-khau-xe-may-thong-thoang.aspx,truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xuất khẩu xe máy thông thoáng
22. Đại học Kinh tế quốc dân, Khái niệm và các hình thức kinh doanh xuất khẩu, 2010, tại địa chỉ: https://voer.edu.vn/pdf/6b5335f9/1, truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm và các hình thức kinh doanh xuất khẩu
23. Federation of Asian Motorcycle Industries, Database 2015, 2015, tại địa chỉ:http://www.fami-motorcycle.org/databases/?tx_rwmember_pi1%5Btahun%5D=2015,truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Database 2015
24. Federation of Asian Motorcycle Industries, Database 2016, 2016, tại địa chỉ:http://www.fami-motorcycle.org/databases/?tx_rwmember_pi1%5Btahun%5D=2016,truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Database 2016
25. Lê Ngọc Hải, Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, 2013, tại địa chỉ:http://voer.edu.vn/profile/19?types=2, truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
26. Chu Thị Hằng, Nội dung và hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp, 2013, tại địa chỉ: https://voer.edu.vn/m/noi-dung-va-hinh-thuc-xuat-khau-chu-yeu-cua-doanh-nghiep/952e5300, truy cập ngày 01/05/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w