1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn tập đọc

42 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 375,5 KB

Nội dung

Các em còn bị chi phối bởi tình cảm chủ quan nhưng các em cũng rất dễ rung động trước cái đẹp, có cảm xúc trong sáng, có sức tưởng tượng phongphú và tâm hồn rất nhạy cảm trước những vấn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN SƠN-QUỐC OAI-HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Trang 3

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4

QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ”

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống của con người, văn học đã có từ rất lâu và trở thành nhucầu không thể thiếu Nó là tấm gương phản ánh cuộc sống của con người ởnhiều phương diện khác nhau Qua các tác phẩm văn học, con người tìm thấychính mình, thấy mọi người xung quanh và thấy cả thế giới đang sống trong đó.Văn học là nguồn sức mạnh vô tận, nó lay động trái tim, khối óc và lý trí củacon người giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn về tâm hồn và nhân cách Đến với văn học là con người đến với kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại,chúng ta thấy mình càng nhỏ bé trong biển tri thức mênh mông ấy

Mỗi cá nhân chúng ta khi sinh ra không phải là ai cũng có thể hoàn thiệnđược mình về cả thể chất lẫn tinh thần Bác Hồ vĩ đại của chúng ta khi nhận định

về nhân cách con người có nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều dogiáo dục mà nên” Chính vì vậy việc hình thành và phát triển tâm hồn cho conngười và nhất là trẻ thơ phải được coi trọng ngay từ khi còn bé

Văn học có tác dụng rất lớn trong trường học nhưng khả năng đọc hiểucũng như cảm thụ văn học của học sinh và nhất là học sinh Tiểu học còn nhiềuhạn chế Các em còn bị chi phối bởi tình cảm chủ quan nhưng các em cũng rất

dễ rung động trước cái đẹp, có cảm xúc trong sáng, có sức tưởng tượng phongphú và tâm hồn rất nhạy cảm trước những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống củatrẻ thơ… Chính vì vậy: Nếu chúng ta biết bồi dưỡng và phát triển năng lực đọc

và cảm nhận các bài tập đọc (tác phẩm văn học) cho các em một cách đúng đắn,chúng ta sẽ giúp các em cảm nhận được hiệu quả, đầy đủ nhất những giá trị nộidung cũng như nghệ thuật của tác phẩm văn học

Trang 4

Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn học chohọc sinh Tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết mà mỗi giáo viên chúng tacần phải lưu tâm.

Muốn hiểu được bài học tốt, người học phải đọc tốt và đọc tốt ở đây làđọc hay, đọc diễn cảm Muốn đọc hay và đọc diễn cảm được Thì người đọcphải hiểu nội dung bài tập đọc

Từ khi chương trình cải cách giáo dục thay đổi (chương trình cải cách2000), môn Tiếng Việt cũng có sự thay đổi về cả nội dung và phương pháp dạyhọc Nhận rõ hơn tầm quan trọng giữa việc dạy văn và dạy tiếng nên trong giờhọc giáo viên đã biết kết hợp chặt chẽ hai vấn đề trên nhằm phát huy tối đa hiệuquả giờ dạy Tập đọc

Ở Tiểu học, việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học chủ yếu được tiến hànhtrong giờ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn nhưng chủ yếu là tronggiờ Tập đọc Qua những bài Tập đọc, học sinh không chỉ hiểu nội dung sự việc

mà còn nắm được thái độ tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả và sự cảmnhận của người đọc qua bài đọc đó Nếu giáo viên không giúp học sinh khámphá ra những cảm xúc, thái độ tình cảm trong tác phẩm đó có nghĩa là giáo viênchúng ta chỉ đem đến cho học sinh một văn bản để đọc như một cái máy nhập

dữ liệu mà không cần biết đến cái đẹp , cái nhân văn chứa đựng trong đó Chính

vì thế việc bồi dưỡng năng lực đọc hiểu văn học cho học sinh là vô cùng quantrọng

Trên thực tế: Việc dạy bồi dưỡng khả năng đọc hiểu văn học cho học sinh

chưa thực sự chú trọng Với các bài tập đọc giáo viên còn nặng về thực hiện cácbước lên lớp, quy trình bài dạy và chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu nội dung màchưa khai thác đến cái hay, cái đẹp cũng như nghệ thuật của văn chương Họcsinh chỉ được tìm hiểu văn bản trên khía cạnh tái hiện thực mà không biết rằngđọc hiểu văn học không phải là hoạt động phản ánh hiện thực thông thường

- Ở hầu hết các lứa tuổi, chúng ta đều ham đọc sách, truyện (hay còn gọi

là tác phẩm văn học) và đặc biệt là học sinh Tiểu học Qua việc đọc đó các em

Trang 5

đều thấy được tác dụng và những ảnh hưởng to lớn từ nội dung, nhân vật trongmỗi tác phẩm đối với chính mình

- Ở lớp 4, hầu hết các em đều yêu thích học môn Tập đọc Các bài tập đọctrong SGK đều là các tác phẩm hay được chắt lọc và đưa vào chương trình vì thếgiúp các em hiểu biết về thế giới xung quanh, biết sống, học tập và vui chơi mộtcách hợp lý Các em học tập những điều hay, lẽ phải và các vấn đề về đạo đứccon người trong các chủ điểm của môn Tiếng Việt

Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩmvăn học trong mỗi con người Một số người trong số chúng ta còn dạy theo lốidập khuân máy móc, chỉ chú trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều

Vô hình chung chúng ta đã đọc hiểu hộ học sinh từ lúc nào không hay Học sinhchỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại cảm xúc của thầy cô mà không có sự rungđộng của chính mình Các em có thể đọc rất hay, nói rất hay nhưng cái hay đókhông phải từ trái tim cũng như tấm lòng của các em Từ đó các em mất dầnkhả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính mình Như vậy các em sẽviết văn ngày càng yếu đi, lười suy nghĩ, không có khả năng khẳng định mình.Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng nhưtrong việc hình thành và phát triển nhân cách sau này

Chính vì vậy việc xác định lại vị trí và tìm ra biện pháp nâng cao khảnăng đọc hiểu văn học cho học sinh lớp 4 là việc làm hết sức cần thiết và quantrọng

Tôi được sự phân công của nhà trường giảng dạy lớp 4 năm học 2013-2014tôi đã áp dụng các biện pháp trên và thấy kết quả khá khả quan chính vì vậy tôi

đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài:

“ Nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4 qua phân môn Tập đọc”.

Áp dụng vào năm học 2013-2014

Trang 6

1.2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ

* Mục đích:

Giáo viên: Nâng cao nhận thức của bản thân về việc giảng dạy và bồidưỡng học sinh khả năng đọc hiểu Tìm ra các biện pháp khắc phục các tồn tại,khó khăn trong quá trình giảng dạy từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học chophù hợp với đối tượng học sinh

Học sinh : - Hình thành kĩ năng đọc hiểu văn học cho học sinh

- Phát triển tư duy sáng tạo

- Rèn các phẩm chất cần thiết như: chăm chỉ, yêu con người, có lòngnhân ái, giúp đỡ mọi người…

- Có phương pháp học tập sáng tạo, làm việc khoa học phù hợp vớimục đích học tập của mình

- Yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước qua các hình ảnh gầngũi trong các bài Tập đọc

1.3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc dạy đọc hiểu văn học ở phân mônTập đọc lớp 4

- Nghiên cứu kĩ các bài Tập đọc Lớp 4 chương trình SGK

- Đề xuất các biện pháp trong dạy Tập đọc để nâng cao khả năng đọc hiểu chohọc sinh lớp 4

- Xác định tính thực thi và hiệu quả của việc dạy đọc hiểu văn học qua các bàiTập đọc

1.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Qua phân môn Tập đọc lớp 4 Trường Tiểu học Yên Sơn-huyện Quốc Oai-HàNội

- Sử dụng các giờ học ngoại khoá trong suốt năm học

- Kết hợp với Thư viện trường, Tổng phụ trách,…

- Thời gian: Năm học 2013 – 2014

Trang 7

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, thu thập, phân tích; phương phápphân tích tổng hợp với các nội dung kiến thức của hoạt động dạy học; phươngpháp kiểm tra, rút kinh nghiệm

2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Văn học phản ánh cuộc sống của con người Trong tác phẩm văn họcthường phản ánh chân thực cuộc sống và khái quát giá trị cuộc sống Văn họcgiúp con người sống có ý thức hơn, hiểu nhau hơn và mạnh mẽ hơn Văn họcphản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú của con người Văn học hướng dẫncác em đến chân trời mới lạ, giúp các em khám phá được thế giới và tự hoànthiện chính mình về tâm hồn, trí tuệ và nhân cách Chính vì vậy mà khi nói vềvăn học một nhà văn có nói: “Văn học là nhân học”

- Đọc hiểu là một quá trình nhận biết những gì tinh tế nhất bằng nhữngrung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình Đọc hiểu là quá trìnhcảm nhận riêng rất riêng của mỗi con người

Đọc hiểu cần đến sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn để cảm nhận hết tư tưởng,tình cảm mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm Qua đó người đọc thấy được cái hay,hiểu được tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của nó

- Quá trình đọc hiểu văn học gồm các cấp độ khác nhau sau:

+ Cấp độ ngôn ngữ và đọc hiểu ngôn từ:

Văn bản ngôn từ gồm các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Ngườiđọc cần chú ý đến tả cảnh tả tình của tác giả, sắp xếp các âm thanh khác nhauthành vần, thành điệu, thành tiết tấu

Đọc hiểu phương diện từ vựng của tác phẩm cần chú ý đến nghĩa của từ,cái hay, cái đẹp của từ trong so sánh, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

Đọc hiểu trên phương diện cấu trúc câu: Cần chú ý đến các kiểu câu, nhấnmạnh ý, các từ ngữ gợi tả hình ảnh, nghĩa chuyển của từ có trong câu

+ Cấp độ hình tượng và đọc hiểu hình tượng:

Trang 8

Hình tượng là lớp đời sống toả sáng sau ngôn từ Con người đọc hiểu tácphẩm văn học qua các chi tiết xây dựng trên hình tượng bởi vì hình tượng là sựđan kết của các chi tiết tạo hình, tình tiết và sự kiện Muốn các chi tiết, tình tiếttrở thành hình tượng, người đọc phải có trí tưởng tượng , khả năng liên tưởng

để tái tạo trong tâm trí và hình tượng và đặc biệt cần đến vốn sống để giúp khảnăng liên tưởng , tưởng tượng có hiệu quả hơn

+ Cấp độ ý nghĩa của hình tượng và sự đọc hiểu ý nghĩa của hình tượng (ý nghĩa của tác phẩm)

Đọc hiểu chỉ sâu sắc khi đạt đến độ hiểu ý nghĩa hình tượng của tác phẩm

Ý nghĩa của tác phẩm có thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ của tác phẩm đồngthời còn có những ý nghĩa mà người đọc phải nghiên cứu kĩ tác phẩm mới pháthiện ra

+ Cấp độ tư tưởng của tác phẩm và sự đọc hiểu ý nghĩa của tư tưởng

Tư tưởng của tác phẩm là cấp độ cao hơn ý nghĩa, chính tư tưởng tác phẩm

là một nội lực mãnh liệt, là nhu cầu bức bách khiến nhà văn cầm bút Muốn đọchiểu được tư tưởng của tác phẩm cần dựa vào những lời nói trực tiếp của nhàvăn và nhân vật, có thể dựa vào lôgic của sự miêu tả và cảm hứng của tác giảtrong tác phẩm Đó chính là chân lí, cái thiện hay sự phê phán cái ác cái xấu xa

2.2 THỰC TRẠNG DẠY TẬP ĐỌC

* Thuận lợi

Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyênđược bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề,tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt…

Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy vớihọc sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra Nắm bắt phương phápgiảng dạy và vận dụng sáng tạo

Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng phương tiệncông nghệ thông tin để giúp học sinh hứng thú học tập trước phương pháp mới

Trang 9

Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: Sách giáokhoa, tư liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, hình ảnh, thông tin, bài giảngtham khảo…từ mạng Internet.

Trẻ em ngay từ tuổi thơ đã sớm tiếp xúc với văn chương qua tiếng mẹ đẻ.Thực tế những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích hấp dẫn, những bài đồngdao, những câu chuyện thần thoại mà các em được nghe kể đã tạo tiền đề tựnhiên để giúp trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp, cái nhân văn của từng tácphẩm Đó chính là tiền đề để giúp trẻ cảm nhận tốt hơn các tác phẩm vănchương sau này

* Khó khăn:

Do khả năng đọc hiểu văn học của giáo viên chưa đồng đều, khả năng tiếpthu và vận dụng các phương pháp dạy học mới chưa triệt để nên trong tiết dạyTập đọc đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc, thực hiện theo các bước lênlớp, đúng quy trình mà chưa đi sâu vào phần tìm hiểu nội dung, khai thác ý đồnghệ thuật của tác giả (mặc dù chỉ là đơn giản) Một số giáo viên lại giảng quá

kĩ các từ khó, xem nhẹ phần luyện đọc nên giờ Tập đọc lại trở thành giờ Luyện

từ Trong các giờ Tập đọc giáo viên thường hay gọi những học sinh đọc tốt thamgia đọc bài mà ít chú trọng đến những học sinh trung bình, nhút nhát nên giờhọc đôi khi trở thành hình thức

Một số học sinh chưa thích đọc các tác phẩm văn học Lí do có thể là do tácphẩm văn học đó chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với lứa tuổi hay không có thờigian để đọc Cũng có thể là các em đó chưa hiểu những điều tác giả viết hoặc cóthể những tác phẩm đó viết những điều không có thật mà em nhận thấy là khôngtưởng…

Trang 10

Văn học đã để lại cho các em những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc Vănhọc đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tâm hồn các em Hầu hếtcác em đều khẳng định: Văn học giúp các em hiểu biết nhiều điều trong cuộcsống xã hội, giúp các em hiểu biết thêm về mọi sự vật hiện tượng và thế giớiquan xung quanh ta.

Hầu hết học sinh có hứng thú khi đọc các tác phẩm có trong sách giáo khoaTiếng Việt 4, Số ít học sinh không thích đọc là do khả năng đọc của học sinhcòn hạn chế

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn đó làphổ cập kiến thức Tiếng Việt qua các phân môn để rèn luyện 4 kĩ năng: nghe,đọc, nói, viết cho học sinh Phân môn Tập đọc tích hợp việc dạy văn với việcdạy tiếng có nhiều ưu điểm nổi bật :

- Đưa văn bản có giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung với nhiều thể loại khácnhau: văn, thơ, truyện, kịch… Như: “ Truyện cổ nước mình”( thể loại thơ-TV4/1), “Đôi giày ba ta màu xanh”(văn) TV4/1, “ Ở vương quốc tương lai”( kịch)- TV4/1, “Một người chính trực” ( Truỵên lịch sử)- TV4/1, “ Thư thămbạn” -TV4/T1- thể loại văn viết thư …

- Sách đề cập đến nhiều mặt phong phú của cuộc sống con người phù hợp vớilứa tuổi học sinh, có tác dụng giáo dục nhân cách, đạo đức và thẩm mĩ… chotrẻ

Trang 11

b Hạn chế: Hiệu quả đọc hiểu bài đọc của học sinh phụ thuộc rất nhiều

vào sự hướng dẫn, gợi mở của người thầy Các tác phẩm văn học ấy sẽ càng cótác dụng cao hơn nếu người đọc đọc hiểu được các bài đọc tốt nhất Vì vậy,người giáo viên cần trau dồi khả năng đọc hiểu văn của chính mình để đưa ranhững biện pháp hữu hiệu giúp học sinh đọc hiểu tốt nhất tác phẩm văn học.Ngoài ra giáo viên cũng cần chú ý đến những đối tượng học sinh chưa hứng thúvới môn học này, bằng cách gợi mở nhẹ nhàng, hướng dẫn các em từng bước từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để các em không căng thẳng mà dần dầnsay mê với môn học Đó là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em họctốt môn học này

2.2.2 NGUYÊN NHÂN, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của một số giáo viên còn

ít, có giáo viên còn ngại dạy thiết kế bài dạy và dạy trên máy chiếu Cơ sở vậtchất chưa đáp ứng được nhu cầu, số máy chiếu ít, máy tính cá nhân còn ít do đónhiều giáo viên chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cho thao giảng, dự giờ cònthường ngày vẫn dạy theo kiểu truyền thống Điều này chưa thật sự phát huy hếtkhả năng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy

Đa phần học sinh tiếp thu chưa đầy đủ những nội dung giáo viên truyềnđạt, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Một số học sinhrất tích cực học tập còn một số em chưa chú ý, còn làm việc riêng, khả năng tiếpthu bài học không đồng đều và nắm nội dung bài chưa sâu Các câu trả lời củahọc sinh còn phụ thuộc nhiều vào nội dung câu văn trong bài mà chưa biết cáchchọn ý trả lời hoặc chưa biết biến câu của tác giả thành câu nói của mình Nhữngđiều nêu trên làm cho học sinh chưa cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của bàihọc

Trang 12

2.3.1 MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

Mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và pháttriển ở học sinh các kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết để học tập và giao tiếp Cụ thểđối với lớp 4 ngoài kĩ năng đọc còn có yêu cầu về tìm hiểu nội dung bài đó là:Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của một số bài văn, bài thơ, đoạn kịch của ViệtNam và thế giới Nhận biết được các câu văn, hình ảnh, chi tiết có giá trị nghệthuật trong các bài văn, bài thơ, màn kịch đã học”

Đọc thành tiếng để củng cố kĩ năng đọc đúng: giáo viên nghe học sinhđọc sau đó nhận xét, gợi ý và hướng dẫn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ, tốc độđọc giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn Đọc thành tiếng để luyện học sinhđọc hay (đọc diễn cảm): Giáo viên căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản đểdẫn dắt, gợi ý học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện bằng giọng đọc, bước đầu ýthức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất

Việc yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ nào và việc hướng dẫn luyện đọcdiễn cảm như thế nào để phát huy tính tính tích cực và sáng tạo cuả học sinh làmột vấn đề mà tôi rất quan tâm trong giờ Tập đọc Một trong những biện pháphiệu quả là để bồi dưỡng đọc hiểu là đọc diễn cảm có sáng tạo Giúp trẻ nâng

Trang 13

cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá cái hay, cái đẹpcủa văn chương.

Muốn dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người họcgiáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằmmục đích:

- Huy động khả năng của từng học sinh để khám phá, tìm tòi ra nội dungcủa bài Tập đọc

- Tạo điều kiện và có phương tiện để học sinh phát hiện ra các tình huống

và có cách giải quyết các tình huống đó theo hướng tích cực

- Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tạo cho các em có niềm tin, hứngthú và sự say mê trong học tập

Mục đích của việc dạy Tập đọc ở Tiểu học là dạy Tiếng Việt kết hợp vớidạy văn Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, phân môn Tập đọc

có vị trí quan trọng hàng đầu Dạy tốt phân môn này là đáp ứng một trong 4 kĩnăng sử dụng Tiếng Việt là kĩ năng đọc Trước tiên Tập đọc là rèn kĩ năng đọcđúng sau đó là đọc nhanh và đọc diễn cảm Nhờ đó học sinh sẽ có những hiểubiết về văn học, ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu những văn bản học sinh sẽ đọcđúng và diễn cảm

- Với mục đích của phân môn Tập đọc: dạy đọc hiểu, giúp học sinh đọchiểu tốt văn học và hiểu ngôn ngữ của văn chương Đọc hiểu được bài văn cótác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho học sinh, đồng thời phát huytính sáng tạo và khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá

và trừu tượng hoá cho học sinh

Chương trình Tập đọc ở Tiểu học và nhất là ở lớp 4, các bài văn đưa vàotrong chương trình đều được lựa chọn, có nội dung hay cả về nội dung và nghệthuật và có tính giáo dục sâu sắc đối với học sinh Đặc biệt, đối với những bàivăn miêu tả có rất nhiều những hình ảnh đẹp, âm thanh sinh động và cả màu sắctươi sáng giúp học sinh cảm nhận Trên nền ngôn ngữ ấy , học sinh có thể tưởng

Trang 14

tượng ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, từ đó giáo dục học sinhyêu đất nước, yêu quê hương và yêu con người.

2.3.2 NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN

Biện pháp 1: Nắm vững mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu lớp 4

a Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài là yêu cầu đầu tiên với người đọc.Sách Tiếng Việt 4 bước đầu hướng dẫn học sinh hiểu cách cảm nhận nghĩa cuảcác từ ngữ trong văn cảnh cụ thể của bài

Ví dụ: Câu hỏi: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? - Trongbài “Ông Trạng thả diều”- TV4/1 Học sinh cần dựa vào những điều đã được nóiđến trong bài để nêu được vì cậu bé Hiền là một cậu bé thông minh, ham họchỏi, có ý chí vượt khó, đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, cái tuổi mà trẻ em vẫnham thả diều, đá bóng Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên nhưng vẫn thích thả diều

vì thế mà được gọi là “Ông Trạng thả diều”

Ở những bài Tập đọc thuộc văn bản nghệ thuật, việc hiểu ý nghĩa một số

từ ngữ có giá trị nghệ thuật là yêu cầu rất quan trọng Ở nhiều bài, nhà văn, nhàthơ đã rất tinh tế trong cách sáng tác Vì vậy giáo viên phải có biện pháp giúphọc sinh huy động vốn hiểu biết của mình để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức

Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ýnghĩa khác nhau

Trang 15

- Trong câu “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”, hình ảnh “mặt trời” gợicho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm áp giúp cho cây bắp lớnlên hạt bắp thêm chắc mẩy Vì vậy, có thể nói là “mặt trời của bắp”

- Trong câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”, hình ảnh “mặt trời” gợicho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ Em bé được

mẹ che chở bằng tình yêu thương Em bé là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ củangười mẹ Vì vậy, có thể nói: em là “mặt trời của mẹ”

Trong câu thơ cuối, “mặt trời” được dùng với phép ẩn dụ (so sánh ngầm).Những yêu cầu như bài học này sẽ để lại trong học sinh ấn tượng về nghệthuật dùng từ độc đáo của nhà văn, từ đó biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻđẹp của ngôn từ cùng như sự sáng tạo của nhà văn

* Trong một số tác phẩm văn học vốn hàm xúc và có nhiều tầng ý nghĩa.Việc đọc hiểu văn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý ẩn sâutrong câu, chữ, hình ảnh, hình tượng của tác phẩm Đối với học sinh Tiểu học,yêu cầu này là tương đối khó đối với các em Tuy nhiên một bài Tập đọc, trongngữ cảnh thuận lợi sách giáo khoa vẫn đưa ra những câu hỏi yêu cầu tìm hàm ýcủa câu văn, câu thơ

Ví dụ: Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy (TV4/1) có đoạn

Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêngLuỹ thành từ đó mà nên hỡi người

-Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng cách nói nhân hoá để nói về nhữngphẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết Nhân hoá ở đây nghĩa là gáncho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; taytre ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bênnhau…

- Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sinh động Những cây tre nhưnhững sinh thể mang hồn người

Trang 16

Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được nhữngphẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp,những truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Như vậy việc hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý của lời nói một cáchhợp lí đảm bảo tính vừa sức của sách Tiếng Việt 4 và giúp học sinh làm quenvới kĩ năng đọc hiểu , khám phá những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm văn họclàm tiền đề cho học sinh học tiếp lên các lớp học trên

b Cảm nhận hình ảnh, tái hiện hình ảnh

Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh SáchTiếng Việt 4 dạy cho các em biết cảm nhận hình ảnh trong các tác phẩm văn họcnhưng không yêu cầu các em phải nêu rõ thế nào là hình ảnh? Các câu hỏi đưa

ra cho học sinh thường đã hàm chứa gợi ý để các em có thể tự cảm nhận đượccác hình ảnh trong bài học

Ví dụ: Trong bài “ Bè xuôi sông La”, TV4/2 nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

Hãy cho biết: Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của dòng sông La Quađoạn thơ, em thấy dược tình cảm của tác giả với dòng sông quê hương như thếnào?

Giáo viên hướng dẫn để học sinh thấy: Nước sông La “Trong veo như ánhmắt”: ý nói nước sông rất trong như ánh mắt trong trẻo và chứa chan tình cảmcủa con người

- Bờ tre xanh mát bên sông “Mươn mướt đôi hàng mi”: ý nói bờ tre rất đẹp,đẹp như hàng mi “mươn mướt” (bóng láng và mỡ màng, nhìn thấy thích mắt)trên đôi mắt của con người

Qua đoạn thơ ta thấy được tình cảm yêu thương tha thiết và gắn bó sâunặng của tác giả đối với dòng sông quê hương

Trang 17

Với các câu hỏi dạng như trên, qua nhiều bài Tập đọc, học sinh dần dần tựnhận biết được những hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ Từ đó trí tưởngtượng của các em sẽ được phát huy, khả năng hiểu hình tượng văn học dần hìnhthành và phát triển.

- Để hướng dẫn học sinh cảm nhận được những hình ảnh nghệ thuật, TV4

đã đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau tạo hứng thú, tìm tòi và khám phá của học sinh

Ví dụ: * Trong bài tập đọc “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận TV4- tập 2,câu hỏi 3 như sau: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển

* Trong bài tập đọc “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” củaNguyễn Khoa Điềm- TV4 - tập 2 có các câu hỏi:

- Em hiểu thế nào là: “ Những em bé lớn trên lưng mẹ”

- Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng củangười mẹ đối với con

- Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?

Giáo viên cần gợi ý hoặc tách nhỏ yêu cầu của câu hỏi để học sinh dễ trả lời Cóthể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn hoặc nhóm lớn, sau đó đạidiện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung thêm Học sinh cần đưa ra đượccác ý:

- Câu nói “ những em bé lớn trên lưng mẹ” : Nói đến những người phụ

nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng địu con trên lưng Những em bé ấy cả những lúcngủ hay lúc thức chơi cũng nằm trên lưng mẹ Người mẹ lấy bờ vai gầy làm gối,vừa làm việc lưng vừa đung đưa như đưa nôi, hát thành lời bằng trái tim yêuthương của người mẹ những bài hát để ru con ngủ hết ngày này sang ngày khác

và em đã lớn lên trên lưng của mẹ

- Những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương của người mẹ đối với con:Lưng đưa nôi và tim hát thành lời, mẹ thương A-kay, mặt trời của mẹ em nằmtrên lưng Hình ảnh nói lên niềm hi vọng của người mẹ đối với con: Mai sau conlớn vung chày lún sân

Trang 18

- Cái đẹp thể hiện trong bài thơ là thể hiện được lòng yêu nước thiết tha

và tình thương con của mẹ

Thực tế trong quá trình dạy học, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trongviệc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận các hình ảnh trong bài văn, bài thơ,trong các tác phẩm mà các em được học

* Một số bài tập yêu cầu học sinh tái hiện hình ảnh, cảnh vật mà các em hìnhdung và cảm nhận được Với yêu cầu này học sinh trở thành người “ Đồng sángtạo” Các em chỉ có thể thực hiện tốt yêu cầu này khi khi hiểu được hình ảnhnghệ thuật Các em phải miêu tả lại bằng lời của chính mình Lời miêu tả củacác em có bóng dáng của hình ảnh, cảnh vật được miêu tả trong bài học

Ví dụ: Trong bài “ Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa - TV 4/1

Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?

Lá trần khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayCánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm hôm

Với câu hỏi này có thể học sinh không trả lời được ngay Tôi sẽ gợi ý : Emhãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ nhưthế nào? (lá trầu tươi để mẹ ăn trầu, Truyện kiều sẽ mở để mẹ đọc, mẹ sẽ raruộng vườn đề làm việc,…) từ đó học sinh sẽ có tìm được nội dung của đoạn thơ

- Những câu thơ trên gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, TruyệnKiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm Lá trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ

ốm không ăn được Lúc khỏe mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trangsách đã gấp lại, rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom Cánh mànkhép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm

Tái hiện lại hình ảnh, cảnh vật mà các em hình dung và cảm nhận đượckhi đọc bài là cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh,đánh giá khả năng diễn đạt của học sinh đồng thời cũng là một cách để rèn chohọc sinh kĩ năng sắp xếp dàn ý cho bài văn

Trang 19

c Nhận xét về nhân vật, về chi tiết nhân vật, biện pháp nghệ thuật.

Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệthuật… là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa người học trong quá trình đọc hiểu và học tập Thông qua đó học sinh biếtbộc lộ cảm xúc, cách nghĩ của mình trước những vấn đề của cuộc sống Trongnhiều bài tập đọc: học sinh được khuyến khích phát biểu nhận xét riêng củamình về nhân vật (cử chỉ, lời nói, hành động, phẩm chất…), về các biện phápnghệ thuật làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm

d Nhận biết về tư tưởng, tình cảm của tác giả

Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc.Người đọc cần phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự thấu hiểu tácphẩm Sách Tiếng Việt 4 đã chú ý tới việc luyện cho hoc sinh biết chia sẻ cảmxúc, tâm tình với tác giả và ý thức tìm hiểu khám phá những điều tác giả gửigắm trong tác phẩm Nhiều câu hỏi của bài Tập đọc yêu cầu học sinh bộc lộ cảmnhận của mình về tâm trạng, cảm xúc, thái độ, nỗi lòng của nhà văn, nhà thơ

Ví dụ:

+ Theo em tác giả viết bài thơ này để làm gì?

a Kể chuyện Cáo gian ác mắc mưu Gà Trống

b Kể chuyện gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía

Trang 20

c Khuyên người ta đừng vội tin những lời nói ngọt ngào.

( Gà Trống và Cáo- TV4- Tập 1)

+ Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầuđến lớp? Tại sao tác giả lại chọn cách như vậy? (Đôi giày ba ta màu xanh-TV4/1)

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước nhưthế nào? (Trăng ơi từ đâu đến- TV4/2)

+ Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thếnào? (Đường đi Sa Pa - TV4/2)

Qua những câu hỏi như trên, sách giáo khoa đã bước đầu hình thành ởhọc sinh năng lực đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm, những tâm sự của tácgiả nói riêng và của mọi người xung quanh các em nói chung

e Hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

Sự tồn tại cuả mỗi tác phẩm trong cuộc đời bao giờ cũng mang một ýnghĩa riêng, giá trị riêng Yêu cầu học sinh tìm hiểu được ý nghĩa, giá trị của tácphẩm được học là muốn từng bước rèn cho các em khả năng khái quát hoá vănbản học tập, đây là một thao tác tư duy rất cần thiết với mỗi người trong quátrình học tập và trong cuộc sống Với học sinh lớp 4, chương trình sách giáokhoa đưa ra những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ,chỉ yêu cầu học sinh trả lời ở mức đơn giản, phù hợp với nội dung bài học

Ví dụ:

- Nêu ý nghĩa của bài thơ ? (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính- TV4/2)

- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?( Hơn mộtnghìn ngày vòng quanh trái đất- TV 4- tập 2)

Với những câu hỏi tìm hiểu như trên, Sánh giáo khoa TV4 đã chuẩn bịcho học sinh một kiến thức vững vàng, tự tin để học tiếp lên các lớp trên Nhiềubài đọc có giá trị thẩm mĩ cao sẽ theo các em suốt tuổi học đường, góp phầnhình thành cho các em hứng thú học tập, lòng say mê tìm hiểu thế giới xungquanh qua các tác phẩm văn học

Trang 21

Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ Tập đọc

(Học sinh tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm)

a Đọc thành tiếng:

- Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễncảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ quagiọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài trong bài văn, đoạn kịch haybài thơ Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhânhọc sinh Chính vì vậy giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, khôngnên áp đặt một cách đọc khuôn mẫu

Giáo viên tổ chức luyện đọc thành tiếng qua nhiều hình thức: Đọc cánhân( đọc riêng lẻ, đọc nối tiếp từng câu, đoạn,…); đọc đồng thanh khi cần thiếttrong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu đọc của đoạn văn, bài thơ;giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn văn, bài thơ cần đọc thuộc Thay đổi hoạtđộng trong giờ học, tạo không khí hào hứng cho lớp học Tổ chức cho học sinhđọc phân vai( phối hợp nhiều học sinh đọc và mỗi học sinh diễn tả được mộttrạng thái tâm lí của một nhân vật…)

b Đọc thầm

Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao: nắm bắt đúng, đủ thông tin

cơ bản, đọc hiểu tốt nghệ thuật trong thời gian ngắn Đây là mục đích yêu cầu cơbản của hoạt động đọc nói đúng Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra(trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn) Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thểcho học sinh nhằm định hướng trong việc đọc hiểu( đọc đoạn văn hay khổ thơnào), đọc để biết hay để hiểu họăc là để trả lời trước lớp) Từng bước hình thànhthói quen đọc thầm cho học sinh, tập trung chú ý khi đọc thầm để thu hút thôngtin một cách đầy đủ và cảm nhận được văn bản

Đọc thầm (đọc lướt) để nắm nội dung, tóm tắt nội dung, ý chính, chọn ýcho phù hợp… Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đếnkhó cho học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh( để phát hiện những

từ ngữ được lặp lại, gợi tả, nhân hoá,…) Đọc thầm để tìn hiểu nội dung của

Ngày đăng: 25/12/2014, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w