0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Mối liên hệ giữa giải pháp và biện pháp

Một phần của tài liệu SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC (Trang 33 -33 )

2. NỘI DUNG ĐỀ TÀ

2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp và biện pháp

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá nhằm hỗ trợ việc học phân môn Tập đọc

a. Tổ chức cho học sinh đọc truyện, xem tư liệu,…

Đọc là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Qua sách vở vốn sống của trẻ cũng được nâng lên vì các kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu khoa học, văn học, kinh tế cũng như tâm tư tình cảm của các thế hệ đi trước hay hiện thực phần lớn đều được phản ánh trên các trang sách. Đọc nhiều sẽ tăng khả năng tiếp nhận lên nhiều, từ đây các em tìm hiểu và đánh giá được cuộc sống, thực hiện mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Đối với học sinh đa số ham đọc sách và nhất là truyện. Chính vì vậy mà tạo điều kiện cho các em đọc truyện vừa thoả mãn được nhu cầu đọc của các em, vừa giúp các em có thêm kiến thức, hiểu biết phục vụ cho các bài học .

Ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn cho các em cách lựa chọn và đọc sách trong thư viện nhà trường. (1tiết/tuần). Ngoài ra còn có thể cho các em mượn mang về nhà đọc, sau cuối mỗi tuần đem đến để cho bạn khác mượn

- Trong các giờ đọc truyện ở thư viện, tôi đến cùng học sinh, hướng các em tìm các tác phẩm văn học nổi tiếng để đọc. Tôi thường giới thiệu qua nội dung câu chuyện để gây hứng thú cho học sinh đọc.

b. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: tham quan, du lịch

Các hoạt động ngoại khóa như: nghe nói chuyện về các nhà thơ, nhà văn, về các anh hùng liệt sĩ; tổ chức ngâm thơ, đọc thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, sưu tầm văn học, thi đóng trò chơi trong phân môn Tiếng Việt…Từ đó vốn sống của trẻ cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp.

Không phải ai sinh ra là đã có tâm hồn nhà thơ mà trong cuộc sống đã sản sinh ra các nhà thơ. Tất nhiên với học sinh Tiểu học, tôi không tham vọng để các em trở thành nhà thơ, nhà văn mà tôi muốn qua thực tế các em hiểu thêm về hoàn cảnh cũng như điều kiện mà các phẩm văn, thơ ấy được ra đời.

Ví dụ: Trong đợt 22 - 12, Đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh của nhà trường có tổ chức hoạt động: Chúng em tập làm chiến sĩ. Tổ chức cho các em nghe giới thiệu về truyền thống của quân đội và đi tham quan thao trường, đội xe vận tải, xe tăng chiến đấu. Qua đây tôi cũng giới thiệu cho các em biết những chiếc xe ô tô tải đã từng tham gia chiến đấu mà các em được học qua bài thơ: “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính”, ... thao trường nơi các chú luyện tập có các giao thông hào, các ụ súng,...các em sẽ hiểu hơn khi học bài: Ga- vrốt ngoài chiến lũy,...

Đây là một trong những biện pháp không sử dụng trực tiếp trong các giờ học nhưng chúng mang lại một hiệu quả rất lớn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh.

Qua thực tế giảng dạy kết hợp những điều học hỏi, tham khảo từ đồng nghiệp, tôi đã đưa ra đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4khi học môn Tập đọc” giúp cho quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu SKKN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC (Trang 33 -33 )

×