2. NỘI DUNG ĐỀ TÀ
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Việc xác định rõ được mục tiêu giờ dạy sẽ giúp cho người giáo viên định hướng được việc dạy của mình đó là: Dạy cái gì? Dạy để làm gì? Dạy cho ai?.
- Việc tìm hiểu nội dung của bài qua tác phẩm văn chương đều phải đạt đến cấp độ cảm nhận được những điều tác giả muốn bộc lộ. Đích cuối cùng của việc dạy đọc hiểu văn học trong giờ Tập đọc là cảm nhận được tình cảm của tác giả và tình cảm của bản thân thông qua tác phẩm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả giờ dạy, giáo viên cần xác định được mục đích đọc hiểu của bài, từ đó xây dựng nội dung bài dạy cũng như hệ thống câu hỏi phù hợp để giải quyết mục đích ấy. Ví dụ: Với bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- TV4/2, mục đích đọc hiểu qua bài này là:
- Hiểu được thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”
- Những công việc của người mẹ dân tộc Tà-ôi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược .
- Thấy được tình yêu thương và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với con cái.
- Nhận thấy được cái đẹp thể hiện trong bài thơ.
(Nội dung của bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước).
* Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài kết hợp với luyện đọc:
- Việc tìm hiểu nội dung bài học qua tác phẩm văn chương đều phải đạt đến cấp độ cảm nhận được những điều tác giả muốn bộc lộ. Đó có thể là tâm sự về cuộc sống, về con người hay một quan niện sống trong xã hội... Nhờ hiểu nội dung bài đọc mà học sinh sẽ đọc tốt hơn và có thể đọc diễn cảm bài đọc. Để đạt được mục tiêu đọc diễn cảm chúng ta cũng cần bám chắc vào từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản học sinh mới hiểu được bài.
- Hệ thống câu hỏi phải gắn gọn, cô đọng, hàm súc, câu hỏi gợi mở và có tác dụng định hướng cho học sinh đọc hiểu, hiểu được ý nghĩa của văn bản. Câu
hỏi đưa ra không chỉ giới hạn trong kiến thức bài đọc mà cần phải có những câu hỏi phát triển, kích thích sự tìm tòi cái mới. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa nếu chưa phù hợp thì giáo viên có thể nghiên cứu điều chỉnh, thay đổi sao cho đạt hiệu quả cao trong việc tìm hiểu bài và đọc hiểu tác phẩm. Điều đó phụ thuộc vào tâm huyết của người giáo viên.
Giáo viên có thể linh hoạt trong việc sử dụng câu hỏi tìm hiểu bài. Có thể cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà, có câu hỏi có thể lồng ghép vào trong quá trình giảng từ khó, có những câu hỏi sử dụng sau khi học xong bài để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh. Các câu hỏi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của trẻ. Tránh các câu hỏi quá khó, các câu hỏi buộc học sinh phải trả lời có hay không hoặc các câu hỏi có sức liên tưởng quá lớn, trừu tượng quá...
Tóm lại: Giáo viên cần chọn câu hỏi thích hợp, cụ thể hoá, bám sát nội dung, chủ đề của bài. Đảm bảo thời gian quy định và định hướng trả lời đúng trọng tâm bài học. Hệ thống câu hỏi luôn được tiến hành song song với khâu đọc văn bản. Đọc hiểu tốt để đọc tốt bài và ngược lại đọc tốt bài sẽ đọc hiểu tốt văn bản.
Ví dụ: Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của Tô Hoài - TV4 tập 1
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong các danh hiệu sau đây:
- Tráng sĩ - Chiến sĩ - Hiệp sĩ - Dũng sĩ - Võ sĩ - Anh hùng.
Học sinh đưa ra các ý kiến của mình sau đó giáo viên có thể giải thích
nghĩa các từ gần nghĩa đó và khẳng định các ý kiến của học sinh đưa ra như trên đều không sai nhưng ta cần lựa chọn phương án nào hay nhất và phù hợp nhất.
* Luyện tập
- Giáo viên cần luyện cho mình thói quen luyện đọc các bài đọc nhiều lần trước khi giảng dạy (ở phần chuẩn bị).
- Tự mình luyện đọc trong giờ dạy, có thể học tập cách đọc sáng tạo của một số học sinh có năng khiếu trong lớp.
- Qua mỗi tác phẩm, bài đọc, giáo viên tự bộc lộ cảm xúc của mình bằng các bài viết để có thể làm bài tham khảo hoặc bài mẫu cho học sinh.
- Luyện tập cho học sinh viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc mỗi bài tập đọc bằng các giờ trống, vào các buổi bồi dưỡng học sinh khá giỏi...Lúc đầu có thể học sinh chỉ đưa ra gọi là ý nghĩa hoặc nội dung của bài theo các câu hỏi gợi ý. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh gắn kết lại thành đoạn văn và viết thêm các phần mở bài, kết bài trở thành một bài văn hoàn chỉnh có nội dung đọc hiểu.