Đề tài đưa ra giải pháp mới: Thu thập thông tin chứng nhân lịch sử, hình ảnh trực quan về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh trong tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, thiết kế
Trang 1BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:“Giúp học sinh hứng thú học lịch sử qua tieát dạy lịch sử địa phương
lớp 8 về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh”.
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Liễu
Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu
1 Lí do chọn đề tài:
Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua tiết dạy lòch Sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh Trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước
Do thời gian và nội dung dạy lịch sử Tây Ninh khá ít, cần mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học lịch sử địa phương
2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng:
Nghiên cứu việc giúp học sinh học tốt lịch sử từ truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh qua dạy lịch sử địa phương lớp 8 bằng tài liệu minh chứng thiết thực, hình ảnh trực quan, chứng nhân lịch sử,…qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước của nhân dân Tây Ninh
* Phương pháp:
Tham khảo, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh ở các sách, báo, trên mạng Internet
Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh
Kiểm tra quá trình thực hiện: Đối chiếu kết quả, so sánh
3 Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Thu thập thông tin chứng nhân lịch sử, hình ảnh trực quan về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh trong tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, thiết kế các hoạt động học tập tích cực nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học lịch sử địa phương, qua đó giúp các em yêu thích bộ môn, thúc đẩy động cơ học tập tốt hơn đối với môn lịch sử
4 Hiệu quả áp dụng:
Tiết học lịch sử địa phương sống động, học sinh hứng thú học tập môn lịch sử hơn Học sinh tích cực chủ động trong lĩnh hội kiến thức lịch sử địa phương Tây Ninh về truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh nhà Qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của ông cha ta
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục môn lịch sử nói riêng
5 Phạm vi áp dụng:
Giải pháp được áp dụng giảng dạy môn lịch sự địa phương lớp 8, lịch sử địa phương các khối lớp Trường Trung học cơ sở Bàu Năng và phổ biến đến một số trường Trung học
cơ sở trong địa bàn huyện, tỉnh nhà
Dương Minh Châu, ngày 20 tháng 03 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thuý Liễu
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
- Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hĩa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ là việc làm đã và đang được chú trọng Chính vì thế việc đưa truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh vào giảng lịch sử địa phương cho học sinh là việc làm nhiều ý nghĩa, gĩp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương - cội nguồn của lịng yêu nước
- Dạy học tốt nội dung lịch sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh là một việc làm cĩ ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh về tình cảm và trách nhiệm đối với quê hương đất nước Là hoạt động thiết thực nhằm đảm bảo nguyên tắc học đi đơi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội Đồng thời gĩp phần rèn luyện kỹ năng quan sát cuộc sống sinh động xung quanh, tập dượt kỹ năng sống biết tìm tịi nghiên cứu, quan tâm những hoạt động của xã hội Qua đĩ giáo dục tình cảm yêu thương, tự hào đối với quê hương Tây Ninh, cĩ thái độ trân trọng những giá trị vật chất và tinh thần mà ơng cha ta đã để lại
- Thơng qua lịch sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh, giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất, con người, những di tích lịch sử văn hố nổi tiếng của Tây Ninh, giúp học sinh cĩ sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử Từ đĩ các em cĩ thể dễ dàng lĩnh hội kiến thức, hình thành các khái niệm lịch sử
- Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đĩ mà gợi ở các em niềm tự hào, lịng biết ơn,… cổ vũ các em nâng cao ý thức, rèn đức, rèn tài gĩp phần xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống Tây Ninh anh dũng, kiên cường
- Hơn nữa, qua giảng dạy nhiều năm, tơi nhận thấy trong giảng dạy lịch sử địa phương
về thời gian rất ít, nội dung chương trình chưa đầy đủ các thời kỳ để học sinh cảm nhận hết những truyền thống đầy tự hào của nhân dân Tây Ninh, giáo viên khi dạy lịch sử địa phương cịn nhiều khĩ khăn trong mở rộng kiến thức, cách truyền đạt thơng tin, mà lịch
sử về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây rất phong phú, rất hào hùng, qua các sự kiện, hiện tượng, nhân vật điển hình của lịch sử dân tộc, thể hiện mối quan hệ mật thiết với lịch sử dân tộc là cơ sở để học sinh nhận thức sâu sắc bước phát triển chung lịch sử dân tộc song vẫn ghi đậm những dấu ấn đặc thù của địa phương Do đĩ các em cần được học lịch sử về truyền thống của nhân dân Tây Ninh một cách đầy đủ, linh hoạt và hấp dẫn hơn nhằm tạo được hứng thú học tập đối với bộ mơn lịch sử, qua đĩ gĩp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Xuất phát từ những nhận thức trên tơi đã chọn đề tài:“Giúp học sinh hứng thú học
lịch sử qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8 về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh ”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lịch sử địa phương lớp 8 về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh nhằm mở rộng vốn kiến thức về sử địa phương cho học sinh, để tiết dạy lịch sử địa phương thêm phong phú, đa dạng và đầy hấp dẫn gây được hứng thú học tập bộ mơn đối với học sinh, giúp các em học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử địa phương, yêu thích bộ mơn Gĩp phần phát triển tư duy tồn diện ở học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn lịch sử 8
Trang 33 Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp giúp học sinh lớp 8A1 hứng thú học lịch sử qua tiết dạy lịch sử địa
phưong về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh Nghiên cứu việc thu thập mở rộng thông tin, thiết kế hoạt động trong tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8
- Lớp nghiên cứu: Lớp 8A1
- Lớp đối chứng: Lớp 8A3
* Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện, thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu đề tài qua tiết dạy lịch sử địa phương Tây ninh ở lớp 8A1 Trường THCS Bàu Năng năm học
2010 – 2011 để các em có sự hiểu biết rộng, đầy đủ hơn về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh và cũng để tiết học lịch sử địa phương thật sinh động
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Dự giờ, học hỏi trao đổi các đồng nghiệp
- Điều tra, đàm thoại, tìm hiểu thực trạng học sinh
- Kiểm tra đối chiếu, so sánh, điều chỉnh bổ sung
- Thiết kế thang đo thái độ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả giữa lớp áp dụng giải pháp với lớp không áp dụng giải pháp
5 Giả thuyết khoa học:
Môn học lịch sử tại trường trung học cơ sở nếu không tạo được hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu môn học này, giáo viên chỉ ngồi bất động “thuyết trình” những lý thuyết khô cứng, trừu tượng Điều này dẫn đến nhiều học sinh biết rất ít về truyền thống lịch sử ông cha ta, hay nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau, chóng quên đi những sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, học sinh sẽ chán học môn này, chỉ học qua loa, chiếu lệ, lịch sử dân tộc dần dần bị lãng quên, mai một đi
Ngược lại, qua các tiết dạy lịch sử địa phương sinh động, gây hứng thú học tập ở học sinh, làm cho học sinh thấy nét đặc biệt sử địa phương có rất nhiều lợi ích, không khô khan Nếu biết tìm hiểu kiến thức về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh ta qua tiết học lịch sử địa phương mà giáo viên cung cấp học sinh sẽ thấy môn học đầy hấp dẫn, sống động và thiết thực cho cuộc sống
Trang 4
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Các văn bản chỉ đạo:
- Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục
đã chỉ rõ, phải “ lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ đất nước ”
- Thực hiện theo tinh thần công văn 824 và công văn 841/ SGD- ĐT-GDTrH về việc thực hiện nội dung, chương trình dạy lịch sử địa phương Tây ninh theo từng khối lớp
- Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh”
1.2 Các quan niệm khác về giáo dục:
*Đặc điểm của dạy học môn lịch sử:
Lịch sử là một một môn khoa học xã hội quan trọng trong nhà trường, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ chính vì thế nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai Trong việc khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, nội dung truyền đạt và phương pháp của giáo viên là yếu tố hết sức cần thiết
Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai
* Quan niệm về dạy lịch sử địa phương:
- Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc, làm phong phú, sáng tỏ thêm cho lịch sử dân tộc Việc giảng dạy lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc và thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương trong nước, giữa địa phương với cả nước mà quan trọng hơn là góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương
- Nội dung lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy lịch sử ở nhà trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử vì “Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”
* Về sự hứng thú học tập ở học sinh:
Hứng thú học tập là điều mà bất kỳ học sinh nào khi muốn học tốt cũng cần phải đạt được ở các môn học Nâng cao hứng thú học tập là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem đến cho học sinh trước khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích Có như thế học sinh mới tích cức chủ động tìm hiểu khám phá những kiến thức mới, đúng như tinh thần của đổi mới phương pháp hiện nay
Trang 52 Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thực trạng việc dạy lịch sử địa phương Tây Ninh:
Thực trạng của việc dạy học lịch sử địa phương các lớp ở Trường THCS nói chung và trường THCS Bàu Năng nói riêng qua trực tiếp giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy những vấn đề sau:
* Về giáo viên:
Giáo viên ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết trong giảng dạy lịch sử địa phương Giáo viên còn lúng túng trong xác định mục tiêu, thời lượng và mức độ vận dụng vào tiết dạy lịch sử địa phương Vì vậy, sẽ khó tận dụng được
sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu lịch sử địa phương để hiểu rõ hơn lịch
sử dân tộc
Các tiết học lịch sử địa phương chưa tạo được hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu môn học này một cách sâu sắc Điều này dẫn đến nhiều học sinh không biết nhiều về truyền thống lịch sử tốt đẹp của nhân dân Tây Ninh chúng ta
* Về học sinh:
Thưc trạng hiện nay đa số học sinh còn hời hợt các môn học xã hội, ít quan tâm đến lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử ở địa phương mình và khi học các em chỉ theo quán tính, thái độ học tập chưa tích cực, lười học, chưa tự giác tiếp thu kiến thức
Trong các giờ học, nhất là giờ học lịch sử địa phương, tình trạng chung là học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu, chưa chủ động trong tiết học, chứng tỏ rằng các
em chưa hứng thú với tiết học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương Tây Ninh nói riêng Các em chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh qua các tiết học lịch sử địa phương
Qua các kỳ kiểm tra kỳ thi học kỳ, qui định đối với môn lịch sử luôn có yêu cầu câu hỏi dành cho lịch sử địa phương, nhưng thực tế vẫn còn nhiều học sinh lúng túng, chưa trả lời được trọn vẹn, hoặc không thể trả lời được các câu hỏi này Điều đó bộc lộ rõ khả năng nắm lịch sử địa phương của học sinh còn yếu, kiến thức chưa sâu rộng
2.2 Sự cần thiết của giải pháp:
- Trong quá trình học tập tính tích cực nhận thức luôn có quan hệ chặt chẽ với hứng thú nhận thức Hứng thú nhận thức là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện sự hình thành nhân cách của học sinh Hứng thú là yếu tố quan trọng dẫn đến sự tự giác đảm bảo sự hình thành, phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập Do đó tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học của
bộ môn là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi giáo viên, qua đó đáp ứng được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
- Qua tiết dạy lịch sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh đầy hứng thú, nội dung phong phú, đa dạng và hấp dẫn, sống động giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo khi học lịch sử, thích học lịch sử Trên cơ sở đó học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử địa phương mình, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức đầy đủ bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá và môi trường sống
- Tính hứng thú học tập của học sinh được nâng lên bởi các sự kiện, nhân vật lịch
sử mà các em được học đã gần gũi, thân quen, gắn bó qua các hoạt động xã hội khác
(tham gia các cuộc thi, tham gia lễ hội, kỷ niệm ngày truyền thống) Từ đó, rèn luyện những kĩ năng, thói quen, đặc biệt là phương pháp thực tiễn, hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Trang 63 Nội dung vấn đề:
3.1 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp học sinh hứng thú học lịch sử qua tieát dạy lịch sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh:
Tạo cho học sinh hứng thú học tập lịch sử địa phương, khi đó học sinh sẽ tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hứng thú học tập của học sinh được hình thành thông qua không khí học tập do giáo viên tạo ra trong giờ học bộ môn Bởi một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp học sinh tập trung tốt hơn vào bài học và có niềm tin vào những gì mà các em tiếp thu được, như thế hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao Trên cơ sở đó, vận dụng linh hoạt vào việc dạy lịch sử địa phương tạo cho học sinh yêu thích các tiết học lịch sử hơn
Với thời lượng rất ít dành cho việc dạy lịch sử địa phương Tây Ninh lớp 8, vấn đề đặt
ra giáo viên làm thế nào để học sinh hiểu sâu sắc về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh - lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên Đó là truyền thống đầy tự hào của người dân Tây Ninh được đúc kết qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa đến ngày nay
Thực hiện được các vấn đề nêu trên một cách tốt nhất, cần có những biện pháp thiết thực khi giảng dạy lịch sử địa phương lớp 8:
* Đối với giáo viên:
+ Cần khái quát về chương trình lịch sử địa phương của toàn khối THCS, sau đó mới đi sâu và phân tích cụ thể tiết lịch sử địa phương lớp 8 qua bài: Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược của nhaân dân Tây Ninh nửa sau thế kỉ XIX
+ Làm nổi bật truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh được đúc kết từ nửa sau thế kỷ XIX gắn liền với địa danh nơi đó bằng những chứng nhân hiện thức, tranh ảnh
cụ thể sống động như bức tranh lịch sử được tái hiện Bổ sung những di tích lịch sử, những vị anh hùng dân tộc xưa và nay, giúp học sinh hứng thú học tập
+ Thiết kế các hoạt động tương thích theo hướng tích cực, sinh động cuốn hút học sinh Kết hợp đổi mới phương pháp dạy học nhằm thu hút học sinh chủ động, sáng tạo trong tiết học lịch sử địa phương lớp 8
* Đối với học sinh:
+ Ôn lại lịch sử địa phương Tây Ninh đã học ở lớp 6,7
+ Tiếp cận, tìm tòi với những kiến thức về lịch sử địa phương Tây Ninh
+ Chủ động tham gia các hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên
+ Rút ra nhận xét, kết luận về những kiến thức cần lĩnh hội qua tiết học lịch sử địa phương về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh một cách đầy đủ qua các thời
kỳ dụng nước và giữ nước
3.2 Giải quyết vấn đề đặt ra:
a) Khái quát về chương trình lịch sử địa phương của các lớp THCS nói về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh đã học:
Khái quát chương trình sử địa phương các lớp đã học nói về truyền thống đấu tranh của nhân dân Taây Ninh:
Mục đích của việc khái quát để nắm rõ và chọn lựa nội dung phù hợp cho tiết dạy lịch
sử địa phương lớp 8 thêm phong phú, đa dạng về nội dung, phù hợp với tiếp thu của học sinh
- Khối 6: Di tích văn hoá Tháp cổ Bình Thạnh
- Khối 7: Sự hình thành tỉnh Tây Ninh
Trang 7Di tích lịch sử văn hố Núi Bà Đen.
Di tích Trung ương Cục miền Nam
- Khối 8: Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tây Ninh nửa sau thế kỉ XIX
Trong các bài học nĩi trên điều nĩi đến truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Tây Ninh ở từng địa điểm khác nhau Cụ thể:
Bài: Di tích lịch sử văn hố Núi Bà đen:
Địa điểm: Nằm trong địa phận thị xã, cách trung tâm thị xã 13 km
Trong kháng chiến chống Pháp – Mĩ Núi Bà đen cĩ nhiều tên gọi khác nhau: Núi Bà Đinh, núi Linh Sơn, núi Điện Bà, nhân dân Tây Ninh phải trải qua các cuộc kháng chiến ác liệt tại Động Kim Quang
Bài: Di tích Trung ương Cục miền Nam:
Vị trí: nằm tại núi đất thuộc ấp Rùm Đuơn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Trong kháng chiến chống Mĩ, Trung ương Cục miền Nam vừa là chiến khu vừa là căn cứ quân sự của Bộ chỉ huy Trung ương khu vực miền Nam
Giới thiệu huyện, xã, anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng của Tây Ninh, cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang, được nhà nước phong tặng danh hiệu để chứng minh cho học sinh rõ về các nhân chứng cịn tồn tại đến ngày hơm nay:
Huyện, xã anh hùng lực lượng vũ trang:
- Huyện Trảng Bàng cĩ 7 xã: An Tịnh, Gia Lộc, Đơn Thuận, Lộc Hưng, An Hồ, Phước Chỉ, Thị trấn Trảng Bàng
- Huyện Châu Thành cĩ 6 xã: Ninh Điền, Thanh Điền, Thái Bình, Hảo Đước, Phước Vinh, Trí Bình
- Huyện Dương Minh Châu cĩ 5 xã: Chà Là, Bến Củi, Cầu Khởi, Lộc Ninh
- Huyện Gị Dầu cĩ 4 xã: Phước Thạnh, Thanh Phước, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức
- Huyện Tân Biên cĩ 3 xã: Hồ Hiệp, Thạnh Bình, Mỏ Cơng
- Huyện Bến Cầu cĩ 2 xã: Lợi Thuận, An Thạnh
- Huyện Hồ Thành cĩ 2 xã: Trường Hồ, Ninh Thạnh
- Huyện Tân châu cĩ 2 xã: Tân Đơng, Tân Hưng
- Thị Xã cĩ 2 phường: Phường I, Phường II
Số bà mẹ tỉnh Tây Ninh:
Được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” năm 1999 là
361 đến năm 2000 cĩ thêm 30 bà mẹ được phong tặng nữa tổng cộng là 391 bà mẹ
Huyện Dương Minh châu có 3 bà mẹ anh hùng ở xã Chà là, xã Bàu Năng, xã Lộc Ninh
Riêng ở xã Bàu Năng cĩ 01 là bà Nguyễn Thị Dơi
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
Chủ Tịch nước phong tặng 26 vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Nguyễn Văn Aån, Nguyễn Thị Bé, ……
b) Làm nổi bậc truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh giúp học sinh hứng thú học tập, bồi dưỡng lịng yêu quê hương, tự hào dân tợc:
- Để làm nổi bậc truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh thơng qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, giáo viên khơng chỉ bám sát vào sách lịch sử địa phương Tây
Trang 8Ninh mà cần phải cập nhật thêm những thông tin phong phú, đa dạng về truyền thống đấu tranh của nhân dân Tây Ninh, đồng thời có sự kết hợp các hoạt động, các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, hợp lý tạo cho học sinh thật sự hứng thú qua tiết học lịch sử địa phương
+ Hoạt dộng chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh, mẫu chuyện, tiểu sử nhân vật anh hùng, … vận dụng các phương tiện về trực quan
+ Hoạt động giảng dạy trên lớp
+ Hoạt động hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Hoạt dộng chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
- Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh để học sinh dễ dàng tái tạo kiến thức
Tây Ninh nữa sau thế kỉ XIX” Giáo viên phải chuẩn bị:
+ Sơ lược tiểu sử các vị đại thần, danh tướng đến Tây Ninh: Huỳnh Công Giảng, Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Nghệ, Đặng Văn Tòng, Khâm Tấn Tường, Trương Quyền, Pukămpô
Trương Quyền là người làng Gia Thuận, huyện Tân Hòa (nay thuộc huyện Gò Công
Đông, tỉnh Tiền Giang)
Ông là con trai của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định và bà Lê Thị Thưởng Lúc nhỏ, nhờ ham tập rèn võ nghệ, nên khi vừa lớn lên, Trương Quyền đã tỏ ra là người dũng cảm, có khí chí và tinh thông võ nghệ
Năm 1859, Trương Định khởi binh chống Pháp Năm 17 tuổi, ông theo cha ra trận Ngày 20 tháng 8 năm 1864, Trương Định bị thương rồi tuẫn tiết tại Ao Dinh (Gò Công) Nối chí cha, Trương Quyền dẫn quân đến vùng Đồng Tháp Mười và Tây Ninh lập chiến khu tiếp tục kháng chiến
Huỳnh Công Giảng là một vị quan võ có tài, quê ở làng Nhật Tảo Năm 1749 (Kỷ
Tỵ), triều đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giảng, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh Ba ông cùng với đội binh mã của triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương
Vùng Tây Ninh vào thế kỉ 17 còn hoang vu, người Miên đến đây đầu tiên, sau người Việt đến Cao Miên lúc đó còn là thuộc địa của Xiêm, họ không thích chung chạ với người Việt Do đó, họ nổi dậy đánh nhau với người Việt nhiều lần giữa thế kỉ 17 Lúc đó, đền đài của vua Miên là Nặc Ông Chân đóng tại xã Thanh Điền (huyện Châu Thành), gần ngọn rạch Tây Ninh ngày nay, dân chúng địa phương quen gọi là Phủ Cũ Sau nhiều lần đánh, quân Miên đã bị đẩy lui
Huỳnh Công Giảng đã cùng em trai là Huỳnh Công Nghệ lập căn cứ kháng Miên, đóng đồn tại Bến Thứ, gần ngọn rạch Sóc Om (xã Hảo Đước, huyện Châu Thành) Ông chiếm cứ một cánh đồng rộng gọi là đồn Trà Vong (xã Thái Bình) Bờ thành vô cùng kiên cố
+ Sử dụng trực quan: Tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa, chân dung các vị anh hùng, bản đồ hành chánh về vị trí xãy ra các sự kiện lịch sử
Trang 9Phần này kết hợp hình ảnh trực quan, dùng tư liệu trong Violet về cuộc kháng chiến chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX nhằm tái hiện lại bối cảnh lịch sử thực tế cuộc xâm lược của Thực dân Pháp đối với nước ta
Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
+ Tìm hiểu tên gọi địa danh thời đó, tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ đó:
Địa danh: Phủ An Cơ, Làng Gia Lộc, Rừng Tha La, Căn cứ Long Giang, Rạch Vịnh, Bến Kéo, Rạch Sóc Om
Sơ lược bộ máy nhà nước và một số tên gọi của quan chức thời bấy giờ: lãnh binh, liên quân,…
+ Hệ thống câu hỏi kích thích học sinh tư duy hứng thú học tập ở học sinh
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tây Ninh nửa sau thế kỉ XIX?
Thuật lại cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Tây Ninh cuối thế kỉ XIX?
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX của nhân dân Tây Ninh?
- Cập nhật những thông tin sự kiện lịch sử mới nhất ở địa phương có liên quan đến nội dung bài học để truyền thụ, giáo dục cho học sinh:
* Đối với học sinh :
- Sách lịch sử địa phương Tây Ninh, bản đồ hành chánh Tỉnh Tây Ninh
Ví dụ: Trong bài: “Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tây Ninh nữa sau thế kỉ XIX” trong chương trình lịch sử địa phương lớp 8 Học sinh phải chuẩn bị và biết:
+ Tây Ninh có bao nhiêu huyện, thị?
+ Nội dung của điều ước 1862 là gì? Nội dung ra sao?
+ Vị trí và giới hạn các huyện, thị trong tỉnh
+ Sưu tầm mẫu chuyện về cuộc kháng chiến chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX, hay tranh ảnh chân dung các vị anh hùng dân tộc
Hoạt dộng giảng dạy bài mới trên lớp:
Khi lên lớp giáo viên vận dụng kết hợp các phương pháp khác nhau trong cùng một tiết giảng, giáo dục tư tưởng học sinh ý thức được quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền của ông cha ta ở các thế kỉ trước
Đối với từng nội dung trong bài, giáo viên mở rộng kiến thức từ các tư liệu tham khỏa có liên quan, từ tư liệu từ Violet về cuộc kháng chiến chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX, xen kẽ các minh chứng của lịch sử đia phương bằng tranh ảnh, chân dung Vận dụng
kỉ năng đọc, hiểu bản đồ lược đồ giúp học sinh xác định được vị trí các huyện thị trên bản
đồ hành chánh tỉnh Tây Ninh, phân biệt được ranh giới của từng huyện thị
Giáo viên liên hệ thực tế: Hướng dẫn cho học sinh biết các địa điểm, nơi mà trước kia diễn ra các cuộc kháng chiến là di tích lịch sử đang tồn tại đến ngày hôm nay
Nội dung mở rộng về bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến:
Trang 10Sử dụng tư liệu từ Violet về bối cảnh diễn ra cuộc kháng chống Pháp nửa sau thế kỷ
XIX của lịch sử dân tộc Việt Nam
Một số hình ảnh về cuộc kháng chiến thời kỳ đĩ:
Pháp xây dựng căn cứ
Nhóm quân của Phạm Quế Thắng