1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả trong dạy học tìm hiểu di tích lịch sử địa phương lớp 8 trường THCS nam ngạn thành phố thanh hóa

22 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUMôn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo dục thế hệtrẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hàovới những thành tựu dựng

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo dục thế hệtrẻ.Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc.Tự hàovới những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độđúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai.Trong nghị quyết Hội nghị Banchấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2 năm 1997) đã khẳng địnhrõvai trò của môn lịch sử cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục.Việc học tập lịch sử lại cần phát huy tính năng lực tích cực của học sinh

Bởi lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nướcchân chính.Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứnơi chôn nhau, cắt rốn của mình Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của

bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trítrẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê hương

1.1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đềumang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địaphương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnhhưởng khác nhau.Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở mộtphạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nóvượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩaquốc tế Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của cácnhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người

Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa Nơi đây đã từngchứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, nơi hội tụ của những chiến công lẫy lừngngày 3,4/4/1965 Đây cũng là nơi phản ánh sự kiện lớn của Việt Nam trong suốtchiều dài lịch sử với những tên người tên đất đã ghi vào trang sử hào hùng của dântộc

Nam Ngạn là một phường rộng lớn có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt,gắn liền với những trang sử hào hùng của Thanh Hóa, của dân tộc Có biết bao thế

hệ đã ngã xuống, có biết bao máu và nước mắt đã đổ Mỗi tấc đất của quê hươngNam Ngạn đều là sự hòa trộn tinh khí của tổ tiên, của những khát vọng Tất cả đãtạo thành truyền thống lịch sử riêng của địa phương Nam Ngạn và đó còn là tư liệuhết sức phong phú về lịch sử địa phương Chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạycho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết về Nam Ngạn Với truyềnthống lịch sử chung của Thanh Hoá, Nam Ngạn còn là một tư liệu hết sức phongphú về lịch sử địa phương.Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta -những ngườidạy lịch sử lại bỏ trống mảng này

Trang 2

Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa, cách cầuHàm Rồng khoảng 800m, Nam Ngạn là một trong những làng Việt cổ ở Xứ Thanh,mang đầy đủ nét đặc trưng tiêu biểu làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, của nền vănminh sông nước với cây đa, bến nước, sân đình

Chùa và đình làng Nam Ngạn có từ thời Trần, đình làng Nam Ngạn thờ quanđốc học liệt hầu đồng bình chương sự Chu Văn Lương- Người đã có công dạy chữ,bốc thuốc chữa bệnh, khai phá đất đai và lập ra làng và tổ chức nhân dân nơi đâyđánh giặc giữ làng Ông còn là một vị tướng có công trong công cuộc kháng chiếnchống Nguyên- Mông thời Trần Chùa Mật Đa được xếp hạng di tích lịch sử cấpQuốc gia, đây là một ngôi chùa đẹp và linh thiêng mang đậm dấu ấn của Tam giáođồng nguyên

Làng Nam Ngạn không chỉ có cảnh đẹp non nước “trên bến dưới thuyền”,xóm làng cổ kính trù phú, cây lá xanh tươi mà còn là nơi chứng kiến biết bao sựkiện lịch sử đã diễn ra trên mảnh đất này Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc

Mỹ xâm lược, người dân Nam Ngạn đã phát huy truyền thống yêu nước của chaông hăng hái tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu Vùng đất lửa Nam Ngạn -Hàm Rồng đã viết thêm thiên anh hùng ca, trở thành huyền thoại đánh Mỹ vàthắng Mỹ

Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, những giáo viên dạy lịch sử sẽgóp phần giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quêhương xứ sở của mình, hiếu mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dântộc

Xuất phát từ tầm quan trọng của lịch sử địa phương mà đòi hỏi người giáoviên phải dày công nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và phải có phương pháp đổi mới đểnâng cao chất lượng dạy học Việc giảng dạy lịch sử ở địa phương, mảnh đất NamNgạn sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết của các em về nguồn kiến thức lịch sử địaphương hết sức quý giá và phong phú, chính những kiến thức đó có xung quanhcác em Là người con của mảnh đất Nam Ngạn và là người trực tiếp giảng dạy mônlịch sử, tôi thiết nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy- học tìm hiểu di tíchlịch sử địa phương lớp 8 trường THCS Nam ngạn- ngay trên mảnh đất quê hương

và trường học của các em mang tên “ Nam Ngạn”- anh hùng- chính là “ trận địapháo năm xưa bắn trăm tàu bay Mỹ, trận địa pháo bây giờ là ngôi trường NamNgạn mến yêu” đó là việc làm hết sức cần thiết để giữ gìn truyền thống tốt đẹp củaquê hương; giáo dục các em lòng tự hào, tình yêu quê hương Nam Ngạn

Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả trong dạy- học tìm hiểu di tích lịch

sử địa phương lớp 8 ở trường THCS Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

- Nghiên cứu Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

- Những người con Nam Ngạn làm nên chiến thắng Nam Ngạn- Hàm Rồng

- Anh hùng trên mảnh đất Nam Ngạn

- Thực trạng dạy học môn lịch sử địa phương Qua đó giáo dục các em lòng tự hào,tình yêu quê hương xứ sở của mình, hiếu mối quan hệ giữa lịch sử địa phương vớilịch sử dân tộc

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 8A trường THCS Nam Ngạn Thành phốThanh Hóa

- Đơn vị nghiên cứu: Địa bàn phường Nam Ngạn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

1.5 Những điểm mới của SKKN:Trò chơi đố kiến thức, trò chơi hướng dẫn viên

du lịch, thi vẽ tranh, đặt lời bình qua những hình ảnh phác hoạ về Nam Ngạn; đọcthơ, ngâm thơ, kể chuyện, về nhân vật lịch sử ở địa phương

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm

Theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời

sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”

Các nhà sử học xưa đã nói: “ Sử để ghi chép việc mà việc thì hay hoặc dở đềulàm gương răn dạy cho đời sau Các nước ngày xưa, nước nào cũng có sử

Với quan điểm lịch sử Việt Nam là lịch sử của cuộc đấu tranh nhân dân, mỗi một

chiến thắng là có sự đóng góp một phần to lớn công sức và quá trình đấu tranh củalực lượng địa phương; do đó lịch sử Nam Ngạn là lịch sử của cả dân tộc Việt Nam,mỗi một chiến thắng ở địa phương lại là tiền đề, là nhân tố quyết định đưa tới sự

thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam

Khái niệm “Địa phương” trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay vàđối với học sinh trong đó có không ít em sinh trưởng trong các gia đình đã xa quê

từ lâu, đang sinh sống ở thành phố, thị xã, có thể hiểu “Quê hương” là “Quê cũ”(cố hương),“Nguyên quán” Cũng có thể hiểu là nơi đang sống, là “Trú quán”,

“Quê mới” Có thể hiểu là xã, phường, huyện, khu phố, tỉnh, thành phố, thậm chítrong trường hợp sưu tầm tài liệu khó khăn, có thể quan niệm là cả vùng, miền Như vậy, quan niệm về “chương trình địa phương” không chỉ thu hẹp trongmột xã, phường, một huyện mà hiểu rộng cả một vùng, miền Nhưng tinh thần cơbản là làm cho học sinh biết hoà nhập với xã hội, biết vận dụng kiến thức vào thực

Trang 4

Xuất phát từ thực tế trên, để khắc phục những mặt còn hạn chế trong việcgiảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS, trong suốt quá trình giảng dạy bảnthân tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử để nângcao hiệu quả trong dạy – học lịch sử địa phương ở lớp 8 trường THCS Nam Ngạn-Thành phố Thanh Hóa.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1.Khảo sát đối tượng học sinh trước khi áp dụng đề tài

Trước khi tiến hành áp dụng đề tài này, tôi khảo sát đối với học sinh lớp 8A

trường THCS Nam Ngạn, thu được kết quả như sau:

Lớp Tổng số

Học sinh hiểu biếtđầy đủ về LSĐP

Học sinh hiểuBiết tương đốiđầy đủ về LSĐP

Học sinh hiểu biết ít

2.2.2 Nguyên nhân đưa đến thực tiễn

* Nguyên nhân khách quan:

Trong xu thế hội nhập, sự hòa trộn giữa các nền văn hóa tất yếu dẫn đến nhiều

hệ quả khác nhau và cả những hậu quả khó tránh Có một thực tế đáng buồn làmột bộ phận nhỏ học sinh đã quay lưng lại với quá khứ, với lịch sử thậm chí cònsẵn sàng phủ nhận quá khứ, phủ nhận truyền thống bằng một lối sống hời hợt, adua, lệch lạc, sự hiểu biết về lịch sử địa phương còn rất hạn chế.Thậm chí ngôitrường các em đang học mang tên Nam Ngạn nhưng các em lại hiểu rất ít hoặckhông hiểu gì về lịch sử Nam Ngạn

Đa số các em học sinh lớp 8A đều sinh sống trên địa bàn phường Nam Ngạn

và phần lớn bố mẹ các em đều là lao động tự do nên ít có điều kiện quan tâm đếnviệc học tập của con em mình Hiện tại ở địa phương Nam Ngạn hệ thống các ditích văn hoá - lịch sử được xây dựng, trùng tu rất nhiều nhưng tại sao chúng takhông khai thác những di tích lịch sử đó để tiến hành một số tiết học lịch sử địaphương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy thuyết trình trên lớp?

Như vậy việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong những năm quamới chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, chưa đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục vềlòng yêu quê hương, yêu đất nước của thế hệ trẻ Thậm chí có những giáo viên khihỏi tới lịch sử địa phương thường lắc đầu trả lời “không rõ lắm, mình có sinh ra ở

Trang 5

đây đâu mà biết” Có nhiều giáo viên nắm chưa chắc kiến thức lịch sử địa phương,

kể cả địa phương nơi mình sinh ra và lớn lên

Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lốidạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờhọc lịch sử địa phương

* Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay, việc cung cấp những sự kiện, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử gắn liền vớilàng Nam Ngạn, phường Nam Ngạn - nơi mà học sinh đang sinh sống sẽ có tácđộng mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng của học sinh Nhưng đối với một số họcsinh lớp 8A trường THCS Nam Ngạn có tình trạng lơ là đối với môn lịch sử Trongcác giờ kiểm tra, có nhiều em chất lượng bài làm quá kém

Một số em lại quan niệm tiết học lịch sử địa phương chỉ là tham khảo vàkhông quan trọng vì nó ít được kiểm tra cho nên biết cũng được, không biết cũngkhông sao

Hàng ngày các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên (nữ anh hùng Ngô ThịTuyển, các em đi bộ trên cầu Hàm Rồng, các em đi chùa Mật Đa với mẹ với bàhoặc nhà các em ở ngay sát đền thờ ông Chu Văn Lương) nhưng các em chưa hiểutường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện tượnglịch sử, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử trên quê hương Nam Ngạn Ai cũng có nơichôn rau cắt rốn và ai cũng tự hào về nơi ấy Đây là một thiệt thòi cho học sinh khicác em thiếu kiến thức về lịch sử quê hương mình

Những thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy - học lịch sửđịa phương ở lớp 8 trường THCS Nam Ngạn hiện nay chưa cao, việc giáo dục tưtưởng, tình cảm, đạo đức thông qua lịch sử địa phương cũng chưa đạt kết quả nhưmong muốn

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Chuẩn bị tài liệu:

Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương phápthuyết trình, giáo viên cần tổ chức cho học sinh một số hoạt động phát huy tínhtích cực, hăng say, chủ động của các em Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức chohọc sinh có thời gian chuẩn bị trước ở nhà ( Có thể khoảng một tuần, nửa tháng).Các khoá học trước đây, HS ở các lớp khối lớp 6, 7, 8, 9 có tài liệu về lịch sử địaphương, nhưng chỉ ở con số một lớp khoảng 15 đến 20 em là có sách để nghiêncứu Như vậy, việc chuẩn bị trước tư liệu rất quan trọng

a Giáo viên cho học sinh câu hỏi trước, hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà

1 Trên địa bàn phường Nam Ngạn có những khu Di tích lịch sử- Văn hóa nào?

Trang 6

2 Nhân dân Thanh Hóa đã góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc như thế nào? Di tích lịch sử nào ở Nam Ngạn được Bộ Vănhóa xếp hạng Quốc gia?

3 Sưu tầm tư liệu lịch sử về ông Chu Văn Lương?

4 Sưu tầm các tư liệu lịch sử về thành tích của quân và dân Nam Ngạn trong 2cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?

5 Người anh hùng của Nam Ngạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?Thuyết minh về người anh hùng này

6 Thuyết minh về chùa Mật Đa

7 Thuyết minh về cây cầu Hàm Rồng lịch sử

8 Sưu tầm những bài hát ca ngợi những chiến công hiển hách của quân dânNam Ngạn

b Chuẩn bị màu, giấy để học sinh thể hiện năng khiếu hội họa

c Giáo vên phân công người dẫn chương trình: em Phạm Khánh Loan- Lớp phóhọc tập

2.3.2 Kết hợp các phương pháp và biện pháp dạy học

Giáo viên chia buổi học làm 3 phần

Phần 1: Đố kiến thức:

NDCT cho học sinh bắt thăm trả lời các câu hỏi về kiến thức liên quan đến

bài học lịch sử địa phương

Người dẫn chương trình: Nêu hiểu biết về Di tích lịch sử này?(Các HS trong lớp

xung phong lên bảng và các bạn khác nhận xét)

Đáp án : Chùa Mật Đa - ngôi chùa cổ kính xứ Thanh nằm ngay làng Nam Ngạnthuộc phường Nam Ngạn Thành phố Thanh Hóa Nằm khép mình trầm mặc giữalàng Nam Ngạn, cách cầu Hàm Rồng khoảng 500m về phía hữu ngạn sông Mã,chùa Nam Ngạn – Mật Đa Tự mang hàm nghĩa là rừng cây thơm ngọt của đất Phật,nhiều quả phúc, nhân kiệt địa linh Chùa Nam Ngạn (Mật Đa tự) thuộc phườngNam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch) ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa số

Trang 7

1821 ngày 16 tháng 11 năm 1989.Ngôi chùa ban đầu tọa lạc ở ngoại đê sông Mãthuộc ấp Hòa Bình, lúc đầu chùa lợp tranh, vách đất, tượng Phật tạo bằng đất sétrất đẹp, cung kính, trang nghiên

Chùa Mật Đa trong không gian cổ kính

Với kiến trúc hình chữ Đinh gồm nhà Tiền đường 5 gian và Hậu Cung chùa 2gian Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, máicong lợp ngói Bên trong chính diện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ

‘‘Mật Đa Tự ’’ và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ ‘‘Pháp giới mông huân”.Hậu cung chùa là nơi đặt tượng Phật Ngoài hệ thống tượng pháp khá đầy đủ, chùaNam Ngạn còn có tượng Tổ và tượng Mẫu Hai pho tượng Hộ pháp khuyếnthiện và trừ ác cao hơn 3m Ở gian phía tả nơi chính diện còn lưu giữ được mộtpho thổ tượng với đường nét uyển chuyển

Chính điện chùa Nam Ngạn hôm nay với những bức cửa võng được chạm trổ hoavăn: ‘‘Lưỡng long chầu nhật” với hai giải rũ mà mỗi giải tạo hình chim phượngchầu vào Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêukhắc thời Lê Trong hậu cung chùa các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo,toát lên tinh thần ‘‘Hòa quang đồng trần” phụng sự cuộc sống xã hội và đời sốngtâm linh

Trong những năm chiến tranh ác liệt, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc

Mỹ, chùa Nam Ngạn là chỉ huy Sở, là nơi tập kết lương thực, thực phẩm, đạndược, nơi cấp cứu và nuôi dưỡng ban đầu cho bồ đội, dân quân bị thương Ni sưThích nữ Đàm Xuân đã không quản ngại gian khổ, dành trọn tình thương và lòngnhiệt tình chăm sóc anh em bồ đội, dân quân Cụ đã dỡ nhà làm hầm cho anh em

bồ đội, dân quân trú ẩn; lấy cánh cửa chùa để làm cáng cứu thương Thương bồđội, trực chiến tại trận địa nắng khát cụ đã chặt dừa ở vườn chùa mang cho bồ đội

Trang 8

uống, chặt lá dứa làm ngụy trang Việc làm của Ni sư Thích nữ Đàm Xuân đã đểlại tiếng thơm cho đời và các thế hệ mai sau.

NDCT: Tên của Di tích lịch sử này trên đất Nam Ngạn? Nêu hiểu biết của bạn về

đền thờ ấy? ( Chiếu lên màn hình)

NDCT: Nêu hiểu biết về ngài Chu Văn Lương?

Đáp án: Ngài Chu Văn Lương sinh ngày 18/02/ 1233 trong một gia đình danh thế

phiệt ở đất Long Biên, Hà Nội Với chính sách quân điền của triều Trần, từ năm

1258 – 1278, ngài cùng các vương hầu, quan tước của triều đình đi mở nước – khaihoang, chiêu dân lập ấp Ngài Chu Văn Lương được nhà vua cử về Thanh Hóa.Ngài đến huyện Đông Sơn thấy phong cảnh ở trại Nam Ngạn thật kỳ vĩ – sơn thủyhữu tình, thuận tiện cho giao lưu thủy bộ; Người dân ở đây thì chất phác, cần cùchịu khó, hăng hái với công việc nên ngài đã dừng lại ở đây để mở trường dạy họccho dân ấp Nam Sơn, trại Nam Ngạn nhằm mở mang dân trí, biết cách gia tăng sảnxuất cải thiện đời sống Đúng ngày sinh của mình 18/2 ngài thống lĩnh binh mãtiến ra đạo Hải Dương đánh giặc Qua 3 năm trận mạc với nhiều trận giao chiến ácliệt với lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và tài thao lược, đạo quân của ngài đã đại

Trang 9

thắng và bắt sống được tướng giặc Đất nước an bình, ngài được vua Trần banthưởng và giữ lại làm quan trong triều Nhưng vì quá gắn bó với nhân dân trại NamNgạn nên ngài đã xin triều đình để được trở về Nam Ngạn tiếp tục dạy học chodân Năm 1293 Ngài mất, hưởng thọ 61 tuổi, Vua Trần sai người về tổ chức an lễ

và sắc phong “ Thượng đẳng phúc thần” rồi y chuẩn cho trại Nam Ngạn giữ gìncúng tế Y lệnh vua nhà Trần, nhân dân trại Nam Ngạn đã xây dựng ngôi đình lànglàm nơi cúng tế ngài và cũng là để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dântộc ta

NDCT: Nêu nội dung bia khoán lệ ở đền thờ ông Chu VănLương?

Đáp án: Tấm bia được dựng ở bức tường bên trái của đền thờ Đây là tấm bia chữ

Hán 1 mặt, có chiều cao là 0,89m và chiều rộng là 0,58m Trên trán bia khắc hình

hổ phù, diềm bia khắc hình hoa lá cách điệu Bia có tên là; “Thạch bi ký” (Bài kýtrên bia đá) được dựng vào ngày lành tháng 2 năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Tự Đức

35 (1883) Bia có 20 dòng, gồm 520 chữ Hán; kiểu chữ chân Phương, dễ đọc Bia

do Lý trưởng Nguyễn Hữu Phác cùng tất cả trên dưới bản binh dựng và do LêNgọc Lâm viết

Bia ghi rằng: “Theo lệ của nhà nước, xã Nam Ngạn phải có 6 suất lính thườngxuyên tại ngũ; Nhưng vì có người đi lính chưa được 10 năm đã trốn về, bản xãphải bổ sung nên gây phí tổn cho xã Vì vậy bản xã họp lại lập 1 khoán thư” Và đểtăng cường hiệu lực bản khoán thư đó được bản xã cho khắc vào bia đá để mọingười cùng biết mà thi hành

Để động viên những người đi lính đã từng có nhiều năm tham gia trong quânngũ, bản khoán thư ghi:

Trang 10

- “Nếu người nào đi lính được 15 năm trở về, theo lệ được miễn thuế thân mộtnửa, theo lão hạng; Anh em ruột thịt của người đó được miễn đi lính một lần.Người đi lính được 20 năm thì thuế thân, sưu sai đều được xét miễn theo hạng LãoNhiêu Người đi lính được 30 năm thì thuế thân và các việc sai trái đều được xétmiễn theo hạng quan viên; Anh em ruột thịt của người đó vẫn được chuẩn chomiễn như trên; Lại cho một người làm chức Nhiêu Nam suốt đời”.

Không chỉ động viên người lính an tâm làm tròn trách nhiệm, bảo đảm đủniên hạn bản khoán thư còn đặt ra những điều khoản nhằm động viên người línhtrong quân ngũ luôn cố gắng học hành, trau dồi kiến thức như:

- “Người đang tại ngũ may mắn thi đỗ khoa trường và người giữ chức Suấtđội thì ứng cho một suất đinh như lệ của người lính Kỵ mã đã đi lính 15, 20 năm”.Khi những người lính đến lệ xin trở về quê thì khoán lệ quy định như sau:

- “Hễ người nào đến lệ xin về thì đem 100 miếng trầu, 1 vò rượu đến đìnhtrình với bản xã đễ điền [tên] cấp [thưởng] Và bản xã chia làm 2 hạng

1- Người ứng lính lần thứ nhất bản xã thưởng tiền 2 quan

2- Người ứng lính đầu tiên thì được thưởng tiền 6 quan”

Nếu như với những người lính luôn luôn làm tròn nghĩa vụ của mình, nhữngngười lĩnh hiếu học, những người cầm quân, bản khoán thư đã đặt ra những lệ đãingộ phù hợp thì với những kẻ trốn lính, bản khoán thư ghi rằng:

- “Kẻ cố tình không theo khoán lệ, lại ỷ là cường hào, đem đơn tố cáo việcthuận ứng lính của bản xã thì bản xã tước bỏ quyền lợi của cha con, anh em ngườiđó; Không cho phép họ được lãnh những công việc của hương hội mà coi họ làngười ngoại tịch Nếu nhà ấy có việc hiếu hỉ gì đó mà trình xin để bản xã ưngthuận thì bản xã không chiếu cố”

Với những kẻ đảo ngũ, khoán thư quy định:

- “Nếu như tên nào đi lính chưa hết niên hạn đã bỏ trốn mà gia cảnh nghèotúng, xin điền cấp thế người lính khác thì tiền phí tổn là bao nhiêu đều do anh emtên ấy chịu Nếu như người đó không thuận theo, sẽ bị tước bỏ như lệ người khôngthuận đi lính”

Với những người theo Vương sự ở những nơi xa xôi, khoán thư ghi:

- “Hễ người theo Vương sự ở những nơi xa xôi, không có gì độ nhật thì bản

xã đem ruộng công cấp cho binh lương để làm thu phí”

Như vậy, thông qua bản khoán thư chúng ta thấy thêm một khía cạnh tích cựccủa lệ làng, nó có tác dụng giúp người dân luông có ý thức chấp hành pháp phápluật của nhà nước Ngoài ra nó còn thể hiện sự ưu ái với những ai bận tâm hoànthành nghĩa vụ quân sự, đồng thời tỏ rõ sự trừng phạt với những ai cố tình trốntránh nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước Đó là nét đẹp của lệ làng

Trang 11

Việt Nam, nó là cơ sở để góp phần giữ yên kỷ cương phép nước; Mà duy trì được

kỷ cương phép nước là xây dựng một xã hội có luật pháp thì dù một chính thể nào,

ở xã họi nào cũng cần đạt tới Nhất là ngày nay, nhà nước ta đang xây dựng mộtnhà nước pháp quyền; Mọi người dân đều phải sống và làm việc theo pháp luật thìnhững khoán thư, hương ước xưa cũng vẫn có những đóng góp tích cực trong việcxây dựng nề nếp “tôn trọng luật pháp nhà nước” ở mỗi làng quê Việt Nam

NDCT: Nêu tên cây cầu và sự kiện lịch sử gì đã gắn với cây cầu?

thép không có trụ ở giữa Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1946 trong chiếndịch tiêu thổ kháng chiến Cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng (Ảnh thứhai) khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa làđường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ Năm 1965, khiquyết định mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền

Bắc, giới quân sự Mỹ đã coi cầu Hàm Rồng là “điểm tấn công lý tưởng” nhằm cắt

đứt tuyến đường giao thông huyết mạch chi viện của miền Bắc cho chiến trườngmiền Nam Vì vậy, chỉ trong 2 ngày 3 - 4/4/1965, Mỹ đã huy động tới 454 lượtmáy bay, ném hàng nghìn tấn bom xuống mảnh đất nhỏ bé chưa đầy 1kmvuông này Và trận đánh trả máy bay Mỹ diễn ra trong 2 ngày lịch sử ấy, lưới lửaphòng không của quân, dân Nam Ngạn - Hàm Rồng đã thiêu rụi 47 máy bay hiệnđại của Mỹ, hai tên giặc lái bị bắt sống, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng Chiếnthắng này trở thành dấu son chói lọi trong hành trình hàng nghìn ngày chống trảkhông lực Hoa Kỳ của cả dân tộc Việt Nam

NDCT: Đọc hai câu thơ ca ngợi chùa Mật Đa và sư cụ Đàm Xuân.

GV: Cố nhà thơ Huy Cận lúc đó đã đề thơ tặng chùa và sư cụ Đàm Xuân như

sau:

Cởi áo cà sa, ký lên Tam bảo

Ngày đăng: 18/10/2019, 07:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm Khác
2.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS-Bộ Giáo Dục và đào Tạo Khác
3.Một số tài liệu sách, báo phục vụ bài giảng : Di tích lịch sử chùa Mật Đa, làng Nam Ngạn Khác
4. Tư liêu lịch sử cầu Hàm Rồng Khác
5. Tư liệu Bảo tàng Tỉnh Thanh Hóa Khác
6. Tư liệu Nhà truyền thống Nam Ngạn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w