1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các lớp liên kết đào tạo tại trung tâm gdtx tỉnh thanh hóa

18 3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 295,18 KB

Nội dung

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH THANH HÓA” I-Đặt vấn đề Trong một nhà trường Hiệu trư

Trang 1

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG

TÂM GDTX TỈNH THANH HÓA”

I-Đặt vấn đề

Trong một nhà trường Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của nhà trường Còn giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là “linh hồn” của lớp học, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến bộ và thành công của lớp học

Vai trò của GVCN đặc biệt quan trọng là vậy, cho nên để làm tròn trách nhiệm của mình, GVCN phải đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc Đặc biệt là công tác chủ nhiệm đối với các lớp học các hệ bổ túc văn hóa, liên thông, vừa làm vừa học, các lớp bỗi dưỡng nâng cao trình độ đang học tập tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) các tỉnh thì công tác chủ nhiệm đối với các lớp thuộc hệ đào tạo này thì vai trò người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lại càng có vị trí quan trọng và khó khăn hơn nhiều, vì đối tượng tham gia học tập không đồng đều về trình độ và tuổi tác và nó phải là cầu nối giữa lớp với đơn vị chủ trì đào tạo và với đơn vị liên kết đào tạo nhằm giải quyết các công việc có liên quan, toàn bộ công tác điều hành, quản lý học viên; thu học phí chủ yếu là do các đơn vị phối hợp đào tạo phụ trách mà công tác này các đơn vị phối hợp đào tạo giao cho GVCN các lớp Nếu người giáo viên chủ nhiệm lớp không điều hành, quản lý lớp học theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao thì có nhiều ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của học viên cũng như giải quyết các công việc có liên quan của 2 đơn vị liên kết ( đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị phối hợp đào tạo).

Qua thực tế của người giáo viên chủ nhiệm trong năm học 2012-2013 đối với các lớp đang học tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lớp Với lý do đó tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề:

Trang 2

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH THANH HÓA”

II-Cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp, thực trạng và giải pháp đối với công tác chủ nhiệm lớp tại TTGDTX tỉnh Thanh Hoá

1-Cơ sở lý luận

1.1.Khái niệm, vị trí, vai trò của GVCN lớp

1.1.1 Khái niệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp là người được Hiệu trưởng lựa

chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công làm chủ nhiệm lớp học xác định

để thực hiện mục tiêu giáo dục

1.1.2 Vị trí, vai trò của GVCN lớp:

- Trong công tác Giáo dục, người GVCN lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh Người ta vẫn thường nói rằng GVCN lớp là “một đại diện của Hiệu trưởng” trong tập thể lớp mình phụ trách Người GVCN lớp là linh hồn của lớp học, là người “cố vấn” tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách Sự phát triển toàn diện của học sinh, sự đi lên của tập thể lớp đều có sự đóng góp quan trọng của GVCN lớp

- Vai trò của người GVCN lớp trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của giáo viên giảng dạy bộ môn Người GVCN lớp là nhà giáo dục, là nhà tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh

- Người GVCN lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất nhân cách của học sinh Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lượng giáo dục

- Người GVCN lớp có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm và tác động đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh trong tập tập thể

Trang 3

đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách

1.2.Chức năng của GVCN lớp

1.2.1 Chức năng quản lý: GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện học sinh

1.2.2 Chức năng giáo dục: GVCN lớp trước hết phải là nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể lớp để giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi học sinh

1.2.3 Chức năng đại diện: Người GVCN lớp đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh GVCN lớp còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh một cách hợp pháp Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, với gia đình học sinh về những nguyện vọng chính đáng của học sinh và của tập thể lớp để cùng có biện pháp để giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục

1.3.Nội dung công tác chủ nhiệm lớp

1.3.1.Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục: Tìm hiểu đối tượng giáo dục vừa là nội dung vừa là điều kiện để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp GVCN lớp cần hiểu rõ hoàn cảnh, cuộc sống, tình cảm của học sinh Đặc biệt là đối với các trường hợp đặc biệt

1.3.2 Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp tự quản và xây dựng tập thể học sinh lớp

tự quản: Đội ngũ cán bộ lớp là những người trợ giúp đắc lực giúp GVCN lớp thực hiện chức năng của mình Đội ngũ cán bộ lớp tốt, có trách nhiệm sẽ tạo cho lớp thành tập thể tốt, qua đó có tác dụng giáo dục tích cực đến các thành viên trong lớp, nhưng đội ngũ cán sự không phải là công cụ, hay cánh tay nối dài của GVCN lớp GVCN lớp cần phải bồi dưỡng năng lực tổ chức và quản lý tập thể lớp cho đội ngũ cán bộ lớp để

đảm bảo sự thống nhất giữa quản lý của GVCN và tự quản của học sinh

1.3.3 Liên kết với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: Giáo dục mỗi cá

Trang 4

nhân học sinh và tập thể là trách nhiệm của tất cả các giáo viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó GVCN lớp giữ vai trò chủ đạo

1.3.4 Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của học sinh lớp chủ nhiệm: Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đối với học sinh đòi hỏi phải khách quan, chính xác, công bằng của người GVCN lớp Mục đính đánh giá là nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của học sinh

Như đã phân tích, đánh giá về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người GVCN lớp, qua đó chúng ta nhận thấy rằng tầm quan trọng của người GVCN lớp

là vô cùng quan trọng và nó mang tính đặc thù riêng của mỗi cấp học, bậc học và vị trí, vai trò, chức năng của người GVCN lớp đối với các loại hình học tập liên kết đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Trung âm GDTX cấp tỉnh lại càng vô cùng quan trọng khi mà toàn bộ công tác quản lý lớp, các công việc của các lớp liên kết đào tạo lại được giao cho các đơn vị phối hợp đào tạo như Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá, mà ở đây toàn bộ công việc này lại được phân công chủ yếu cho giáo viên chủ nhiệm lớp (từ công tác quản lý nền nếp lớp, liên hệ với trường trung ương về lịch học, lịch thi học phần, công tác đưa, đón giáo viên giảng dạy toàn bộ công việc này đều phân cấp cho GVCN lớp đầu mối thực hiện sau đó báo cáo lãnh đạo đợn vị

Tóm lại: GVCN lớp có một vai trò rất quan trọng trong các nhà trường, đặc biệt là tại các lớp liên kết đào tạo tại các cơ sở đào tạo có chức năng liên kết, phát triển nguồn nhân lực mà TTGDTX tỉnh Thanh Hóa là một điển hình Do vậy GVCN lớp cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa, bằng nhiều biện pháp quản lý, điều hành linh hoạt của mình để mang lại hiệu quả cao nhất góp phần cho sự thành công, hoàn thành nhiệm vụ của khóa học theo hợp đồng đào tạo mà 2 đơn vị đã ký kết

Sự thành công trong công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo nguồn cán bộ cho nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa trong các năm vừa qua trong đó phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của toàn thể GVCN các lớp

Trang 5

2-Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp tại TTGDTX tỉnh Thanh Hoá

2.1-Đặc điểm tình hình chung

Vào đầu năm học 2012-2013 Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa có 31 lớp liên kết đang học tại Trung tâm (1 lớp QLGD K1 thi TN tháng 11/2012; 4 lớp đại học Khóa 51 thi TN tháng 12/2012 và tháng 1/2013), trong đó chưa tính 2 lớp mới thi tuyển sinh trong tháng 12/2012 (1 lớp đại học QLKT của trường ĐH KTQD Hà Nội và 1 lớp đại học công tác xã hội của trường Đại học lao động xã hội Như vậy tính đến cuối năm học 2012-2013 tại Trung tâm có 29 lớp của 14 trường Đại học, Học viện với tổng số học viên là: 2.288 Học viên

Trong tổng số 29 lớp trên có 7 lớp thuộc khối sư phạm tiểu học và mần non

là học vào thời gian hè, 5 lớp thường xuyên học vào thứ 6,7 và chủ nhật (2 lớp QLGD, 3 lớp tài chính ngân hàng) còn lại các lớp chủ yếu theo từng kỳ hoặc vào thứ 7 và chủ nhật Lớp có số lượng đông nhất 114HV (lớp đại học SPTH K12 của trường ĐHSPHN I) và lớp có ít học viên nhất là 29 học liên (lớp Đại học xây dựng cầu đường của trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng)

Lịch học của các lớp liên kết trong Trung tâm có thể phân thành 3 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: Chỉ học vào thời gian hè: Tập trung chủ yếu là các lớp thuộc khối

sư phạm vì đây là thời điểm nghỉ hè của các trường nên các trường chủ trì đào tạo thông thường thực hiện vào thời điểm này

Nhóm 2: Chỉ học vào 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, nhóm này chủ yếu là các lớp liên thông chính quy và liên thông vừa làm vừa học như các lớp Ngân hàng, Quản

lý Giáo dục, các lớp thuộc hệ từ xa

Nhóm 3: Học theo từng kỳ, từng môn, nhóm này chủ yếu là các lớp thuộc khối kinh tế, kỹ thuật như các lớp XD cầu đường, Quản lý kinh tế

Công tác chủ nhiệm các lớp chủ yếu được phân công kiêm nhiệm cho cán bộ, giáo viên của phòng Quản lý đào tạo (có phụ lục kèm theo) Đây cũng là một trong

Trang 6

những thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý các lớp thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với các lớp nhưng đây cũng là một khó khăn cho các đồng chí làm công tác chủ nhiệm vì vừa làm công tác chuyên môn vừa làm công tác chủ nhiệm việc đầu tư một cách có hệ thống và chuyên sâu Chính điều này đồi hỏi GVCN lớp cần phải cố gẵng,

nỗ lực hơn nữa, cần đầu tư nhiều thời gian,công sức và trí tuệ cho công tác chủ nhiệp lớp có như vậy thị GVCN lớp mới hoàn thành nhiệm vụ được giao

2.2- Những thuận lợi và khó khăn của công tác chủ nhiệm các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa

2.2.1-Thuân lợi

- Hoạt động quản lý lớp của Giáo viên phụ trách lớp đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, ban Giám đốc Trung tâm cụ thể đó là Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào quy định của BGD&ĐT, các quy định, nội quy, quy chế của các trường liên kết, các quy định của UBDN tỉnh Thanh Hóa Từ đó được

cụ thể hóa thành một quy định để các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh

viên, sinh viên, đây là cơ sở cần thiết và là căn cứ để giáo viên phụ trách lớp quản

lý và điều hành các lớp Trong quy định cũng đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của GVCN cụ thể như: GVCN lớp sau khi nhận lớp phải kiện toàn đội ngũ cán bộ lớp, tiếp hành họp lớp chọn cử cán bộ lớp, tham mưu cho phòng QL ĐT trình Giám đốc hoặc đơn vị chủ trì đào tạo ra quyết định công nhận ban cán sự lớp mình phụ trách GVCN lớp phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra học viên trên lớp trong các buổi học (có sổ theo dõi riêng: học viên có mặt, vắng mặt, đi học muôn ) kiểm tra, giám sát thường xuyên việc ghi chép sổ đầu bài của cán bộ lớp

- Môi trường học tập cho học viên thuận lợi; tại đây học viên có thể cảm nhận được tính chuyên nghiệp trong công tác đào tạo, liên kết từ hệ thống giảng đường, công tác quản lý lớp đến công tác điều hành hệ thống cơ sở vật chất khoa học, đẩm bảo cho

Trang 7

hoạt động dạy của giảng viên các trường đại học đến việc học tập của học viên

- Về chế độ đối với giáo viên phục trách lớp Trung tâm có chế độ, chính sách động viên kịp thời cho giáo viên phụ trách lớp như tiền điện thoại, tiền trích phần trăm học phí cho giáo viên

- Nền nếp học tập của học viên và công tác đón tiếp giảng viên của các trường đại học về làm nhiệm vụ tại Trung tâm đã được thực hiện tốt từ nhiều năm, chính vì vậy đã xây dựng tốt được mối quan hệ giữa Trung tâm với các trường Đại học, Học viện

- Trung tâm đã thành lập Ban quản lý nền nếp lớp học do đồng chí phó Giám đốc làm trưởng ban quản lý, chính vì vậy đây là một thuận lợi, là điểm tựa cho giáo viên về công tác quản lý học viên

- Cơ sở vật chất, phòng nhà khách, nhà ăn, các điều kiện, thiết bị dạy học đã được Trung tâm đầu tư khang trang có khá đầy đủ hệ thông máy chiếu, phòng máy

vi tính cho các lớp được học tập theo yêu cầu của nội dung chương trình

- Ban cán sự các lớp sau khi được bầu và đi vào hoạt động đã khá năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công hoàn thành công việc được giao

2.2.2- Khó khăn:

- Do cơ cấu tổ chức ở các Trung tâm GDTX cấp tỉnh không có phòng Quản

lý học sinh sinh viên như các trường chuyên nghiệp, mà nhiệm vụ này là một phần công việc của phòng quản lý đào tạo nên việc theo dõi sĩ số, kế hoạch dạy và học được giao cho GVCN lớp quản lý, theo dõi Trong khi đó GVCL lớp chủ yếu là kiêm nhiệm, bên cạnh đó học viên tham gia học tập chủ yếu là cán bộ công chức nên ít nhiều công việc cơ quan cuãng bị chi phối vào thời gian học tập nên tình trạng học viên đi học không thường xuyên là điều không tránh khỏi Chính vì vậy công tác quản lý học viên gặp khá nhiều khó khăn

- Đối tượng đi học tại Trung tâm phần lớn là cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan, công sở nhà nước, kiến thức văn hóa cơ bản có nhiều hạn chế, khả

Trang 8

năng tư duy và tiếp thu kiến thức mới chậm, trong khi đó thời gian tự học chưa được đầu tư phù hợp nên chất lượng học tập chưa cao Và một đặc điểm nữa đó là đối tượng tham gia học tập trong cùng một lớp có nhiều trình độ, lứa tuổi, khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế, tâm sinh lý lứa tuổi rất khác nhau, chính vì vậy công tác điều hành, quản lý của người giáo viên gặp khá nhiều khó khăn nếu người giáo viên chủ nhiệm lớp không điều hành, quản lý lớp thật linh hoạt, nhịp nhàng thì hiệu quả thu được không cao

- Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa hiện tại đang liên kết với 14 trường Đại học, Học viện, song nhìn chung chưa có sự thống nhất chung đối với các trường Đại học, Học viên về cơ chế phối hợp quản lý, tổ chức, điều hành công tác chủ nhiệm lớp, mỗi trường có một cách quản lý khác nhau theo kiểu riêng của mình từ công tác giảng dạy trên lớp đến việc tổ chức thi học phần cũng như cách thức tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện hợp đồng đào tạo không có sự thống nhát giữa các đơn vị liên kết đào tạo

- Theo Quyết định của Bộ GD&ĐT đối với các lớp liên kết không được đặt tại các huyện không có đủ tiêu chuẩn theo quy định, chính vì vậy các đối tượng đi học đều phải tập trung về những đơn vị được các cấp có thẩm quyền cho phép như Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa Do vậy trong lớp học có rất nhiều đối tượng tham gia mà phần nhiều đều ở tại các huyện xa, chính vì vậy trong thời gian học tập tại Trung tâm phải ở trọ lại trong một thời gian dài, điều này cũng là một khó khăn, vất vả cho việc chi phí của học viên đang theo học tại Trung tâm

- Việc thoi dõi, quản lý sĩ số lớp học gặp khá nhiều do việc đi học của học viên không chuyên cần và chưa có thái độ không rõ ràng, dứt khoát trong việc còn học hay nghỉ học Số lượng học viên các lớp đều khá đông, chính vì vậy để kiểm tra sĩ số thường xuyên là điều không thể thực hiện được vì mất rất nhiều thời gian

để điểm danh cả lớp, bên cạnh đó thời gian trên lớp chủ yếu dành cho việc giảng dạy của giảng viên, chính vì vậy việc sắp xếp thời gian trong buổi học, ngày học cho việc kiểm tra sĩ số là hết sức khó khăn nếu chúng ta không tìm ra được biện

Trang 9

pháp phù hợp cho công việc này

- Một số trường Đại học trong công tác đấu mối, liên hệ, giải quyết các công việc thông thường làm việc trực tiếp với ban cán sự lớp mà không thông qua giáo viên phụ trách lớp và Trung tâm, do vậy trong quá trình điều hành, quản lý lớp gặp rất nhiều khó khăn

- Ban cán sự một số lớp tự ý liên hệ và giải quyết các công việc có liên quan đến kế hoạch, học tập trực tiếp với các trường Trung ương và giảng viên, chính vì vậy gây bị động cho giáo viên chủ nhiệm và Trung tâm trong công tác điều hành, quản lý

- Mốt số trường Trung ương do công tác lập kế hoạch không chính xác, khoa học chính vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho công tác điều hành, quản lý, sắp xếp

kế hoạch học tập tại Trung tâm (Trường đại học công nghệ Đông Á, Học viện QLGD )

- Việc tổ chức thi lần 1 và lần 2 của Viện Đại học Mở Hà Nội của 2 lớp Đại học KT và QTKD chưa hợp lý gây nhiều bất cập trong việc thông báo cho học viên đến dự thi lần 2

- Ý thức, lập trường của học viên về việc học tập còn nhiều dao động, chưa nhất quán được việc có học nữa hay dừng không đi học nữa chính vì vậy điều này gây khá nhiều khó khăn cho việc quản lý lớp (đặc biệt là học viên các lớp hệ từ xa của Viện đại học Mở Hà Nội)

2.3 Tình hình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm gần đây công tác chủ nhiệm của GVCN và hoạt động của các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, GVCN các lớp đã bám sát các lớp học mặc dù đó là những ngày nghỉ nhưng GVCN lớp vẫn thường xuyên có mặt để quản lý, điều hành và giải quyết các công việc của lớp và của 2 đơn vị liên kết, nền nếp thực hiện của các lớp đã khá đảm bảo theo quy định Song bên cạnh những thành tích đã đạt được nêu trên vẫn

Trang 10

còn có những tồn tại hạn chế yếu kém như:

- GVCN lớp chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể cho kỳ học, tính chuyên nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp chưa cao Học viên đi học tinh thần, trách nhiệm và tính chuyên cần chưa thật sự đảm bảo, nhiều khi còn ỷ lại cho hoạt động của ban cán sự lớp

- Một số đồng chí giáo viên phụ trách lớp còn chưa thực sự sát sao, bám lớp, nắm bắt tình hình của lớp, cùng lớp giải quyết các công việc có liên quan giữa lớp với Trung tâm và các trường liên kết, chính vì vậy lợi dụng vào đó ban cán sự lớp đã rất tùy tiện trong điều hành lớp, tùy tiện trong việc liên hệ với các trường Trung ương để thay đổi kế hoạch học tập và thi học phần thậm chí có những lớp Ban cán sự lớp tự động liên hệ với trường Trung ương để rút ngắn thời gian đào đạo của khóa học mà không báo cáo giáo viên phục trách lớp và Trung tâm

- Triển khai, thực hiện Quyết định số 42/BGD-ĐT; nội quy Học viên, nội quy phòng thi và quy định số 59/TTGDTX-HC chưa tốt cụ thể đó là một bộ phận ban cán sự các lớp và học viên quan niệm Trung tâm GDTX chỉ là địa điểm gửi của các trường Đại học để học nhờ mà thôi do vậy vấn đề nhận thức và ý thức chấp hành nội quy, quy định của Trung tâm chưa cao

- Nội quy, giờ giấc học tập: Nhìn chung các lớp chấp hành khá tốt giờ ra, riêng giờ vào hầu hết các lớp thực hiện chưa nghiêm túc còn viện dẫn nhiều lý do khác nhau đặc biệt là các lớp hệ đào tạo từ xa và buổi đầu tiên của các lớp học 3 ngày thứ 6,7 và ngày chủ nhật

- Ý thức tham gia học tập của một số học viên còn thấp, chưa thật sự nghiêm túc trong học tập, trong quá trình tham gia học tập còn nghỉ học không có lý do đôi khi không bận việc vẫn không đi học đặc biệt là học viên của các lớp hệ từ xa

- Một số HV tính kỷ luật và tính nhất quán không cao, cụ thể là tham gia học tập không đều kỳ này tham gia học và thi, kỳ sau lại bỏ và kỳ tiếp lại đến đăng ký học và thi điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của GVCN và công

Ngày đăng: 24/12/2014, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w