1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập, nhầm nâng cao hiệu quả giờ học toán cho học sinh lớp 3

25 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Dạy toán lớp 3 giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản về phépcộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia, bảng nhân, bảng chia2,3,4,5; tên gọi, mối quan hệ giữa c

Trang 1

NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌC ĐỀ TÀI

II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học

2 Tìm hiểu vị trí của môn tóan trong trường tiểu học… ………

3 Thế nào là trò chơi học tập? ……… ………

4 Tác dụng của trò chơi học tập ………

II VÀI PP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3

1 Cách tổ chức trò chơi học tập toán

2 Những yêu cầu để trò chơi đạt hiệu quả cao ………

3 Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3………

4 Những điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập toán…………

III KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC ………

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM ………

KẾT LUẬN

2 3 4 4 4 4 5 5 7 7 7 8 24 29 30 30

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cùng với môn Tiếng Việt và những môn học khác toán là môn học rất quantrọng đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3 Đó là môn học tự nhiên cótính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ mônkhoa học khác

Dạy toán lớp 3 giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản về phépcộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia, bảng nhân, bảng chia2,3,4,5; tên gọi, mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của từng phép tính…Đây chính là những kiến thức nền tảng giúp các em có thể học tiếp chương trìnhtoán ở các lớp sau

Thế nhưng toán lại là một môn học đòi hỏi học sinh phải tập trung tư duy, suynghĩ nhiều trong giờ học phần đông học sinh nhất là những học sinh chậm hiểuthường không thích học toán

Muốn học sinh tiểu học học tốt được môn toán thì mỗi người giáo viên khôngphải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK, SGV một cáchrập khuôn, máy móc lâu ngày tiết học cũng trở nên đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả họctập sẽ không cao Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các

em trở thành những con người tự tin, năng động, sáng tạo sẵn sàng thích ứng vớinhững đổi mới đang diễn ra hằng ngày

Hiện nay đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới – Thời kì công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, chủ trương của Đảng và chính phủ ta là phấn đấu cho tớinăm 2020 đưa đất nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp Nền kinh tế xãhội đang diễn ra trên đất nước ta ngày nay là cần những con người có bản lĩnh, có

Trang 3

năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với đời sống xãhội đang từng ngày, từng giờ thay đổi Vậy những nhân tài đó được đào tạo ở đâu?

Đó chính là sản phẩm của giáo dục mà chỉ qua giáo dục mới có

Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.Vì vậy ngườigiáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuống các em tham giavào các hoạt động học tập

Qua gần tám năm giảng dạy, với những kinh nghiệm được tích lũy, tôi nhậnthấy rằng: Việc lồng ghép trò chơi vào dạy học toán đã làm cho học sinh hăng sayhọc tập, giờ học trở nên sinh động hẳn lên.Thông qua trò chơi các em có thể lĩnhhội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc,tạo cho các em niềm say mê và hứng thú học tập Khi chúng ta đưa ra được các tròchơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học

môn toán sẽ ngày một nâng cao Chính vì lẻ đó đã thôi thúc tôi đến với đề tài: “Một

số biện pháp tổ chức trò chơi học tập, nhầm nâng cao hiệu quả giờ học toán cho học sinh lớp 3.”

II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Năm học 2011 – 2012 này tôi được BGH nhà trường phân công phụ trách giảngdạy lớp 3/6 Với tổng số học sinh là 42 em trong đó có 19 nữ Qua quá trình theodõi và tìm hiểu tôi nhận thấy lớp tôi có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1 Thuận lợi:

Phòng học được trang bị đầy đủ bàn, ghế, đèn quạt, có tủ đựng đồ dùng học tập

và vui chơi

Bên cạnh đó, do địa bàn trường thuộc trung tâm thị trấn xã huyện nên rất được

sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban Giám Hiệu, của Hội cha mẹ học sinh cũngnhư địa phương xã nhà

Kế hoạch của nhà trường, của Ban Giám Hiệu đề ra rất rõ ràng, thiết thực

Trang 4

Đa số học sinh có ý thức học tập tốt cộng với sự quan tâm đúng mực của giađình, các em đều rất ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô.

2 Khó khăn:

Tuy vậy vẫn còn một số gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, mải bậncông việc chưa quan tâm nhiều đến các em, việc học tập của các em dường như phómặc cho nhà trường Các em không được sự rèn luyện thêm từ phía gia đình nên kếtquả học tập còn chưa cao

Cũng vì lí do trên mà sự kết hợp giữa các bậc phụ huynh với giáo viên còn nhiềuhạn chế

- Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:

- Tỉ lệ HS khá giỏi toán không cao

- 15 học sinh trung bình và còn 6 học sinh yếu

Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của lớp mình tôi đã bắt tay ngay vàoviệc đề ra biện pháp giúp học sinh có hứng thú và học tốt hơn môn toán

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Tìm hiểu về tâm lý học sinh tiểu học:

- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói

cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấpnên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu Dễ mệt nhất là khi hoạt động quámạnh hoặc ở môi trường thiếu dưỡng khí

Trang 5

- Học sinh tiểu học nghe giảng bài rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên khi dạy phải tạo được nhữnghứng thú trong học tập và phải thường xuyên cho các em thực hành, luyện tập.

- Học sinh tiểu học rất dễ xúc động, thích tiếp xúc với những sự vật, hiện tượngnào đó nhất là hình ảnh gây cảm xúc mạnh

- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các emcũng chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạyhọc, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các tròchơi xen kẽ, … nhầm củng cố khắc sâu kiến thức giúp học sinh hiểu bài nhanh vànhớ bài lâu hơn

2 Tìm hiểu về vị trí của môn toán trong trường tiểu học.

- Môn toán ở trường tiểu học là môn học độc lập chiếm phần lớn thời gian trongchương trình học của trẻ

- Môn toán có tầm quan trọng to lớn, nó là một môn khoa học nghiên cứu có hệthống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người

- Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suynghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để các em có thể pháttriển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đạimới

3 Thế nào là trò chơi học tập?

Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của mỗi con người ở mọi lứa tuổi.Chơi giúp cho trẻ phát triển Tổ chức trò chơi cần chú ý đặc tính: Vui – Khỏe – Antoàn – Bổ ích Trong đó bao gồm cả giải trí, thư giãn… được xem là mục tiêu cơbản nhất của một trò chơi

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong cácgiờ học của học sinh tiểu học Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên,

Trang 6

sinh động trong giờ học Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tính tò mò, hamhiểu biết ở trẻ.

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập củahọc sinh và gắn với nội dung bài học Giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm củabản thân để chơi và để học Trò chơi học tập còn có tác dụng cả về mặt rèn luyện trítuệ lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức

4 Tác dụng của trò chơi học tập:

Bàn về giáo dục, nhắc tới thiếu nhi Bác Hồ có lời dặn tới các cán bộ phụ trách

Đội thiếu niên tiền phong: “ … Trong lúc học nên làm cho chúng vui, trong lúc vui cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học.”

Và ngày nay tâm lý học cũng đã chứng minh: Trẻ ở lứa tuổi tiểu học, nhất là lứatuổi học sinh lớp 3 thích thú đặc biệt với những trò chơi và việc ý thức đối với kếtquả của trò chơi chính là yếu tố thúc đẩy các em chơi hăng say quên cả mệt mỏi.Nhưng ở đây chúng ta cũng hiểu một điều rằng hoạt động vui chơi là hoạt động

mà động cơ của nó nằm ở chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứkhông nằm ở kết quả chơi

Trò chơi học tập là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luậtcủa trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hànhđộng trò chơi Nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được tronghoạt động học tập gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinhnghiệm của bản thân để chơi

Thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào cáctình huống của trò chơi và qua đó học sinh sẽ được luyện tập, thực hành, củng cố,

mở rộng kiến thức kỹ năng đã học Như vậy thông qua trò chơi học tập thì các kỹnăng môn toán được đưa vào trò chơi một cách nhẹ nhàng

Trang 7

Như chúng ta đã biết chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học.

Có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em Chính vìvậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi.Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động Khi chơi các em biểu lộtình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại Vui mừngkhi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em cảm thấy có lỗi khi khônglàm tốt được nhiệm vụ của mình Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấnđấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình Đây chính làđặc tính thi đua rất cao của các trò chơi Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinhthường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung hết sự chú ý, trí thông minh và

sự sáng tạo của mình

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinhtiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiếnthức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi

Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sửdụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫnhơn, cơ hội học tập đa dạng hơn

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục Tuy ở lứatuổi này hoạt động vui chơi mặc dù đã chuyển thành hàng thứ yếu sau học tập, songvui chơi vẫn là hoạt động không thể thiếu được đối với các em Chính vì thế việclồng ghép trò chơi vào hoạt động học tập để nâng cao hiệu quả giờ học là hết sứccần thiết và đây cũng là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải suy nghĩ thật nhiều Bởicần phải tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp với tiết dạy, phù hợp với hứngthú của các em nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập Thế đấy, trò chơi quan trọngđối với lứa tuổi các em biết nhường nào! Nó giúp cho giờ học trở nên sinh độnghẳn lên, học sinh hứng thú và tiếp thu bài nhanh hơn Điều đó góp phần làm nângcao hiệu quả học tập cho học sinh

Trang 8

II VÀI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 3

1 Cách tổ chức trò chơi học tập môn toán:

* Một trò chơi học tập thường được tiến hành:

+ Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :

- Nêu tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi bằng cách: Giáo viên vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi( hướng dẫn nên ngắn gọn, dễ hiểu)

- Phân chia nhóm chơi

+ Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi thường gặp ở phầnchơi thử

+ Chơi thật, xử phạt những người vi phạm luật chơi

+ Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêuthêm những tri thức được học tập thông qua trò chơi và những sai lầm cần tránh

* Thưởng - phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoảimái và tự giác làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hoạt động học tập của họcsinh Phạt những học sinh vi phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui(như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, múa, nhảy lò cò )

2 Những yêu cầu để trò chơi học tập đạt hiệu quả cao:

Tổ chức trò chơi toán học để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp hai nóiriêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học

cụ thể để đưa các trò chơi sao cho phù hợp Song muốn tổ chức trò chơi trong giờdạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chuđáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức, nội dung bài học vàphải mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp hai, phù hợp với khả năng ngườihướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

Trang 9

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo

+ Trò chơi phải gây được hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia

+ Nếu thấy học sinh thờ ơ không tham gia cần xem lại cách tổ chức hoặc trò chơikhông hấp dẫn

* Cấu trúc của một Trò chơi học tập:

Tên trò chơi + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ

năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong tròchơi

+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, những vật dụng cần thiết sử

dụng trong Trò chơi học tập

+ Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi

- Nêu lên cách chơi

- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với ngườichơi, quy định thắng thua của trò chơi

- Số người: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi

- Tiến hành chơi

- Nhận xét chung cuộc - Thưởng phạt phân minh

3 Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3:

Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quátrình dạy toán cho học sinh lớp 3, đã gây được nhiều hứng thú cho các em trong giờhọc toán Các trò chơi đó được chia thành hai nhóm:

* Nhóm trò chơi thi đua: Có tên là “Ai nhanh, ai đúng”: Là loại trò chơi tôi sử

dụng đan xen trong quá trình giảng dạy Trò chơi thi đua có thể sử dụng bất kì bàihọc nào đặc biệt là các bài luyện tập VD như các dạng bài rèn kỹ năng đặt tính,

Trang 10

điền dấu >,<,= hay dạng bài điền số thích hợp vào ô trống, … Tôi xin lấy 1 ví dụViết số thích hợp vào ô trống

Mục đích: Rèn kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số

Chuẩn bị: Tùy vào hình thức tổ chức trò chơi có thể dùng bảng phụ, bảng hoạt

động nhóm hoặc giấy khổ lớn ghi nội dung bài tập

Cách tiến hành: Ở dạng bài tập này có 2 hình thức để tổ chức trò chơi

- GV nêu yêu cầu: Thi đua điền nhanh kết quả vào ô trống

- Mỗi dãy bàn cử đại diện 4 bạn tham gia chơi, mỗi bạn sẽ nối tiếp nhau điền kếtquả vào một ô trống và lần lược cho đến hết bài Đội nào điền đúng kết quả vào ôtrống trong thời gian nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng

Trang 11

Nhóm trò chơi này hình thức đơn giản dễ chuẩn bị nhưng cũng rất hứng thú đốivới học sinh.

* Nhóm trò chơi củng cố:

Đây là những trò chơi đa số tôi sử dụng ở phần củng cố bài, nhằm khắc sâukiến thức cho học sinh, trò chơi củng cố được sử dụng hầu hết trong các tiết học,điều quan trọng là giáo viên phải có óc sáng tạo, suy nghĩ thiết kế nên những tròchơi đơn giản nhưng phải hấp dẫn, lôi cuống được các em

Tuy nhiên tùy theo nội dung từng bài mà giáo viên có thể lựa chọn những tròchơi sao cho phù hợp, có thể đan xen vào quá trình truyền thụ kiến thức cơ bản cầnđạt cho học sinh như nhóm trò chơi thi đua Tạo bầu không khí thi đua hào hứnggiúp học sinh thích thú hơn trong giờ học toán

Trò chơi 2: Ong đi tìm hoa

(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân , chia , cụ thể tiết ở Bảng chia 6 )

Trang 12

Bộ trò chơi: Ong tìm hoa

- Chuẩn bị :

+ Chọn 2 đội , mỗi đội 4 em

Ngày đăng: 07/03/2015, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w