PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯMGARTRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu nhằm gây hứng t
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯMGAR
TRƯỜNG TH LÝ THƯỜNG KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lý Thường Kiệt
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân
Trường TH Lý Thường Kiệt
Năm học: 2016-2017
EaMnang, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
II Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
II Thực trạng
III.nội dung và hình thức thực hiện giải pháp
IV Kết quả
Phần C: Kết luận
I.Kết luận
II Đề xuất và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
22355691619191921
A PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Trang 3Trong các môn học ở tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quantrọng Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức Nó còn là công cụgiúp cho học sinh học các môn khác Đặc biệt phân môn Luyện từ và câu là phânmôn rèn học sinh kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kỹ năng nói là yêu cầu cơbản khá trọng tâm ở phân môn Luyện từ và câu.
Qua mỗi tiết Luyện từ và câu, các em được mở rộng một lượng vốn từ nhonhỏ, tích lũy cho mình một vốn từ phong phú và đa dạng…Nhưng điều quan trọnghơn là các em biết cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý trongmột đoạn, một bài Đấy chính là yêu cầu rèn kĩ năng nói cho học sinh
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh nói được một câu hay,giàu cảm xúc là một kĩ năng khócủa phân môn Luyện từ và câu Bởi vậy, hiệu quảgiờ dạy Luyện từ và câu còn hạn chế Một phần người dạy còn chưa tìm ra quy trình
và phương pháp dạy thích hợp Hơn nữa đây là phân môn hoàn toàn khó đối với họcsinh lớp1, 2 Với đối tượng này vốn từ ít, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế, các em đọccòn chưa lưu loát vì vậy ít nhiều hạn chế đến khả năng đặt câu đúng, câu hay, diễnđạt bằng lời nói, lời kể và cách diễn xuất của mình qua từng đoạn chuyện, câuchuyện dẫn đến các em thiếu tính mạnh dạn, tính tự tin trong học tập Chính vì thế,trong giờ học các em học nhanh chán, không hứng thú học tập, đã không hứng thúhọc tập các em hay nói chuyện riêng
Trong dạy học môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng
ở Tiểu học giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải kiến thức có sẵn trong sách giáokhoa nếu như vậy tiết học sẽ rất khô khan, tẻ nhạt, làm cho học sinh không hứng thútrong học tập kết quả học tập sẽ không cao Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏiphải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chủ độngsáng tạo của học sinh vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập của họcsinh bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập Trò chơi học tập
là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung Tiếng Việt lýthú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thông qua các trò chơi về học
Trang 4tập các em còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho việc họcmôn Luyện từ và câu thêm nhẹ nhàng và hiệu quả
Chính vì lí do trên, mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm :”Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2a trường Tiểu học Lý Thường Kiệt”.
II.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh
- Biết sử dụng từ ngữ trong đời sống hàng ngày
- Qua đề tài này, tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc gây sự hứng thúhọc tập cho học sinh nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này tôi chỉ tập trung hướng tới giảiquyết các nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu thực trạng học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 2A nói riêng
+ Đề xuất các giải pháp giúp giáo viên áp dụng một số phương pháp tổ chứcmột số trò chơi vào dạy môn phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2A
3.Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp tổ chức một số trò chơi trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 2A
4 Giới hạn của đề tài
- Đề tài hướng dẫn học sinh tham gia chơi một số trò chơi để học môn Luyện
từ và câu nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh
Trang 5* Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, các loại sách tham khảo Tiếng Việtlớp 2 để giáo viên nắm chắc trọng tâm chương trình môn học
* Điều tra tình hình thực tiễn những vấn đề có liên quan đến đề tài:
+Trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá khả năng học tập môn Tiếng Việt củahọc sinh để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả
+Dự giờ giáo viên cùng khối để nắm phương pháp giảng dạy hướng dẫn họcsinh để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu
+Đề xuất một số giải pháp về tổ chức một số trò chơi trong phân môn Luyện
từ và câu cho học sinh giúp các em học mà chơi, chơi mà học trong phân môn Luyện
từ và câu Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cùng với kết quả nghiên cứu của đề tài
5 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp trò chuyện
+ Phương pháp đọc sách và tài liệu
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trang 6Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học đang diễn ramột cách sôi động, được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi cả về lí luận cũng như về mặtthực tiễn Việc dạy học theo hướng “Tích cực hóa người học” hay “hướng tập trungvào học sinh” tăng cường phương pháp dạy học tổ chức cho học sinh hoạt động đểcác em chiếm lĩnh kiến thức bằng chính hoạt động học của chính mình là định hướng
cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học của Tiểu học
2.Cơ sở thực tiễn
Khi dạy Luyện từ và câu, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhautrong đó có phương pháp trò chơi để giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học Bởi lẽtrò chơi có sức cuốn hút với mọi người, bất kể lứa tuổi nào Cuộc sống càng pháttriển, đời sống càng được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn Không chỉ ngàyhôm nay, mà ngay từ xa xưa, vui chơi đã xâm nhập vào cả các hoạt động mang tínhchất linh thiêng như lễ hội Người dân đến với lễ hội một phần vì phần lễ, nhưngkhông ít người lại hướng về phần hội vì phần hội thường gây ấn tượng cho người dựvới những trò chơi vui, hào hứng, có sức hút mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp… trongdạy học cũng vậy việc đưa trò chơi vào dạy học tức là biến việc học trên lớp thànhmột cuộc chơi Qua việc tổ chức cho học sinh vui chơi, giúp cho học sinh tiếp nhậnkiến thức một cách dễ dàng hơn, hào hứng hơn, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạthiệu quả hơn Việc tổ chức cho học sinh tham gia chơi các trò chơi vào trong các tiếthọc Luyện từ và câu đáp ứng đúng cùng lúc hai nhu cầu của con người: nhu cầu vui
Trang 7chơi và nhu cầu học tập Đó chính là hình thức chơi mà học đang được cả xã hộiquan tâm.
Trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, các thầy cô giáo thường
tổ chức một số trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham giavào các hoạt động thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, viết, đồng thời tiếp thukiến thức một cách tự giác và hứng thú Thông qua trò chơi học tập học sinh cònđược phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách giúp cho việc học phân môn Luyện từ
và câu thêm nhẹ nhàng và hiệu quả
Vậy trò chơi nào có thể đưa vào dạy trong mônLuyện từ và câu? Trò chơiđược sử dụng vào lúc nào là hợp lý? Tổ chức chơi trong giờ học như thế nào cho cóhiệu quả? Đó chính là những vấn đề tôi muốn đưa ra trong đề tài này để nghiên cứu
II.Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu
1 Thực trạng
a.Thuận lợi
-Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt được nằm giữa trung tâm của xã EaM'nang,dân cư đông đúc, chủ yếu là người Kinh Trường được sự quan tâm của các cấp ủyđảng và chính quyền địa phương Được sự quan tâm của sở, phòng giáo dục huyệnnhà đã cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học
-Ban giám hiệu luôn quan tâm tới việc chỉ đạo đổi mới phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học, chỉ đạo thực hiện công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho thế hệ trẻ Dạy học đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiếnthức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh
-Giáo viên tích cực tìm tòi đổi mới phương pháp, dạy học luôn luôn lấy họcsinh làm trung tâm
-Lớp 2A rất thuận lợi được học 7 buổi trên tuần Đa số học sinh ngoan ngoãn,biết vâng lời thầy cô giáo
b.Khó khăn
Năm học 2016-2017, tôi chủ nhiệm lớp 2A, tổng số học sinh là 26 em, nữ 12
em, dân tộc thiểu số 2 em, con hộ nghèo và cận nghèo 3 em
Trang 8100% Học sinh bố mẹ làm nông nghiệp Mặt bằng dân trí không đồng đều.Một số gia đình không quan tâm nhiều đến sự học tập của con em mình, sự học hànhcủa con em họ thường phó mặc cho nhà trường.
c.Điều tra thực trạng
-Hằng ngày, trên lớp, vào những giờ ra chơi, tôi thường xuyên chuyện trò vớicác em, hỏi han về gia đình, sở thích của các em, vừa tạo môi trường thân thiện, thânmật gần gũi giữa giáo viên và học sinh vừa tìm hiểu về cách giao tiếp bằng ngôn ngữcủa các em Qua những cuộc chuyện trò với học sinh tôi thấy khoảng hơn một phần
ba số học sinh trong lớp đã chủ động đến để nói chuyện với cô Số còn lại e dè khôngdám nói hoặc nói rất ít Những em chủ động đến nói chuyện với tôi thì thấy các emdiễn đạt ngôn ngữ có phần trôi chảy hơn những em nói ít
Quan sát học sinh khi học môn luyện từ và câu, tôi yêu cầu các em tìm từ ngữ thuộc cácchủ đề, chủ điểm đang học Đa số các em tìm được rất ít từ, chỉ khi cô giáo gợi mở sátvào từng ngữ cảnh học sinh mới tìm được từ mà giáo viên yêu cầu
Ngoài ra, tôi còn quan sát các em khi các em giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhau, tôi thấycác em nói năng còn cộc lốc chưa có chủ-vị Các em giao tiếp với nhau chưa tỏ thái độthân thiện và lịch sự
Qua quá trình thực hiện phương pháp quan sát trên tất cả các lĩnh vực tôi thấyngôn ngữ của các em còn rất hạn chế, việc trả lời câu hỏi thường thiếu phần chủngữ,câu cú còn lộn xộn, gọn lỏn Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản còn nghèo nàn
Qua quan sát học sinh ở lớp tôi và dự giờ các đồng chí giáo viên ở khối Haiphân môn Luyện từ và câu, tôi thấy thực trạng của học sinh như sau:
Các tiết học dạy chỉ có truyền thụ kiến thức và lĩnh hội kiến thức từ sách giáokhoa và qua sự giảng giải gợi mở của giáo viên tôi thấy các em không hứng thú họctập Các em tập trung vào giờ học chưa cao thái độ chóng chán, uể oải và mệt mỏicủa các em trông thấy rõ rệt.chỉ được một lúc là các em lơ là làm việc riêng tronglớp
Từ những khó khăn trên, tôi thấy các em chưa thật tự giác trong học tập Điều
đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng chung, do đó qua thời gian học hai tuần đầu
Trang 9tiên tôi đã dành nhiều thời gian để kịp thời nắm bắt cụ thể việc tiếp thu bài, khả năng
và mức độ học môn Luyện từ và câu của các em và kết quả ban đầu tôi khảo sát đượcsau khi dạy môn Luyện từ và câu tôi đã thu thập được thực trạng học tập của học sinhlớp 2A thể hiện qua bảng thống kê số liệu sau :
Kết quả điều tra giai đoạn 1 như sau:
THỜI GIAN NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KẾT QUẢ
Số lượng %
THÁNG 9/2016
Học sinh thường xuyên phát biểu xây dựng bài 7 em 26,9
Học sinh không làm việc riêng trong giờ học 13 em 50
Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyếtcác bài tập theo yêu cầu
10 em 38,46
Nhìn vào kết quả điều tra trên, tôi thấy số học sinh chú ý trong các giờ học, tậptrung suy nghĩ để cùng các bạn giải quyết vấn đề cô giáo yêu cầu chưa cao Đâycũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả tiết dạy chưa thành công vì các em chưa hiểuđược bài, chưa làm được các bài tập theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng bài học.Nguyên nhân các em chưa tích cực một phần do lượng kiến thức các em phải lĩnh hộilớn, trong khi đó tuổi các em chơi chủ yếu hơn học, các em dễ quên, mau chán……Đổi mới phương pháp, gây hứng thú, giúp các em tích cực giải quyết vấn đề là nhiệmvụ hằng đầu đối với bản thân tôi Vì vậy, tôi đã áp dụng một số biện pháp tổ chức tròchơi dạy học phân môn Luyện từ và câu, có tác dụng giúp học sinh chơi mà học đểcác em tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn
Điều đó rất dễ thấy vì trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thực sự lôicuốn và cuốn hút học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm chohọc sinh thụ động và phụ thuộc nhiều vào giáo viên nên không mang lại hiệu quả.Giáo viên chưa vận dụng đổi mới phương pháp dạy học,chưa thường xuyên tổ chứccác trò chơi Tiếng Việt cho học sinh trong giờ dạy Vì sao giáo viên lại không thườngxuyên sử dụng phương pháp trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu? Nguyên nhân
đó là:
Trang 10Giáo viên chưa xác định được nên lựa chọn trò chơi nào vào tiết học, để tiếthọc sinh động và hấp dẫn học sinh ? Trò chơi nên sử dụng vào lúc nào là hợp lý? Tổchức trò chơi trong giờ học như thế nào cho hiệu quả? Ngoài ra, giáo viên ngại vậndụng tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn cơ sở vật chất của lớpnhư phòng học chưa đủ rộng rãi Để chuẩn bị cho trò chơi cần rất nhiều đạo cụ vàthiết bị dạy học…
Từ thực trạng và kết quả điều tra trên, chúng ta thấy rằng nếu giáo viên dạyhọc không nhiệt tình, dạy học không lấy học sinh làm trung tâm, không phát huy tínhtích cực, tính mạnh dạn của học sinh thì kết quả thu được không theo ý muốn Vì vậytôi đã đề ra một số giải pháp và biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng học tậpmôn Luyện rừ và câu, tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh
Từ những thực trạng đã nêu ở trên, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy để các
em có hứng thú trong học phân môn Luyện từ và câu nâng cao được hiệu quả họctập, cần phải chú ý tới các biện pháp sau:
III.Nội dung và hình thức của giải pháp
1 Mục tiêu của giải pháp
Đưa trò chơi học tập vào học trong phân môn Luyện từ và câu nhằm tạo điềukiện cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện các kĩ năngviết và nói, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú Thông qua tròchơi học tập học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp choviệc học phân môn Luyện từ và câu thêm nhẹ nhàng và hiệu quả
2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
2.1 Lựa chọn trò chơi phù hợp vào từng bài học để tiết học sinh động hấp dẫn học sinh.
Thật ra thì bất kì trò chơi nào cũng có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡngkiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh.nhưng một tiết học bao giờ cũng có nhữngyêu cầu cần đạt được về kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành Vậy nên khi tổ chứcmột trò chơi nào đó nhất thiết phải là một bộ phận nội dung của bài học phải là một
Trang 11thành phần cấu tạo nên tiết học, phải góp phần vào việc hình thành kiến thức cơ bảncủa tiết học…
Ví dụ dạy phân môn Luyện từ và câu:
Để giúp học sinh rèn kĩ năng tìm nhanh từ và phát huy óc liên tưởng rèn tácphong nhanh nhẹn , luyện trí thông minh và ứng xử nhanh thì tôi đã sử dụng trò chơiTìm nhanh từ cùng chủ đề.hoặc dùng trò chơi Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giốngnhau
2.2 Trò chơi cần phải được sử dụng vào thời điểm hợp lý
Một khi trò chơi là nội dụng bài học thì việc sử dụng trò chơi tùy thuộc vàocách tổ chức giờ dạy của người giáo viên Nói cách khác trò chơi có thể được sửdụng ở bất kì bước lên lớp nào
Khi muốn kiểm tra xem học sinh có nắm vững bài học tiết trước hay không thìgiáo viên có thể sử dụng trò chơi ngay lúc kiểm tra đầu giờ
- Có thể sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức bài học
- Có thể sử dụng trò chơi để củng cố bài học
Tóm lại , trò chơi dùng trên lớp như thế nào là do người giáo viên linh hoạtquyết định Nó có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong suốt quá trình dạy học
2.3 Một số cách tổ chức chơi trong giờ học
Cho các em vui chơi trong giờ học là để các em học, cho nên không thể chỉ cứchơi cho vui Sau cái vui phải là bài học, phải nhận thức được bài học thể hiện đượctrong trò chơi Vì vậy, tổ chức đưa trò chơi vào lớp học học nhất thiết cần có haibước:
Bước 1:Tổ chức chơi để làm quen với kiến thức, thành thạo kĩ năng
Bước 2: Rút ra bài học để các em nhận thức rõ bài học từ trò chơi
Đưa trò chơi vào tiết học chủ yếu là muốn tổ chức vui chơi ngay trong lớp họchằng ngày Có nghĩa là chơi trong phạm vi không gian chật hẹp, trong phạm vi thờigian ngắn ngủi, chơi với số người tham dự đông Vì vậy mà hình thức vui chơi có bịhạn chế Chủ yếu có các hình thức chính như sau: