Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứuđưa ra một số biện pháp dạy học và đổi mới phương pháp trong giờ dạy Tập làmvăn trả bài để các em yêu thích, hứng thú trong học tập và viết được bài văn
Trang 1chương i: Đặt vấn đề:
Để bắt nhịp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thế kỉ 21, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe thẩm mĩ… hơn lúc nào hết người thầy cần phải kích thích ham muốn học tập của học sinh Horaceman đã
từng nói: “Một ông thầy mà không dạy cho học sinh được ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Muốn vậy người giáo viên cần phải
đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất
Tập làm văn là một môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở trườngtiểu học Thông qua môn học này, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình Các em có dịp hướng tới cái chân, thiện, mĩ từ đó làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh mình Tâm hồn , tình cảm càng thêm phong phú Đó là những nhân tố góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.Tuy nhiên đây là môn khó dạy, đặc biệt đối với những tiết trả bài Theo quytrình dạy học Tập làm văn thì tiết trả bài nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai
đoạn “ tổng kết đánh giá sản phẩm” vì thế, tiết học này luôn luôn đòi hỏi ở
người thầy sự nỗ lực không ngừng để tìm ra cách dạy sao cho người học cảm thấy sự lý thú, ham muốn
Bản thân tôi, khi dạy tiết Tập làm văn trả bài gặp nhiều khó khăn Trong tiết học, các em chỉ thích biết điểm số của mình, còn đến phần sửa các lỗi đã mắc các em thường tỏ ra lúng túng và rất “ngại” sửa lỗi Tôi thường phải đặt cáccâu hỏi gợi ý, giảng giải cách sửa để từ đó các em biết được cách sửa lỗi đã mắc trong bài viết của mình Với phương pháp đó, học sinh được hoạt động một cáchđộc lập nhưng không phát huy được trí lực của học sinh Học sinh thường khôngsuy nghĩ xem sửa lỗi đã mắc thì phải làm như thế nào? Các em thường thụ động chỉ sửa theo cách cô giáo đã gợi ý Một số em làm bài sai chỉ biết là sai rồi chữa bằng cách chép bài của bạn đã sửa trên bảng (phần sửa lỗi chung) Vì vậy, giờ Tập làm văn trả bài trở nên rất khô khan, đôi khi trở thành nặng nề Khi cần diễn
Trang 2đạt một vấn đề gì thì học sinh lúng túng, trình bày không mạch lạc Một số học sinh thì mắc một lỗi đến vài lần chưa sửa được Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứuđưa ra một số biện pháp dạy học và đổi mới phương pháp trong giờ dạy Tập làmvăn trả bài để các em yêu thích, hứng thú trong học tập và viết được bài văn hay hơn
Việc học tốt phân môn này sẽ giúp các em học tốt rất nhiều các môn khác như toán( có suy nghĩ, suy luận lôgíc, trả lời ngắn ngọn, đủ ý trong toán có lời văn), như môn kể chuyện( biết cách diễn đạt của mình để kể lại đúng nội dung
mà không y hệt từng chữ trong sách giáo khoa) Đồng thời giúp các em tự tin tham gia các hoạt động như sinh hoạt Đội, tham gia các câu lạc bộ phóng viên nhỏ…Việc học tốt phân môn Tập làm văn trả bài giúp các em có thể tự soạn vănbản và diễn đạt điều mình nêu
Từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt tiết Tập làm văn trả bài”.
Tôi hy vọng đề tài này sẽ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành giáo dục đào tạo để giúp giáo viên chúng tôi có vốn tri thức trong giảng dạy, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Trang 3chương II: GIảI QUYếT VấN Đề
i: cơ sở lý luận
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy,
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam
và nước ngoài
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa
Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, phân môn Tập làm văn tiếp tục trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic hình thành nhân cách cho học sinh
II PHÂN TíCH thực trạng học sinh khi học tiết tập làm văn trả bài:
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã có kế hoạch khảo sát chất lượng học môn tập làm văn của lớp mình
Tôi ra đề kiểm tra:
Đề bài: Tả con vật mà em yêu quý nhất.
Kết quả bài viết của học sinh như sau: Học sinh viết bài tỏ ra hiểu đề, song diễn đạt còn lộn xộn, viết câu sai nhiều, dùng từ chưa chính xác, chưa biết viết những câu gợi tả, gợi cảm Một vài học sinh đã biết sử dụng biện pháp tu từ song chưa biết chọn chính xác để diễn đạt
Kết quả cụ thể là:
Trang 432 3 5 16 8
- Khi dạy tiết Tập làm văn trả bài, tôi nhận thấy các em hoạt động không sôi nổi Phần sửa lỗi chung các em chữa bài rất thụ động, giáo viên phải gợi ý nhiều Phần tự sửa lỗi, học sinh chữa các lỗi đã mắc trong bài viết của mình rất lúng túng Khi tôi gọi học sinh nhận xét phần sửa lỗi đã mắc trong bài viết của bạn thì chẳng có học sinh nào biết nhận xét Học sinh nêu các ý kiến của mình
ấp úng, chưa biết cách sửa từ, sửa câu Tiết học rất nặng nề, không hiệu quả
- Sau tiết học, tôi yêu cầu học sinh viết lại bài viết của mình sau khi đã sửa lỗi để nộp cho cô giáo Học sinh viết lại bài song một số lỗi vẫn chưa được sửa.Sau khi tìm hiểu qua điều tra thực tế, tôi có nhận xét như sau:
- Đa số học sinh chưa ý thức tốt trong học tập chữa bài
- Học sinh chưa thực sự hứng thú học môn văn, chưa hiểu được các lỗi đã mắc trong bài viết để mình viết bài văn hay hơn mà chỉ quan tâm đến việc nhận bài để biết mình được mấy điểm
- Học sinh chưa biết cách sửa từ, sửa câu…
- Sau khi được cô giáo trả bài viết học sinh chưa có thói quen viết lại bài vănsau khi đã sửa các lỗi đã mắc để tự luyện viết văn
- Học sinh chưa độc lập suy nghĩ nói ra cách hiểu của mình
- Tiết học còn gò ép trong khuôn mẫu sáo rỗng, không đạt hiệu quả Thấy được thực tế việc học tiết Tập làm văn trả bài của lớp mình như vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm ra các biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh học đạt hiệu quả tốt như sau:
ii một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh học tốt tiết tập làm văn trả bài:
1 Chấm bài viết của học sinh, định hướng tổ chức giờ dạy:
- Mục đích của tiết Tập làm văn trả bài nhằm thông báo trả lại cho học sinh kết quả học tập, đánh giá kết quả lao động, học tập về mặt tư tưởng, kiến thức,
kỹ năng viết văn bản, từ đó giúp học sinh rút kinh nghiệm bài làm, học sinh sửa chữa những thiếu sót hay hạn chế trong bài làm của mình Học sinh phát huy ưu
Trang 5điểm của bản thân, học tập những thành công của bạn, đồng thời biết khắc phục sai sót và tham gia nhận xét, giúp bạn sửa lỗi để bài viết của mình hay hơn.
- Chính vì nắm được mục đích, yêu cầu của tiết Tập làm văn trả bài như vậy, tôi rất coi trọng việc chấm bài viết của học sinh, từ đó định hướng cách tổ chức giờ dạy của mình
- Chấm bài viết của các em thường khó hơn đánh giá kết quả học của các môn khoa học khác (ví dụ: môn Toán) vì không thể có một đáp số, một lời giải như nhau cho một đề văn, cách nghĩ, cách cảm, cách viết của mỗi em bao giờ cũng riêng biệt, bài viết bao giờ cũng phong phú và muôn màu muôn vẻ
- Khi chấm bài, tôi luôn tâm niệm rằng phải làm việc một cách nghiêm túc,
kỹ càng, chính xác bởi vì bài văn là kết quả lao động sáng tạo của các em
Người giáo viên cần phải chắt lọc thành công của học sinh dù là nhỏ nhất
Không được qua loa, tắc trách hoặc giận dữ, bực bội, có những lời phê phán để lại trên bài làm ảnh hưởng đến hứng thú, niềm tin của học sinh
- Đối với mỗi bài kiểm tra viết, sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thường đưa ra nhiều đề để học sinh lựa chọn Chính vì vậy, trước khi chấm bài, tôi thường chọn và xếp riêng các bài của từng đề, sau đó, xác định yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn bài của mỗi đề Tuy nhiên, tôi không xem suy nghĩ cảm thụ của mình
là khuôn mẫu, chuẩn mực để áp đặt việc đánh giá học sinh mà tôn trọng, khuyếnkhích cái riêng, cái mới, cái độc đáo trong mỗi bài viết của các em
- Tôi tiến hành việc chấm bài theo 2 bước:
+ Bước 1: Phát hiện, đánh dấu những ưu, khuyết điểm trong bài viết của học
sinh: gạch dưới và ghi nhận xét ra ngoài lề bên trái Ví dụ: lỗi chính tả ghi c.t, thiếu chủ ngữ ghi c.n…
Đối với những học sinh yếu, kém, tôi chỉ ra sai sót trầm trọng nhất, không bao giờ gạch nát cả bài, tránh gây cho em đó tâm lý thất vọng, chán nản Tìm và phát hiện cái hay, sự tiến bộ trong mỗi bài viết của các em một cách kịp thời
“Phải biết khen các em bằng những nhận xét lạc quan, dù đó là một cố gắng nhỏ nhất” đó là lời của những đồng nghiệp đi trước truyền lại mà tôi thật sự tâm
Trang 6đắc và áp dụng triệt để khi chấm bài Tập làm văn Tôi không bao giờ tiết kiệm lời khen khi bình giá bài làm của các em, trăn trở với mỗi lời phê vào bài Phát hiện được một câu văn hay, một ý nghĩ độc đáo, sáng tạo, tôi đều đưa ra lời bình
(viết vào phần bài chữa được trình bày ở vở Tập làm văn), VD: “Một ý kiến thú vị”, “Câu văn có hình ảnh”, “Bài viết thật độc đáo” …Tôi nhớ một lần, khi
chấm bài viết của một học sinh tả mẹ rất hay và xúc động, tôi đã phê như sau:
“Hiểu đề, bài viết có cảm xúc tốt Chắc mẹ vui lắm khi đọc bài làm của em!”.
Tôi nhớ mãi ánh mắt tràn đầy niềm vui của em khi nhận được lời phê của tôi
Em đã phát huy được những ưu điểm của mình trong các bài viết sau
+ Bước 2: Chấm bài – ghi các ưu, khuyết điểm của học sinh vào sổ chấm chữa
của giáo viên
Sau khi chỉ rõ ưu khuyết điểm của từng bài, tôi cho điểm dựa trên biểu điểm
đã được xây dựng trước Điểm số ghi ngay ngắn, rõ ràng, đẹp bằng mực đỏ
Tôi chuẩn bị một sổ chấm chữa rất công phu, ghi chép cẩn thận những điểm
đạt được, các lỗi đã mắc trong bài viết của học sinh và dự kiến cách sửa lỗi theo mẫu sau:
Họ và tên Ưu điểm Lỗi đã mắc – dự kiến cách sửa Ghi chú
Chính tả Từ Câu Các lỗi khác
Nhìn vào sổ chấm chữa, tôi có thể nhận ra những lỗi sai điển hình của các
em, làm cơ sở cho việc chữa bài và có thể chọn được một số bài văn tiêu biểu đểđọc trước lớp
Sau khi đã chấm xong toàn bài của học sinh, ghi tất cả ưu và khuyết điểm trong bài viết của học sinh vào “ Sổ chấm chữa”, tôi thiết kế giờ dạy thật chi tiết
Trang 7Chỉ có khi sửa từng câu, tôi mới có thể giúp các em không chỉ nhận ra cái sai của câu, nguyên nhân dẫn đến việc sai câu đó, cách khắc phục lỗi này, mà quan trọng hơn nữa là học sinh nhận ra đó chính là thiếu sót trong bài làm chung của
cả lớp, trong đó có bản thân của từng em
- Khi thiết kế bài dạy, tôi phải chọn ra một số vấn đề ( có thể về cách dùng
từ, cách diễn đạt ý, cách dùng các kiểu câu…) thích hợp với trình độ của từng
em để yêu cầu mỗi học sinh sửa lại
Ví dụ: Một học sinh đã viết được đoạn mở bài, theo kiểu trực tiếp Cô giáo
có thể yêu cầu các em viết phần mở bài theo cách gián tiếp…
Nói một cách khác là: ở mỗi bài viết của từng học sinh, tôi đều có một yêu cầu mang rõ tính chất rèn luyện kỹ thuật viết câu cho các em luyện tập Việc làmnày sẽ làm cho học sinh giỏi cũng như học sinh kém đều được chăm sóc rất chu đáo
2 Hoạt động của cô trò trong một tiết Tập làm văn trả bài:
2.1 Hoạt động 1: Tôi giới thiệu tiết học, học sinh nêu lại đề bài văn đã viết
ở tiết trước, giáo viên viết đề bài lên bảng.
Giới thiệu tiết học là hoạt động tưởng như rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng Một tiết học có thành công hay không bên cạnh việc chuẩn bị công phu,
kĩ lưỡng của giáo viên còn phụ thuộc rất lớn vào học sinh Chính vì vậy, việc kích thích hứng thú học tập ban đầu cho các em là vô cùng cần thiết Cổ nhân cócâu “Vạn sự khởi đầu nan”, việc làm này sẽ giúp các em tạo được hứng khởi trong các hoạt động tiếp theo
- Trước đây tôi rất ít khi để ý đến hoạt động này Tôi thường giới thiệu bài bằng phương pháp thuyết trình Tiết nào cũng như tiết nào, bản thân tôi cũng thấy nó khô cứng, nhàm chán, còn học sinh thì bị động, căng thẳng, thậm chí không khí căng thẳng còn lan tràn đến hết tiết học Giờ dạy không đạt hiệu quả Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ cách tổ chức để tạo ra một không khí vui gây hứng thú cho các em trong tiết học
Tôi đã tìm ra được khá nhiều cách mở bài thú vị như:
Trang 8Cách 1: Cho các em hát một bài hát gắn với một đề gần gũi nhất trong tiết trả
bài, sau đó gợi mở cho các em nhớ và nhắc lại đề đó rồi nối tiếp nêu các đề còn lại
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn trả bài “Tả người”, trong đó có đề: “Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ…) của em”, tôi cho các em hát bài “Tổ ấm gia đình” rất sôi nổi, rất hay Tôi khen ngợi và gợi lại cho các em: Ai cũng có một tổ
ấm gia đình Đó là nơi ta được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mỗi người thân Tiết trước, các em cũng viết một bài văn về người thân Đó là đề nào?”
Sau khi học sinh nêu đề: “ Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ…) của em”,
tôi yêu cầu một vài em khác nối tiếp nêu những đề còn lại
Cách 2: Cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến các vấn đề có trong
tiết trả bài và yêu cầu học sinh nhớ lại từng đề Khi dạy bài Tập làm văn tả bài
“Tả cảnh”, tôi cho học sinh xem một số hình ảnh về một buổi sáng ở công viên, một cơn mưa, một ngôi nhà và hỏi: “Những hình ảnh này gợi cho em nhớđến những đề văn nào trong tiết kiểm tra viết trước?”.
Cách 3: Cũng có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi để tạo hứng thú cho
học sinh học tập VD: Trong tiết trả bài “Tả con vật” tôi cho học sinh giải đáp
một số câu hỏi về con vật có trong các bài làm của các em như: lợn, gà trống,
mèo, chó…Sau đó tôi giải thích: “Chó, mèo, lợn, gà… là những con vật rất gần gũi với chúng ta Các con hãy nhớ lại và nêu cho cô đề bài trong tiết tả con vật viết trước.”
Với những cách giới thiệu khác nhau, không tiết nào giống tiết nào, các em không bị nhàm chán, rất thích thú, hào hứng phát biểu, tạo không khí học vui, nhẹ nhàng ngay từ hoạt động đầu tiên
ở phần viết đề bài, tôi cũng tiến hành theo nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Với những tiết chỉ có một đề bài như tiết trả bài “Tả con
vật” chỉ có một đề: “Hãy tả một con vật mà em yêu thích” tôi chọn hình thức viết bảng, nhưng với những tiết như tiết trả bài: “Tả người”; “Tả cảnh” có từ 3
Trang 9đến 4 đề, tôi có thể dùng bảng phụ, băng giấy hoặc thiết kế 1 slide trên
Powerpoint
2.2Hoạt động 2: Dạy học sinh tìm hiểu đề văn:
- Tôi cho học sinh đọc lại đề văn và phân tích yêu cầu của đề bài
- Việc cho học sinh phân tích yêu cầu của đề bài, thoạt nghĩ có vẻ thừa (vì hôm làm bài, các em buộc phải phân tích rồi), nhưng thật ra đó là hành động định hướng cho việc phân tích, sửa chữa câu văn, bài văn…Khi sửa lỗi học sinh
sẽ phải đối chiếu giữa yêu cầu của đề được cô giáo ghi lên bảng (ý tưởng cần biểu đạt) với câu văn, đoạn văn (câu văn được phô diễn) Hoạt động của cả lớp nhờ đó có mục đích rất rõ ràng Chính vì vậy mà không thể xem nhẹ được Hơn nữa, bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể cho nên viết cho đúng
đề bài phải là yêu cầu hàng đầu Phải giúp học sinh đối chiếu được bài viết với yêu cầu của đề bài Muốn vậy cần xác định rõ yêu cầu của đề để làm chỗ dựa đánh giá bài viết của học sinh
- Một đề bài đưa ra cho học sinh viết ẩn chứa đến 3 yêu cầu: Yêu cầu về thể loại bài (hay kiểu bài); yêu cầu về nội dung; yêu cầu về trọng tâm Ví dụ bài viết
1 ở tuần lễ 4 lớp 5:
Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
Yêu cầu thể loại của đề là: Miêu tả, thể hiện ở từ “tả” trong đề bài
Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều)
Yêu cầu trọng tâm là: ở trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đườngphố, trên cánh đồng, nương rẫy) thể hiện ở cụm từ nằm cuối đề bài
Nhưng trên thực tế không phải đề văn nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu trên
Ví dụ như ngay tuần 4 lớp 5, sách tiếng Việt 5 đưa ra đến 3 đề cho chọn Đề nói
trên là đề 1 Đề 2 lại chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung: Tả một cơn mưa
Trong trường hợp này, người làm bài nhất thiết phải tự xác định thêm yêu cầu
về trọng tâm của bài viết Chẳng hạn phải là “Tả một cơn mưa ở quê hương em”, hay “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học về” Việc xác định
Trang 10đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên em có được ý cụ thể, chính xác, tránh được việc viết tràn lan, chung chung.
Quan trọng hơn nữa là phải giúp học sinh nhận rõ ý nghĩa của việc xác định các yêu cầu này trong việc viết bài Giáo viên phải làm sao giúp học sinh nhận
rõ các yêu cầu của đề bài quyết định nội dung bài viết Các yêu cầu này một khi xác định đúng sẽ là hướng tìm ý cho bài viết.
VD: Thể loại miêu tả sẽ hướng dẫn cho các em phải quan sát đối tượng để tìm cho ra những nét đặc sắc, những nét nổi bật của đối tượng Không thể cứ liệt
kê tràn lan các chi tiết của đối tượng
Nội dung buổi sáng đòi hỏi người quan sát phải tìm được nét đặc trưng giúp
người đọc nhận ngay ra cảnh đương tả không phải buổi trưa, buổi chiều Cũng
vậy, buổi sáng ở vườn cây có gì khác buổi sáng ở công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy Phải nêu cho được những nét tiêu biểu đó mới đáp ứng đúng
yêu cầu của đề bài
Đây chính là chỗ yếu của học sinh Nhiều học sinh dễ dàng tìm ra yêu cầu
của đề bài, nhưng lại không biết từ các yêu cầu đó để tìm ra nội dung cần nói trong bài viết
Chính vì những lí do nêu trên, tôi rất coi trọng hoạt động này
Đối với những tiết trả bài chỉ có một đề bài VD: Tiết trả bài văn tả con vật
chỉ có 1 đề: “Tả một con vật mà em yêu thích”, tôi tiến hành như sau:
+ Tôi cho học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính của đề bài:
Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài nào? Nội dung? Trọng tâm của đề bài là gì? ( học sinh nêu đến đâu giáo viên gạch chân đến đấy)
+ Tôi yêu cầu học sinh nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân khi tả con vật mình yêu thích
+ Tôi gợi ý để học sinh hiểu và phát biểu được “bài văn miêu tả con vật đòi hỏi người viết phải tìm ra và nêu bật được các nét nổi bật của con vật mà ta địnhtả”
Trang 11Khi xác định rõ trọng tâm của đề bài là tả hình dáng và hoạt động của một con vật mà em yêu quý nhất, học sinh hiểu và nêu rõ được bài viết phải làm nổi bật những nét riêng về hình dáng và hoạt động của con vật được tả so với các con vật khác Muốn vậy cần quan sát trực tiếp, quan sát bằng nhiều giác quan, chọn lọc những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải đọc kĩ đề bài, chỉ lơ đãng một chút trong việc đọc đề bài là chúng ta sẽ không thể viết đúng trọng tâm yêu cầu của
đề bài và bài viết tất sẽ không đáp ứng đúng trọng tâm
VD: “Tả cảnh một buổi sáng trên đường phố” và “Tả cảnh đường phố vào một buổi sáng”
Tả cảnh một buổi sáng trên đường phố
Thể loại: miêu tả
Nội dung: cảnh một buổi sáng
Trọng tâm: trên đường phố
Tả cảnh đường phố vào một buổi sángThể loại: miêu tả
Nội dung: cảnh đường phốTrọng tâm: vào một buổi sáng Chỉ thay đổi 2 cụm từ cuối bài không làm thay đổi yêu cầu thể loại (vẫn là miêu tả) nhưng làm thay đổi đối tượng miêu tả (1đề là cảnh buổi sáng, 1 đề là cảnh trên đường phố) và cũng làm thay đổi phạm vi miêu tả (1 đề là cảnh buổi sáng trên đường phố, 1 đề là cảnh đường phố vào buổi sáng)
Đối với những tiết trả bài có nhiều đề, ví dụ: tiết “Trả bài văn tả cảnh” có 3
đề, “trả bài văn tả người” có 3 đề…tôi cũng tiến hành tương tự như trên Tuy nhiên để tiết kiệm thời gian, tôi sử dụng phần mềm Powerpoint để hỗ trợ Việc dạy học sinh tìm hiểu đề văn sẽ giúp học sinh có những hiểu biết để vạch hướng làm bài cũng như sửa bài cho bản thân
2.3 Hoạt động 3: Nhận xét chung về bài viết của học sinh trong lớp:
Những năm trước, khi tổ chức hoạt động này, tôi dùng phương pháp giảng giải và thuyết trình Tôi thường nêu những nhận xét về bài viết của mình (đã viếtsẵn) về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh (về nội dung và hình thức) vàkết thúc là tổng kết điểm và biểu dương một số học sinh có bài viết hay, sáng
Trang 12tạo Học sinh ngồi nghe Tôi thấy việc tổ chức hoạt động trên không hiệu quả Tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy và thấy rõ hiệu quả cao hơn Tôi tiến hành như sau:
Khi nhận xét chung về bài viết của học sinh, tôi đã tổ chức cho học sinh thamgia hoạt động nhận xét đánh giá, chứ không chỉ là việc làm riêng của cô giáo Các em được trực tiếp tham gia tập bình giá Do đó học sinh hiểu và dễ dàng chấp nhận việc đánh giá của cô giáo
Tôi thường nhận xét ưu điểm (nội dung và hình thức) trước Khi chấm bài viết của học sinh, tôi đã thống kê được những ưu điểm chung của bài viết Trongcác ưu điểm, tôi chú ý đến những suy nghĩ riêng, những cảm xúc hồn nhiên, tế nhị sâu sắc Những cách vận dụng kiến thức khéo léo, những nhận xét mới mẻ, những đoạn văn hay, bài làm có bố cục sáng tạo, những cách đặt câu, dùng từ hay Khi nhận xét những ưu điểm có dẫn chứng cụ thể, nêu tên và biểu dương học sinh
- Tôi gọi học sinh lên đọc những câu văn, đoạn văn hay trong bài viết của mình Cả lớp nhận xét, bình giá bài của học sinh có ưu điểm gì? Để viết được câu văn hay như thế, em cần chú ý điều gì?
Các em rất thích thú với hoạt động này Qua đó, các em phát huy được những
ưu điểm mà mình đạt được trong bài viết, đồng thời học tập được những thành công trong bài viết của bạn và khuyến khích các em viết được những câu văn hay, đoạn văn sinh động để được cô giáo và các bạn khen ngợi
* Phần nhận xét những ưu điểm chung trong bài viết tôi thường nêu những dẫn chứng cụ thể để học sinh tự đánh giá những điểm không chính xác, những hiểu biết lệch lạc trong cách miêu tả chi tiết Phân tích cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm Khi nhận xét phần nhược điểm, tôi thường không nêu tên học sinh
đã mắc lỗi trong bài viết
Ví dụ: Khi trả bài viết “Tả người” trong đó có đề “Tả cô giáo (thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em những ấn tượng tình cảm tốt đẹp.”