SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 TRƯỜNG THCS ĐÔNG NAM, HUYỆN ĐÔNG S
Trang 1S
Ở GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6
TRƯỜNG THCS ĐÔNG NAM, HUYỆN ĐÔNG SƠN
Người thực hiện: Lê Văn Thanh Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Nam SKKN thuộc lĩnh vực( Môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
Trang 2
THÔNG TIN CHUNG VỀ SKKN 1 Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 6 ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn”. 2 Lĩnh vực áp dụng: Môn Ngữ Văn 3 Tác giả: Lê Văn Thanh Nam Ngày tháng năm sinh: 22/02/1977 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Đông Nam Điện thoại: 0913393359 Email: levanthanhdn77@gmail.com 4 Đồng tác giả( nếu có) Họ và tên……….
Ngày tháng năm sinh:………
Trình độ chuyên môn: ………
Chức vụ, đơn vị công tác:………
Điện thoại:………
Email:………
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Đông Nam
Địa chỉ: Thôn Tân Chính, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: 02378786006
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu(nếu có)
Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại.
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Mốc thời gian được áp dụng lần
đầu tiên trong thực tế năm học: 2018- 2019
Trang 3DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD& ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên: Lê Văn ThanhChức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Đông Nam
TT TÊN ĐỀ TÀI SKKN
Cấp đánh giá, xếp loại( Phòng,
Sở, Tỉnh…)
Kết quả đánh giá, xếp loại( A,B , hoặc C)
Năm học được đánh giá, xếp loại
1 Rèn luyện kĩ năng phân tích
giá trị nhạc điệu trong thơ
nhằm nâng cao kỹ năng
cảm thụ thơ cho học sinh
lớp 9 trường THCS Đông
Nam.
Cấp Huyện Loại B Năm 2015- 2016
2 Một số kinh nghiệm phụ
đạo học sinh yếu, kém
môn Ngữ văn ở trường
Trang 4MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2
2 NỘI DUNG 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.1.1 Thế nào là học sinh yếu, kém? 3
2.1.2 Thế nào là phụ đạo? 3
2.2 Cơ sở thực tiễn 3
2.2.1 Về phía học sinh: 3
2.2.2 Về phía giáo viên: 4
2.2.3 Về phía gia đình học sinh: 4
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 4
2.3.1 Các giải pháp: 4
2.3.2 Tổ chức dạy học thực nghiệm: 6
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
3.1 Kết luận: 15
3.2 Kiến nghị: 15
Trang 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH
YẾU, KÉM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 TRƯỜNG THCS ĐÔNG NAM, HUYỆN ĐÔNG SƠN
Trang 61 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Phụ đạo học sinh yếu, kém là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quantrọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện của nhà trường
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự nghiệpGiáo dục và Đào tạo của huyện Đông Sơn đã có nhiều chuyển biến, ngành giáodục đã khẳng định được vị trí vai trò trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhânlực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá quê hương đất nước.Phần lớn nhân dân đã có ý thức chăm lo, quan tâm tạo điều kiện cho việc họctập của con em mình Song bên cạnh đó một bộ phận nhân dân nhận thức chưađúng đắn về việc học tập của con em nên tỉ lệ học sinh yếu kém còn rất cao.Cũng phải nói thêm rằng kể từ năm học 2006-2007 Bộ trưởng bộ GD & ĐT đãphát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, và bệnh thànhtích trong giáo dục”, tỷ lệ học sinh yếu kém tăng đó là biểu hiện tích cực vềviệc dạy và học bước đầu phản ánh thực chất Đòi hỏi giáo viên phải dạy thựcchất và học sinh phải học thực chất
Đông Nam là một xã khó khăn của huyện Đông Sơn, phần lớn nhân dântrong xã thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa, các em thường vắng học khithời tiết xấu như: mưa to hay rét mướt… Việc nắm bắt kiến thức không đượcliền mạch Vì thế các em đã yếu lại càng yếu thêm Trường THCS Đông Namđóng trên địa bàn của xã, trong những năm qua đã có những bước phát triển nhấtđịnh Tuy nhiên chất lượng đại trà vẫn còn thấp, học sinh yếu kém còn nhiều,chưa thể đáp ứng với mục tiêu giáo dục đề ra
Ngữ văn là một môn khoa học giúp học sinh hiểu về cuộc sống con người,hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người,học Ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nướcsuốt bề dày bốn nghìn năm lịch sử Không những thế, môn Ngữ văn còn bồidưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau Tuy nhiên,trên thực tế học sinh thường có tâm lí không thích học Ngữ văn Đặc biệt nhữnghọc sinh yếu kém, đọc chưa thông, viết chưa thạo lại càng ngại học Vậy làm thếnào để học sinh có hứng thú học tập Đây là một vấn đề mà trong nhiều nămgiảng dạy, bản thân tôi đặc biệt chú ý
Như vậy việc phụ đạo học sinh yếu, kém là một trong những yêu cầu lớnđược đặt ra Vậy làm thế nào để chất lượng dạy và học được nâng lên? Làm thếnào để đào tạo ra những con người có đủ “ đức , trí, thể, mĩ” Đó cũng là mộtcâu hỏi lớn
Xuất phát từ những lí do như đã nêu trên với nhu cầu cấp thiết của đơn vị,
sự trăn trở day dứt và tâm huyết của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp tổ chức phụ đạo
Trang 7học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 6 ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn”, với mong muốn giúp các em học sinh có lòng đam mê và học tập tốt hơn
bộ môn Ngữ văn ở các lớp THCS
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp từ kinh nghiệm bản thân về việc phụ đạo họcsinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường THCS Đông Nam– Đông Sơn nhằm gópphần nâng cao chất lượng giáo dục
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
- Xác định cơ sở lí luận của việc phụ đạo học sinh yếu, kém trường THCSĐông Nam– Đông Sơn
- Phân tích thực trạng việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém ở trườngTHCS Đông Nam– Đông Sơn
- Đề xuất và lí giải một số biện pháp tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kémtrường THCS Đông Nam– Đông Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏngvấn, tổng kết, rút kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Ngoài các biện pháp đã thực hiện ở các năm học trước, trong năm họcnày, năm học 2018 – 2019 tôi thực hiện thêm một số biện pháp khác nhằm nângcao chất lượng cho học sinh yếu kém, đó là:
+ GV gặp gỡ các cấp lãnh đạo thôn như: Bí thư thôn, phụ nữ thôn để traođổi về nguyên nhân học yếu của học sinh, để các cấp lãnh đạo thôn cùng tìm giảipháp giúp đỡ những gia đình có con em học yếu, kém
+ Tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học: Để tránh nhàm chántrong các tiết dạy phụ đạo tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, thi giữa các
cá nhân với nhau, giữa các nhóm với nhau… tạo ra không khí học tập sôi nổi,vui tươi, phấn khởi
2
Trang 82 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận.
2.1.1 Thế nào là học sinh yếu, kém?
- Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3.5 đến 4.9, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0
- Loại kém: Trừ các trường hợp: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ra, các trường hợp còn lại là loại kém
{Trích: Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).}
2.1.2 Thế nào là phụ đạo?
Phụ đạo nghĩa là: Giáo viên giúp đỡ cho học sinh hiểu thêm bài, ngoài giờlên lớp
(Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng, năm 1996)
Như vậy, phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổsung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức
có trong sách giáo khoa Ngữ văn) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các
em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp Từ đó học sinh có thể hòanhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Về phía học sinh:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp 6, tôi đã
tổ chức khảo sát chất lượng đầu học kỳ I Kết quả khảo sát như sau:
Một là: Lười học đẫn đến nhiều “lỗ hổng” về kiến thức, kĩ năng: Trên lớp
không chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà chưa chịu học bài cũ và soạn bàimới, đến giờ học lại cắp sách đến trường Còn một bộ phận nhỏ thì các emkhông xác định được mục đích của việc học Các em chỉ đem đến khi lên lớp,nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy ra
“học vẹt” mà không hiểu được nội dung nói lên điều gì
Trang 9Hai là: Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ Đây là một điều không thể
phủ nhận với chương trình học tập hiện nay Nguyên nhân này có thể nói đếnmột phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh
Ba là: Phương pháp học tập Ngữ văn chưa tốt vì là học sinh đầu cấp
chưa quen với phương pháp học mới
Bốn là: Không có thời gian học ở nhà: Đa số các em là con em gia đình
làm nông nghiệp, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình nhiều việc như: trồngtrọt, chăn nuôi
Năm là: Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng
nên học sinh lười học, xin nghỉ để làm việc riêng như đi chơi, giả bị ốm, thiếu
đồ dùng học tập cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạmgóp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản và rồi yếu, kém
Sáu là: Do đọc chưa thông, viết chưa thạo nên dẫn đến tiếp thu chậm.
Trong năm học 2018 – 2019, dù là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn một số em đọcchưa thông, viết chưa thạo như: Em Lê Trần Trường Thanh; Nguyễn Viết Hậu
2.2.2 Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên chưa chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh học sinh
- Một số giáo viên chưa xác định đúng nội dung, phương pháp dạy phùhợp với học sinh yếu kém
- Một số giáo viên không lập kế hoạch dạy cụ thể
- Một số giáo viên chưa động viên khuyến khích học sinh kịp thời
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
“giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu, kém Từ đó các em cam chịu, dần dần chấpnhận với sự yếu, kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên
2.2.3 Về phía gia đình học sinh:
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có động lực học tập, chán nảnkhông có ý chí phấn đấu
- Phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học của học sinh, công việc giúp giađình nhiều
4
Trang 10- Phối kết hợp với phụ huynh nhằm quán triệt và nâng cao nhận thức chophụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc tổ chức phụ đạo học sinh yếukém, qua việc đến thăm hỏi gia đình hoặc tổ chức họp phụ huynh.
- Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, dẫn đến nguyên nhân học yếu kém củahọc sinh
- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để kiểm soát chặt chẽ nền nếp họctập của các em
Giải pháp 2: Lập danh sách học sinh yếu kém để xây dựng kế hoạch phụ đạo.
Lập danh sách học sinh: Lập danh sách học sinh yếu kém theo mẫu của
nhà trường Trong danh sách phải thể hiện được: Số thứ tự, Họ và tên, Lớp,Điểm khảo sát đầu học kì I, Giữa học kì I, Cuối học kì I, Đầu học kì II, Giữa học
kì II, Cuối năm
Danh sách học sinh yếu kém được ghim ở trang đầu của Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu Gv cập nhật điểm kịp thời vào bảng danh sách để thuận tiện trong việc theo dõi sự tiến bộ của từng em
Xây dựng kế hoạch phụ đạo.
Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 6 Trong kếhoạch xác định rõ:
- Giúp đỡ học sinh rèn luyện kĩ năng học tập như: Đọc, viết
- Tạo hứng thú bằng những câu chuyện, vần thơ giúp các em dễ học dễhiểu, nhớ lâu
Giải pháp 2: Xác định mục tiêu bài học:
+ Xác định mục tiêu chung:
Xuất phát từ tư tưởng lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng, tôixác định rõ mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học dànhcho cả lớp Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy họctheo quy định cũng như trình độ chung của học sinh cả lớp
+ Xác định mục tiêu giúp đỡ học sinh yếu kém:
Xuất phát từ tư tưởng sử dụng những biện pháp phân hoá đưa diện họcsinh yếu kém lên trình độ chung, bên cạnh việc xác định mục tiêu chung cho
cả lớp, tôi đã xác định nội dung kiến thức nào mà đối với học sinh yếu kémkhó có thể chiếm lĩnh được theo trình độ chung của cả lớp Từ đó xác định
Trang 11mục tiêu cần giúp đỡ học sinh yếu kém đạt được nội dung kiến thức đó.Việc giúp học sinh yếu kém đạt được mục tiêu chung của bài học khôngnhất thiết phải thực hiện ngay trong các tiết chính khóa, mà tôi có th ể giúp
đỡ các em đạt được những mục tiêu đó ở những tiết phụ đạo vào buổi chiềutheo lịch của nhà trường
Giải pháp 3: Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém:
- Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu, kém phải liên tục, mọi lúc, mọi nơi,
có thể trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, trong tiết dạy chính khóa hay trong tiếtphụ đạo buổi chiều
- Phân công học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu kém: Giáo viên phâncông theo nhóm: Nhóm giúp đỡ những em đọc yếu, nhóm giúp đỡ những emviết chưa thạo, chưa đúng chính tả, nhóm giúp đỡ học bài cũ và chuẩn bị bàimới Giáo viên phải kiểm tra kết quả giúp đỡ của từng nhóm
- Tăng cường luyện viết cho học sinh: Tổ chức cho học sinh luyện viếtvào một cuốn vở riêng Có thể viết trong giờ học phụ đạo buổi chiều hoặc giaocho viết ở nhà Nội dung viết có thể là phần ghi nhớ, các khổ thơ, các đoạn vănnằm trong các văn bản đang học Giáo viên thu bài nhận xét chấm điểm
Giải pháp 4: Quan tâm, thân thiện trong từng tiết dạy và động viên, khen thưởng học sinh kịp thời.
Trong từng tiết dạy giáo viên cần chú ý:
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái Những câu hỏi dễ nên dành cho họcsinh yếu kém Giáo viên cần khen ngợi kịp thời khi học sinh trả lời đúng, giúpcác em tự tin, kích thích ngọn lửa học tập trong lòng các em
- Gọi học sinh yếu kém đọc bài, dù chỉ là một đoạn văn rất ngắn Rènluyện cho học sinh đọc thêm vào tiết phụ đạo buổi chiều Dặn học sinh về nhàđọc lại bài, quan trọng là giáo viên phải kiểm tra và động viên khích lệ khi họcsinh tiến bộ
- Động viên học sinh, khuyến khích các em, trao thưởng cho những họcsinh có nhiều tiến bộ trong học tập (kiểm tra theo tháng), và trao thưởng cho họcsinh bằng những phần quà nhỏ có ý nghĩa
Ngoài các biện pháp trên thì một điều không thể thiếu được đó là cái tâmcủa người thầy giáo Tất cả các giải pháp trên chỉ có thể đạt được hiệu quả khingười thầy thực sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thực sự lo lắng cho tương laicon em mình
2.3.2 Tổ chức dạy học thực nghiệm:
Thiết kế bài dạy giúp đỡ học sinh yếu kém – Dạy vào buổi chính khóa:
Ví dụ: Tiết 21: Thạch Sanh (Tiết 1)
( Truyện cổ tích )
6
Trang 12I - Mục tiêu bài học: Qua bài học, học sinh hiểu được:
1 Kiến thức: - HS hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và
giá trị nội dung của truyện
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian
và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
- Kể lại được truyện
3 Thái độ: Giáo dục HS về niềm tin đạo đức, công lí, lí tưởng nhân đạo, yêu
chuộng hoà bình
II – Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên : Soạn giáo án, tranh ảnh
- Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong sách giáo khoa
III – Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1 Hoạt động khởi động:
- GV ổn định tổ chức lớp
- GV kiểm tra bài cũ: ? Kể tên những truyền thuyết mà em đã học? Em thích nhất truyện nào? Vì sao?
2 Dạy học bài mới:
- Nội dung kiểm tra bài cũ là cơ sở để giáo viên dẫn vào bài mới:
- GV nêu yêu cầu đọc, đọc rõ ràng,
chú ý phân biệt lời người kể và lời
- Truyện thường có yếu tố hoang đường
- Truyện thường thể hiện ước mơ củanhân dân về chiến thắng cuối cùng củacái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cáixấu, sự công bằng đối với sự bất công
2 Đọc VB: