kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu vật lý lớp 12

11 1.6K 0
kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu vật lý lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 1 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Dạy bồi dưỡng học sinh yếu là một công việc khó đòi hỏi người giáo viên phải kiên nhẫn, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy . Sự cần thiết của học sinh trong việc nắm chắc chắn về kỹ năng và kiến thức địa lý . Hơn nữa nhiều em học sinh có tư tưởng học lệch, chỉ chú tâm đến việc luyện thi đại học không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó) nhất là học sinh khối 12 ban khoa học tự nhiên các em chưa có sự quyết tâm trong học tập cao cho nên dễ bị chán nản làm cho kết quả học tập không tốt. Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề. Theo quan niệm của cha mẹ học sinh và xã hội thì Địa lý là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tốt môn Địa lý. Việc dạy bồi dưỡng học sinh yếu Địa lí lớp 12 còn gặp khó khăn khác là số học sinh có nguyện vọng và theo học khối C ít. Vì vậy ngoài việc động viên khuyến khích các em, giáo viên dạy còn phải làm cho học sinh thấy được cái hay, cái cần thiết khi học tập môn địa lý để từ đó học sinh có hứng thú và quyết tâm học tập hơn . Ngoài ra môn Địa lý là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ) lại khô khan Chương trình nặng, có nhiều bài có nội dung khá dài lại thiếu thực tiễn. Học sinh lười học bài. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 2 Do đó dạy học sinh yếu lớp 12 là một việc rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản của chương trình ( cả lý thuyết lẫn thực hành ) để từ đó học sinh mới có khả năng làm bài tốt ở các kỳ thi. 2. Phạm vi nghiên cứu : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. 3. Đối tượng. Là học sinh khối 12 năm học 2012 - 2013. 4. Mục đích nghiên cứu. Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để cho học sinh có thể đạt được kết quả tốt khi đi thi . Xác định được phương hướng học tập cho học sinh. Khuyến khích học sinh có ý thức học tập tạo sự hứng thú trong học tập Địa lý Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. - Giúp cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình cũng như có bài học thực tiễn. - Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của người giáo viên các môn xã hội nhất là môn Địa lí. - Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị. Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 3 CHƯƠNG II: NỘI DUNG Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp cũng như kỹ năng làm bài. Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm môn Địa lý lớp 12 trường THPT tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để dạy học sinh yếu như sau: 1 Chuẩn bị - Giáo viên cần theo dõi tình hình học tập của học sinh ở lớp nắm rõ những mặt hạn chế của học sinh những chỗ học sinh chưa hiểu . Để từ đó có biện pháp tháo gỡ dần những tồn tại, hạn chế cho các em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việc trả và chấm bài cho học sinh . Hướng dẫn học sinh từng bước vận dụng được kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa , từ Atlat vào bài thi giúp học sinh tự nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung cơ bản từ đó giúp cho học sinh có biện pháp tiếp thu kiến thức có hiệu quả hơn. 2.Tiến hành a/ Về kiến thức trong sách giáo khoa :  Nội dung : Cần bám sát theo chuẩn kiến thức do bộ giáo dục ban hành . Nội dung bài học cần cô đọng nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, không cắt xén chương trình Hướng dẫn học sinh học và hiểu bài tránh thói quen học thuộc lòng, học vẹt gây nên tình trạng nhàm chán trong học tập  Phương pháp:  Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh  Chấm, trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc. Từ đó giúp học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về việc học, kĩ năng làm bài có hiệu quả Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 4 b/ Khai thác Allat , kênh hình trong sách giáo khoa và tập bản đồ.  Hướng dẫn học sinh khai thác tối đa kênh hình, Atlat, bản đồ trong học tập và làm bài thi .  Với địa lí nói chung, việc khai thác tối đa kênh hình trong SGK, sách thực hành, sách bài tập, tập bản đồ là hết sức cần thiết. nhất là đối với kênh hình “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai”. Học sinh phải thành thạo với bản đồ, cần phải biết tư duy với Atlat, bản đồ, khai thác được kiến thức từ bản đồ.  Cần nhận thức được học địa lí trên bản đồ và kiến thức sách giáo khoa có mối quan hệ hữu cơ với nhau .  Mặt khác, Atlat địa lý 12 rất phù hợp cho việc tự học, phát huy tính chủ động của học sinh. Đồng thời, nội dung phong phú, kênh hình, kênh chữ khá đầy đủ, màu sắc đẹp nên sẽ mang đến cho học sinh nhiều hứng thú trong giờ học Ví dụ về việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Đọc bản đồ hành chính Việt Nam + Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 4,5 – Atlát địa lý Việt Nam + Nội dung: - Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm có: 63 tỉnh, thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời, vùng biển - Giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia - Các đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Giữa các tỉnh có ranh giới ró ràng trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông. - Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á - Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định : - Ranh giới: Giáp với biển và quốc gia nào ? Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 5 - Tên tỉnh ? thành phố trực thuộc trung ương ? Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó. Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số các tỉnh Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi: - Xác định nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực, giáp với các nước nào trên thế giới (trên đất liền và trên biển)? Toạ độ địa lý? - Nhận xét màu sắc của bản đồ - Các tỉnh giáp biển, các tỉnh biên giới. - Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại c/ Thực hành: củng cố kỹ năng vẽ và biểu đồ, nhận xét bảng số liệu .  Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách nhận dạng các loại biểu đồ, tính năng, tác dụng và đối tượng sử dụng, cách vận dụng từng loại biểu đồ để học sinh nắm vững và sử dụng được từng loại biểu đồ với từng yêu cầu căn cứ vào bảng số liệu. Biết căn cứ câu dẫn dắt để sử dụng đúng loại biểu đồ đề yêu cầu.  Để thực hiện tốt bước này giáo viên cần cho học sinh rèn luyện các dạng bài tập để học sinh nắm vững được cách nhận biết cách làm các biểu đồ cơ bản. Ví dụ :  Loại biểu đồ tròn :  Đơn vị thường là %  Thường để biểu thị cho cơ cấu của một đối tượng như: Cơ cấu dân số, cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế …  Biểu thị giá trị các đối tượng thường dưới 3 năm  Loại biểu đồ miền : Dạng cho đề giống như biểu đồ tròn nhưng có số năm từ 3 năm trở lên  Loại biểu đồ cột :  Đơn vị có thể là số tuyệt đối ( cũng có thể là số tương đối ) Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 6  Thường để biểu thị cho một giá trị tuyệt đối nào đó như : tổng số dân số qua các năm, sản lượng lúa, diện tích lúa, giá trị ngành trồng trọt, chăn nuôi , thủy sản ….  Biểu thị các đối tượng có thể là từ 1 hoặc nhiều năm  Loại biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị ) :  Thường biểu thị cho tốc độ tăng trưởng của một đối tượng (tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số … )  Biểu thị tốc độ tăng trưởng của đối tượng qua nhiều năm d / Thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá của đồng nghiệp - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhất là giáo viên cùng nhóm chuyên môn. - Tìm cách tháo gỡ thắc mắc cả vể phương pháp, cách giải bài tập bắt đầu từ những bài cơ bản nhất.Tìm giải pháp hiệu quả để dạy từng chương từng vấn đề hoặc từng bài. Tìm ra phương pháp dễ nhất để học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả . e / Động viên khuyến khích về mặt tinh thần cho các em - Luôn cổ vũ động viên tinh thần cho các em giúp các em tự tin hơn trong học tập . giúp các em phát huy hết khả năng khi học và khi làm bài. - Khen thưởng, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ sẽ kích thích các em trong quá trình học tập. - Thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn nhắc nhỡ, uốn nắn những học sinh lười biếng trong học tập. - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình học ở nhà, ở trường để theo dõi nhắc nhở các em sắp xếp thời gian học cho hợp lý, khắc phục tình trạng ham chơi bỏ học, không chịu làm bài học bài của học sinh - Cùng với giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên … hướng dẫn phương pháp học tập và truy bài ( trái buổi ) cho các học sinh yếu hoặc lười học. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 7 f/ Thời gian giảng dạy : không quá ít để giáo viên có thể hướng học sinh đi từng bước từ cơ bản nhất đến những nội dung khó hơn nhằm xây dựng kiến thức cho học sinh có nền tảng chắc chắn, tránh tình trạng dạy gấp rút, nhồi nhét kiến thức sẽ làm cho học sinh đã học yếu lại càng chán nản hơn Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 8 CHƯƠNG III ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN. Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu cho học sinh khối 12 tuy nhiên cũng có thể sử dụng cho các đối tượng dạy học môn Địa lí ở nhiều khối lớp khác nhau. Giúp cho giáo viên nhanh chóng phát hiện nhân tố trong dạy và học. Qua thực tiễn đề tài còn giúp cho người giáo viên mau chóng cải thiện phương pháp có hiệu quả hơn với từng đối tượng dạy học . Việc áp dụng các bước trong đề tài còn là cơ sở cho giáo viên hiểu, vận dụng cách tự hoàn thiện và nâng cao chính kiến thức kỹ năng của thầy từ đó giáo viên có thể giảng dạy học sinh có hiệu quả hơn ở từng đối tượng. Bài học qua thực nghiệm đề tài này còn giúp cho người dạy cần thấy rõ việc rèn luyện kiến thức cơ bản là nền tảng để giúp học sinh có thể học tốt kiến thức địa lý nhất là những học sinh có sức học còn yếu. Qua việc nghiên cứu sáng kiến này còn cho người đọc thấy rõ việc cập nhật thông tin, cách kiểm tra đánh giá thường xuyên của giáo viên một yêu tố không kém phần quan trọng giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn . Tin tưởng, động viên, khích lệ học sinh đúng lúc cũng là nhân tố góp phần tạo nên sự thành công . Qua thực tiễn dạy học và nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy sự thành công của công việc phụ đạo học sinh yếu môn địa lí 12 nói riêng (kể cả các môn học khác ) đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên nhẫn, tâm huyết với nghề, luôn có sự tìm tòi sáng tạo. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 9 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi hẹp, nhưng thực tiễn đã có sự kiểm chứng rõ ràng. Kết quả của học sinh Địa lí 12 năm 2012 và năm 2013 có sự đi lên kết quả đi lên một cách rõ rệt. + Kết quả kiểm chứng tại lớp 12B5 năm học 2012-2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRÊN LỚP 12 B5 STT HỌ VÀ TÊN KT TRƯỚC TĐ KT SAU TĐ 1 Nguyễn Hồ Thúy Anh 4 4.5 2 Nguyễn văn Bi 3.5 5 3 Nguyễn Thi Chi 4.5 7 4 Võ Thi Kiều Diễm 5 6.5 5 Phan Thanh Duy 3.5 3.5 6 Ngô Thanh Dương 7 7.5 7 Hà Thi Ngọc Điệp 5.5 6.5 8 Lâm Ngọc Định 4 5.5 9 Tạ Thị Hồng Hạnh 2.5 4 10 Huỳnh Thi Hên 6 7 11 Lê Phùng Chí Hiếu 5 5 12 Trần Thị Cẩm Hương 5 6.5 13 Nguyễn Diệp Khang 3 3.5 14 Đỗ Ngọc Khá 4 5 15 Phạm Hồng Lĩnh 4.5 5.5 Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 10 16 Lê Tấn Lộc 5 6.5 17 Ngô Thi Diễm My 5 5 18 Nguyễn Lê Kim Ngân 4 5 19 Nguyễn Thị Thiên Nhi 5 6.5 20 Nguyễn Đặng Phi 3.5 4 21 Chao Tiểu Phụng 5 7 22 Nguyễn Thành Quí 7 7.5 23 Nguyễn Thị Ngọc Quyên 7 7 24 Lứ Thi Như Quỳnh 4.5 4.5 25 Đinh Công Thành 6 4 26 Mai Văn Thảo 4.5 3 27 Lê Quốc Thái 4 4.5 28 Mai Quốc Trung 3 3.5 29 Huỳnh Trung Trực 5 5 30 Nguyễn Hoàng Tuấn 4. 5 5.5 31 Trương Thị Bích Tuyền 4 4.5 32 Phạm Hùng Văn 3 4.5 33 Bạch Văn Vĩnh 4 6 Hệ số tương quan rhh = 0.713651311 Độ tin cậy RSB= 0.832901427 Mốt 5 5 Trung vị 4.5 5 Gía trị trung bình 4.578125 5.333333333 độ lệch chuẩn 1.157788318 1.284928662 Giá trị p 4.41869E-05 + Kỳ thi TN.THPT vừa qua, năm 2012 có 98 % học sinh đạt điểm trung bình trở lên góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ( Trong khi đầu vào của học sinh của trường khá thấp so với các trường ) [...].. .Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười Do thời gian làm đề tài chưa nhiều, chưa được kiểm chứng qua nhiều năm, việc áp dụng cho các đối tượng khác còn ít nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh yếu cũng như tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được . thiếu thực tiễn. Học sinh lười học bài. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 2 Do đó dạy học sinh yếu lớp 12 là một việc rất quan trọng nhằm giúp cho học sinh nắm bắt. buổi ) cho các học sinh yếu hoặc lười học. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 7 f/ Thời gian giảng dạy : không quá ít để giáo viên có thể hướng học sinh đi từng. Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu môn Địa lý 12 Lê Thị Mười 8 CHƯƠNG III ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN. Với qui mô là đề tài sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu cho học sinh khối 12

Ngày đăng: 23/12/2014, 13:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan