Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
135 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Thấm nhuần khẩu hiệu đó, người thầy giáo đã quan tâm giáo dục học sinh mình về các mặt : đức, trí, lao, thể, mó. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán, lên lớp có một số em tiếp thu bài còn chậm, thiếu tự tin dẫn đến lười học. Làm sao để các em hiểu bài, theo kòp các bạn và có niềm tin trong học tập? “Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5” là sáng kiến nhỏ được rút ra trong quá trình dạy học mong được góp phần nào vào việc tích lũy kinh nghiệm trong công tác dạy học. Do kinh nghiệm còn ít, sáng kiến này chắc sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn bè đồng nghiệp trong khối, trong và ngoài trường đóng góp ý kiến xây dựng để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn, xin chân thành cảm ơn. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ ĐỐP TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG A Người thực hiện: HOÀNG VĂN MINH Trường Tiểu học Thiện Hưng A NĂM HỌC 2008 - 2009 PHẦN THỨ NHẤT- ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Về mặt lý luận: - Xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy – học Toán, góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Xuất phát từ mục tiêu dạy học Toán ở bậc Tiểu học và mục tiêu dạy học Toán ở lớp 5. - Mặt khác, xuất phát từ nhiệm vụ và chỉ tiêu phấn đấu cần đạt. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt tất cả các môn học, trong đó môn Toán là một trong những môn quan trọng. 2. Về mặt thực tiễn: Xuất phát từ thực tế kiểm tra chất lượng đầu năm và kết quả học tập môn Toán hằng ngày trên lớp, có một số em tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Mục đích: - Để đạt được mục tiêu dạy học môn Toán ở lớp 5. - Để học sinh nắm vững kiến thức cũ và kiến thức mới, giúp các em hứng thú trong học tập. - Để đạt được mục tiêu giáo dục của nghành, đáp ứng nguyện vọng của giáo viên, phụ huynh và học sinh. 2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngay từ những buổi học đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên trong khối đã chú ý đến những em học yếu Toán, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các em yếu Toán từ đó tìm phương pháp, kế hoạch phụ đạo cho các em học tập tiến bộ hơn. III/ ĐỐI TƯNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu. Phụ đạo học sinh yếu toán ở lớp 5. Áp dụng cho việc dạy – học ở khối lớp 5 và các lớp khác ở trong và ngoài trường. 2. Thời gian ngiên cứu. - Từ ngày 15/ 8/08 20/ 9/08 : Trao đổi với đồng nghiệp trong khối về tình hình học tập môn Toán của các lớp và lập đề cương. - Từ 21/ 9/09 30/ 10/08 : Nghiên cứu hình thức giảng dạy “Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5” và trao đổi với giáo viên trong khối cùng áp dụng thử. - Từ 1/ 11 30/ 12 : Hoàn tất các hình thức giảng dạy “Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5” - Từ 1/ 1/08 30/ 1/09 : Cùng giáo viên trong khối, trong trường rút ra bài học kinh nghiệm và hoàn tất đề tài. - 7/2/09 nộp đề tài về Hội đồng khoa học trường. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp điều tra, khảo sát, quan sát : Giữa giáo viên và học sinh, tình hình thực tế của lớp và trường. - Phương pháp trò chuyện : Giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh. - Một số phương pháp hỗ trợ khác: Đọc sách, tham khảo tài liệu… PHẦN THỨ HAI – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH YẾU TOÁN Sự yếu Toán ở học sinh được biểu hiện bằng nhiều hình, nhiều vẻ nhưng nhìn chung các em yếu Toán thường có ba đặc điểm sau đây: - Các em có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng trong học Toán. - Các em tiếp thu bài còn chậm. - Phương pháp học tập Toán của các em chưa tốt. Người thầy giáo cần nắm vững ba đặc điểm này để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập một cách hiệu quả. Qua gặp gỡ và thăm gia đình một số em yếu Toán, đa số giáo viên được biết các em yếu Toán vì: - Ở nhà các em chưa tự giác ôn bài, làm bài. - Bố mẹ ít quan tâm đến việc học của các em. - Chưa lập được thời gian biểu hằng ngày. Từ đó , các giáo viên trong khối đã họp để bàn bạc, trao đổi tìm ra các biện pháp tiến hành phụ đạo học sinh yếu Toán. II/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU TOÁN 1. Sử dụng và kết hợp, hợp lý các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh: - Ngay trong những tiết học Toán đầu năm, giáo viên chủ nhiệm đã lập kế hoạch, tham khảo với đồng nghiệp về việc sử dụng, kết hợp các phương pháp dạy học để giúp các em tiến bộ hơn. Ngoài ra, chủ nhật hàng tuần cần tới nhà học sinh, trao đổi với phụ huynh, quan sát góc học tập, xem thời gian biểu của các em và góp ý bổ sung. Từ đó, nhờ phụ huynh kèm thêm ở nhà, giáo viên theo dõi, kiểm tra ở lớp, nhờ đó mà các em tiến bộ rõ rệt nhất là phần đọc, viết số tự nhiên có nhiều chữ số. Ví dụ: Khi hướng dẫn các em cách đọc số tự nhiên có nhiều chữ số nhiều em không đọc được, khi đó chúng ta cần nhẹ nhàng hướng dẫn kó cho các em cách đọc: - Để đọc số tự nhiên có nhiều chữ số, người ta tách số đó thành từng lớp từ phải sang trái, cứ ba số hợp thành một lớp, viết cách nhau khoảng một chữ số, rồi đọc trong từng lớp. Chẳng hạn đọc các số tự nhiên 1977 ; 23051 . 1997 viết tách là 1 997 Đơn vò Chục Trăm Nghìn Đọc là: Một nghìn chín trăm chín mươi bảy. 23051 viết tách là 23 051 Đơn vò Chục Trăm Nghìn Chục nghìn Đọc là: Hai mươi ba nghìn năm trăm linh một Tập cho học sinh làm theo mẫu trên nhiêu lần, các em sẽ quen dần và việc đọc số ngày càng thạo và nhanh. 2. Khuyến khích từng học sinh chủ động và tích cực hoạt động học tập đem lại kết quả cao nhất cho từng học sinh: - Đối với những em yếu Toán, giáo viên không nên khắt khe đòi hỏi các em làm những bài tập quá sức, mà ra bài tập vừa sức các em làm được để các em có niềm tin trong học tập, lúc đó giáo viên khen ngợi kòp thời và tăng bài tập ở mức học sinh trung bình có thể làm được. Như vậy giao việc cho học sinh từ dễ đến vừa sức. Ví dụ: Khi dạy các em về tính diện tích hình tam giác giáo viên cần cho học sinh chuẩn bò hai hình tam giác nhỏ bằng nhau (bằng giấy) và kéo để các em cắt hình theo hướng dẫn của giáo viên: - Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau. - Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. - Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2 - Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD. Sau đó giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD chính là diện tích của hai hình tam giác bằng nhau các em đã chuẩn bò. Từ đó các em tự tìm ra được quy tắc và diện tích tính hình tam giác. Sau khi các em nắm được bài, giáo viên ra bài tập cho các em từ dễ dến vừa sức, chẳng hạn: -Tính diện tích hình tam giác biết: a) Độ dài đáy là 4m và chiều cao là 6m. b) Độ dài đáy là 42,5m và chiều cao là 5,2m. c) Độ dài đáy là 30,5dm và chiều cao là 1,2m. Như vậy, qua áp dung sáng kiến trên chúng ta đã tổ chức cho các em chủ động chiếm lónh kiến thức và sau đó chúng ta giao việc cho các em từ dễ dến vừa sức. 3. Khơi dậy tính tò mò và năng lực của từng học sinh qua các hoạt động học tập nhằm khám phá để có được những hiểu biết theo bài học: - Trong quá trình giảng dạy, ta cần có các đồ dùng trực quan đẹp, phù hợp với nội dung bài để học sinh hứng tú học tập, cần liên hệ thực tế và mở rộng kiến thức để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Khi dạy về phân số, cần có mảnh bìa hình tròn, hình vuông hoặc quả cam để chia các phần bằng nhau. Khi dạy về đơn vò đo khối lượng cần có cân, các bài toán có lời văn nên có hình ảnh minh họa… 4. Coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học: - Trong quá trình dạy học, người giáo viên tổ chức, hướng dẫn và là trọng tài khoa học. Mọi học sinh đều được hoạt động và phát triển. - Giáo viên cần tránh nói nhiều và làm thay cho học sinh. - Cần tổ chức cùng làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ Khi dạy về Diện tích xung quang và diễn tích toàn phân của hình lập phương thì giáo viên không nên áp đặt học sinh mà cần đưa mô hình trực quan, giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát nhận xét rút ra kết luận : hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau). Học sinh tự rút ra kết luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương sau đó áp dụng công thức để làm bài tập. 5. Kết hợp với cha mẹ học sinh, tổ chức học ở nhà cho học sinh. Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các buổi thăm nhà học sinh giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ các em trang trí lại góc học tập, lên thời gian biểu cho các em học ở nhà, giáo dục cho các em tự giác học bài ở nhà. Ví dụ: Chủ nhật tuần này đến thăm gia đình em A (là học sinh yếu Toán) sau khi trao đổi, bàn bạc với phụ huynh, giáo viên cùng phụ huynh sắp xếp lại góc học tập cho các em, góc học tập là nơi có đủ ánh sáng, không gần ti vi và nơi tiếp khách của bố mẹ, Sau đó lên lòch cho các em tự học. 6. Thường xuyên kiểm tra kiến thức cũ, truy bài đầu giờ: - Giáo viên đến lớp trước 15 phút để kiểm tra. - Lớp trưởng, tổ trưởng truy bài đầu giờ. Giáo viên khen thưởng khuyến khích tiến bộ của học sinh. Ví dụ: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ba đến 4 em. Trước buổi học các em tự ôn bài, truy bài . Chẳng hạn hôm nay tiết Toán học bài Phép cộng hai phân số khác mẫu số thì trước buổi học đó các em truy bài, ôn bài về cách quy đồng mẫu số các phân số để khi tiếp thu kiến thức mới các em đã nắm vững khiến thức cũ, có như vậy các em mới hiểu bài, tiết dạy mới thành công. 7. Chia nhóm, phân công bạn giỏi kèm bạn yếu - “ Học thầy không tầy học bạn”. Để các em học sinh gần gũi nhau và giúp nhau cùng tiến bộ, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, giáo viên phân công, chia nhóm cho các em học tập ở lớp cũng như ở nhà. Bạn giỏi có trách nhiệm giúp các bạn yếu tiến bộ, bạn yếu phải tiếp thu học hỏi. 8. Dành thời gian, giảng giải kiến thức cũ mà học sinh chưa nắm vững: - Muốn tiếp thu kiến thức mới thì học sinh phải nắm vững kiến thức cũ. Qua các buổi phụ đạo vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần giáo viên ôn tập và củng cố kiến thức cũ cho các em về đọc, viết số tự nhiên, các phép tính với số tự nhiên, phân số, số thập phân và giải toán có lời văn… Ví dụ: khi phụ đạo cho các em về đọc, viết số thập phân: Giáo viên hỏi học sinh: số thập phân gồm mấy phần? Là những phần nào? Được sắp xếp ở vò trí thế nào? Học sinh trả lời theo hiểu biết của các em. Sau đó giáo viên nói cho học sinh rõ: Phần nguyên cũng như số nguyên trước đây đã học: các chữ số được sắp xếp từ phải sang trái, kể từ dấu phẩy là các chữ số hàng đơn vò, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn… Phần thập phân: kế từ dấu phẩy, các chữ số được sắp xếp từ trái sang phải là các chữ số phần mười, phần trăm, phần nghìn… Ví dụ: Có số thập phân 123,456 thì: - Phần nguyên gồm có: 1 trăm 2 chục 3 đơn vò. - Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 5 phần trăm, 6 phần nghìn. - Đọc là: Một trăm hai mươi ba phẩy bốn trăm linh sáu. Cho học sinh đọc số thập phân, nêu phần nguyên, phầm thập phân và giá trò vò trí của mỗi chữ số ở từng hàng, rồi sau đó cho các em viết số thập phân. - Khi thầy đọc: Một trăm hai mươi ba đơn vò, các em viết 123. Sau số này các em đánh dấu phẩy. Khi thầy đọc tiếp 4 phần mười, các em viết số 4; 5 phần trăm các em viết số 5; 6 phần nghìn các em viết số 6. - Cuối cùng, ta được số thập phân 123,456. - Sau đó cho học sinh nhắc lại cách đọc, viết số thập phân. 9. Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từng chương qua các trò chơi : Hình thức ôn tập này, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả. Thời gian qua, trong khối lớp 5 đã tổ chức cho các em học Toán “ Vui – học, Học – vui” qua các trò chơi sau: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”, Trò chơi “ Chọn số”, Trò chơi “Xem ai nhớ nhất”, Trò chơi “ Mặt xanh mặt đỏ”, Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”… Học Toán qua các trò chơi, học sinh tham gia sôi nổi, hào hứng và có sự tiến bộ rõ rệt. Ví dụ: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” dùng để ôn tập cho học sinh sau mỗi chương học. Hình thức ôn tập này, câu hỏi và bài tập là những kiến thức các em đã học, học sinh lần lượt lên hái hoa (có ghi nội dung câu hỏi hoặc bài tập) học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi, cả lớp và thầy cô vỗ tay khen ngợi. Hình thức ôn tập này giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả. Thời gian qua, khối 5 đã tổ chức được 9 buổi ôn. Học sinh tham gia sôi nổi, hào hứng. PHẦN THỨ III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. SỰ CHUYỂN BIẾN SAU KHI VẬN DỤNG SÁNG KIẾN “PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU TOÁN Ở LỚP 5” 1. Về phía giáo viên: Sau khi thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên đứng lớp , dự giờ thăm lớp khối 5 thực tế cho thấy: Giáo viên đứng lớp rất quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu Toán. Việc vận dụng sáng kiến này vào dạy họcToán sẽ kích thích học sinh hứng thú chủ động chiếm lónh kiến thức do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Học sinh học tập đạt kết quả cao là thành quả mong đợi của mỗi giáo viên. 2.Về phía học sinh: Sau khi dự giờ thăm lớp, trao đổi với học sinh cùng giáo viên trong khối , trong trường thực tế cho thấy : Các em có ý thức hơn trong việc học Toán. Học sinh phấn khởi, tự tin hơn trong các tiết học. Các em thích học Toán, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Kết quả học tập Toán có tiến bộ rõ rệt. Qua hiểu biết của các em, sự chiếm lónh kiến thức của các em, giáo viên cũng như cha mẹ trẻ biết được các em có được gì, cần gì, và chúng ta phải làm gì cho trẻ. Vì vậy, khi phụ đạo cho các em yếu Toán, chúng ta cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng, giống như “mưa dầm thấm lâu” do đó, dạy đến đâu cần cho trẻ nắm chắc đến đấy nhằm giúp các em đạt được kết quả học Toán theo mong muốn. Nói tóm lại “Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5”đã góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của học sinh. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau : * Tình hình phát biểu xây dựng bài: - Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:30% - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 90% * Thái độ manh dạn, nhanh nhẹn, trong học Toán: - Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:20% - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 80% * Chủ động tìm tòi học hỏi, hiểu kó và nhớ lâu hơn: - Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:30% - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 90% Như vậy, qua kết quả trên cho thấy thái độ nhút nhát , thụ động, giảm dần thay vào đó là thái độ mạnh dạn, hăng say phát biểu chủ động chiếm lónh kiến thức tăng lên. Do đó kết quả học tập nâng cao rõ rệt. Kết quả trên góp phần hình thành con người toàn diện giúp học sinh vận dụng kết quả vào thực tiễn và là nền tảng vững chắc trên con đường học tập của các em. Số liệu tổng hợp qua các kỳ kiểm tra: Kiểm tra chất lượng đầu năm Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 4 12,5 7 21,9 7 21,9 14 43,7 Giữa học kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 12 37,5 9 28,1 7 21,9 4 12,5 Cuối học kỳ I Giỏi Khá Trung bình Yếu TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 7 21,9 10 31,3 14 43,7 1 3,1 II. BÀI HỌC KINH NHIỆM Từ kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến trên, toàn bộ giáo viên trong tổ khối 5, trong trường đã rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích sau: - Giáo viên phải nắm chắc chương trình, có kế hoạch giảng dạy phù hợp. - Giáo viên cần phải nhiệt tình theo dõi sát học sinh để kòp thời bồi dưỡng, phụ đạo. - Giáo viên phải nắm rõ từng đối tượng học sinh, phát hiện những chỗ hổng kiến thức của học sinh để có kế hoạch phụ đạo kòp thời - Giáo viên cần có nhiều hình thức tổ chức dạy học để học sinh học tập nhẹ nhàng. - Giáo viên phải luôn luôn tự học tự rèn để có kiến thức vững vàng, giúp học sinh học tập có kết quả. - Giáo viên nên động viên, khen ngợi kòp thời các học sinh có tiến bộ nhằm thúc đẩy tinh thần thi đua học tập của các em. Thiện Hưng, ngày 4 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện [...]... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… . quả học Toán theo mong muốn. Nói tóm lại Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5 đã góp phần không nhỏ vào kết quả học tập của học sinh. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học kết quả học. dạy Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5 và trao đổi với giáo viên trong khối cùng áp dụng thử. - Từ 1/ 11 30/ 12 : Hoàn tất các hình thức giảng dạy Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5 -. trong học tập? Phụ đạo học sinh yếu Toán ở lớp 5 là sáng kiến nhỏ được rút ra trong quá trình dạy học mong được góp phần nào vào việc tích lũy kinh nghiệm trong công tác dạy học. Do kinh nghiệm