SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM hướng dẫn HỌC SINH GIẢi TOÁN CÓ VĂN-LỚP 4

9 698 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM hướng dẫn HỌC SINH GIẢi TOÁN CÓ VĂN-LỚP 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng giáo dục và đào tạo TRNG TIU HC BO HIU HNG DN HC SINH LP 4 GII TON Cể LI VN Năm học 2012 2013 -Tên sáng kiến: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN” -Tác giả: Nguyễn Ngọc Minh. -Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học. -Nơi công tác: TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN CHÂU HUYỆN XUÂN TRƯỜNG-TỈNH NAM ĐỊNH -Đơn vị áp dụng sáng kiến: CẤP TRƯỜNG. Phần thứ nhất: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Trong công cuộc đổi mới đất nước. Sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng đang từng bước đổi mới các phương pháp dạy học nhằm đào tào tạo những con người mới có bản lĩnh, có năng lực sáng tạo. Giám nghĩ, giám làm đạt tới một con người toàn diện đáp ứng với sự đổi mới của đất nước. Trong những thành tựu đạt được của sự nghiệp đạt được của sự nghệp giáo dục là sự đóng góp lớn của bậc Tiểu học, bậc Tiểu học là nền móng cơ bản cho các bậc học. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của môn học, việc giải toán có lời văn không những rèn cho học sinh kỹ năng, kỹ sảo về giải toán mà còn biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để vận dụng vào việc tính toán. Việc huớng dẫn học sinh giải toán có lời văn là giúp các em phát triển năng lực tư duy một cách tích cực, giúp các em hình thành khả năng suy luận, lập luận và trình bày kết quả một cách hợp lý, làm cơ sở cho quá trình học toán ở Tiểu học nói chung và các bậc học nói riêng . Nhận thức đúng điều này bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học, tôi đã không ngừng học hỏi sáng tạo để góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới đó trong phương pháp giải toán có lơì văn cho học sinh lớp 4 để nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc Tiểu học hơn nữa. 1. Xuất phát từ cơ sở lý luận : Căn cứ vào mục tiêu môn học và tình hình thực tế trong nhiều năm giảng dạy tại trường . Đặc biệt là những năm gần đây . Tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi thấy học sinh trường tôi hầu như là các em có bố mẹ làm nghề nông nghiệp. Trong đó có một số em có hoàn cảnh khó khăn , sự quan tâm của cha mẹ chưa đầy đủ , thời gian học ở nhà còn hạn chế , vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng giao tiếp còn hạn chế dẫn đến việc hình thành kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu. Các em chỉ biết ghi phép tính, còn lời giải thì lúng túng, chưa biết tóm tắt bài toán trước khi giải . Vì vậy giải toán có lời văn là một hoạt động gồm các thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được phép tính thích hợp , trả lời đúng câu hỏi của bài toán có lời văn nói chung và dạng toán có lời văn lớp 4 nói riêng là: - Tìm số trung bình cộng . 1 -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Tìm phân số của một số. -Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. -Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học. Sau khi học sinh đã đọc đề bài và tóm tắt đề toán giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, lập kế hoạch dạy , hướng dẫn phân tích câu hỏi chính, dẫn dắt để tìm ra câu hỏi phụ có liên quan bằng cách suy luận . Học sinh tự trình bày được lời giải và thực hiện phép tính . 2.2. Cơ sở thực tiễn : Sau đây là những sáng tạo về việc đổi mới phương pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 tôi đã thành công và đạt được kết quả đáng kể. Việc vận dụng phương pháp cải tiến , việc hướng dẫn giải toán có lời văn là nhiệm vụ của người giáo viên trong nhà trường Tiểu học. Nhưng không phải giáo viên nào cũng thực hiện thành công. Muốn thành công mỗi giáo viên Tiểu học phải tinh thông về chuyên môn, có kiến thức vững vàng để vận dụng đa dạng hóa phương pháp, phải biết sáng tạo, đổi mới cách dạy, cách rèn cho học sinh đạt được chất lượng cao nhất. + Đối với nhà trường: phải có điều kiện phương tiện để đáp ứng yêu cầu dạy và học giải toán có lời văn. + Đối với giáo viên: tinh thông chuyên môn nghiệp vụ. Có tâm huyết trong việc giáo dục học sinh, kiên trì và có điều kiện đầu tư cho việc dạy học , có kinh nghiệm trong giảng dạy . + Đối với học sinh: phải có nhu cầu hứng thú, có động cơ học tập, có phương pháp học và tự học. + Đối với gia đình: các bậc cha mẹ học sinh cần có sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em học tốt và kết chặt chẽ với nhà trường với giáo viên chủ nhiệm trong việc kiểm tra đôn đốc học tập một cách có khoa học, liên tục. *Tóm lại: Tất cả những yếu tố, những cơ sở trên đều tham gia vào tích cực vào quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả tốt cho việc giải toán có lời văn lớp 4 . 2.2. Nội dung cụ thể Toán có lời văn ở Tiểu học là những bài toán diễn đạt dưới dạng bằng lời văn có nội dung gần gũi với hoạt động học tập của học sinh mà điển hình ở lớp 4 là : - Tìm số trung bình cộng . -Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Tìm phân số của một số. -Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó. -Tính chu vi, diện tích của một số hình đã học. 2 Trong mỗi bài toán có lời văn thường gồm 3 yếu tố : -Dữ kiện là cái đã cho, đã biết. - ẩn là cái phải tìm, cần biết, cần tính toán -Điều kiện là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn. Các phương pháp giải -Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng -Phương pháp thay thế -Phương pháp chia tỉ lệ Khi giải các bài toán ở dạng trên cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1 : Đọc và nghiên cứu kỹ đề bài Bước 2: Tóm tắt bài toán Bước 3 : Thiết lập kế hoạch giải Bước 4 : Trình bày lời giải Bước 5 : Thử lại kết quả 2.3 Hiệu quả: Muốn học sinh nắm vững dạng toán trên trước hết phải nắm được quá trình tiếp thu bài của từng đối tượng . Từ đó , giáo viên tìm ra phương pháp phù hợp để truyền thụ cho học sinh tiếp thu bài đạt kết quả cao nhất . Để thực hiện được những điều kiện trên tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học toán có lời văn ở lớp 4 như sau: -Nghiên cứu kỹ đề bài, tìm hiểu nôị dung, tìm hiểu kỹ từ, câu phân tích xem bài toán cho biết gì ? cần tìm cái gì? mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm như thế nào ? - Thiết lập giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng ngôn ngữ ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Hướng dẫn học sinh tìm lời giải và kiểm tra lại kết quả . * Dạng bài tìm số trung bình cộng : - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tính số trung bìmh cộng của nhiều số . - Tính bằng cách :ta tính tổng của các số đó rồi chia các tổng đó cho số các số hạng. Ví dụ: bài 2 – SGK (trang 27) - Giáo viên yêu cầu học snh đọc kỹ đề bài - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán để các em biết được số cân nặng của 4 bạn : Mai , Hoa , Hưng , Thịnh lần lượt là : 36kg , 38kg , 40kg , 34kg ,và tính được cân nặng của mỗi bạn - Hướng dẫn tốm tắt bài toán 36kg 38kg 40kg 34kg ? kg ? kg ? kg ? kg - Hướng dẫn giải bài toán: Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 +34 = 148 (kg ) 3 Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4 = 37 (kg) Đáp số : 37 kg * Dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó: Ví dụ : bài 2 – SGK ( trang 47) - Học sinh đọc đề toán - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán bằng hệ thống câu hỏi + Bài toán thuộc dạng toán gì? ( Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó) + Bài toán cho biết gì ? ( biết tuổi của bố và tuổi của con là 58 , bố hơn con 38 tuổi) + Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi bố bao nhiêu tuổi , con bao nhiêu tuổi) - Tóm tắt bài toán: ? tuổi Tuổi bố: 38 tuổi 58 tuổi Tuổi con: ? tuổi - Giải bài toán Bài giải Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi) Tuổi bố là: 96 : 2 = 48 ( tuổi) Tuổi con là: 48 – 38 = 10 (tuổi) Đáp số : Bố :48 tuổi Con: 10 tuổi * Dạng toán: Tìm phân số của một số : Ví dụ: bài 1 – SGK (trang 135) -Học sinh đọc bài toán -Hướng dẫn học sinh phân tích bài toánđể các em biết được lớp học có 35 học sinh , trong đó số học sinh xếp loại khá là 3 5 để từ đó các em biết cách tính và tính được số học sinh xếp loại khá Bài giải Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là: 3 35 21 5 x = ( học sinh ) Đáp số : 21 học sinh * Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó : - Giáo viên hướng dẫn HS biết cách xác định được khi tóm tắt bài toán cần biết được đâu là hiệu , đâu là tỉ số. - Phương pháp cho dạng toán này : coi số bé là một phần , xem số lớn mấy phần rồi tính hiệu các phần đó . 4 - Lây hiệu đã cho chia cho hiệu số phần để tính giá trị của một phần . - Tìm số bé, số lớn. Ví dụ : Bài 2 – SGK – trang 151 Mẹ hơn con 25 tuổi . Tuổi con bằng 2 7 tuổi mẹ . Tính tuổi của mỗi người ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài . - Hướng dẫn phân tích : Theo đầu bài , ta biết hiệu số tuổi của hai mẹ con là 25 tuổi. Tuổi con bằng 2 7 tuổi mẹ, có nghĩa là tuổi con được chia làm hai phần bằng nhau thì tuổi mẹ được chia làm 7 phần bằng nhau . - Hướng dẫn tóm tắt bài toán Ta có sơ đồ sau : ? tuổi Tuổi con : 25 tuổi Tuổi mẹ : ? tuổi - Hướng dẫn giải bài toán : Theo sơ đồ , hiệu số phần bằng nhau là : 7 – 5 = 2 ( phần ) Tuổi của con là : 25 : 5 x 2 = 10 ( tuổi ) Tuổi của mẹ là : 10 + 25 = 35 ( tuổi ) Đáp số : Con : 10 tuổi Mẹ : 35 tuổi * Dạng toán : Tính chu vi , diện tích một số hình đã học : - Dạng toán này giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng ký hiệu toán học : cách tóm tắt này thường ngắn gọn, xúc tích, được áp dụng với các bài toán có liên quan đến các công thức cơ bản mà học sinh phải nhớ được các ký hiệu của từng đại lượng. Song ở môn toán lớp 4 thường là các ký hiệu đối với bài toán về hình học. S : diện tích P : chu vi h : chiều cao a : độ dài đáy Ví dụ: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy 40 dm, chiều cao 25 dm . Tính diện tích mảnh vườn đó . Đối với bài toán trên học sinh có thể tóm tắt như sau : Hình bình hành có : a : 40 dm h : 25 dm S : … dm 2 ? 5 Sau khi tóm tắt được bài toán nêu trên , học sinh sẽ tính được diện tích của hình bình hành theo công thức : S = a x h - Giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, suy luận trên sự tóm tắt bài toán để xác lập các phép tính sao cho phù hợp, cụ thể người giáo viên phải nêu ra hệ thống câu hỏi như: tìm số đó bằng cách nào ? làm phép tính gì ? làm thé nào để tìm được ? - Lời giải trước mỗi phép tính thường là những câu ngắn gọn , sát với nội dung phép tính sắp trình bày . Ví dụ : Bài 4 – SGK – trang 85. Bài giải Số gói kẹo trong 24 hộp là : 120 x 24 = 2880 ( gói ) Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là : 2880 : 160 = 18 ( hộp ) Đáp số : 18 hộp - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự kiểm tra lại kết quả của bài toán bằng cách hướng dẫn các em nhìn vào yêu cầu của bài toán và sự liên quan giữa các đại lượng, yếu tố, kết quả đã phù hợp với các điều kiện mà bài toán đưa ra chưa ? các phép tính trong bài đã chính xác chưa ? * Kết quả : Sau một thời gian áp dụng , nhờ sự kiên trì phấn đấu không ngừng của các em học sinh cùng với sự quan tâm chỉ đạo của giáo viên, các em đã nhận dạng và giải được các dạng toán trên một cách tích cực, thành thạo và đã thu được kết quả như sau : Tổng số học sinh 22 em G K TB Y Đầu năm 0 2 13 7 Cuối năm 6 9 7 0 * Để đạt được kết quả trên , đòi hỏi giáo viên phải : - Sử dụng tình huống linh hoạt , sử dụng nhiều phương pháp để gây hứng thú học tập cho học sinh , rèn luyện nhiều cách giải toấn dạng toán có lời văn điển hình . - Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán phải sử dụng câu hỏi phù hợp , đúng trọng tâm , ngắn gọn , dễ hiểu . 6 3. Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT Dựa vào cơ sở lý luận , thực tiễn và thực trạng , kết quả của lớp 4C tôi vận dung sáng kiến vào quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Xuân Châu. Tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm quý báu của bản thân tôi và tôi cũng mạnh dạn đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và vận dụng. Đặc biệt là trường Tiểu học Xuân Châu . Một số bài học cần chú trọng : - Giáo viên phải nắm vững mục tiêu của kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh . - Việc áp dụng vào thực tế cũng gây nhiều khó khăn khác nhau. Vì vậy, phải có lòng kiên trì, yêu nghề , thực sự thương yêu học sinh để các em vượt qua khó khăn về giải toán có lời văn. Tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp , lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện có ở địa phương, nhà trường để tực hiện đạt kết quả cao nhất . - Kết hợp với phụ huynh để cùng có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh . - Đặc biệt , thực hiện đúng quy chế , đúng chương trình quy định . - Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải tiếp tục học tập, tìm tòi, sáng tạo, trau dồi vốn sống kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn . - Luôn luôn thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn và đối tượng học sinh . Như chúng ta đã biết, giáo dục là một quá trình tổng hợp đồng bộ không phải từ một phía hay một khía cạnh nhất định. Vì vậy, mỗi sáng kiến đúng, hay đạt kết quả cao. Để góp phần nâng cao chất lượng gỉảng dạy, giáo dục và đưa sự nghiệp giáo dục cùng sánh bước trên con đường đổi mới đất nước. Đây là một yêu cầu đòi hỏi nỗ lực sự cố gắng liên tục của đội ngũ giáo viên nói chung và của mỗi người giáo viên nói riêng. Có như vậy thì kết quả chất lượng dạy và rèn kỹ năng giải toán cho học sinh mới đạt kết quả cao và phát huy tính tích cực, chủ động, tự rèn của mỗi em học sinh trong trường tiểu học Bảo Hiệu nói riêng và bậc tiểu học nói riêng. * Một số đề xuất Hiện nay, trường Tiểu học Bảo Hiệu là một trong 5 trường Tiểu học đang thực hiện dự án Đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông của huyện Yên Thuỷ (gọi tắt là chương trình SEQAP). Đây là chương trình rất thuận lợi cho quá trình học tập của các em. Bên cạnh đó giáo viên có thêm thời gian để bổ sung kiến thức cần thiết, phù hợp với đối tượng học sinh do mình phụ trách. Tôi mong rằng, chương trình này sẽ áp dụng lâu dài để các em có thêm sự quan tâm cả về kinh tế lẫn tinh thần, tạo hứng thú cho các em thêm yêu trường lớp. Với phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” 7 Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm của các cấp, ban ngành đoàn thể đầu tư thêm cơ sở vật chất, những đồ dùng dạy học, SGK, vở viết đầy đủ để các em học tập đạt hiệu quả ngày một tốt hơn. Trên đây là một số phương pháp thực hiện thành công mà tôi đã mạnh dạn sáng tạo và vận dụng đạt kết quả cao. Mong các đồng chí đồng nghiệp, ban giám hiệu, chuyên môn của nhà trường cũng như Phòng giáo dục huyện nhà bổ sung cho tôi để giúp bản thân tôi đạt kết quả cao hơn nữa trong năm học tới. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xuân Châu, ngày 20 tháng 4 năm 2013 Người viết 8 . DN HC SINH LP 4 GII TON Cể LI VN Năm học 2012 2013 -Tên sáng kiến: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN” -Tác giả: Nguyễn Ngọc Minh. -Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học. -Nơi. bạn - Hướng dẫn tốm tắt bài toán 36kg 38kg 40 kg 34kg ? kg ? kg ? kg ? kg - Hướng dẫn giải bài toán: Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg ) 3 Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4. số : Ví dụ: bài 1 – SGK (trang 135) -Học sinh đọc bài toán -Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán ể các em biết được lớp học có 35 học sinh , trong đó số học sinh xếp loại khá là 3 5 để từ đó

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan