1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM CHO HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC VẬT LÝ ở THPT

11 4K 65

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 608,5 KB

Nội dung

Đặc biệt trong những năm gần đây khi trực tiếp giảng dạy và giao lưu với học sinh tôi nhận thấy nhiều học sinh coi mục đích của việc học tập chỉ là có kiến thức để đi thi đại học.. Với n

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM CHO HỌC SINH YÊU THÍCH

MÔN HỌC VẬT LÝ

Người thực hiện: Tào Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lý

THANH HOÁ NĂM 2013

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên là phải làm thế nào để học sinh say mê và yêu thích môn học của mình Muốn thế chúng ta phải làm thế nào để học sinh hiểu được mục đích , ý nghĩa và sự cần thiết của môn học, biết cách vận dụng những kiến thức của môn học vào đời sống Đặc biệt trong những năm gần đây khi trực tiếp giảng dạy và giao lưu với học sinh tôi nhận thấy nhiều học sinh coi mục đích của việc học tập chỉ là có kiến thức để đi thi đại học Vì vậy các em thường chỉ quan tâm chú trọng học những môn theo khối thi đại học của mình, còn các môn học khác các em chỉ học tập mang tính chất đối phó

Là một giáo viên dạy vật lý tôi thấy rõ vai trò quan trọng của môn vật lý trong cuộc sống Vật lý học không phải chỉ là những phương trình và những con

số, các kiểu bài toán tương tự như các kiểu bài toán trong toán học Vật lý môn khoa học tự nhiên giúp chúng ta giải thích những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh mỗi chúng ta Kiến thức vật lý liên quan đến việc đi xe đạp, lái ôtô,

đi rã ngoại, sử dụng nồi áp suất, siêu điện, những công việc hàng ngày của mỗi người Học vật lý chúng ta có thể góp phần vào sự tiến bộ của cả khoa học và công nghệ

Thế nhưng khi dạy học tôi thấy học sinh thi khối A, A1 thì thường chỉ quan tâm nhiều đến việc giải những bài toán vật lý Học sinh thi các khối khác thì đa

số không có hứng thú gì với môn vật lý, thờ ơ, không chú ý đến môn học và học chỉ mang tính chất đối phó sao cho đủ điểm mà chưa thấy được tầm quan trọng của môn học đối với cuộc sống hàng ngày của mình

Với những lí do trên, khi dạy học tôi rất coi trọng việc xây dựng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn học và xin giới thiệu với các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình

Trang 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A Cơ sở lí luận của vấn đề

Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh chúng ta mọi sự vật xảy ra xung quanh chúng ta đều bắt nguồn từ vật lý Vật lý giúp chúng ta giải thích sự xuất hiện của cầu vồng, về ánh sáng lóng lánh và tính cứng rắn của một viên kim cương Vật lý học liên quan đến việc đi bộ, đi xe đạp, lái ô tô và cả việc điều khiển một con tầu vũ trụ Các nguyên lý vật lý thể hiện rõ ràng trong các đồ chơi, trong các trò đấu bóng, trong các nhạc cụ và cả trong những máy phát điện …Học vật lý chúng ta có thể góp phần vào sự tiến bộ của cả khoa học và công nghệ Chúng ta có thể tìm cho mình một nghề nghiệp

có vận dụng các kết quả của vật lý Và điều quan trọng là với tư cách là một người công dân thông hiểu vật lý học ta cũng sẽ có nhiều khả năng nhất đế giải quyết những tình huống xảy ra trong đời sống hàng ngày cũng như những khó khăn mà nền công nghệ đặt ra cho chúng ta

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn gặp những sai lầm đáng tiếc mà nguyên nhân chính là do chúng ta còn thiếu những kiến thức cơ bản về môn vật lý hay chưa có ý thức vận dụng những kiến thức vật lý đã học vào cuộc sống

B Thực trạng của vấn đề

Sau nhiều khoá dạy học tôi nhận thấy đa số học sinh mới coi nhiệm vụ học tập chỉ là để có kiến thức đi thi Khi nào gần thi thì học, phần nào hay thi vào thì học, môn nào cần cho khối thi của mình thì học Khi dạy học vật lý cho một lớp khối C nhiều học sinh đã nói với tôi rằng " Cô ơi! bọn em thi khối C cô bắt các

em học vật lý làm gì?" Tôi thấy rằng nhiều học sinh chưa thực sự xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của môn học, đặc biệt là với một môn học có nhiều ứng dụng như môn vật lý Theo tôi đây chính là lí do làm một số học sinh (đặc biệt là học sinh khối C,D) chưa hứng thú với giờ học vật lý, không nắm được những kiến thức vật lý cơ bản nhất và rất cần trong cuộc sống hàng ngày của bất

kì ai

C Giải pháp thực hiện

Để làm cho học sinh hứng thú và yêu thích môn học vật lý trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng một vài kinh nghiệm nhỏ sau

Kinh nghiệm 1: kể những câu chuyện vui hay những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm mắc phải trong cuộc sống do thiếu hiểu biết về kiến thức vật lý

Trong thực tế có rất nhiều những ví dụ hay gắn kiến thức vật lý với đời sống hàng ngày mà tuỳ theo từng bài học, từng chương trình mà giáo viên phải biết

đưa ra những ví dụ phù hợp Giáo viên cần giúp học sinh phân tích, giải thích

hiện tượng, rút ra bài học kinh nghiệm để học sinh biết cách xử lý các tình huống một cách chính xác, khoa học nhất

Trang 4

Nguyên tắc là phần nào tôi cũng tìm ra nhiều ví dụ sát với kiến thức phần đó nhằm gây hứng thú tìm hiểu cho học sinh

Ví dụ 1: Khi dạy về sự nở vì nhiệt tôi đã kể lại những ví dụ thực tế như:

* Khi còn học phổ thông bố cô bạn thân của tôi bị bệnh hen mỗi lần lên cơn

hen cần được tiên thuốc kịp thời Một lần bác sĩ bảo bạn tôi luộc nước sôi để khử trùng kim tiêm và xi lanh, nhưng do luống cuống nên bạn ấy đã quên cho nước vào đun và khi có mùi khét của nồi đun bạn tôi mới phát hiện ra và cô ấy vội vàng cho ngay vào một gáo nước lạnh làm cho xi lanh bị nứt không dùng được nữa Thời đó xi lanh làm bằng thuỷ tinh và rất hiếm có, cả xã mới có một, hai cái chứ không phải bằng nhựa và rất sẵn như bây giờ Cũng may là lần đó bác sĩ đã mượn được xi lanh khác để tiêm kịp thời nếu không bạn tôi sẽ rất ân hận

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao khi cho nước lạnh vào đột ngột xi lanh lại bị nứt? Lúc đó lẽ ra ta nên làm gì?

Trả lời: Khi gặp lạnh đột ngột, vỏ xi lanh co lại nhưng ruột của nó( Pit tông) chưa kịp co lại nên đã làm xi lanh bị nứt Lúc đó ta nên bắc nồi ra để chỗ thoáng cho xi lanh nguội từ từ

Hiện tượng trên cũng tương tự như hiện tượng khi ta đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ

* Khi còn nhỏ chưa hiểu biết tôi cũng đã làm sai một số việc như: Ngày tết khi rót mật vào chai tôi đã rót rất đầy, khi trời nắng nhiệt độ tăng mật nở ra thì nhiều mà chai nở ra không đáng kể nên có chai thì mật tràn ra, có chai bị bật nắp cũng làm mật tràn ra vừa lãng phí vừa bẩn nhà lại mất công dọn dẹp Tương tự như thế khi ngâm nước mơ tôi cũng đã cho thật đầy bình rồi đậy thật kín có hôm giữa trưa hè cả nhà đang ngủ bình nước mơ nhà tôi bật nắp gây ra tiếng nổ lớn làm cả nhà phải giật mình tỉnh giấc để tìm hiểu nguyên nhân

Còn bây giờ khi đi mua hàng tôi vẫn bắt gặp những khách hàng khi mua những chai nước ngọt như chai cô ca… mà cứ phân vân mãi tại sao người ta không đóng đầy chai và bắt cô bán hàng đổi hết chai này đến chai khác

Ví dụ 2: Khi dạy xong chương Điện tích-Điện trường tôi đã đưa ra một

số hình ảnh thực tế như:

a, Trong khi đang đứng trên một bệ để ngắm cảnh vườn quốc gia Sequoia,

người đàn bà (ảnh bên) thấy tóc của mình dựng đứng lên Thấy tức cười, em bà

đã chụp cho bà bức ảnh Năm phút sau chị em bà rời khỏi bệ, sét đã đánh vào

bệ đó, làm chết một người và làm bị thương bảy người.

Trang 5

Câu hỏi đặt ra là: -Cái gì đã làm cho tóc người đàn bà dựng đứng lên ? Vẻ

mặt của bà không toát ra sự sợ hãi, nhưng lẽ ra bà ta đã phải khiếp hãi

-Nếu là bạn, bạn có cười thích thú như vậy không? và có nhờ ai đó chụp cho một vài kiểu ảnh để làm kỉ niệm không?

Câu trả lời là: Ngay phía trên đầu bà ta đang có một đám mây tích điện

cao đã tạo ra một điện trường lớn quanh bà ta với véc tơ cường độ điện trường

E hướng từ núi và từ phía phụ nữ ấy ra ngoài, các bện tóc được kéo dọc theo chiều véc tơ cường độ điện trường E Độ lớn của E khá lớn nhưng còn nhỏ hơn 3.106V/m nên khi đó chưa có sét đánh

Bài học rút ra là: Nếu bạn đang đi trên đường, đi dã ngoại mà tự nhiên

thấy tóc trên đầu bạn dựng đứng lên thì tốt hơn hết là bạn tìm nơi ẩn nấp ngay vì ngay trên đầu bạn đang có một đám mây tích điện cao có thể phóng ra tia lửa điện khi có điều kiện thích hợp, và tất nhiên không nên đứng lại nơi đó để chụp ảnh

b, Chiều 16/5, tranh thủ lúc trời nắng, bà con nông dân ở xã Nam Thành,

huyện Yên Thành , Nghệ An ra đồng gặt lúa Đến 16h, trời bất ngờ đổ mưa dông

và sấm sét, 11 người chạy vào lều canh dưa hấu giữa đồng để trú mưa Một luồng sét bất ngờ đã đánh trúng khiến họ bị văng ra khỏi lều hậu quả là làm cho

3 người chết tại chỗ và 8 người bị thương rất nặng

Cùng thời điểm đó, tại xã Khánh Thành, sét cũng đánh trúng ba nông dân là bà Nguyễn Thị Chính (53 tuổi), Phan Thị Văn (42 tuổi) khiến họ chết trên ruộng

lúa và chị Lê Thị Biên (30 tuổi) bị thương nặng Thông tin, cho thấy, lều canh

Trang 6

dưa mà 11 nông dân ở xã Khánh Thành trú được lợp bằng mái tôn, còn những người khác bị sét đánh trúng khi đang gặt lúa ngoài đồng, nhiều khả năng có mang theo dụng cụ gặt lúa.

Vậy tại sao lại dẫn tới hậu quả đáng tiếc như vậy ?

Những người dân đã không có những kiến thức cơ bản về Vật Lý nói chung và

“sét” nói riêng Nếu hiểu biết hơn, Những họ đã không tụ tập đông người tại nơi

có vị trí cao như là chòi canh và bị sét đánh thẳng xuống ( Vì E  U d khi d giảm đi, thì E tăng lên nếu E đạt đến giá trị giới hạn cỡ 3.106V/m thì có sét đánh)

c, Chiếc Airbus A380, loại máy bay thương mại lớn nhất thế giới, bị tia sét

khủng khiếp đánh ngang trong một đêm bão táp ở London, Anh Khi chiếc máy bay tới Heathrow, một ngọn sét đáng ghê rợn xé toạc bầu trời, ngay trên đầu các phi công

Trang 7

Tia sét mạnh đã đánh xuyên qua thân chiếc máy bay Airbus A380 trước khi

tiếp tục hành trình đánh xuống mặt đất Điều đáng kinh ngạc là chiếc máy bay Airbus A380 của hãng hàng không Emirates xuất phát từ Dubai nói trên đã hạ cánh an toàn vài phút sau đó mà không hề hấn gì, dù chỉ là một vết xước Toàn

bộ 500 hành khách và phi hành đoàn đều an toàn Từ đó ta có thể nhận thấy rằng , thân máy bay phải chứa kim loại để bản thân nó có thể thực hiện vai trò cột thu lôi, cho phép điện từ tia sét truyền qua nó Nếu không có kim loại trong thân máy bay thì máy bay có thể nổ khi bị sét đánh máy bay là một vật dẫn kín, rỗng ở bên trong Theo kiến thức phần điện trường đã được học thì điện tích chỉ phân bố ở bên ngoài vật dẫn và điện trường bên trong vật dẫn bằng 0

Như vậy , khi có các cơn giông đang đe dọa , người có hiểu biết sẽ tìm một hốc ở bên trong một vỏ dẫn điện , ở đó điện trường bằng 0 Một ô tô có thể

là phương tiện gần như là lý tưởng để tránh sét

Ví dụ 3: Khi dạy về sự sôi, nhiệt độ sôi tôi đã giới thiệu nguyên tắc cấu cấu tao và cách sử dụng nồi áp suất và kể lại cho học sinh câu truyện sau:

Cách đây mấy năm bác Nga xã tôi khi dùng nồi áp suất ( nồi to của Liên xô)

để nấu bánh trưng ngày tết Do không hiểu gì về nguyên tắc sử dụng của nồi nên khi mở nắp nồi ra bác ấy đã bị nước sôi và hơi phụt lên mặt và cổ làm bỏng nặng vào đúng những ngày tết

Ví dụ 4: Khi dạy chương dòng điện không đổi tôi đã kể lại câu chuyện sau:

Khi là sinh viên tôi ở kí túc xá của trường Công suất điện được cấp tối đa

cho mỗi phòng là 1000W, dùng quá công suất trên cầu chì phòng đó sẽ bị đứt và phòng đó mất điện Biết rõ qui định rồi nhưng phòng của sinh viên khoa văn(bên cạnh phòng tôi) ban đầu vẫn hay mất điện vì cứ 3,4 bạn đang còn cắm bóng điện học bài thì một bạn khác lại cắm bàn là để là quần áo làm quá tải Cứ mỗi lần như thế các bạn thường hay xin điện phòng bên cạnh Để có dây điện đủ dài thì phải nối dây, vì không biết cách nối dây nên các bạn ấy đã làm chập mạch ( đoản mạch) và cả hai phòng cùng mất điện

Tuỳ theo từng bài học, theo thời gian và từng lớp học tôi luôn có ý thức tìm

ra những liên hệ thực tế có tính thuyết phục cao nhất, phù hợp với kiến thức của bài học nhằm giúp các em hiểu được sự cần thiết của môn học từ đó các em sẽ tích cực chủ động tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào đời sống

Kinh nghiệm 2: Đưa ra các bài tập định tính và bài tập định lượng có tính thực tế

Ví dụ 1: Để kéo một ô tô bị sa lầy, anh lái xe đề nghị tất cả hành khách trên

xe xúm nhau buộc dây vào xe và cùng kéo sợi dây để trực tiếp đưa xe ra khỏi chỗ lầy

Trang 8

Một người hành khách trên xe lại đề nghị một các làm khác: Buộc một đầu dây thừng vào xe và buộc đầu dây còn lại vào một cái cây hoặc một cái cọc thật chắc bên đường sau đó vài người cùng nắm vào khoảng giữa sợi dây và kéo theo phương vuông góc với đường mối giữa xe và cây Người hành khách còn nói, khoảng cách từ xe đến cây để buộc dây thừng càng dài thì việc kéo xe sa lầy càng dễ dàng

Bạn có tán thành với ý kiến của người hành khách này không? Giải thích tại sao?

Hướng dẫn trả lời: Giải pháp kéo xe ra khỏi chỗ lầy của người hành khách được mô tả như hình vẽ sau

Ví dụ 2:- Tại sao khi chạy nhanh ở những quãng đường vòng xe lại dễ bị

trượt đổ?

- Tại sao đến các quãng đường vòng người lái xe phải cho xe chạy chậm lại?

Hướng dẫn trả lời : Khi vận tốc lớn ma sát giữa bánh xe với mặt đường không đủ tạo ra gia tốc hướng tâm cần thiết

Ví dụ 3: Nếu đột ngột cho đầu máy xe lửa chuyển bánh thì chỗ nối các toa

xe có thể bị đứt? Phần nào của đoàn xe lửa chỗ nối thường hay bị đứt?

Hướng dẫn trả lời: Nếu đầu máy đột ngột chuyển bánh thì do quán tính của các toa xe và do tác dụng của các lực cản trong các móc nối sinh ra sức căng, đôi khi vượt quá giới han bền của vật liệu Vì thế các móc nối có thể bị đứt Nếu trước khi bắt đầu chuyển động tất cả các móc mối đều bị căng ra thì móc nối của những toa gần đầu máy thường dễ bị đứt nhất vì lực căng các móc nối ở đây lớn nhất

Ví dụ 4: Một người có khối lượng 45 kg muốn dùng một sợi dây thừng tuột

xuống dưới đất từ độ cao 8m Sợi dây chỉ thể chịu đựng sức căng tối đa là 425N

Ôtô Cây to

Lực kéo

Trang 9

b, Để dây không bị đứt, người đó phải tuột xuống với gia tốc nhỏ nhất có độ lớn là bao nhiêu?

có rất nhiều các sách viết về các bài tập định tính và tôi thường đọc để chọn bài phù hợp nhất với kiến thức từng tiết dạy, từng lớp học

Kinh nghiệm 3: Từ kiến thức đã học thiết kế một số phương án thí nghiệm

Ví dụ 1: Thí nghiệm đo hệ số ma sát

Bước 1: Treo một vật có khối lượng m vào đầu lò xo.

Dùng thước đo chiều dài tự nhiên l0 của lò xo và chiều

dài l của lò xo khi vật nằm cân bằng

Khi đó lll0 mg k

Bước 2: Gắn chặt một đầu lò xo vào giá đỡ.

Đặt cho vật tiếp xúc lò xo ( không gắn với

lò xo), đánh dấu vị trí O của vật

Bước 3: Trên mặt phẳng ngang, lấy điểm A

với OA=∆l Đưa vật tới điểm A, lò xo nén một đoạn ∆l Thả vật tự do, vật đến vị trí B thì dừng lại Đo khoảng cách AB=s

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:

2

. l2

k mgs 

Suy ra:

s

l l s

l

2 2

0

 Đo l, l0 ,s ta tìm được µ

Ví dụ 2: Kiểm chứng bằng thực nghiệm hiện tượng

không trọng lượng

Trên một khung dây nhẹ có thể trượt theo

những dây căng thẳng đứng ta treo những chiếc lò

xo giống nhau có mang một số vật có khối lượng

khác nhau Khi khung đứng yên các vật này làm cho

lò xo bị giãn và có chiều dài l khác nhau Nhưng

nếu thả cho khung rơi tự do thì vật ở trạng thái

không trọng lượng , độ biến dạng của lò xo bằng không

Các lò xo sẽ có chiều dài l0 như nhau

l

l0

l

 A

 O

 B

Trang 10

Ngoài những thí nghiệm tôi tự thiết kế tôi còn hướng dẫn cho các em tự làm các thí nghiệm đơn giản, phù hợp với từng phần kiến thức học trên lớp Hướng dẫn cho các em làm riêng họăc làm theo từng nhóm để bổ sung vào các thí nghịêm còn thiếu và nâng cao sự tìm tòi sáng toạ của học sinh

Kinh nghiệm 4: Cuối mỗi chương cần hướng dẫn cho học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chương và đưa ra các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao

Phần tóm tắt những kiến thức cơ bản của từng bài từng chương như trên tôi giao nhiệm vụ để học sinh tự làm ở nhà và đến tiết bài tập hay ôn tập chương tôi kiểm tra việc thực hiện của các em và bổ sung những phần mà các em còn thiếu hay làm chưa tốt Sau đó tôi đưa ra hệ thống các dạng bài tập của chương từ cơ bản đến nâng cao

D Kiểm nghiệm

Trong quá trình giảng dạy ở các lớp tôi thấy, ở những lớp tôi áp dụng tốt những kinh nghiệm nêu trên thì giờ học luôn sôi nổi, thoải mái Học sinh rất tích cực chủ động học tập khi ở trên lớp cũng như tự học ở nhà và còn hay đặt ra nhiều tình huống có vấn đề để cô trò cùng thảo luận giúp khắc sâu kiến thức, tình cảm giữa cô, trò cũng thân thiện hơn Với những lớp không áp dụng đầy đủ các kinh nghiệm trên mà chỉ dạy lý thuyết cơ bản và cho học sinh luyện giải bài tập thì giờ học căng thẳng mệt mỏi hơn, nhiều học sinh không hứng thú với giờ học đặc biệt là học sinh học khối C,D

III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Vật lý là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi các hiện tượng vật lý xuất hiện và ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, sản xuất Để việc giảng dạy và học tập vật lý đạt kết quả tốt, bên cạnh việc giải các bài tập tính toán, thực hiện tốt các bài thực hành thì việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập Việc tìm kiếm những bài tập định tính hay, những hiện tượng thường hay xảy ra và phù hợp với nội dung từng bài học làm mất nhiều thời gian của giáo viên Vì vậy trong sách giáo khoa hay sách bài tập nên đưa thêm nhiều bài tập liên hệ với thực tế để học sinh thấy rõ hơn vai trò,tác dụng của môn học đối với cuộc sống từ đó xác định rõ mục tiêu học tập và tích cực vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 04 tháng 05 năm

2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác

Ngày đăng: 20/03/2015, 05:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w