Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa, mà trong đó môn Toán chiếm vai trò hết sức quan trọng. Việc dạy học môn Toán không chỉ giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức, rèn các kĩ năng tính toán mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo phương pháp, thói quen làm việc khoa học, phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic, góp phần hình thành các phẩm chất, nhân cách của người lao động.
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP “SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG” PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa, mà trong đó môn Toán chiếm vai trò hết sức quan trọng. Việc dạy học môn Toán không chỉ giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức, rèn các kĩ năng tính toán mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo phương pháp, thói quen làm việc khoa học, phát triển ngôn ngữ, tư duy lô-gic, góp phần hình thành các phẩm chất, nhân cách của người lao động. Trong chương trình Toán Tiểu học nói chung, chương trình Toán 4 nói riêng, phần giải Toán có lời văn đóng vai trò hết sức quan trọng và có mặt hầu hết ở tất cả các bài học. Ngoài các bài ở các dạng toán cụ thể như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số hay hiệu và tỉ số của hai số đó thì giải toán có lời văn còn được dùng để rèn luyện các kỹ năng và kiểm tra việc áp dụng các kiến thức cơ bản. Để làm được việc đó người giáo viên cần giúp học sinh phân tích bài toán nhằm nhận biết được đặc điểm, bản chất bài toán, từ đó lựa chọn được phương pháp giải thích hợp. Trong các phương pháp giải toán ở Tiểu học, tôi thấy phương pháp “Giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng” có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này có tính trực quan cao, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Tiểu học, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tư duy, tưởng tượng từ đó giúp cho học sinh lập được kế hoạch và giải bài toán một cách dễ dàng. Từ những lý do trên, tôi đã đi sâu tìm hiểu về việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy giải toán cho học sinh. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: Một số 1 kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn bằng phương pháp “Sơ đồ đoạn thẳng”. II. Mục đích nghiên cứu III. Kết quả cần đạt IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN 2 - NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận nghiên cứu Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng mới bắt đầu hình thành và phát triển ở những lớp cuối cấp, song mức độ còn đơn giản. Khả năng phân tích, tổng hợp, kết quả hoá các dữ liệu của bài toán ở các em chưa cao. Mặt khác để giải được một bài toán, học sinh cần thực hiện các thao tác phân tích để tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong bài toán đó. Vì vậy khi dạy các kiến thức mới hay giải các bài toán giáo viên thường dùng các biểu tượng, các yếu tố trực quan thay cho các số để học sinh quan sát, thực hiện các thao tác tư duy từ đó xác định các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. Các yếu tố trực quan cần được sử dụng một cách họp lý để dễ dàng thấy được các mối quan hệ và phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo ra các hình ảnh cụ thể giúp ta suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra cách giải quyết. Một trong các yếu tố trực quan được sử dụng nhiều, mang lại hiệu quả thiết thực và được đa số giáo viên xem như là không thể thiếu được trong việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán có lời văn là sơ đồ đoạn thẳng. Việc sử dụng sơ đồ đoạn thẳng giúp học sinh xác định được mối liên hệ giữa các yếu tố, các đại lượng từ đó định ra được cách giải, thậm chí có khi nhận thấy ngay kết quả bài toán; tránh được những lý luận dài dòng không phù hợp với học sinh Tiểu học, giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, dễ hiểu, nhớ lâu hơn. 3 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp của Chuyên môn nhà trường và sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh. - Phòng học, bàn ghế đạt chuẩn, phục vụ cho việc tổ chức dạy và học. - Trường học là nơi trung tâm của 3 ấp mà trường quản lí. 2. Khó khăn: - Học sinh chưa biết xác định dạng toán. - Các em chưa có kĩ năng tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. - Chưa biết tóm tắt dữ liệu đã nêu ở đề bài bằng sơ đồ đoạn thẳng. * Nguyên nhân chủ quan : - Học sinh thường ngán ngại trong việc học toán có lời văn nhưng giáo viên chưa tạo được sự ham thích và hứng thú cho các em. - Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên nhanh quên các dạng bài toán. - Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy chưa chú trọng đến việc lựa chọn phương pháp cho bài dạy để cho học sinh tiếp thu bài tốt. - Học sinh bị hỏng kiến thức từ các lớp dưới. Ví dụ như : gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần - Chưa quan tâm đến đối tượng học sinh yếu vì ngại mất thời gian. * Nguyên nhân khách quan: - Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn nhanh quên các dạng bài toán. - Những em học sinh yếu thường rơi vào những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của phụ huynh. 3. Số liệu thống kê: Trước khi thực hiện các giải pháp, tôi đã tiến hành khảo sát (bằng bài kiểm tra viết 20 phút) vào buổi học tăng tiết (buổi học thứ hai) ở 2 lớp: Lớp thực nghiệm (4A3) và lớp đối chứng (4A1) tuần 13. Kết quả cụ thể như sau: 4 Điểm Lớp thực nghiệm: 4A3 (28 HS) Lớp đối chứng: 4A1 (28 HS) SL % SL % 9-10 3 10,7 3 10,7 7-8 10 35,7 11 39,3 5-6 9 32,1 9 32,1 Dưới 5 6 21,4 5 17,6 Điểm TB 6,46 6,53 Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy tỉ lệ HS khá và giỏi rất là ít và số lượng HS yếu quá cao (chiếm 21,4% ở lớp thực nghiệm). Từ đó cho ta thấy phương pháp đang sử dụng để hướng dẫn HS giải toán có lời văn chưa hiệu quả cao. III. Mô tả nội dung Trong quá trình hướng dẫn học sinh cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề toán (bước này câu hỏi giáo viên đặt ra là rất quan trọng). Bước 2: Phân tích các điều kiện của bài toán, biểu diễn các đại lượng trên sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Dựa trên sơ đồ để lập kế hoạch giải. Bước 4: Thực hiện các thao tác giải đó là lời giải và phép tính. Bước 5: Kiểm tra đánh giá lời giải (thử lại kết quả). Qua các bước đó học sinh cần đạt các yêu cầu về giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: Yêu cầu 1: Từ đề bài đã cho học sinh dùng sơ đồ đoạn thẳng thay cho các số, các đại lượng của giải toán. Yêu cầu 2: Học sinh có óc phân tích, phán đoán, suy luận nhanh và có tư duy lô-gíc cũng như có cách khái quát cao. Yêu cầu 3: Rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, diễn đạt được cách tìm ra các đại lượng. Qua nghiên cứu chương trình Toán 4 tôi xin trình bày một số dạng cụ thể như sau: 1. Dạng 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 5 Bài toán: Hiệu 2 số bằng 4 1 số bé, tổng hai số bằng 981. Tìm 2 số đó. Bước 1: Tìm hiểu đề toán - HS đọc kĩ đề toán - GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề toán + Bài toán cho biết gì? ( Hiệu hai số bằng 4 1 số bé; Tổng hai số bằng 981) + Bài toán yêu cầu gì? (Tìm hai số đó ) Bước 2: Phân tích điều kiện của bài toán biểu diễn các đại lượng trên sơ đồ đoạn thẳng Số lớn trừ số bé bằng 4 1 số bé, vậy nếu ta biểu thị số bé là bốn phần bằng nhau thì hiệu là một phần như thế. Số lớn sẽ là: 1 + 4 = 5 (phần) Theo bài ra ta có sơ đồ: Bước 3: Dựa trên sơ đồ lập kế hoạch giải Bước 4: Giải bài toán Bài giải Nhìn vào sơ đồ ta thấy: 981 ứng với số phần là: 4 + 5 = 9 (phần) Số bé là: 981 : 9 x 4 = 436 Số lớn là: 981 - 436 = 545 Đáp số: 436 và 545 Bước 5: Kiểm tra đánh giá lời giải ( thử lại ): 436 : ( 545 - 436 ) = 4 ( lần ) 2. Dạng 2: Dùng sơ đồ đoạn thẳng để giải các bài toán có dạng trung bình cộng - Dạng này thường được áp dụng từ dạng cơ bản đến các bài tập nâng cao kiến thức cho học sinh. Khi sử dụng sơ đồ dạng này giáo viên cần liên hệ cho học sinh thấy được sơ đồ dạng toán này cũng chia thành các 6 Số lớn: Số bé: ? ? 981 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau chính là trung bình cộng của hai số hay nhiều số. - Vẽ chi tiết trên sơ đồ thể hiện sự tương quan giữa các đại lượng. Ví dụ: Bài toán 1: Lớp 4A trồng được 26 cây, lớp 4B trồng được 32 cây, lớp 4C trồng được 29 cây, lớp 4D trồng được số cây bằng trung bình cộng số cây trồng được của 4 lớp. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây? Phân tích: Ta thấy tổng số cây của 4 lớp được chia thành 4 phần bằng nhau thì số cây của lớp 4D là một phần và tổng số cây của 3 lớp kia sẽ là 3 phần. Như thế trung bình cộng số cây của cả 4 lớp chính bằng trung bình cộng số cây của 3 lớp còn lại. Học sinh tự vẽ sơ đồ (căn cứ vào các dữ liệu biễu diễn các đại lượng trên sơ đồ) Theo bài ra ta có sơ đồ: Dựa vào sơ đồ lập kế hoạch giải bài toán Bài giải Nhìn vào sơ đồ ta có: Lớp 4D trồng được số cây là: (26 + 32 + 29) : 3 = 29 (cây) Đáp số: 29 cây ⇒ Nhận xét: Một trong các số đã cho bằng trung bình cộng của các số còn lại thì số đó chính bằng trung bình cộng của tất cả các số đã cho. Bài toán 2: Lớp 4A trồng được 26 cây, lớp 4B trồng được 32 cây, lớp 4C trồng được 29 cây, lớp 4D trồng được số cây hơn trung bình cộng số cây trồng được của 4 lớp là 3 cây. Hỏi lớp 4D trồng được bao nhiêu cây? Phân tích: Bài toán này cho số cây lớp 4D không những bằng trung bình cộng số cây của 4 lớp mà còn hơn trung bình cộng số cây của 4 lớp là 3 cây. 7 4D 4A + 4B + 4C TBCTBCTBCTBC Giáo viên hướng dẫn cho HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng Theo bài ra ta có sơ đồ : Tổng số cây của 3 lớp 4A + 4B + 4C và thêm 3 cây nữa sẽ là 3 lần TBC số cây của cả 4 lớp. Từ đó ta tìm ra được số cây của lớp 4D. Bài giải Nhìn các sơ đồ ta thấy trung bình cộng số cây của 4 lớp là: (26 + 32 + 29 + 3) : 3 = 30 (cây) Lớp 4D trồng được số cây là: 30 + 3 = 33 (cây) Đáp số: 33 (cây) ⇒ Nhận xét: + Nếu có 4 số a, b, c, x trong đó x chưa biết mà: 4 xcba x +++ > là n đơn vị thì 34 ncba xcba +++ = +++ + Nếu có 4 số a, b, c, x trong đó x chưa biết mà: 4 xcba x +++ < là n đơn vị thì 34 ncbaxcba −++ = +++ Bài toán 3: Trung bình cộng của 2 số là 28 biết rằng 3 1 số này bằng 4 1 số kia. Tìm mỗi số. Phân tích: Khi gặp bài toán này giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Trung bình cộng của 2 số tức là tổng của 2 số chia cho 2 được 28. Tìm tổng 2 số là lấy trung bình cộng của chúng nhân với 2 (tức là 28 x 2 = 56). Mặt khác cần phải hiểu một phần của số này (nếu số này chia làm 3 phần bằng nhau) cũng bằng một phần của số kia (nếu số đó chia làm 4 phần bằng nhau). Bài toán trở về dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ. Khi đó ta có thể vẽ sơ đồ: Bài giải Số thứ nhất là: 56 : (3 + 4) x 3 = 24 8 TBC TB C TBC TBC 4D 4A + 4B + 4C 3 cây 56 Số thứ nhất: Số thứ hai: ? ? Số thứ hai là: 56 - 24 = 32 Đáp số: 24 và 32 3 Dạng 3: Dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng Bài toán: Lúc đầu nhà máy số công nhân nữ bằng 3 2 số công nhân nam. Sau đó 12 công nhân nam nghỉ việc nhà máy nhận thêm 20 công nhân nữ thì lúc này nhà máy có tổng số công nhân là 198 người. Hỏi lúc đầu nhà máy có bao nhiêu công nhân nam, công nhân nữ? Phân tích: Muốn tính được số công nhân nam, công nhân nữ thì cần phải tính số công nhân ở nhà máy lúc đầu, từ đó ta có lời giải: Bài giải Tổng số công nhân lúc đầu trong nhà máy là: 198 + 12 - 20 = 190 (công nhân) Vẽ sơ đồ biểu thị số công nhân nam, nữ lúc đầu: Nhìn vào sơ đồ ta thấy 190 công nhân ứng với số phần là: 2 + 3 = 5 (phần) Số công nhân nữ là: 190 : 5 x 2 = 76 (công nhân) Số công nhân nam là: 190 - 76 = 114 (công nhân) Đáp số: 76 công nhân nữ 114 công nhân nam 4. Dạng 4: Dạng tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng Tương tự ta căn cứ vào tỉ số của 2 số để chia các đoạn thẳng biểu diễn cho các số phải tìm bằng những phần bằng nhau. Sau đó lấy hiệu chia cho hiệu số phần bằng nhau đó để tính giá trị một phần tiếp đó ta sẽ tìm được các giá trị của từng số theo yêu cầu của bài toán. Bài toán: Hiệu giữa 2 số là 12. Nếu ta tăng số bị trừ lên 5 lần và giữ nguyên số trừ thì hiệu mới là 1452. Hãy tìm 2 số đó. Phân tích: Hiệu giữa 2 số là 12 tức là lấy số thứ nhất (số bị trừ) trừ đi số thứ 2 (số trừ) thì kết quả là 12. Nếu tăng số thứ nhất lên 5 lần (số bị trừ x 5) và giữ nguyên số thứ 2 (số trừ) thì lúc này kết quả lại là 1452. Vậy ta có thể gọi số bị trừ là a, số trừ là b. Theo bài ra ta có: a - b = 12 a x 5 - b = 1452 9 190 CN Số CN nữ: Số CN nam: ? ? Bài này có nhiều cách giải, cách thì dài dòng, cách thì học sinh khó hiểu nên khi ta biểu diễn các đại lượng đã cho trên sơ đồ học sinh sẽ nhìn thấy và dễ hiểu hơn. Bài giải Nhìn vào sơ đồ ta thấy: 5 lần 12 cộng với 4 lần số trừ bằng 1452. Vậy số trừ bằng: (1452 - 12 x 5) : 4 = 348 Số bị trừ là: 348 + 12 = 360 Đáp số: 348 và 360 5. Dạng 5: Dạng suy luận: (dành cho học sinh sinh khá, giỏi) Bài toán: Khi so sánh tuổi của Đông - Tây - Nam – Bắc thì thấy Đông ít tuổi hơn Bắc, tuổi Nam và Tây cộng lại bằng tuổi Đông và tuổi Bắc cộng lại. Đông nhiều tuổi hơn Tây. Hỏi ai nhiều tuổi nhất, ai ít tuổi nhất? Phân tích: Đây là một bài toán đòi hỏi sự suy luận của học sinh để tìm ra trong 4 bạn ai là người nhiều tuổi nhất. Vì vậy, cần căn cứ vào dữ liệu của bài toán đã cho để tìm. Nhưng nếu như ta giải bài toán bằng cách biểu thị số tuổi Đông, Tây, Nam, Bắc lần lượt là a, b, c, d. Theo đề bài ta có: a < d (1) b + c = a + d (2) a > b (3) Từ (1) và (3) ⇒ b < d (4) Kết hợp (1), (3) và (4) ta thấy: b < a; a < d; d < c Hay b < a < d < c Vậy Tây ít tuổi nhất (b bé nhất) Nam nhiều tuổi nhất (c lớn nhất) 10 1452 Số trừ: Số bị trừ: 12 12 12 12 12 ? ? [...]... Soạn bài một cách chu đáo, kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung các câu hỏi sao cho lô-gíc và có hệ thống nhằm dẫn dắt phù hợp đúng trình tự của bài dạy - Cần biết phối hợp một cách linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh Với hy vọng Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn bằng phương pháp Sơ đồ đoạn thẳng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong... Tiểu học hiện nay Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong dạy học Toán để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng phương pháp Sơ đồ đoạn thẳng Tôi đã áp dụng có hiệu quả và sẽ áp dụng tiếp trong những năm tới Vậy tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng thảo luận và có thể tham khảo vận dụng, cũng có thể có điều gì chưa hoàn thiện mong đồng nghiệp cùng trao đổi để tôi có. .. học tập Trong phạm vi kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra một số bài toán đặc trưng cho từng trường hợp về sử dụng sơ đồ đoạn thẳng học sinh vận dụng linh hoạt từ bài toán mẫu Tuy không nêu hết các bài toán của từng trường hợp cần khai thác điều kiện để vẽ sơ đồ đoạn thẳng giúp học sinh phát hiện nhanh cách giải bài toán, rèn kĩ năng giải toán cho học sinh Qua thực tế áp dụng, chúng tôi thấy giải toán bằng. .. sáng tạo của học sinh trong cách giải, cách lập luận Giải toán Bằng sơ đồ đoạn thẳng đã được nhiều giáo viên tiến hành, song việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức thì cần theo một trình tự chặt chẽ, lô-gíc và người dạy cần hướng dẫn học sinh biết giải mã” các từ khóa của bài toán để biểu diễn sự tương quan giữa các đại lượng của bài toán trên sơ đồ một cách chính xác giúp học sinh dễ hiểu...Với phương pháp này thì dài dòng và học sinh sẽ khó hiểu nhưng nếu ta dựa vào các dữ liệu đã cho ta có thể minh hoạ biểu diễn bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau: Đông (a) Bắc (d) Đông và Bắc: Tây và Nam: Từ sơ đồ Tâythấy: b < a < d < c nghĩa là: Nam nhiều tuổi nhất, Tây ít ta (b) Nam (c) tuổi nhất Sơ đồ đoạn thẳng còn dùng để giải các bài toán về tuổi ở tiểu học, giải các bài toán về phân số và số thập... có hạn tôi chỉ đưa ra một số dạng điển hình Mỗi sơ đồ lại có một cách giải riêng giúp học sinh giải được nhiều dạng toán từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực hành một cách sáng tạo hơn IV Kết quả nghiên cứu Sau khi giảng giải làm mẫu và cùng làm với học sinh một số. .. tập toán 4; NXB Giáo dục, 2005 7 Đỗ Đình Hoan; Hỏi - đáp Toán 4; NXB Giáo dục, 2007 8 Bùi Văn Huệ; Tâm lí học tiểu học; NXB Giáo dục, 2002 9 Trần Ngọc Lan; Cách giải toán có lời văn lớp 4; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 10 Trần Ngọc Lan; Rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học trong dạy toán ở bậc tiểu học; NXB Trẻ, TP HCM, 2007 11 Vũ Dương Thụy (Chủ biên); Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh. .. sinh tiểu học NXB Giáo dục, 2007 12 Phạm Đình Thực; Giúp học sinh tiểu học giải toán có lời văn; NXB Giáo dục, TP HCM 2007 13 Nguyễn Quan Uẩn, Trần Trọng Thuỷ; Giáo trình tâm lí học đại cương; NXB Đại học Sư phạm, 2003 14 Sách giáo khoa Toán 4, NXB GD 15 Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 4 (Sách Giáo Viên), NXB GD 16 Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 4) , NXB GD 17 Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học 18 Chuyên... Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 2 Trần Diên Hiển; Thực hành giải toán tiểu học (Tập 1 +2); NXB Đại học Sư phạm, 20 04 3 Đỗ Trung Hiệu (Chủ biên); Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1995 16 4 Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành; Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học - tập 2 NXB Giáo dục, Hà Nội, 20 5 Phạm Văn Hoàn; Giải toán cấp 1 phổ thông;... chúng tôi thấy giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng giúp người dạy và người học làm việc nhẹ nhàng, người học chủ động chiếm lĩnh tri thức vì nó là một trong những yếu tố quan trọng với tâm lý học sinh Tiểu học là trực quan sinh động và kết quả cũng rất khả quan Vì thế hầu hết học sinh lớp 4 trường chúng tôi đã hứng thú và tự tin hơn trong các giờ luyện tập giải toán Kiến thức giải toán cũng như khả năng suy . chất lượng dạy giải toán cho học sinh. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: Một số 1 kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn bằng phương pháp Sơ đồ đoạn thẳng . II. Mục. các hình thức, phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Với hy vọng Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn bằng phương pháp Sơ đồ đoạn thẳng góp phần nâng cao. SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP “SƠ ĐỒ ĐOẠN THẲNG” PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học