0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Mối liên quan của viêm tai giữa ứ dịch với mùa

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH (Trang 69 -73 )

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khác nhau yếu tố mùa có ảnh h-

−ởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch. Khí hậu miền Bắc n−ớc ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm, m−a nhiều chia 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh ẩm và mùa nóng ẩm.

Chúng ta biết rằng độ ẩm của khí hậu miền Bắc n−ớc ta là rất cao (từ 71% đến 86%) và nhìn chung độ ẩm cao quanh năm ít có sự chênh lệch giữa mùa lạnh và mùa nóng. Còn nhiệt độ thì có sự chênh lệch rõ rệt giữa mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng12, tháng 1, tháng 2, khoảng 180C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 khoảng 290C.

Theo Nguyễn Thị Hoài An và cộng sự yếu tố mùa ảnh h−ởng rõ ràng tới tỷ lệ mắc bệnh: mùa đông tỷ lệ mắc bệnh là 16,09%, mùa hè là 9,84%. Sự khác biệt giữa 2 mùa có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Mùa đông và mùa xuân ở Hà Nội là 2 mùa có nhiệt độ thấp nhất trong năm cộng với độ ẩm rất cao làm cho trẻ dễ bị viêm đ−ờng hô hấp trên, từ đó dễ gây viêm tai giữa ứ dịch. Theo kết quả của đề tài “ Nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính ở trẻ em Việt Nam “ tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trên cao nhất vào mùa đông và mùa xuân: 19,21% vào tháng 12 và 16,17% vào tháng 2. Còn mùa hè thì tỷ lệ này là thấp nhất: 9,57% vào tháng 6. Teel (1989) có cùng nhận xét: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trên là 51% vào mùa đông, 48% vào mùa xuân, còn mùa hè tỷ lệ bệnh giảm xuống còn 27% [64].

Cũng theo tác giả trên, tỷ lệ viêm tai giữa ứ dịch cao nhất vào mùa xuân (27,10%), sau đó đến mùa đông (24,31%) và thấp nhất vào mùa hè (15,41%). Nh− vậy tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch đi song hành với tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trên và cả hai bệnh lý này có mối liên quan tỷ lệ nghịch với nhiệt độ

của môi tr−ờng. Theo Henderson (1982) đỉnh mắc bệnh cao nhất của hai bệnh lý này vào mùa đông và thấp nhất vào mùa hè.

Rovers và cộng sự nghiên cứu trên 30.099 trẻ thấy yếu tố mùa có ảnh h−ởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh. Tỷ lệ này cao nhất vào mùa xuân (mùa lạnh) 8,0%, thấp nhất vào mùa hè (mùa nóng) 1,5% [53]. Midgley và cộng sự cho thấy, ở trẻ 8 tháng tỷ lệ mắc bệnh vào mùa đông là 36,6% trong khi mùa hè là 16,4%, ở trẻ 5 tuổi là 16% vào mùa đông và 3,1% vào mùa hè [43]. Tos và Poulsen nghiên cứu trên nhóm trẻ 2 tuổi thấy tỷ lệ viêm tai giữa ứ dịch vào tháng 2 là 14,6%, còn tháng 8 chỉ có 7,2% [65]. Tos và cộng sự tiến hành khám cắt ngang nhiều lần trong vòng một năm cho nhóm trẻ 4 tuổi cũng thấy tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch có sự thay đổi theo mùa: ở tháng 2 tỷ lệ mắc bệnh là 14,2%, tháng 5 là 11,3%, tháng 8 là 10,2% [66]. Tính chất mùa của bệnh lý tai giữa gắn liền với tính chất mùa của nhiễm khuẩn hô hấp trên. Thời kỳ bệnh lý tai giữa tăng vọt cũng trùng khớp với giai đoạn bùng nổ của viêm nhiễm đuờng thở bởi virus ở trẻ em. Sự bùng nổ này th−ờng gặp vào mùa đông và xuân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả lại khác với kết quả của các nghiên cứu khác: Bệnh tập trung chủ yếu vào mùa hè và mùa thu, đặc biệt là từ tháng 6 đến tháng 8 là 3 tháng trẻ đ−ợc nghỉ hè, không phải đến tr−ờng. Nh− đã nói ở trên, viêm tai giữa th−ờng xuất hiện vào mùa lạnh, ẩm sau đợt nhiễm khuẩn hô hấp trên. Bệnh th−ờng âm thầm không có chẩy tai, đau tai, chỉ có duy nhất triệu chứng nghe kém thì trẻ bé không biết kêu, còn trẻ lớn hơn thì mải chơi cũng không để ý đến nên không biết phàn nàn với bố mẹ nên bệnh th−ờng bị bỏ quên một thời gian dàị Đến hè khi thấy con có biểu hiện khác th−ờng nh− gọi hỏi không th−a, bật Ti vi to thì tiện thể con đ−ợc nghỉ hè mới đ−a con đi kiểm tra xem saọ Bởi vậy tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung −ơng, bệnh này gặp chủ yếu vào mùa hè và mùa thu (23/33 tr−ờng hợp chiếm 69,69%).

4.1.5. Thời gian đến viện

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đại đa số bệnh nhân đến viện khá muộn (trên 3 tháng) chiếm 75,76% ( 25/33 tr−ờng hợp )trong đó 8 bệnh nhân đến viện sau 1 năm, 5 bệnh nhân đến viện sau 2 năm. Trong Hội nghị Quốc tế về viêm tai ứ dịch năm 1979 tại Mỹ, các tác giả phân chia thời gian diễn tiến của bệnh làm 3 giai đoạn: 0 - 3 tuần là giai đoạn viêm cấp; 3 tuần đến 3 tháng: bán cấp, trên 3 tháng; mạn tính. Tuy nhiên chính xác thời gian ứ dịch là bao lâu là khó xác định, đặc biệt bệnh th−ờng gặp ở trẻ em, triệu chứng lại rất nghèo nàn kín đáo nên khó khai thác, chỉ khi có biến chứng đau tai, chẩy mủ tai do đợt bội viêm của VTGƯD hoặc túi co kéo màng nhĩ với cholesteatoma hoặc điếc nặng bố mẹ mới đ−a con đến viện. Bởi vậy hầu hết bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn. Ngày nay, với sự phát triển của thiết bị nội soi tai, sự hiểu biết của bố mẹ đã đ−ợc nâng lên nhờ thành quả giáo dục sức khoẻ của toàn ngành TMH, bệnh đã đ−ợc phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả để tránh biến chứng nặng về saụ

Thời gian gần đây chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện để mổ tai vì biến chứng của VTGƯD dẫn đến túi co kéo màng nhĩ và cholesteatoma tăng cao hơn hẳn những năm tr−ớc đâỵ 3 lý do giải thích hiện t−ợng này:

+ Do thời gian tr−ớc đây hạn chế về trang thiết bị, hạn chế về hiểu biết của thầy thuốc nên sau đợt VTG cấp bệnh nhân không đ−ợc điều trị triệt để và theo dõi chu đáo nên bệnh chuyển sang mãn tính, diễn biến âm thầm, hoặc do hiểu biết của gia đình không tốt, họ cho rằng viêm tai phải có chảy mủ tai, đau tai cộng với điều kiện kinh tế khó khăn trong những năm tr−ớc đây nên bệnh bị bỏ quên rất nhiều dẫn tới biến chứng nặng nề.

+ Tình trạng kháng kháng sinh ngày một tăng cao nên trong một số tr−ờng hợp kháng sinh chỉ làm giảm các triệu chứng viêm cấp chứ không tiêu diệt đ−ợc hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Vì vậy nó tồn tại tình trạng bán cấp hay mãn tính của tai giữa mà màng tai không thủng.

+ Ngày nay, với sự phát triển rất nhanh của thiết bị nội soi (tại các phòng khám t− nhân và tuyến cơ sở đều có thể trang bị đ−ợc) bởi vậy bệnh đ−ợc phát hiện sớm hơn ở giai đoạn túi co kéo có cholesteatoma nh−ng còn khu trú, bởi vậy chúng ta có thể phẫu thuật bảo tồn đ−ợc và thính lực còn khả năng hồi phục.

4.1.6. Triệu chứng cơ năng

Trong mẫu nghiên cứu này, triệu chứng cơ năng th−ờng gặp nhất là nghe kém 28/33 tr−ờng hợp, sau đó tới ù tai 15/33 tr−ờng hợp, chảy mủ tai tái phát gặp 3/33 tr−ờng hợp. Triệu chứng chủ quan chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám là nghe kém. Theo công thức tính sức nghe còn lại của cơ thể là:

F = (Tai lành x 7) + ( Tai bệnh x 1) 8

thì khi bị điếc 1 tai, tỷ lệ mất thính lực là không lớn, ít ảnh h−ởng tới sức nghẹ Trái lại khi bị điếc 2 tai thì tỷ lệ mất thính lực là lớn, ảnh h−ởng nhiều tới sức nghẹ Trẻ là đối t−ợng bị mắc bệnh nhiều nhất, lại th−ờng bị 2 tai (84% số ca theo Sadé) nên sức nghe bị ảnh h−ởng nhiềụ Tuỳ theo lứa tuổi ảnh h−ởng đến sự phát triển tiếng nói, đến việc học tập ở tr−ờng... Nghe kém là triệu chứng cơ năng chủ yếu để phát hiện bệnh thì ở trẻ bé triệu chứng này nhiều khi rất khó phát hiện, trẻ không biết phàn nàn vì ch−a hiểu biết gì để nói ra hoặc trẻ quá mải chơi chả để ý khi thấy nghe khó nên không nói với bố mẹ. Đây là lý do cơ bản khiến bệnh th−ờng bị bỏ qua nhiều tháng, nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Thông th−ờng khi khai thác triệu chứng nghe kém ở trẻ em, ng−ời thầy thuốc phải biết cách khêu gợi, hỏi những triệu chứng gián tiếp của nghe kém thì hầu hết đều khai thác đ−ợc. Ví dụ: khi xem ti vi th−ờng bật to lên vì để âm l−ợng nh− bình th−ờng trẻ không nghe rõ. Gọi hỏi trẻ cứ tỉnh bơ không quay lại hoặc không trả lờị Cô giáo thì phàn nàn với bố mẹ dạo này trẻ b−ớng bỉnh không tuân theo lệnh cô yêu cầụ... Đây là những kiến thức cần giáo dục cho bố mẹ và cô nuôi dậy trẻ biết để phát hiện

sớm những trẻ bị thiếu hụt thính lực do bệnh này gây ra để kịp thời điều trị nhằm phục hồi lại thính lực và ngăn ngừa các biến chứng và di chứng về sau nàỵ

ở trẻ em tồn tại một dạng viêm tai khá đặc biệt mà sadé gọi là “tai ấm”. Dạng này th−ờng gặp ở những trẻ em bị viêm tai giữa cấp tái đi tái lại trên nền một viêm tai giữa ứ dịch. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi dạng này gặp 9,1% các tr−ờng hợp.

Đặc biệt có một tr−ờng hợp trẻ không có triệu chứng gì ở tai mà chỉ bị chảy mũi kéo dàị Khi bác sỹ nội soi tai phát hiện có viêm tai ứ dịch. Khi trích rạch màng tai có mủ nhầy chảy rạ Điều này chỉ ra rằng tất cả những trẻ bị chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài nhất thiết phải cho nội soi tai một cách hệ thống để phát hiện sớm viêm tai giữa ứ dịch.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI KHUẨN TRONG VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH (Trang 69 -73 )

×