Triệu chứng thực thể soi tai

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch (Trang 73 - 77)

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân đ−ợc nội soi tai khi nhập viện điều trị, vì vậy kết quả thu đ−ợc là khá chính xác: 100% màng nhĩ không thủng, tam giác sáng méo mó, giảm sáng hay biến mất.

4.1.7.1. Sự biến đổi của màng nhĩ về vị trí, hình thái

Phân tích sự biến đổi về vị trí, hình thái chúng tôi nhận thấy loại màng nhĩ dầy, đục, mất bóng, các mạch máu giãn ở vùng rìa hoặc dọc cán búa là th−ờng gặp nhất ( 28/60 màng nhĩ ), sau đó tới màng nhĩ teo mỏng, co kéo hoặc túi co kéo gặp ( 14/60 màng nhĩ ). Màng nhĩ đầy phồng gặp trong 13/60 màng nhĩ. Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều tác giả khác nh−

Bluestone (1988), Tos (1990), Magnan (1998). Trong đa số ca màng nhĩ trở nên dầy, đục, mất bóng. Khi mới tràn dịch, th−ờng gặp nhất ở trẻ em màng nhĩ phồng. Trái lại nếu tràn dịch trong một thời gian dài thì màng nhĩ th−ờng bị teo mỏng, co kéo, th−ờng ở phần t− sau trên. Tình trạng bọt khí gặp trong 4 tr−ờng hợp, mức dịch không gặp tr−ờng hợp nàọ Xẹp nhĩ gặp 1 tr−ờng hợp.

4.1.7.2. Sự biến đổi về mầu sắc của màng nhĩ

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, dạng th−ờng gặp nhất là màng nhĩ hầu nh− không có biến đổi gì về mầu sắc ( 34/60 màng nhĩ ). Tr−ớc đây khi ch−a có thiết bị nội soi và kính hiển vi phẫu thuật để phóng đại màng nhĩ lên, bằng mắt th−ờng, hầu hết bác sĩ đều cho rằng màng nhĩ nh− vậy là bình th−ờng, nên bệnh đa số bị bỏ sót không điều trị gì cả.

Ngày nay với thiết bị nội soi tai mũi họng khá phổ cập, với máy đo nhĩ l−ợng đ−ợc sử dụng th−ờng quy cộng với trình độ hiểu biết của bác sĩ tuyến cơ sở đ−ợc nâng cao nên bệnh đ−ợc phát hiện rất nhiều bởi vậy một số ng−ời lầm t−ởng rằng giai đoạn hiện nay tỷ lệ bệnh tăng lên. Một điều tra cộng đồng ở trẻ em Hà Nội thấy tỷ lệ mắc bệnh là 8,9%. Đặng Hoàng Sơn và cộng sự nghiên cứu trên 3.300 trẻ từ 6 tháng - 10 tuổi ở Miền Nam Việt Nam thấy tỷ lệ mắc bệnh là 7,1%. Đây là những số liệu đáng đ−ợc quan tâm, để ngành TMH có thể đề ra ph−ơng h−ớng nhằm chăm sóc những trẻ bị mắc bệnh này cho đến khi khỏi hẳn, có nh− vậy chúng ta mới góp phần vào công cuộc bảo vệ sức nghe cho trẻ.

Những tr−ờng hợp tràn dịch trong một thời gian dài màng nhĩ th−ờng có màu vàng kem. Những tr−ờng hợp này khi trích màng nhĩ ra th−ờng dịch rất keo (Narcy 1995). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi loại màng nhĩ này gặp trong 14/33 tr−ờng hợp. Những ca này th−ờng là bệnh bị bỏ qua trong nhiều tháng, nhiều năm, bệnh nhân đến viện khá muộn. Màng nhĩ xung huyết gặp trong 8 tr−ờng hợp. Loại này chỉ gặp trong những đợt bội nhiễm của VTGƯD, th−ờng gặp ở những bệnh nhân ở Hà Nội hoặc gần Hà Nội khi thấy trẻ có chẩy mũi, sốt, đau tai liền cho con đến viện ngay nên bệnh đ−ợc phát hiện ở giai đoạn nàỵ

Màng nhĩ màu xanh gặp trong 4/33 cạ Đây là một dạng rất hiếm gặp, th−ờng gặp ở trẻ lớn và ng−ời lớn. Chúng ta đã biết rằng màng nhĩ xanh vô căn trong thực tế là dạng kéo dài của VTGƯD với các u hạt cholesterol. ở

giữa mà do sự tồn tại của dịch keo mầu nâu nhạt phối hợp với 1 hoặc nhiều u hạt cholesterol trong hòm tai và x−ơng chũm. Những u hạt cholesterol này t−- ơng ứng với những cặn lắng của các tinh thể cholesterol ở d−ới niêm mạc cũng nh− các cặn lắng vi thể của sắt. Những tinh thể này bị bao bọc bởi phản ứng viêm dạng phản ứng với dị vật của các đại thực bào và các tế bào khổng lồ. Ojsala và Beaumont bằng thực nghiệm đã tạo ra trên x−ơng gà, cũng nh− Lim đã tạo ra trong tai khỉ những u hạt cholesterol nh− vậy khi bịt lấp làm mất sự thông khí tai giữa trong 1 thời gian dài [16], [36], [48]. Sadé đã chứng minh rằng trong các viêm tai x−ơng chũm có màng nhĩ xanh vô căn, có sự tồn tại của men lactoferrin (là 1 men gắn vào sắt) [55]. Bình th−ờng các tuyến ngoại tiết tiết ra men này để tham gia vào cơ chế bảo vệ niêm mạc. Chính sự tăng bất th−ờng của chất này trong trong một số VTGƯD kéo dài là nguồn gốc của cặn sắt ở giữa u hạt cholesterol gây ra mầu nâu đặc biệt trong dịch tai giữạ Để điều trị bệnh cần phải bắt đầu điều trị bằng đặt ống, nhất là ở trẻ em. Giải pháp điều trị này đôi khi là đủ để khỏi bệnh. Nh−ng th−ờng gặp nhất là chẩy mủ tai mầu nâu kéo dài sau khi đặt ống. Khi đó cần chỉ định mở sào bào th−ợng nhĩ. Cần phải lấy tỉ mỉ và toàn bộ tổ chức u hạt trong hòm tai, th−ợng nhĩ, x−ơng chũm. Mở th−ợng nhĩ thật rộng ra phía tr−ớc, thăm dò hòm tai lên cao, ra tr−ớc, xuống d−ới, ra sau đến xoang nhĩ. Cũng cần đặt ống thông khí hòm nhĩ trong nhiều tháng sau phẫu thuật mới hy vọng làm khô tai vĩnh viễn. Nếu chẩy tai còn tái xuất hiện sau đặt ống chứng tỏ tổ chức hạt viêm trong hòm tai ch−a đ−ợc lấy hết và việc tái kiểm tra lại hốc mổ là bắt buộc.

4.1.8. Triệu chứng cận lâm sàng

4.1.8.1. Nhĩ lợng

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhĩ l−ợng hình đồi (dạng 3) là th−ờng gặp nhất ( 49/60 nhĩ l−ợng ). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Coopes (1970), Narcy (1995) đây là dạng đặc tr−ng cho sự tồn tại dịch trong tai giữạ Tuy vậy, khi trích rạch màng nhĩ

ng−ời ta thấy có dịch trong dạng nhĩ đồ ít điển hình hơn nh− dạng 2, dạng 4. Trong 60 tai bệnh chúng tôi trích rạch màng nhĩ để đặt ống thông khí, không có tr−ờng hợp nào là không có dịch. Nhận xét này là hợp lý vì tất cả những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu này đại đa số đến viện ở giai đoạn muộn và biểu hiện lâm sàng của bệnh rất rõ rệt.

4.1.8.2. Thính lực

Đánh giá thính lực bằng đo thính lực đơn âm. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ thu đ−ợc 44 thính lực đồ còn những tr−ờng hợp trẻ nhỏ ≤ 4 tuổi do ch−a hợp tác nên không đo đ−ợc. Theo đa số tác giả nh− Tos, Teele, Papa rella, Bluestonẹ.. đo thính lực bằng đơn âm chỉ thực hiện đ−ợc đối với trẻ em từ 4-5 tuổi trở lên. Loại điếc mà chúng tôi gặp chủ yếu là điếc dẫn truyền gặp 81,8%. Điếc hỗn hợp và điếc tiếp nhận gặp trong những tr−ờng hợp bệnh nhân đến rất muộn. Khi có xẹp nhĩ hoặc túi co kéo thực sự.

Đối với trẻ nhỏ hơn chúng tôi chỉ đánh giá sơ bộ thính lực bằng quan sát đáp ứng thói quen hoặc phản xạ tập trung thị giác…Các ph−ơng pháp này không cho biết mức độ nghe kém và loại nghe kém.

Về mức độ điếc thì loại điếc vừa từ 40 - 60dB là gặp nhiều nhất 27/44 tr−ờng hợp chiếm 61,4%. Mức giảm thính lực trung bình là 43,4dB. Theo Pa parella (1991) mức giảm thính lực là 10 - 40dB. Lous (1990) là 20 - 30dB, Bluestone (1988) là 25 - 30dB, Narcy (1995) trung bình mất thính lực từ 25- 30dB. Mức giảm thính lực trong mẫu nghiên cứu này là cao hơn, chúng tôi cho rằng có thể do bệnh bị bỏ sót trong một thời gian dài nên dịch trở nên keo hơn rất nhiều so với những tr−ờng hợp mới bị tràn dịch. Do vậy nó cản trở sự di động của hệ thống màng nhĩ x−ơng con nhiều hơn. Thêm nữa dịch càng keo thì màng tai càng bị co kéo mạnh do áp lực âm trong hòm tai tăng lên làm ảnh h−ởng tới thính lực nhiều hơn. Mức giảm thính lực nhiều trong nghiên cứu này cũng phù hợp với tình trạng ứ đọng nhiều dịch trong hòm nhĩ

và đa số là nhầy keo hoặc nhầy mủ. Còn những tr−ờng hợp mủ loãng và thanh dịch rất ít gặp. Trẻ em th−ờng bị bệnh ở cả 2 bên, với mức giảm thính lực nhiều nh− vậy, nên khai thác bố mẹ về mức độ ảnh h−ởng của nghe kém tới giao tiếp và học tập là khá th−ờng gặp với mức độ nhiều, ít khác nhaụ Nghiên cứu của Nguyễn Thành Chung (1999) tại Viện Tai Mũi Họng Trung

−ơng có cùng nhận xét nh− trên.

Một phần của tài liệu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch (Trang 73 - 77)