Nh− chúng ta đã biết nhiễm khuẩn hô hấp trên và VA đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm tai giữa ứ dịch (Tos 1982). Theo Narcy, 65 - 78% bệnh nhân bị viêm tai giữa ứ dịch có nhiễm khuẩn hô hấp trên trong những ngày tr−ớc của bệnh [45]. Nghiên cứu của Margaretha cho thấy trong số trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thì 35% bị viêm tai giữa ứ dịch, còn nhóm trẻ không bị nhiễm khuẩn hô hấp trên thì tỷ lệ viêm tai giữa ứ dịch thấp hơn hẳn 11% [39]. Nghiên cứu của Nguyễn thị Hoài An và cộng sự trên 1.168 trẻ thấy rằng, ở nhóm trẻ có nhiễm khuẩn hô hấp trên tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch cao gấp 5 lần nhóm trẻ bình th−ờng (21,13% so với 4,98%; p = 0). ở
nhóm trẻ có viêm VA tỷ lệ mắc viêm tai giữa ứ dịch cao hơn nhóm trẻ không viêm VA (13,7% so với 8,01%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm trẻ có viêm A tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn nhóm trẻ không bị viêm A (15,69% so với 8,26% với p < 0,05). Các tác giả khác nhau, khi nghiên cứu mô học tổ chức VA của nhóm trẻ có bị viêm tai giữa ứ dịch và nhóm trẻ không bị viêm tai giữa ứ dịch đều nhận xét rằng ở nhóm trẻ có viêm tai giữa ứ dịch trong tổ chức VA có sự tăng về số l−ợng các tế bào của phản ứng miễn dịch: tế bào lymphocyt, tế bào mastocyt, t−ơng bào, tế bào khổng lồ... ở những bệnh nhân này, VA d−ờng nh− là một lò nhiễm trùng kế cận, có sự tăng lên rõ ràng của các phản ứng miễn dịch, nó có thể tấn công tai giữa theo đ−ờng ng−ợc dòng (Kiroglu, Ulualp) [34], [67]. Niemela và cộng sự [46] nghiên cứu kích th−ớc vòm họng trên 238 học sinh bằng điện quang nhận thấy rằng : Những trẻ có vòm họng nhỏ thì hay bị viêm tai giữa tái phát hơn những trẻ có vòm họng rộng. Kết luận này cũng t−ơng tự với kết luận rút ra từ báo cáo tr−ớc đây của Maw và cộng sự [42]. Trên 44 trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch 2 bên và viêm VA mãn tính so với nhóm chứng gồm 32 trẻ không có viêm tai giữa ứ dịch mà chỉ bị viêm VA mãn tính. Tác giả nhận thấy rằng nhóm trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch có thể tích VA lớn hơn và kích th−ớc vòm họng nhỏ hơn rõ ràng so với nhóm chứng. Thể tích khoang họng
mũi của trẻ em lớn lên cùng với sự phát triển của cơ thể và thể tích khối VA nhỏ dần sau 7 tuổi [35]. Bởi vậy sau 7 tuổi tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp trên sẽ giảm đi cùng với giảm tỷ lệ mắc bệnh tai giữa và viêm tai giữa ứ dịch.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có viêm VA chiếm tới 66,7% ( 22/33 tr−ờng hợp ), viêm A, VA 3/33 tr−ờng hợp. Viêm tai giữa cấp tái phát gặp trong 3 tr−ờng hợp, cả 3 tr−ờng hợp này là trẻ bé < 3 tuổị Đây là một dạng khá đặc biệt th−ờng gặp ở trẻ em mà Sade gọi là “tai ầm”. Bệnh biểu hiện bằng những đợt viêm tai giữa cấp tái đi tái lại trên nền một viêm tai giữa ứ dịch tiềm tàng. Soi tai thấy màng nhĩ viêm hơn, phồng hơn, dầy hơn và mờ hơn với mầu nâu đỏ. Trích rạch màng nhĩ th−ờng có mủ nhầy ào rạ
Tiền sử dị ứng chúng tôi gặp 5/33 tr−ờng hợp chiếm tỷ lệ 15,1%. Đây là những tr−ờng hợp có tiền sử hắt hơi, chẩy mũi, nghẹt mũi khi thay đổi thời tiết hoặc tiền sử dị ứng với thức ăn, bụi nhà...
Ng−ời ta cho rằng dị ứng là một trong các nguyên nhân của viêm tai giữa bởi vì bệnh tai giữa th−ờng gặp ở những bệnh nhân bị dị ứng. Vai trò của dị ứng trong nguyên nhân và bệnh sinh của viêm tai giữa là do một hoặc nhiều cơ chế sau:
+ Niêm mạc tai giữa hoạt động nh− một cơ quan đích của phản ứng dị ứng. + Niêm mạc vòi nhĩ bị viêm nề do các phản ứng dị ứng làm tắc vòi, gây viêm tai giữạ
+ Dị ứng làm viêm tắc mũị
Hiện t−ợng tắc mũi, tắc vòi tạo ra áp lực âm trong tai giữa, sẽ tạo ra lực hút, hút vi khuẩn, dịch tiết từ vòm mũi họng vào tai giữạ
Một cơ chế khác cũng đ−ợc đề xuất là có sự tăng tuần hoàn của các chất trung gian kháng viêm giống nh− kết quả của các phản ứng dị ứng tại chỗ của niêm mạc mũi và niêm mạc dạ dầy, những chất đó có thể thay đổi tính thấm của niêm mạc tai giữa và kết quả gây thay đổi hoạt động trao đổi khí của tai giữa gây viêm tai giữa ứ dịch.
Bernstein và cộng sự [17] đã phát hiện ra vai trò của IgE quá mẫn ở 100 trẻ bị viêm tai giữa tái đi tái lạị Số trẻ này đ−ợc chia thành 2 nhóm: 1 nhóm có viêm mũi dị ứng và 1 nhóm không có viêm mũi dị ứng dựa vào bệnh sử, dựa vào thăm khám lâm sàng và kết quả của các test lẩy đối với các kháng nguyên lựa chọn, dựa vào kết quả xét nghiệm hàm l−ợng IgE toàn bộ và hàm l−ợng IgE đặc hiệụ Sau khi hút dịch tai giữa và thử IgE, tác giả thấy rằng 35% nhóm trẻ này có IgE dị ứng trong dịch tai giữạ Tai giữa có thể là cơ quan đích của phản ứng dị ứng trong 8% tr−ờng hợp, còn với 27% còn lại, vòi nhĩ có thể là cơ quan đích của phản ứng dị ứng.
Nghiên cứu trên động vật có xu h−ớng ủng hộ luận điểm cho rằng niêm mạc tai giữa có thể là một cơ quan đích trong phản ứng dị ứng. Miglets đã dùng phấn hoa của cỏ l−ỡi chó làm dị nguyên. Hàng ngày bơm phấn hoa vào tai giữa khỉ qua một ống catheter đặt qua vòi nhĩ. Kết quả đã gây ra viêm tai giữa ứ dịch thực nghiệm ở khỉ [44].
Các nghiên cứu ở bệnh viện nhi Pittsburgh trên những ng−ời tình nguyện cho thấy có mối liên quan giữa dị nguyên trong mũi, viêm mũi dị ứng và tắc vòi [11], [21], [24]. Nghiên cứu nhận thấy có mối liên quan giữa dị nguyên trong mũi, virus, và các dẫn chất trung gian ở những ng−ời tình nguyện có hoặc không có viêm mũi dị ứng với tác động của chúng vào chức năng hoạt động của mũi và vòi [11], [21], [24]. D−ờng nh− là có lý khi kết luận rằng: trẻ em với các triệu chứng của dị ứng đ−ờng hô hấp trên có thể có viêm tai giữa nh− là kết quả của một quá trình dị ứng. Tuy vậy, ở những trẻ này th−ờng song song tồn tại sự rối loạn chức năng vòị
Viêm xoang có hoặc không có polype gặp trong 3/33 tr−ờng hợp. Sứt môi hở hàm ếch không gặp tr−ờng hợp nàọ Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài An và cộng sự thấy rằng ở những trẻ bị chẩy mũi kéo dài tỷ lệ mắc VTGƯD cao hơn hẳn nhóm trẻ bị chẩy mũi thoáng qua (17,4% so với 8,23% với p < 0,01). Điều này chỉ ra rằng tất cả những trẻ bị viêm VA tái phát với
chẩy mũi, nghẹt mũi kéo dài cần phải đ−ợc nội soi tai và đo nhĩ l−ợng một cách hệ thống để phát hiện sớm viêm tai giữa ứ dịch.