Nghiên cứu, hệ thống thông tin , công tác kế toán bán hàng, doanh nghiệp, công ty TNHH Phú Mỹ
Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC .1 PHẦN NỘI DUNG .4 CHƯƠNG 1 .4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 4 1.1.1. Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp 4 1.1.2. Tầm quan trọng của một hệ thống thông tin tốt .5 1.1.3. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin .6 1.1.4. Vòng đời phát triển một HTTT 7 1.1.4.1. Khởi tạo và lập kế hoạch dự án .8 1.1.4.2. Phân tích hệ thống .8 1.1.4.3. Thiết kế hệ thống .8 1.1.4.4. Triển khai hệ thống 9 1.1.4.5. Vận hành và bảo trì 10 1.1.5. Các khái niệm và kí pháp sử dụng .10 1.1.5.1. Mô hình nghiệp vụ 10 1.1.5.2. Biểu đồ ngữ cảnh: 10 1.1.5.3. Biểu đồ phân cấp chức năng 12 1.1.5.4. Ma trận thực thể dữ liệu- chức năng 13 1.1.5.5. Mô hình thực thể quan hệ (ER-Entity Relation) 13 1.1.5.6. Mô hình quan hệ .15 1.1.6. Cơ sở dữ liệu 15 1.1.6.1. Các khái niệm .15 1.1.6.2. Các hoạt động chính của cơ sở dữ liệu .16 1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG .17 1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán .21 1.2.1.1 Nguyên tắc giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp sản xuất 21 1.2.1.2. Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng .23 1.2.1.3. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán 24 1.2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất .25 1.2.2.1. Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng .25 1.2.2.2. Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm .26 1.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 30 1.2.3.1. Nội dung và tài khoản kế toán các khoản giảm trừ doanh thu .30 1.2.3.2. Phương pháp kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 31 1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .32 1.2.4.1. Tài khoản sử dụng: .32 1.2.4.2. Phương pháp kế toán: .32 1.2.5. Kế toán chi phí hoạt động tài chính .33 1.2.5.1. Tài khoản sử dụng 33 1.2.5.2. Phương pháp kế toán 33 1.2.6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .34 1.2.6.1. Tài khoản sử dụng 34 1.2.6.2. Phương pháp kế toán 34 CHƯƠNG 2 35 SV: Phạm Thị Hải Anh 1 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ .35 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ .35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 35 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ .36 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 37 .38 2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán .39 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán .39 2.1.4.2. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 41 2.1.5. Sản phẩm của Công ty .43 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÔNG TY HIỆN NAY 43 2.2.1. Các nghiệp vụ và quy trình kế toán bán hàng tại tổng công ty .43 2.2.1.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng: .43 2.2.1.2. Công tác kế toán bán hàng tại công ty 44 2.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HTTT QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 45 CHƯƠNG 3: 47 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ 47 3.1. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .47 3.1.1. Mục tiêu của hệ thống 47 3.1.1.1. Mục tiêu về nghiệp vụ .47 3.1.1.2. Mục tiêu kinh tế .48 3.1.1.3. Mục tiêu về sử dụng .49 3.1.2. Xác định yêu cầu và mô tả bài toán .49 3.1.2.1. Xác định yêu cầu .49 3.1.2.2. Mô tả bài toán .50 3.1.2.3. Các hồ sơ dữ liệu thu thập được: .53 3.2. MÔ HÌNH CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ CỦA HỆ THỐNG 59 3.2.1. Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 59 3.2.2. Biểu đồ phân rã chức năng .60 3.2.3. Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng .62 3.2.4 Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng 63 3.2.5. Mô hình khái niệm- logic .64 3.2.5.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 64 3.2.5.2. Biểu đồ luồng dữ liệu chi tiết mức 1 65 3.2.6. Mô hình thực thể liên kết .70 3.2.6.1 Liệt kê, chính xác, chọn lọc thông tin .70 3.2.6.2. Xác định các thực thể và các thuộc tính .73 3.2.6.3. Xác định mối quan hệ và thuộc tính .75 3.2.6.4. Mô hình thực thể quan hệ ER .78 3.2.7. Chuyển mô hình E-R sang mô hình quan hệ .79 3.2.7.1. Biểu diễn các thực thể 79 3.2.7.2. Biểu diễn các mối quan hệ thành các quan hệ 79 3.2.7.3. Chuẩn hoá: 80 3.2.7.4. Biểu đồ quan hệ của mô hình quan hệ: 81 3.3 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM 82 3.3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu .82 3.3.1.1 Cấu trúc các bảng dữ liệu 82 3.3.1.2 Mã hóa dữ liệu 87 3.3.1.3 Quan hệ giữa các bảng 92 3.3.2. Thiết kế chương trình .93 SV: Phạm Thị Hải Anh 2 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp 3.3.2.1. Xác định luồng hệ thống 93 3.3.2.2. Xác định các giao diện .102 3.3.2.3. Thiết kế menu chức năng .105 3.3.3. Môi trường vận hành của hệ thống 108 3.3.3.1. Kiến trúc hệ thống phần cứng: .108 3.3.3.2. Hệ điều hành: .108 3.3.4. Thiết kế giao diện .108 3.3.4.1. Nguyên tắc: 108 3.3.4.2. Các form giao diện .109 3.3.5. Thiết kế đầu ra .119 3.3.5.1. Nguyên tắc: .119 3.3.5.2. Một số mẫu báo cáo cơ bản của hệ thống 120 120 123 .125 125 126 127 SV: Phạm Thị Hải Anh 3 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp. Thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức nói chung, của doanh nghiệp nói riêng; nhất là trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, thông tin cần phải được tổ chức thành một hệ thống khoa học, giúp cho các nhà quản lý có thể khai thác thông tin một cách triệt để. Thông tin là các số liệu hoặc tài liệu về một người, một bộ phận hay một hệ thống nào đó đã được xử lý thành dạng dễ hiểu và dễ sử dụng có ý nghĩa và giá trị với đối tượng nhận tin trong việc ra quyết định được hiểu là thông tin. - Các yếu tố cấu thành thông tin bao gồm 3 bộ phận để cung cấp hiểu biết đầy đủ về một đối tượng nào đó: + Đối tượng được phản ánh + Thuộc tính của đối tượng + Giá trị của thuộc tính - Các tính chất của thông tin + Tính tương đối của thông tin; + Tính định hướng của thông tin; + Tính thời điểm của thông tin; + Tính cục bộ của thông tin . Hệ thống thông tin được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức. Hệ thống thông tin còn giúp các SV: Phạm Thị Hải Anh 4 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp nhà quản lý phân tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Hệ thống thông tin quản lý: là sự phát triển và sử dụng Hệ thống thông tin có hiệu quả trong một tổ chức. trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm các báo cáo, làm cho các quyết định của quản lý trên cơ sở các quy trình, thủ tục cho trước. Nó sử dụng thông tin đầu vào là các hệ xử lý giao dịch và cho ra thông tin đầu ra là các báo cáo định kì hay theo yêu cầu. Ứng dụng HTTT và công nghệ có liên quan tới doanh nghiệp là một đối tượng rất rộng. Xem xét tính đa dạng của một doanh nghiệp và phạm vi công nghệ của những hệ thống thông tin hỗ trợ cho chúng. Có vô số những ứng dụng có thể áp dụng. Úng dụng HTTT quản lý trong Doanh nghiệp như: - HTTT quản lý tiền lương. - HTTT quản lý nhân sự. - HTTT quản lý vật tư. - HTTT quản lý công nợ. - HTTT quản lý bán hàng. - HTTT quản lý công văn đi - đến. . HTTT quản lý trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tổ chức hoạt động hợp lý và hiệu quả hơn nữa việc tìm kiếm thông tin cũng như báo cáo công việc trở nên nhanh chóng chính xác và hiệu quả hơn. 1.1.2. Tầm quan trọng của một hệ thống thông tin tốt. Như chúng ta đã biết từ trước, quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém chất lượng của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một hệ thông tin tốt hay xấu được đánh giá thông qua chất lượng thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng như sau: SV: Phạm Thị Hải Anh 5 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp • Độ tin cậy: Thể hiện qua độ chính xác và độ xác thực. Thông tin ít độ tin cậy sẽ gây cho tổ chức những hậu quả xấu.Các hậu quả đó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề khác của tổ chức như uy tín, hình ảnh tổ chức… trước các đối tác. • Tính đầy đủ: Thể hiện sự bao quát các vấn đề để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng thông tin không đầy đủ có thẻ dẫn tới các quyết định hành động không đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tế. Điều này sẽ gây tổn hại lớn cho tổ chức. • Tính thích hợp và dễ hiểu: Một hệ thống thông tin không thích hợp hoặc khó hiểu do có quá nhiều thông tin không thích ứng với người nhận, thiếu sự sáng sủa, dùng nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa, do các phần tử thông tin bố trí chưa hợp lý. Một HTTT như vậy sẽ dẫn đến hoặc làm hao tổn chi phí cho việc tạo ra các thông tin không cần thiết hoặc ra các quyết định sai do thiếu thông tin cần thiết. • Tính được bảo vệ: Thông tin vốn là nguồn lực quý giá của tổ chức. Vì vậy không thể để cho bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thông tin. Do vậy, thông tin cần được bảo vệ và chỉ những người có quyền mới được phép tiếp cận thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin có thể cũng gây thiệt hại lớn cho tổ chức. • Tính kịp thời: Thông tin có thể là đáng tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ an toàn nhưng nó sẽ vẫn không có ích gì khi nó không được gửi tới người sử dụng lúc cần thiết. Để có được một hệ thống thông tin hoạt động tốt, có hiệu quả cao là một trong những công việc của bất kỳ nhà quản lý nào. Để giải quyết được vấn đề đó cần xem xét kỹ cơ sở kỹ thuật cho các hệ thống thông tin, phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt một HTTT. 1.1.3. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin. Thời đại ngày nay là một thời đại của khoa học Công nghệ thông tin HTTT đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống quản lý sản xuất xã hội. HTTT mới sử SV: Phạm Thị Hải Anh 6 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp dụng cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ hỗ trợ quản lý một cách hữu hiệu nhất. Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích HTTT đang tồn tại, thiết kế một HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt HTTT mới. Phương pháp phát triển một HTTT Một phương pháp được định nghĩa như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp phát triển một HTTT được đề nghị ở đây dựa vào nguyên tắc cơ bản chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT. Ba nguyên tắc đó là: • Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Đó là sử dụng các mô hình logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài. • Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Đây là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực tế chứng minh rằng để hiểu tốt một hệ thống trước hết phải hiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các chi tiết. • Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế, chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích. 1.1.4. Vòng đời phát triển một HTTT HTTT được xây dựng là sản phẩm của một loạt các hoạt động được gọi là phát triển hệ thống. Quá trình phát triển một HTTT kể từ lúc nó sinh ra đến khi nó tàn lụi được gọi là vòng đời phát triển hệ thống. Vòng đời phát triển hệ thống là một phương pháp luận cho việc phát triển các HTTT. SV: Phạm Thị Hải Anh 7 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp Hình 1. Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống 1.1.4.1. Khởi tạo và lập kế hoạch dự án Hai hoạt động chính trong khởi tạo và lập kế hoạch dự án là phát hiện ban đầu chính thức về những vấn đề của hệ thống và các cơ hội của nó, trình bày rõ lý do vì sao tổ chức cần hay không cần phát triển HTTT. Tiếp đến là xác định phạm vi cho hệ thống dự kiến. 1.1.4.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó cung cấp những dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này, bao gồm các công việc. - Xác định và phân tích yêu cầu: Chính là những gì mà người sử dụng mong đợi hệ thống sẽ mang lại. - Nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc nó phù hợp với mối quan hệ bên trong, bên ngoài và những giới hạn đặt lên các dịch vụ cần thực hiện. - Tìm các giải pháp cho các thiết kế ban đầu để đạt được yêu cầu đặt ra, so sánh để lựa chọn giải pháp thiết kế tốt nhất đáp ứng các yêu cầu với chi phí, nguồn lực, thời gian và kỹ thuật cho phép để tổ chức thông qua. 1.1.4.3. Thiết kế hệ thống Thiết kế hệ thống chính là quá trình tìm ra các giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên. SV: Phạm Thị Hải Anh 8 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp - Thiết kế logic: Thiết kế hệ thống logic không gắn với bất kì hệ thống phần cứng và phần mềm nào. Nó tập trung vào các khía cạnh nghiệp vụ của hệ thống thực. - Thiết kế vật lý: Là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế hay các đặc tả kĩ thuật. Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho tổ chức. Giai đoạn này phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu trúc tệp, tổ chức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng cần được xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống vận hành trên thực tế. 1.1.4.4. Triển khai hệ thống Bao gồm việc: -Tạo lập các chương trình : + Trước hết cần lựa chọn phần mềm nền (Hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, phần mềm mạng). + Chọn các phần mềm đóng gói cho những phần thiết kế tương ứng. + Chuyển các đặc tả thiết kế thành các chương trình (phần mềm) cho máy tính. + Kiểm thử hệ thống . - Cài đặt và chuyển đổi hệ thống + Cài đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống. + Cài đặt phần mềm. + Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ trên hệ thống mới và đào tạo người sử dụng, khai thác hệ thống. + Chuẩn bị các tài liệu chi tiết thuyết minh về việc khai thác và sử dụng hệ thống để phục vụ việc đào tạo và đảm bảo hoạt động hàng ngày (bảo trì) của hệ thống sau này. SV: Phạm Thị Hải Anh 9 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp 1.1.4.5. Vận hành và bảo trì Trong giai đoạn vận hành, người sử dụng và các chuyên viên kỹ thuật vận hành cần đánh giá xem hệ thống đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu hay không, đề xuất những sửa đổi, cải tiến, bổ sung. Khi hệ thống đi vào hoạt động, các nhà thiết kế và lập trình cần phải thực hiện thay đổi hệ thống ở mức độ nhất định để đáp ứng yêu cầu người sử dụng cũng như đề nghị của tổ chức. Những thay đổi này là cần thiết đề làm cho hệ thống hoạt động hiệu quả. Bảo trì gồm có : bảo trì sửa lỗi, bảo trì thích nghi, bảo trì hoàn thiện, bảo trì phòng ngừa và phát triển. Khi chi phí bảo trì trở nên quá lớn, yêu cầu thay đổi của tổ chức là đáng kể, khả năng đáp ứng của hệ thống cho tổ chức và người dùng trở nên hạn chế, những vấn đề đặt ra đến mức cho thấy, đã đến lúc phải kết thúc hệ thống cũ và bắt đầu một vòng đời khác. 1.1.5. Các khái niệm và kí pháp sử dụng 1.1.5.1. Mô hình nghiệp vụ Mô hình nghiệp vụ là một mô tả các chức năng nghiệp vụ của một tổ chức (hay một miền được nghiên cứu của tổ chức), giúp chúng ta có thể hình dung được toàn bộ hệ thống thực trong mốI quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Một mô hình nghiệp vụ gồm có các thành phần sau: - Biểu đồ ngữ cảnh - Biểu đồ phân rã chức năng - Danh sách các hồ sơ sử dụng - Ma trận thực thể dữ liệu - chức năng 1.1.5.2. Biểu đồ ngữ cảnh: Biểu đồ ngữ cảnh cho ta một cái nhìn khái quát về hệ thống trong môi trường của nó Các thành phần của biểu đồ ngữ cảnh - Tiến trình hệ thống SV: Phạm Thị Hải Anh 10 Lớp: K44/41.02 [...]... hàng một cách hợp lý Khi nào công tác bán hàng được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới đạt được kết quả bán hàng như mong muốn, tức là thu được lợi nhuận cao và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh Từ đó cho thấy kế toán bán hàng đóng vai trò lớn trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp • Yêu cầu quản lý đối với nghiệp vụ bán hàng Quản lý nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại chính là quá... vụ kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải luôn gắn liền với nhau Ngoài ra kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ lưu giữ chứng từ kế toán, sổ kế toán để phục vụ cho công tác kiểm toán, công tác thanh tra của các cơ quan quản lý có liên quan Kế toán bán hàng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác bán hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung... của kế toán bán hàng Như đã nói ở trên bán hàng và quản lý nghiệp vụ bán hàng có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp thương mại Để quản lý bán hàng đạt hiệu quả, doanh nghiệp thương mại cần sử dụng tổng hợp nhiều công cụ, biện pháp Nằm trong số ấy, kế toán bán hàng được coi là công vụ sắc bén nhất Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải thực... chính K/c Doanh thu tài chính TK 641, 642 TK 711 K/c CP bán hàng, K/c thu nhập khác CP quản lý doanh nghiệp TK 811 TK 4212 K/c chi phí khác K/c lỗ TK 821 K/c lãi K/c thuế Hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại SV: Phạm Thị Hải Anh 34 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ 2.1.1... phẩm nhập kho trong kỳ K/c giá vốn cuối kỳ 1.2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.2.2.1 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng Tài khoản kế toán + TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 5111- Doanh thu bán hàng hoá TK 5112- Doanh thu bán sản phẩm SV: Phạm Thị Hải Anh 25 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp TK 5113 – Doanh thu cung... kinh doanh hoạch định chiến lược kinh doanh trong tương lai đúng hướng và có hiệu quả SV: Phạm Thị Hải Anh 20 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp 1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.1.1 Nguyên tắc giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp sản xuất Nguyên tắc quan trọng nhất trong kế toán giá vốn hàng bán là nguyên tắc nhất quán Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị gốc của hàng. .. về số vốn được giao Trong công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì việc thực hiện tốt các yêu cầu đầu tiên góp phần thực hiện tốt chức năng của kế toán Các thông tin của kế toán cung cấp trở nên chính xác giúp nhà quản lý có các quyết định đúng đắn cho công tác tiêu thụ hàng hoá SV: Phạm Thị Hải Anh 19 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp • Nhiệm vụ của kế toán bán. .. cây, liên kết với các chức năng của nó SV: Phạm Thị Hải Anh 12 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp Sơ đồ: Biểu đồ phân cấp chức năng cho Hoạt động kinh doanh bán hàng Kinh doanh bán hàng Tiếp nhận đơn hàng Giải quyết khách hàng Xử lý đơn hàng Gom và gửi hàng Ghi nhận đơn hàng Thu thông tin khách hàng Đối chiếu đơn hàng - thẻ kho Gom hàng theo phiếu Kiểm tra đơn hàng Thỏa... trình quản lý các mặt sau: - Quản lý về giá cả hàng hoá: đây là một công tác quan trọng trong nghiệp vụ bán hàng Doanh nghiệp phải xây dựng một bảng giá thích hợp cho từng mặt SV: Phạm Thị Hải Anh 18 Lớp: K44/41.02 Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp hàng, phương thức bán hàng và từng địa điểm kinh doanh, có như vậy doanh nghiệp mới thúc đẩy hàng hoá bán ra được nhanh chóng, đáp ứng được... Loại hình công ty: thương mại Trụ sở chính: Thị trấn Thổ Tang- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc Công ty TNHH PHÚ MỸ là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902001141 cấp ngày 10/4/2005 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc với các đặc điểm cơ bản: + Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ + Công ty TNHH PHÚ MỸ hình thành và phát triển trong giai . Khoa: Hệ thống thông tin kinh tế Đồ án tốt nghiệp THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ MỸ.....35 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH. KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp. Thông tin là một