Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống thông tin và công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp tại công ty TNHH Phú Mỹ (Trang 39 - 41)

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán :

- Kế toán trưởng có nhiệm vụ phân công, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong công ty. Kế toán trưởng giúp giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành các chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật về tài chính, tín dụng thanh toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán trong công tác đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao.

- Kế toán tổng hợp: Đối chiếu số liệu sổ tổng hợp và sổ chi tiết, xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo tài chính

KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán tiền và công nợ Kế toán bán hàng mua hàng và thuế GTGT Kế toán kho Kế toán TSCĐ & CCDC Kế toán tiền lương và BHXH Thủ quỹ KẾ TOÁN TRƯỞNG

- Kế toán TSCDD & CCDC: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ hàng ngày, theo dõi khấu hao TSCĐ theo tháng và quý. Định kỳ (tháng, quý, năm) lập Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, Báo cáo khấu hao TSCĐ của văn phong công ty và toàn công ty.

- Kế toán tiền và công nợ: Có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi đồng thời mở sổ chi tiết tiền mặt phát sinh hàng ngày ở công ty, chịu trách nhiệm trong việc thanh toán qua ngân hàng, chi trả các khoản nợ.

- Kế toán kho: Theo dõi số hiện có, tình hình biến động của từng loại hàng hóa mua vào, bán ra trong kỳ.

- Kế toán bán hàng, mua hàng và thuế GTGT: Có nhiệm vụ mở sổ chi tiết theo dõi hoạt động bán hàng, theo dõi công nợ của từng khách hàng. Đồng thời có nhiệm vụ phân tích và báo cáo tình hình công nợ, tình hình tăng giảm doanh thu trong kỳ và tổng hợp tính thuế GTGT.

- Kế toán tiền lương và BHXH: Tình lương và BHXH phải trả cho người lao động đồng thời ghi chép tổng hợp tiền lương trong doanh nghiệp.

- Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu tiền mặt (Ví dụ: thu tiền khách hàng theo Hợp đồng kinh tế, …), các khoản chi tiền mặt (Ví dụ: chi lương, thưởng, chi mua hàng, chi BHXH, …) của toàn công ty. Hàng tháng đối chiếu số dư với kế toán thanh toán và lập Báo cáo quỹ.

Mối quan hệ giữa các phòng chức năng:

Mỗi phòng đều có những nhiệm vụ riêng biệt nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một khối thống nhất giúp cỗ máy kinh doanh của Công ty hoạt động một cách hiệu quả. Phòng kinh doanh là đầu mối trong việc kiến tạo nguồn hàng, ký các hợp đồng mua bán. Phòng bán hàng sẽ thoả mãn tối đa các nhu cầu khách hàng của mình. Phòng kế toán sẽ có nhiệm vụ điều hoà dòng tài chính trong Công ty giúp các bộ phận khác hoạt đông một cách trơn tru và mang lai hiệu quả cao nhất. Phòng tổ chức hành chính sẽ điều hoà và phân bổ thù lao cho người lao động theo lượng hàng hoá bán ra một cách hợp lý. Tất cả các bộ phận này gắn kết với nhau vì những mục tiêu chung là lợi ích người lao động, lợi ích toàn Công ty và lợi ích của xã hội.

Việc tổ chức bộ máy kế toán khoa học đã giúp Công ty kiểm tra công tác kế toán dễ dàng, mọi thông tin được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho Công ty trang bị các phương tiện ghi chép, tính toán, quản lý thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về hệ thống thông tin và công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp tại công ty TNHH Phú Mỹ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w