1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc

43 3,6K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 336 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

Trang 1

Địa bàn hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn là tập trung nhiềutầng lớp lao đông nhập cư, cán bộ viên chức, hộ kinh doanh cá thể, đặc biệt là tiểuthương ở các chợ Vì thế mà tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ lệ vượt trội trong doanh sốcho vay và cũng là nguồn thu lợi chủ yếu của ngân hàng Do thấy được tầm quan trọngcủa tín dụng tiêu dùng đối với hoạt động của ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớnnên những năm gần đây ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn luôn chú trọng đếncông tác cho vay tiêu dùng, góp phần với toàn hệ thống để trở thành ngân hàng bán lẻhàng đầu.

Qua thời gian học tập và rèn luyện tại KHOA KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐCGIA TP HỒ CHÍ MINH và được tiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động tíndụng tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn Em nhận thấy rằng việc tìm hiểu vàphân tích hoạt động tín dụng Tiêu Dùng là hết sức cần thiết

Xuất phát từ những lý do trên Em quyết định chọn đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - CHI NHÁNH CHỢ LỚN

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 1

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG

Á CHÂU –CHI NHÁNH CHỢ LỚNI/ Giới thiệu chung về ngân hàng Á Châu

Hiện nay ACB có 4 cổ đông nước ngoài lớn, chiếm 30% cổ phần là:

- Connaught Investors ( Jardine Matheson Group )

- Dragon Financial Holdings Ltd

- IFC ( International Finance Company ) trực thuộc ngân hàng thế giới ( WorldBank )

- Standard Chartered Bank ( SCb)

ACB không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay ngoài hội sở còn có 61 chinhánh và phòng giao dịch và ba công ty trực thuộc là công ty chứng khoán ACB(ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tàichính (tại những vùng kinh tế phát triển trên cả nước) Thẻ thanh toán của ACB được

5584 đại lý chấp nhận (31/12/2005) ACB có quan hệ đại lý với hơn 434 Ngân hàngtại 75 quốc gia trên khắp thế giới

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 2

Trang 3

Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng được cơ cấu theo hướng trẻ hóa Tínhđến cuối năm 2007 tổng số nhân viên nghiệp vụ của ngân hàng Á Châu là 4600người.ACB đã được tạp chí the Banker (Anh Quốc) bình chọn là ngân hàng tốt nhấtViệt Nam năm 2005 và cũng là ngân hàng duy nhất trong 10 doanh nghiệp đượcUBNN TPHCM tặng bằng khen vì đã đạt nhiều thành tích trong công tác quản lý và cảitiến sản phẩm chất lượng và dịch vụ.

2/ Bộ máy tổ chức:

Ngân hàng Á Châu (ACB) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với cáctiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại ( nghị định49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của chính phủ ) và các hướng dẫn về các tổ chức vàcác hoạt động quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc Ngân hàng ( quyết định1087/QĐ- NHNN ngày 27/08/2001 của ngân hàng nhà nước)

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị ( HĐQT ) của ACB gồm mười một thành viên và không tham giađiều hành trực tiếp.Hội đồng họp định kỳ hàng quý để thảo luận các vấn đề liên quanđến hoạt động của ngân hàng Hôi đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lượctổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chínhgiao cho ban điều hành Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của ban điều hànhthông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do hội đồng thành lập như ban kiểm tra– kiểm soát nội bộ, hội đồng tín dụng, hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có, và hộiđồng đầu tư, v v

Ban diều hành

Ban điều hành gồm có tổng giám đốc điều hành chung và tám phó tổng giám đốc phụ

tá cho tổng giám đốc.Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và cácmục tiêu do hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, thammưu cho HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 3

Trang 4

HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động củangân hàng.

Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ

Ban kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là bankiểm tra – kiểm soát nội bộ.Nhiệm vụ của ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt độngcủa các đơn vị thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý củangành ngân hàng và các quy chế, thể lệ quy trình nghiệp vụ của ACB Qua đó, bankiểm tra – kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn

vị, tham mưu cho ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi

ro, nếu có

3/ Hoạt động chính

Các hoạt động chính của ngân hàng và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung vàdài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ cá tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; chovay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá;đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khác hàng; kinh doanhngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ vềđầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản và cung cấp các dịch vụ ngânhàng khác

II/ Vài nét về ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn

1/ Quá trình thành lập

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn ( ACB – CL ) được thành lập theogiấy phép số 0040/GTC của NHNN Việt Nam ngày 27/08/1995 và chính thức đi vàohoạt động 15/07/1996 ACB – chi nhánh Chợ Lớn đặt tại 141-143 Hùng Vương, ( nay

là Hồng Bàng ) Phường 6, Quận 6, TPHCM Ngân hàng có thuận lợi rất lớn về địađiểm vì Quận 6 giáp với Quận 5, 11, Bình Tân, Tân Phú là khu vực tập trung đông đúcngười Hoa sinh sống ( đặc biệt là Quận 5, 6, 11), hoạt động sản xuất kinh doanh sôi

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 4

Trang 5

nổi, là nơi được xem là trung tâm hàng hóa của thành phố với nhiều chợ đầu mối lớn,

do đó nhu cầu về vốn trên địa bàn này là rất lớn

ACB – Chợ Lớn với quan điểm là: phục vụ tốt nhất về quyền lợi của khách hàng làphục vụ cho quyền lợi lâu dài của chính ngân hàng Vì vậy ngân hàng đã tạo đượcniềm tin ở khách hàng Hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng là hoạt động chovay, mà chủ yếu là phương thức cho vay cá nhân với phương thức trả góp Hiện nayACB – Chợ Lớn là một trong ba chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất ( chỉ sau chi nhánhSài Gòn )

nhân doanh nghiệpPhòng KH doanh nghiệpPhòng KH toán-vi tínhPhòng kế

BP thanh toán quốc tế

Bộ phận TDDN

Bộ phận pháp lý chứng từ

Bộ phận GD-ngân quỹ

Nhóm KH giao dịch Nhóm KH tín dụng

Bộ phận dịch vụ khách

hàng

Bộ phận dịch vụ khách hàng

Trang 6

Ban giám đốc

Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước phápluật về hoạt động của chi nhánh

Bộ phận tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp:

Trực thuộc phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, có nhiệm vụ sau:

- Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị

- Thực hiện nghiệp vụ cho vay theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của NHNN

và ngân hàng Á Châu

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo đúng thể lệ, chế độ nhà nước của ngân hàng

Á Châu

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng qui của ngân hàng Á Châu

- Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sảncầm cố của khách hàng

- Đôn đốc thu hồi nợ, có các biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời

- Đề xuất việc giải quyết, kể cả đề xuất khởi tố đối với các vụ liên quan đến hoạtđộng tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh

- Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ, bảo lảnh, thường xuyên và định kỳ hàngtháng đối chiếu với các số liệu kế toán và số liệu khách hàng

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay bảo lãnh, thanh toánquốc tế theo đúng quy định

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 6

Trang 7

Cơ cấu tổ chức của phòng tín dụng cá nhân

- Bộ phận PFC có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm cho vay của ngân hàng,hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục vay, tư vấn phương thức hoàn trả

- Trưởng bộ phận A/O có nhiệm vụ phân bổ các đơn xin vay vốn của các kháchhàng cho các nhân viên A/O Sau đó các A/O có nhiệm vụ tiếp xúc khách hàng

để tìm kếm khách hàng, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, định giátài sản đảm bảo nếu khoản vay nhỏ hơn 200 triệu Sau đó lập tờ trình thẩm địnhkhách hàng …v…v.và cuối cùng là tiến hành trình hồ sơ cho khách hàng duyệt

- Bộ phận Loan CSR có nhiệm vụ giải ngân thanh lý, hỏi thông tin CIC, quản lý

hồ sơ tín dụng, mở tài khoản giao dịch vàng, cho vay có đảm bảo bằng sổ tiếtkiệm…v…v

Trưởng bộ phận

PFC Trưởng bộ phận A/O Trưởng bộ phận Loan CSR

Nhân viên PFC Nhân viên A/O Nhân viên Loan

CSR

Trang 8

- Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, phải thu, phải trả, kiểm tra vàgiám sát việc thu chi đúng tính chất, nguyên tắc theo quy định của ngân hàng.

- Nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, dự kiến biến động trong kỳ, tham giaxây dựng cân đối vốn và sử dụng vốn trong kỳ

- Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý các loại tài sản, công cụ dụng cụ, phươngtiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ Phối hợp cùng phòng hành chính

tổ chức xem xét những nhu cầu mua sắm thiết bị làm việc của chi nhánh

Bộ phận giao dịch ngân quỹ

Trực thuộc phòng khách hàng cá nhân, có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản

- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoảntiết kiệm và các tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng

- Thực hiện ký quỹ thanh toán thư tín dụng, sec bảo chi…

- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng, thanh toán thẻ và các nghiệp vụkhác của ngân hàng

Phòng tổ chức hành chánh:

- Đảm trách mọi công việc về tổ chức và hậu cần cho chi nhánh

- Phối hợp với hội sở để thực hiện công tác tổ chức, quản lý và phát triển nguồnnhân lực

- Phụ trách công tác văn thư, hành chánh, lễ tân

- Quản lý, mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của chinhánh

- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, phòng cháy chữa cháy, phối hợp với

bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ

- Đảm bảo phương tiện di chuyển, vận chuyển an toàn

3/Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 8

Trang 9

ACB Chợ Lớn trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện các hoạt động tín dụng

và dịch vụ theo đúng quy định của ngân hàng Á Châu:

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn

- Thực hiện tín dụng ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

- Chiết khấu giấy tờ có giá

- Thực hiện quản lý, mua bán ngoại tệ

- Thực hiện nghiệp vụ kiều hối, vàng bạc thanh toán thẻ

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng

- Thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh của western-union

- Ngoài ra ACB-Chợ Lớn còn thực hiện các nghiệp vụ khác như: về bảo hiểm( làm đại lý bảo hiểm cho Prudential), dịch vụ nhà đất…v…v

III/ Kết quả kinh doanh của ngân hàng Á Châu – chi nhánh Chợ Lớn

Bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm 2004, 2005, 2006.

Đơn vị tính: triệu việt nam đồng

Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006

Trang 10

Các khoản thu

Thu nhập ngoài lãi 140460 165058

Tiền lương và chi

phí khác

Chi phí hoạt đông

Huy động tiền gửi tiết

kiệm

924ỷ đồng

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 10

Trang 11

Huy động tiền gửi thanh

toán

40 tỷ đồng 53 tỷ đồng

Cho vay 793 tỷ đồng, trong đó

Doanh nghiệp: 300 tỷ đồng, Cá nhân 493 tỷ đồng

Trang 12

Thu dịch vụ: 3.3 tỷ đồng

NHƯ VẬY:

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàngqua hai năm 2005 và 2006 rất khả quan, lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng khoảng26% so với năm 2005 Cho thấy nổ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo và cán bộ côngnhân viên trong ngân hàng thể hiện qua thu nhập từ các hoạt dộng của ngân hàng đềutăng ví dụ như hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh, hoạt động ngân quỹ, hoạt độngthanh toán quốc tế…v…v

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 12

Trang 13

A/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I/ KHÁI NHIỆM, BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG

1/ Khái Niệm:

Tín dụng ( credit) xuất phát từ chữ La tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) Trong thực

tế cuộc sống thực ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trongquan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dungriêng

- Xét theo góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thểthiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch từ quỹ người chovay sang người đi vay

- Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trảgiữa hai chủ thể

Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp chokhách hàng

Trên cơ sở chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) vàbên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giaotài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đivay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạnthanh toán

Trang 14

3.1/ Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả

Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Sự có mặt củatín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu về tiền tệ Với chứcnăng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các cánhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanh nghiệp , các cá nhân đang

có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng…(hiện nay vốntín dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố định của các doanh nghiệp)

- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong xã hội(dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…)

- Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp,

cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, đầu tư) Phân phồivốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục vụ chủ yếu cho nhu cầusản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần gia tăng đáng kể vào nhịp

độ tăng trưởng của nền kinh tế

Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông

xã hội:

- Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chu chuyển làmgiảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổn định lưu thôngtiền tệ

- Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,các chủ thể cónhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, tráithiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và phát triển đa dạng đãthúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các hình thức thanhtoán bằng sec, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúp làm giảm chi phí lưuthông khác như in ấn, bảo quản, vận chuyển thường…

Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng

3.2/ Thảo mãn thanh toán và tạo tiền:

Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua, bán, trảcác món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toáncho nền kinh tếhay nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế

3.3/ Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:

Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của tổchức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưuthông Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra Tín dụng đã góp phần

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 14

Trang 15

điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị giánđoạn.

Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâm hàngđầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết tận dụngcác nguồn vốn khác trong xã hội Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn nhàn rỗi, sẽ đápứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển

Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn chonền kinh tế

3.4/ Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả:

Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trả theo camkết Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với số lượng hànghóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng, tạo ra sự ổn địnhsức mua của tiền tệ

3.5/ Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật

tự xã hội:

Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúp các doanhnghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụ sản xuất tạocông ăn việc làm cho nhiều người

Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tín dụng hợp

lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất, sinh hoạt giúpnhững người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn định cho bản thân vàgia đình Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng để ổn định trật tự xã hội.Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triểncác mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm cho các nước cómối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển

II/ PHÂN LOẠI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tín dụng ngân hàng được phân loại dựa vào các căn cứ sau:

1/ Căn cứ vào mục đích cho vay:

Tín dụng thường được chia thành các loại sau:

Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan tới việc mua sắm và xây dựng bất độngnhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 15

Trang 16

Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu độngcho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bónthuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động…

Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tàichính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác

Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vậndụng đắt tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sốngthông qua phát hành thẻ tín dụng

2/ Căn cứ vào thời hạn vay

Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng được phân thành các loại sau:

- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếuhụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, loạicho vay này có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm

Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản tài sản cố định,cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự ánmới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệp, chủ yếu chovay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng cácvườn cây công nghiệp như cà phê, điều, chăn nuôi gia súc…

Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốnlưu động thường xuyên cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mớithành lập

- Cho vay dài hạn: thời hạn trên 5 năm và tối đa lên đến 20-30 năm, một số trường hợp

cá biệt có thể lên đến 40 năm

Cho vay dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xâydựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới…

3/ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 16

Trang 17

Căn cứ trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, tín dụng được phân thành các loạisau:

- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sựbảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.Hình thức cho vay này chỉ áp dụng cho các khách hàng tốt, trung thực trong kinhdoanh, có khả năng tài chính lành mạnh…

- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay có tài sản đảm bảo nợ vay thông qua các hợp

đồng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Tài sản đảm bảo nợ vay có thể là tài sản đã cóchủ quyền hợp pháp hình thành trước khi có các giao dịch tín dụng hoặc có thể hìnhthành từ vốn vay

4/ Căn cứ vào phương thức hoàn trả:

Căn cứ vào phương thức hoàn trả, tín dụng được phân thành các loại sau:

- Cho vay có thời hạn:

 Tín dụng phi trả góp: là các khoản cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay đượchoàn trả một lần khi đến hạn

 Tín dụng trả góp: là các khoản tín dụng trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trảnhiều lần trong một thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ được xác định một cách cụ thểtrong hợp đồng tín dụng

- Cho vay không có thời hạn: cho vay tuần hoàn là các khoản vay trong đó nợ gốc vàlãi được hoàn trả một cách tuần hoàn trong thời hạn vay

5/ Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời ngườivay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khếước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán

Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau:

 Chiết khấu thương mại

 Mua các phiếu bán hàng

 Nghiệp vụ bao thanh toán ( Factoring)

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 17

Trang 18

1.2/ Đặc điểm

- Quy mô từng món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều

- Do có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và côngnghiệp nên lãi suất thường cao hơn so với lãi suất cho vay trong các lĩnh vựcnày

- Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế

- Ít co giãn với lãi suất, người đi vay thường quan tâm tới số tiền vay hơn là lãisuất

- Mức thu nhập và trình độ học vấn là yếu tố có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vaytiêu dùng của khách hàng

- Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng không cao

- Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn

- Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song nó rất quan trọng trongviệc quyết định cho vay cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay

2/Đối tượng của tín dụng tiêu dùng:

Đó là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhằm để giải quyết các nhu cầuchi tiêu trong đời sống và thu nhập hiên tại của họ chưa thể đáp ứng

- Những cá nhân có thu nhập thấp, nhu cầu vay vốn thường không cao, chủ yếunhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu Tuy nhiên do thu nhập thấp đã phần nàohạn chế khả năng nhận được khoản tín dụng cho chi tiêu của họ

- Đối với cá nhân có thu nhập trung bình, mức sống của họ tương đối khá nhu cầuvay vốn thường để trí, mua sắm những đồ dùng có giá trị lớn mà hiện tại họthiếu tiền để chi trả hoặc không muốn dùng đến những khoản dự phòng

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 18

Trang 19

- Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh Đó làkhoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu nhất là khi vốn của họ dùng để đầu tưdài hạn

3/Phân loại tín dụng tiêu dùng

3.1/ Tín dụng tiêu dùng trực tiếp:

Là phương thức mà ngân hàng gặp trực tiếp khách hàng phỏng vấn, thẩm định vàquyết định tín dụng phương thức này thường được thực hiện thông qua các hìnhthức sau:

- Thấu chi: cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản của mình vượt quá số dư tự

có tới một mức nào đó được hai bên thỏa thuận

- Tín dụng trả theo định kỳ (cho vay trả góp) khách hàng vay và trả dần số tiềnvay cho ngân hàng theo định kỳ( gồm một phần vốn và lãi ) thường là hàngtháng, quý và năm

- Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho người

có đủ điều kiện với việc ấn định hạn mức tín dụng để khách hàng có thể thựchiện việc thanh toán( rút tiền mặt) cho các nhu cầu chi tiêu của mình

3.2/ Tín dụng tiêu dùng gián tiếp:

Là các hoạt động thông qua việc mua lại các khoản phát sinh do công ty bán hàngbán trả chậm cho khách hàng Ở đây khách hàng, ngân hàng và các công ty bánhàng phải ký hợp đồng thỏa thuận với nhau về số tiền vay, mức và tời hạn trả góp.Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, tùy vào hợp đồng ký kết giữa ngân hàng

và công ty bán hàng mà ngân hàng có quyền truy đòi hoặc không truy đòi công tybán hàng

4/ Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng:

4.1/ Đối với người tiêu dùng:

Tín dụng tiêu dùng góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sốnghằng ngày của người đi vay, đặc biệt là người lao động có thu nhập trung bình

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 19

Trang 20

Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng có thể hưởng được các tiệních của hàng háo trước khi họ có thể đủ tiền để có nó Từ đó nâng cao mức sốngcủa khách giúp họ tiếp cận nhanh chóng các sản phẩm có trình độ khoa học kỹ thuậtcao Từ việc thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống dẫn tới sự tích cực trong laođộng và hiệu quả của công việc tăng lên

4.2/ Đối với ngân hàng:

Tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng, mởrộng quan hệ với khách hàng, có nhiều cơ hội để bán thêm các sản phẩm khác cũngnhư huy đông thêm tiền gửi…

Các khoản tín dụng tiêu dùng hầu hết là ngắn hoạt trung hạn và phương thức thanhtoán là trả góp, khoản vay tương đối nhỏ phân tán trên số lượng lớn khách hàngnên ngân hàng tránh được rủi ro, thu hồi vốn thường xuyên, nâng cao khả năngthanh khoản

4.3/ Đối với nhà cung cấp:

Tín dụng tiêu dùng nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Thông qua phương thức tín dụng tiêu dùng gián tiếp doanh nghiệp có thể giải quyếtđược vấn đề tồn đọng vốn huy động được nguồn tiền tệ phục vụ cho sản xuất kinhdoanh Mặt khác do liên kết với ngân hàng nên doanh nghiệp còn được ngân hàngtài trợ về vốn và thông tin về nhu cầu của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụcủa doanh nghiệp từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình tốt hơn

5.1.2 Phân loại và điều kiện tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp chỉ là bất động sản.Đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:

-Phải có giá trị và giá trị sử dụng

-Tài sản thế chấp phải là sở hữu của bên thế chấp

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 20

Trang 21

Các loại tài sản (động sản) có giá trị và có tính thanh khoản cao như:

- Phương tiện vận tải

- Máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh

- Các loại vật tư hàng hóa

mà người được bảo lãnh không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ

5.3.2/ Các bên tham gia

- Bên bảo lãnh:

Là pháp nhân hay thể nhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ đưa tài sản thuộcquyền sở hữu của mình, hoặc uy tín của mình (nếu ngân hàng chấp nhận) ra để đảmbảo và nhận trách nhiệm thay cho người đi vay nếu người đi vay không trả được nợcho ngân hàng

- Bên được bảo lãnh

Là pháp nhân hay thể nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ uy tín,không có tài sản thế chấp, cầm cố

- Bên nhận bảo lãnh

Là bên cho vay như ngân hàng thương mại, công ty tài chính…

SVTH: VÕ THỊ CẨM NHUNG - MSSV : K044040642 Trang 21

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức các phòng ban của ACB – Chợ Lớn. - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Sơ đồ t ổ chức các phòng ban của ACB – Chợ Lớn (Trang 5)
1/ Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo cơ cấu Dư Nợ Cho Vay: 1.1/ Phân tích theo cơ cấu dư nợ cho vay: - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
1 Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo cơ cấu Dư Nợ Cho Vay: 1.1/ Phân tích theo cơ cấu dư nợ cho vay: (Trang 30)
Bảng 1: Cơ cấu dư nợ cho vay qua các năm Đơn vị: triệu đồng - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 1 Cơ cấu dư nợ cho vay qua các năm Đơn vị: triệu đồng (Trang 30)
Bảng 2: Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 2 Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động (Trang 32)
Bảng 3: Dư nợ cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 3 Dư nợ cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng (Trang 33)
Bảng 3: Dư nợ  cho vay theo thời gian                    Đơn vị: triệu đồng - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 3 Dư nợ cho vay theo thời gian Đơn vị: triệu đồng (Trang 33)
2/ Phân tích tình hình nợ quá hạn: - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
2 Phân tích tình hình nợ quá hạn: (Trang 36)
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: triệu đồng - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 5 Tình hình nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: triệu đồng (Trang 36)
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn qua các năm                    Đơn vị: triệu đồng - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH CHỢ LỚN.doc
Bảng 5 Tình hình nợ quá hạn qua các năm Đơn vị: triệu đồng (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w