nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (rutaceae)

106 603 0
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (rutaceae)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ========== NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (Rutaceae) Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thái Nguyên - 2010 Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghề trồng cây ăn quả hiện nay đã trở thành một ngành kinh doanh quan trọng ở nhiều nước thế giới như Trung Quốc nổi tiếng thế giới với quả táo Tàu; Ấn Độ xuất khẩu xoài; Italy và Tây Ban Nha xuất khẩu chanh; Isaren, Ai Cập, Ma Rốc xuất khẩu cam; Equado, Philippin xuất khẩu chuối… Sản phẩm tươi và chế biến từ quả đã mang lại nguồn thu đáng kể [28]. Người làm vườn cũng đã hiểu rõ trồng cây ăn quả là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có thu nhập ổn định, bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là vùng đất dốc, vùng đồi núi Hiện nay phong trào trồng cây ăn quả tăng nhanh và có chiều hướng phát triển mạnh, cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản đang được đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi [3], [28]. Các loài cây cam, quýt chanh, bưởi là những loài cây có giá trị dinh dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loài cam quýt đang được trồng trên thế giới cho quả với các vị đặc trưng như: chua, vị ngọt và chua nhẹ, ngọt và rất ngọt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu rất khác nhau của người tiêu dùng ở mọi độ tuổi, sản phẩm quả dùng làm thức ăn bồi bổ sức khoẻ, cho ăn kiêng, làm vị thuốc [3]. Tuỳ từng loại, quả cam quýt có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, hàm lượng đường tổng số vào khoảng 6 đến hơn 10% (trừ các loại quả chua như chanh ), đạm từ 0,6 - 0,9%, chất béo khoảng 0,1 - 0,2%, vitamin C khoảng 50- 100 mg / 100g quả tươi, axit hữu cơ 0,4 - 0,6% [53] . Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Ngoài ra cam quýt còn có nhiều loại vitamin khác như B1, E nhiều loại khoáng như Ca, Fe, Zn và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau. Việt Nam được xác định là quê hương của cam quýt, ngoài những giống cam quýt địa phương, nhập nội, hiện nay còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quýt . Nghề trồng cam quýt đã tồn tại hàng trăm năm nay ở Việt Nam, trong quá trình sản xuất chọn lọc tự nhiên, một số giống địa phương và giống nhập nội đã trở thành nổi tiếng và gắn liền với từng địa danh như cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng hiện nay cam quýt trở thành một trong những cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam và được trồng ở nhiều vùng sinh thái với bộ giống gồm khoảng trên 70 giống khác nhau [11], [27], [28]. Cùng với việc phát triển mạnh của nghề trồng cam quýt trên thế giới và trong nước các nghiên cứu nhằm cải tạo giống, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng chế biến của cam quýt được đầu tư nghiên cứu. Trong đó việc chọn tạo quả không hạt là nghiên cứu quan trọng đang được xác định là những nghiên cứu ưu tiên ở cây cam quýt. Có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để đạt được mục tiêu chọn tạo quả không hạt như: chọn tạo theo hướng bất dục đực, bất dục cái, bất dục cả đực và cái, hiện tượng bất hòa hợp…[8]. Một trong hướng nghiên cứu chọn tạo quả không hạt hiện nay là việc tạo ra các dòng đa bội để chọn giống không hạt (thể tam bội, dị bội…) hoặc làm vật liệu lai tạo các dòng không hạt (thể tứ bội…). Phạm vi của đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae)”. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm kiến thức trong chọn tạo giống cam quýt nói chung và cây ăn quả nói riêng. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 1.2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nguồn vật liệu đánh giá đặc điểm sinh học của một số dòng cam quýt và khả năng tạo đa bội thông qua lai hữu tính và xử lý đột biến. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của các dòng cam quýt (nhị bội, tam bội, tứ bội). - Nghiên cứu khả năng tạo đa bội bằng lai hữu tính với các cặp lai khác nhau. - Nghiên cứu khả năng tạo đa bội thể bằng xử lý Chochicine. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Đề tài giúp sinh viên, học viên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học, vận dụng những kiến thức đã học trong suốt quá trình học tập tại trường vào thực tế sản xuất, từ đó nâng cao kĩ năng thực hành cho bản thân. Đối với nghiên cứu khoa học: là cơ sở cho chọn tạo giống mới phục vụ cho sản xuất. 1.4.2. Đối với thực tiễn sản xuất: - Xác định được nồng độ, thời gian thích hợp khi xử lý cholchicine tạo thể tứ bội ở hạt bưởi. - Kết quả của đề tài là tiền đề cho việc tạo nguồn vật liệu để chọn tạo giống cho quả không hạt. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và lí luận của đề tài Trong suốt hai thập kỉ qua, ngành sản xuất cam quýt trên thế giới không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả trên thị trường thế giới cũng ngày càng cao. Tổng sản lượng Citrus hàng năm đạt trên 105 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2004 (FAO,2004) [26]. Có khoảng 140 nước trên thế giới sản xuất quả Citrus (FAO, 2004) [26]. Tuy nhiên, hầu hết sản lượng tập trung ở những vùng nhất định. Ba nước sản xuất cây ăn quả lớn nhất là Braxin, Mỹ, Trung Quốc, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng toàn cầu. Khoảng 60% sản lượng cam quýt được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, 40% còn lại là chế biến. Sao Paulo (Braxin) và Florida (Mỹ) là hai vùng sản xuất cam chủ lực, chiếm 90% sản lượng nước cam toàn cầu. Braxin là nước sản xuất cam quýt lớn nhất chiếm 20% tổng sản lượng Citrus của thế giới, tiếp theo là Mỹ (14%), Trung Quốc (12% ) và Mexico (6%) (FAO, 2004) [26]. Sản xuất cây ăn quả vẫn đang tiếp tục tăng do thu nhập của người dân tăng nhanh. Trong đó quả có múi xếp thứ nhất trong số các loại cây ăn quả về giá trị thương mại quốc tế. Trong 20 năm cuối thế kỉ 20, thị trường quả có múi tăng nhanh. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có xu hướng tăng sử dụng quả có múi do giá trị dinh dưỡng cao và tiện lợi Tổng sản lượng cam tươi của EU-27 năm 2008/09 dự báo đạt 6,0 triệu tấn, không thay đổi so với 5,999 triệu tấn của năm 2007/08. Nhập khẩu cam dự báo đạt 1 triệu tấn trong năm 2008/09 bằng mức nhập khẩu của năm 2007/08, trong khi xuất khẩu sẽ đạt 250 ngàn tấn, cũng bằng mức xuất khẩu năm 2007/08 (FAO, 2007) [27]. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Tổng sản lượng quýt tươi của EU 27 dự báo đạt 3,205 triệu tấn trong năm 2008/09, tăng so với 2,744 triệu tấn của năm 2007/08. Nhập khẩu quýt dự báo sẽ đạt 350 ngàn tấn, giảm so với 400 ngàn tấn nhập năm 2007/08; trong khi đó xuất khẩu dự báo sẽ đạt 250 ngàn tấn, bằng mức xuất năm 2007/08 [27], [28]. Tổng sản lượng chanh tươi của EU-27 năm 2008/09 dự báo đạt 1,445 triệu tấn, tăng so với 1,136 triệu tấn của năm 2007/08. Nhập khẩu chanh dự báo sẽ đạt 300 ngàn tấn, giảm so với 350 ngàn tấn nhập năm 2007/08; trong khi đó xuất khẩu dự báo đạt 50 ngàn tấn, tăng so với 40 ngàn tấn xuất năm 2007/08 [27]. Nhiều giống cây ăn quả thương mại quan trọng dùng ăn quả tươi là giống có hạt, nhất là các giống lai như Tangerine, Tanger và Tangelos. Tính trạng có hạt làm giảm giá trị thương mại của công nghiệp cây ăn quả. Nước ta nằm ở trung tâm phát sinh và vùng phân bố của nhiều giống cây ăn quả với những điều kiện thích thời tiết khí hậu thích hợp với phát triển cây ăn quả ở quy mô lớn. Hầu hết cây ăn quả ở nước ta là các giống có hạt, tiêu chuẩn chất lượng thấp [3], [13]. Các giống được trồng phổ biến ở nước ta như cam Xã Đoài, Sông Con, Vân Du, cam Sành, bưởi Phúc Trạch… là các giống nhiều hạt. Một số giống đặc sản chất lượng cao, có tiềm năng xuất khẩu như bưởi Năm Roi. Do vậy nghiên cứu tạo giống cam quýt không hạt và đặc điểm di truyền tính trạng không hạt ở cây ăn quả là mục tiêu quan trọng của công tác giống [5], [8] Hầu hết các loài cây ăn quả là con lai tự nhiên hoặc lai nhân tạo. Về bản chất di truyền là con lai dị hợp tử. Do vậy sau khi chọn được các cá thể có ưu thế lai cao (sức sống khoẻ, năng suất cao, thích nghi với môi trường sinh thái, chống chịu bệnh) và ưu việt về chất lượng, sử dụng phương pháp nhân giống vô tính để tạo ra hàng triệu cây giống nhau về bản chất di truyền [29]. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Nhiều phương pháp nghiên cứu tạo giống không hạt như phương pháp đột biến thực nghiệm (tạo đột biến bằng chiếu xạ mắt ghép hoặc hạt, chọn lọc các biến dị dòng tế bào soma xảy ra trong quá trình nuôi cấy mô tế bào); tạo các giống tam bội thể bằng lai giữa mức bội thể nhị bội và tứ bội; tạo cây tam bội bằng cứu phôi tam bội thể từ hạt nhỏ, hạt lép (kém phát triển) có nguồn gốc từ con lai giữa 2 giống nhị bội với nhau; tạo giống tứ bội thể làm vật liệu lai tạo giống giữa cây tứ bội và cây nhị bội [8], [48]. Bởi vậy, bằng đột biến thực nghiệm và lai hữu tính có thể chọn tạo được các dòng cho quả không hạt ở thể tam bội hoặc dị bội. Ở Việt Nam, cây ăn quả có tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế. Diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh. Các nhà nghiên cứu tạo giống không hạt ở cam quýt vẫn là động lực thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu và tạo ra nhiều giống chất lượng cao và có tiềm năng xuất khẩu [7], [8]. 2.2. Nguồn gốc, lịch sử nghề trồng cam quýt và các vùng trồng cam quýt trên thế giới 2.2.1. Nguồn gốc, lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới Trong các loại cây ăn quả, cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều nhất trí cam quýt có nguồn gốc từ miền nam Châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền nam Inđônesia hoặc kéo đến lục địa Úc [25], [53]. Những báo cáo gần đây nhận định rằng, tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại [31], [53]. Trước đây có một vài tờ báo cho rằng, loài chanh yên, phật thủ (Citrus medica) có thể có nguồn gốc ở Địa Trung Hải hoặc Bắc Phi, nhưng hiện nay điều này đã được sáng tỏ. Citrus medica có nguồn gốc tại miền nam Trung quốc, nhưng là loài cây ăn quả được mang đến trồng tại Địa Trung Hải và Bắc Phi rất sớm, trước Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 thế kỉ 1 sau công nguyên, những tài liệu cổ xưa có ghi chép loài cây ăn quả này ở Bắc phi đến mức làm nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây [50]. Các loài chanh vỏ mỏng (Lime, C. Auranlifolia Swingle) được xác định có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc và miền tây Ấn Độ, sau đó các thuỷ thủ đầu tiên đến Ấn Độ đã mang về trồng ở Châu Phi, Địa Trung Hải, châu Âu [49]. Các loài chanh núm (Lemon, Citruslemon) chưa xác định được nguồn gốc, nhưng kĩ thuật di truyền hiện đại gần đây cho thấy có thể chanh núm là con lai tự nhiên giữa Citrus medica và Citrus Aurantiflia, chính vì vậy mà chanh núm có dạng hình thái trung gian giữa 2 loại vừa kể trên. Chanh núm được xác định sử dụng như một loại qủa sớm nhất vào năm 1150 ở Bắc Phi, vùng biển Địa Trung Hải và Châu Âu. Cam ngọt (Citrus Sinensis.L) được xác định có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ về miền nam Indonexia, sau đó cũng giống như loài Citrus medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng ở Châu Âu, Địa Trung Hải, Châu Phi từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 17 [31], [53]. Giống cam nổi tiếng thế giới "Washington Navel", ở Việt Nam vẫn thường gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt [19], giống này được phát hiện ở Bahia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1824, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở Califorlia, năm 1870, và nó trở nên rất nổi tiếng ở Washington D.C [23], [49]. Sau đó, giống Wasshington Navel được du nhập và trồng khắp các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và ở Châu Âu sau thời gian đó [24]. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), nó xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây Ấn Độ và được trồng lần đầu tiên ở Florida Mỹ năm 1809 và trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở Châu Mỹ. Các giống quýt cũng được xác định có nguồn gốc ở miền nam Châu Á, gồm miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, sau đó các người đi biển đã mang đến trồng ở Ấn Độ. Quýt (Citrus reticulata) được trồng ở vùng Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Mỹ muộn hơn so với các loài quả có múi khác vào khoảng năm 1805 [53]. Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền nam Châu Á sự lan trải của cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến Châu Phi từ Ấn Độ bởi các đoàn thuyền buồm, di chuyển đến Châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha [51]. 2.2.2. Các vùng trồng cam quýt trên thế giới Trong suốt nhiều thập kỉ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 40 o vĩ bắc xuống 40 o vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, khó khăn lớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại. Khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại, chính vì thế vùng cam quýt ở vùng này ngày càng có xu hướng tăng nhanh, phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả [49]. Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở những vùng khí hậu khá ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn hòa ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu Đại dương. Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay: một số nước vùng Địa trung hải và Châu âu như: Tây Ban Nha, Italya, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Moroco, Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Ai Cập, Israel, Tunisia, Algeria; vùng bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mexico; vùng Nam Mỹ như: Uruguay, Argentina, Braxin, Venezuela; các hòn đảo Châu mỹ như: CuBa, Jamaica, cộng hòa Đominica,…; vùng cam Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản; ngoài ra còn có vùng trồng cam Bắc Phi, Úc,… [27], [51]. Theo số liệu của FAO năm 2009 (bảng 1) cho thấy sản lượng một số loại quả đạt sản lượng rất lớn hàng năm như cam quýt, táo, mơ, chuối, dứa…. Trong đó sản lượng cam quýt hai năm 2008-2009 ở các châu lục cũng đạt mức đáng kể [28]. Sản lượng cam quýt của toàn thế giới đạt mức 7,452,302 tấn năm 2008- 2009. Trong đó tổng sản lượng cam quýt của Châu Phi là 4,051,770 tấn năm 2008-2009, tiếp đến là Châu Á tổng sản lượng cam quýt đạt 2,301,634 tấn/năm, sau là các khu vực Nam Mỹ, Bắc và Trung Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, Úc. Bảng 1: Sản lƣợng một số loại quả chính trên thế giới và các Châu lục 2008 - 2009 Đơn vị: 1000 tấn Loài Khu vực Cam quýt Táo Mơ Chuối Dứa Toàn thế giới 7,452,302 69,603,640 3,473,710 90,705,922 19,166,560 Châu Phi 4,051,770 1,978,968 465,226 12,196,099 2,470,393 Châu Á 2,301,634 41,681,431 2,130,960 51,499,248 9,596,337 Châu Âu 54,350 15,935,274 736,167 397,550 3,000 Bắc và Trung Mỹ 198,400 5,372,093 76,450 7,055,975 2,968,563 Nam Mỹ 827,143 4,008,528 44,060 16,659,621 3,707,378 Úc 1,000 270,476 17,327 213,193 164,732 Châu Đại Dương 10,883 625,476 20,827 1,214,623 195,044 (Nguồn: Statistic Report FAO 2009) [...]... trí mật độ dày hợp lí và nương cam quýt nhất thiết bố trí nơi thoáng và tráng nắng Ở những nơi cây trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta [11] 2.7 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cam quyt ́ 2.7.1 Một số đặc điểm về sinh trƣởng và ra hoa của cam quyt ́ Bình thường... sản phẩm quả và nước quả vì vậy các phương pháp tạo giống bằng chuyển gen mới chỉ được dừng lại ở mức độ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Lai hữu tính cho kết quả rất phong phú, có thể lai giữa các dòng giống đơn bội, nhị bội, và các thể đa bội để tạo ra con lai có số lượng nhiễm sắc thể rất khác nhau như: thể đơn bội (x), thể nhị bội (2x), thể tam bội (3x), thể tứ bội (4x) và các thể dị bội như 2x+1,... nâng cao tỷ lệ đậu quả và khả năng tạo quả không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Lan Hương Luận văn Thạc sĩ hạt [44] Tác giả Ngô Xuân Bình năm 2001 điều tra ở 111 giống cam quýt bưởi và một số con lai giữa cam và quyt , bưởi và cam đã cho kết quả là trong ́ số đó có 94 giống cho quả không hạt khi tự thụ [9], [39] Khả năng tạo quả không hạt hoặc... lượng bưởi chùm của thế giới Ở Việt Nam vào những năm 60 đã nhập nội một số giống bưởi chùm như Duncan, Marsh, Forterpinke, cho năng suất cao tuy nhiên bưởi chùm chưa được ưa chuộng thực sự ở Việt Nam Cam ngọt (C.sinensis) cam ngọt quả to hơn các loài cam khác, mùi vị tinh dầu ở các loài cam quýt là một đặc điểm để phân loại, lá quýt có mùi cay đậm hơn các loại lá khác Đặc điểm cam ngọt có vị rất ngọt,... cách tạo đột biến ở phôi vô tính trong phòng thí nghiệm dựa trên cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm tạo ra một quần thể cây con đồng đều với số lượng lớn theo ý muốn [22], [24], [57] Ở Việt Nam hiện tượng đa phôi ở cam quyt chưa được nghiên cứu , tuy ́ nhiên về điều tra đánh giá hạt đa phôi làm cơ sở để tạo gốc ghép đồng đều hoặc cứu phôi hữu tính trong lai tạo là điều rất cần thiết [21] Số. .. [21] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyễn Thị Lan Hương Luận văn Thạc sĩ 2.8 Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cam quýt 2.8.1 Nghiên cứu tạo đột biến ở cam quýt Các phương pháp gây đột biến thực nghiệm có giá trị quan trọng để tạo vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống tác nhân gây đột biến là bất kỳ tác nhân vật lý, hoá học nào làm... (C limon) 2.6.2 Yêu cầu sinh thái của cam quýt 2.6.2.1 Nhiệt độ Trong phạm vi nhiệt độ 12 - 39oC cam quýt đều có thể sinh trưởng được, phạm vi thích hợp cho cam quýt phát triển là từ 23-29oC và tốt nhất là 26oC, một báo cáo khác lại cho rằng nhiệt độ thích hợp với cam quýt là từ 2630oC Nhiệt độ và biên độ ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm chất cam quýt, thông thường cam quýt vùng á nhiệt đới lạnh... tính) rất ít khi xuất hiện và không có tính chất đặc trưng cho một giống cụ thể [17] Cam quyt nói riêng và các loài cây ăn quả nói chung hiện tượng đa phôi ́ gây trở ngại cho công tác lai tạo giống mới, là một yếu tố có ý nghĩa thực tiễn giúp tạo nên quần thể gieo hạt đồng đều phục vụ làm gốc ghép trong nhân giống vô tính ở cây ăn quả [22], [56] Hạt đa phôi ở cam quyt phụ thuộc vào các yếu tố sau : ́ Có... hơn quýt, quýt cần nhiều nước hơn cam Ở miền Bắc Việt Nam lượng mưa là 1500mm/năm, chủ yếu vào mùa hạ là mùa sinh trưởng của cam quýt Còn ở miền Nam, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có mùa khô rõ rệt, lượng nước bốc hơi lớn, cần thiết phải cung cấp đủ lượng nước cho cây [11] Ở miền Nam Việt Nam không có rét làm cho cam quýt ngừng sinh trưởng, đến đầu mùa mưa vào tháng 4, tháng 5 thì sau mưa 25-30 ngày cam quýt. .. tới vài chục đến hơn một trăm năm vẫn cho năng suất tốt Cam quyt cũng mang những đặc trưng chung của thực vật ́ đó là sự phát triển cân đối và xen kẽ nhau giữa bộ phận trên mặt đất và bộ phận dưới mặt đất Nhìn chung khi còn ở giai đoạn cây con sự sinh trưởng có phần nghiêng về bộ rễ [54] Trong một năm cam quyt có thể ra nhiều đợt lộc ́ tuỳ vào từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ . vật liệu lai tạo các dòng không hạt (thể tứ bội ). Phạm vi của đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae) . Kết quả nghiên cứu của đề tài. CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (Rutaceae) Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60.42.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC . sở nguồn vật liệu đánh giá đặc điểm sinh học của một số dòng cam quýt và khả năng tạo đa bội thông qua lai hữu tính và xử lý đột biến. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm sinh học

Ngày đăng: 20/12/2014, 23:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan