0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chọn tạo các biến dị dòng tế bào soma xảy ra trong quá trình nuôi cấy mô tế bào.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (RUTACEAE) (Trang 34 -34 )

cấy mô tế bào.

Số liệu của hơn 30 năm qua cho thấy mô và tế bào tách rời, nuôi cấy trên môi trường nhân tạo là nguồn không có giới hạn của các biến dị di truyền. Ngày nay, tất cả các nhà khoa học đều thừa nhận biến dị tế bào soma là một hiện tượng chung và phổ biến xảy ra trong nuôi cấy mô, tế bào in vitro [15]. Nguồn gốc của các biến dị tế bào soma có thể là:

Những thay đổi di truyền có trước khi nuôicấy mô in vitro: Trong quá trình phát triển cá thể, tế bào trải qua nhiều chu kỳ phân bào và bị lão hoá cùng với tuổi cây, một số tế bào và mô sẽ bị đột biến trước khi tách nuôi in

vitro. Nhờ có kỹ thuật nuôi cấy mô, các tế bào soma đột biến sẽ được tái sinh thành các cây đột biến [5], [8], [9].

Những thay đổi di truyền xảy ra trong quá trình in vitro: Một nguồn quan trọng khác của biến bị tế bào soma là những thay đổi trong bộ máy di truyền của tế bào xảy ra ngay trong thời gian nuôi cấy tạo callus và phân hoá cơ quan in vitro. Trong một số trường hợp, tần số đột biến in vitro rất cao, thậm trí cao hơn cả khi có tác nhân đột biến. Có thể tồn tại các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tần số đột biến cao: tế bào, mô khi tách ra khỏi cơ thể hoàn chỉnh dễ bị tổn thương về di truyền; Môi trường hoá học in vitro, trong đó các chất kích thích sinh trưởng như 2,4D; NAA; Kinetin; … có khả năng gây đột biến; Gần đây người ta xác định được sự có mặt của các gen nhảy (Transposons) ở hầu hết các loài cây trồng [8], [9].

Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, các gen nhảy hoạt động rất mạnh và sẽ cài vào gen làm cho gen bị cài xen đột biến. Tuy nhiên, khi tế bào mang gen đột biến được tái sinh thành cây đưa ra vườn, gen nhảy sẽ ít hoạt động hơn (nằm im), do vậy có thể thu được các đột biến khá ổn định.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (RUTACEAE) (Trang 34 -34 )

×