0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Động thái ra lá của cây con sau xử lý cholchicine

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (RUTACEAE) (Trang 85 -85 )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3.2. Động thái ra lá của cây con sau xử lý cholchicine

Lá là nơi quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ cho cây, tạo nên sinh khối của cây vì vậy nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Khi quan sát bộ lá ta có thể biết được sự sinh trưởng của cây là tốt hay xấu, biết được thời kì cây đang sinh trưởng hay ngừng sinh trưởng. Thông thường lá của dòng tứ

bội có phiến lá rộng hơn, tỉ lệ rộng/dài lớn hơn so với dòng nhị bội, phiến lá dày hơn, màu lá đậm hơn.

Động thái ra lá của các giống khác nhau là khác nhau. Ở dòng TN4, TN9 sau 6 tháng quan sát động thái ra lá của cả hai dòng với thể tứ bội và thể nhị bội, kết quả được thể hiện ở bảng 4.25: với dòng tứ bội thể sự ra lá nhiều hơn so với dòng nhị bội, lá của dòng tứ bội nhiều hơn so với dòng nhị bội ở cả hai dòng TN4 và TN9.

Bảng 4.25: Động thái ra lá của cây tứ bội và nhị bội

Sau trồng… tháng 1 2 3 4 5 6 TBQ (lá/tháng) Dòng Loại cây TN4 Tứ bội 4,07 4,87 5,60 7,13 9,13 11,20 1,87 Nhị bội 2,30 3,13 3,80 6,20 7,73 9,70 1,62 TN9 Tứ bội 1,77 2,54 4,20 6,23 8,23 11.00 1,83 Nhị bội 1,60 3,35 4,10 7,00 9,54 11.00 1,83 LSD05 1,3 CV(%) 6,2

Đồ thị 4.11: Động thái ra lá của các dòng bƣởi thí nghiệm

Động thái ra lá của các dòng bƣởi thí nghiệm

0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 Tháng Số lá (lá) TBTN4 NBTN4 TBTN9 NBTN9

Tương ứng với sự thay đổi chiều cao cây, động thái ra lá cũng thay đổi. Ở các dòng khác nhau thì động thái ra lá cũng có sự khác nhau, 1 tháng sau trồng cây tứ bội của dòng TN4 có số lá cao nhất đạt 4,07 lá tiếp đến là cây nhị bội của dòng TN4 đạt 2,3 lá; cây tứ bội của dòng TN9 đạt 1,77 lá; cuối cùng là cây nhị bội của dòng TN9 đạt 1,6 lá. Ở tháng thứ 6 cây tứ bội của dòng TN4 vẫn đạt số lá cao nhất (11,2 lá); tăng bình quân 1,87 lá/tháng; tiếp đến là cây tứ bội và nhị bội của dòng TN9 đều đạt 11 lá, tăng bình quân 1,83 lá/tháng. Cây nhị bội của dòng TN4 có số lá thấp nhất đạt 9,7 lá.

Sự sinh trưởng của cây con tứ bội và nhị bội sau xử lý cholchicine trong 6 tháng đầu ta thấy: Cây tứ bội của cả hai dòng bưởi TN4 và TN9 đều có sự sinh trưởng mạnh hơn cây nhị bội. Với cùng điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc như nhau những mỗi dòng lại thể hiện khả năng tăng trưởng khác nhau, đó chính là điều khác biệt giữa các dòng.

Ngoài sự ra lá, chiều dày lá của cây tứ bội cao hơn chiều dày lá cây nhị bội. Lá các cây tứ bội thường tăng chiều rộng, còn chiều dài thay đổi không đáng kể, bằng mắt thường có thể phân biệt được cây tứ bội và cây nhị bội qua hình dạng lá.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TẠO ĐA BỘI THỂ Ở CÂY CAM QUÝT (RUTACEAE) (Trang 85 -85 )

×