Đa phôi là hiện tượng sinh học của cây trồng, xét về bản chất tiến hoá của thực vật, hiện tượng tạo quả không hạt khi cho tự thụ phấn và hiện tượng đa phôi là 2 quá trình cùng tồn tại giúp cho sinh vật tiến hoá và duy trì nòi giống. Hiện tượng quả không có hạt khi cho tự thụ có thể giải thích là cơ thể tự bảo vệ để chống lại sự thoái hoá do giao phấn gần ở thực vật. Chính nhờ cơ chế này mà thực vật luôn tiến hoá và qua chọn lọc tự nhiên sẽ chỉ tồn tại những loài mới có khả năng thích nghi với điều kiện sống [22], [24], [56]. Trái lại hiện tượng đa phôi sẽ giúp cho thực vật duy trì được nòi giống ít bị biến động qua nhiều thế hệ.
Bởi vì cây mọc từ hạt đa phôi chủ yếu là phát triển từ phôi vô tính mang tính bảo thủ di truyền của cây mẹ . Hạt đa phôi có nhiều loại, hạt đa phôi vô tính, hạt đa phôi hữu tính và hạt đa phôi trong đó chỉ có một phôi hữu tính còn lại các phôi khác là phôi vô tính. Trong đó hạt đa phôi nhóm 3 (có 1 phôi hữu tính và cá phôi còn lại là phôi vô tính) xuất hiện nhiều nhất, hạt đa phôi nhóm 1 (hạt đa phôi vô tính) và hạt đa phôi nhóm 2 (hạt đa phôi hữu
tính) rất ít khi xuất hiện và không có tính chất đặc trưng cho một giống cụ thể. [17]. Cam quýt nói riêng và các loài cây ăn quả nói chung hiện tượng đa phôi gây trở ngại cho công tác lai tạo giống mới, là một yếu tố có ý nghĩa thực tiễn giúp tạo nên quần thể gieo hạt đồng đều phục vụ làm gốc ghép trong nhân giống vô tính ở cây ăn quả [22], [56].
Hạt đa phôi ở cam quýt phụ thuộc vào các yếu tố sau : Có tính chất di truyền cho thế hệ sau .
Số lượng phôi / 1 hạt phụ thuộc vào giống, tuổi cây và điều kiện ngoại cảnh. Hạt đa phôi khi gieo thì tỷ lệ cây hữu tính rất thấp.
Tỷ lệ hạt đơn phôi của giống có hạt đa phôi phụ thuộc vào từng giống và có tính chất di truyền.
Trong những điều kiện cụ thể phôi hữu tính có thể phân biệt được bằng mắt thường. Giai đoạn đầu của sự hình thành quả phôi hữu tính hình thành trước sau đó bị phôi vô tính hình thành sau lấn át và phần lớn bị chết hoặc rất yếu khi hạt vào giai đoạn chín sinh lý [54]. Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu khá tỷ mỉ hiện tượng đa phôi , sự phát triển của phôi hữu tính và phôi vô tính của hạt đa phôi ở cam quýt . Trên cơ sở đó đã xây dựng thành công các phương pháp cứu phôi hữu tính trong hạt đa phôi phục vụ cho công tác chọn tạo giống, đồng thời phương pháp này có thể tạo giống mới bằng cách tạo đột biến ở phôi vô tính trong phòng thí nghiệm dựa trên cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô tế bào nhằm tạo ra một quần thể cây con đồng đều với số lượng lớn theo ý muốn [22], [24], [57].
Ở Việt Nam hiện tượng đa phôi ở cam quýt chưa được nghiên cứu , tuy nhiên về điều tra đánh giá hạt đa phôi làm cơ sở để tạo gốc ghép đồng đều hoặc cứu phôi hữu tính trong lai tạo là điều rất cần thiết [21].
2.8. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cam quýt 2.8.1. Nghiên cứu tạo đột biến ở cam quýt