Chọn tạo bằng phƣơng pháp lai hữu tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (rutaceae) (Trang 35)

Chọn tạo cây ăn quả hiện nay phát triển tương đối mạnh ở các phát triển và các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan… từ khi lai tạo đến gieo hạt để phát triển thành cây đến giai đoạn cho quả ổn định phải mất khoảng thời gian ít nhất từ 5-10 năm. Vì vậy để chọn lọc được một giống cây ăn quả rất tốn thời gian, công sức và kinh phí. Tuy nhiên, lai tạo cây ăn quả có ưu điểm nổi bật mà nhiều loại cây trồng khác không có, đó là: hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính. Vì vậy, khi chọn được các cá thể có đặc điểm tốt (đời F1), có thể bồi dưỡng, nhân giống bằng phương pháp vô

tính rồi phổ biến ra sản xuất mà không cần phải chọn lọc bồi dưỡng qua nhiều thế hệ [8], [16], [36]. Từ đặc điểm trên, nguyên tắc chọn giống cây ăn quả hiện đại đang được các nước trên thế giới áp dụng là: “chọn ưu thế lai ở đời F1, bồi dưỡng, thử nghiệm khả năng thích ứng rồi đưa vào sản xuất dưới dạng hệ vô tính …”. Theo báo cáo của Hiệp hội làm vườn Mỹ (The Society for Horticultural Science), ở các nước phát triển, hơn 80% số lượng các giống cây ăn quả được tạo ra bằng con đường lai hữu tính, 15% được chọn lọc từ các dạng đột biến và lai trong tự nhiên, khoảng 5 % được tạo ra bằng các phương pháp khác như: chuyển gen, nuôi cấy bao phấn, dung hợp tế bào trần, biến dị tế bào soma… Đối với việc chọn tạo cam quýt, tỷ lệ số lượng các giống được tạo ra bằng lai hữu tính có phần cao hơn so với tỷ lệ chung, có tới gần 90% các loại giống được tạo ra băng phương pháp lai hữu tính [39], [41]. Do đặc thù các giống cam quýt chủ yếu sử dụng ăn tươi hoặc chế biến nước quả, người tiêu dùng sử dụng trực tiếp các sản phẩm quả và nước quả vì vậy các phương pháp tạo giống bằng chuyển gen mới chỉ được dừng lại ở mức độ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Lai hữu tính cho kết quả rất phong phú, có thể lai giữa các dòng giống đơn bội, nhị bội, và các thể đa bội để tạo ra con lai có số lượng nhiễm sắc thể rất khác nhau như: thể đơn bội (x), thể nhị bội (2x), thể tam bội (3x), thể tứ bội (4x).. và các thể dị bội như 2x+1, 2x -1, 4x +1, 4x -1, 4x-2…) (Wakana Akira và S.Part, 1998 [56], Ngô Xuân Bình và Wakana.A, 2001…) [40]. Kết quả phong phú về biến động số lượng nhiễm sắc thể và biến động tính trạng đã tạo nên được nhiều giống có năng suất chất lượng cao (ở Mỹ, hơn 80 %, ở Nhật Bản là gần 90% các giống thương mại đang trồng trong sản xuất được tạo ra bằng lai hữu tính).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (rutaceae) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)