1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì

37 2,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 236,5 KB

Nội dung

-Định nghĩa: Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần;chữa trị, phục hồi sự vận hành của các c

Trang 1

2, Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của trung tâm

3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm

4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm

3, Nguồn thông tin

III, Đánh giá, kết luận

Phần II   Các hoạt   động thực hiện trong quá   trình thực tập

I.Giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động :

II.Chi tiết triển khai trong quá trình thực tập:

1, Các kiến thức sử dụng trong quá trình thực tập:

2,Lý do chọn nhóm

3,Thành phần nhóm

4, Tiến trình CTXH nhóm

Trang 2

III, Lượng giá sơ bộ về quá trình làm việc với thân chủ

Phần III: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề nghiệp, chuyên môn

Trang 3

BÀI LÀM

A LỜI MỞ ĐẦU

Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những yêu tiên, quan tâm hàng đầucủa xã hội Bởi vì trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.Nếu được nuôi dưỡng vàbồi đắp về tri thức, đạo đức tốt trẻ em sẽ là những người xây dựng một đất nướcgiàu đẹp trong tương lai Chính vì vậy mà Đảng , nhà nước nói chung và các giađình nói riêng cũng luôn tạo điều kiện để cho trẻ em được phát triển toàn diện vềthể chất và tâm lý

Nhưng không phải trẻ em nào sinh ra cũng có một điều kiện tốt nhất để phát triển,

và hoàn thiện nhân cách Bên cạnh những em được sinh ra trong điều kiện đầy đủ

có sự chăm sóc của gia đình, bố mẹ, được đến trường và tham gia vào các hoạtđộng xã hội và kết nối với cộng đồng thì còn rất nhiều trẻ em đang gặp hoàn cảnhkhó khăn trong cuộc sống

Đặc biệt là trẻ em mồ côi, các em thuộc đối tượng không có nơi nương tựa Đã córất nhiều các tổ chức nước ngoài và các chính sách của Đảng và nhà nước ta quantâm và trợ giúp các em Trong đó có hệ thống làng trẻ SOS – nơi nuôi dưỡng trẻ

em mồ côi Ở các làng trẻ, các em có mái ấm gia đình, được chu cấp đầy đủ về ăn

ở, và học tập Nhưng bên cạnh đó các em vẫn còn thiếu rất nhiều kĩ năng sống và

sự tư vấn tâm lý cần thiết để tự tin hơn trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.Chính vì vậy chúng tôi đã chọn địa điểm làng trẻ SOS Việt Trì để thực hành nghề

với đề tài : “Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm nhằm tăng cường năng lực trợ giúp giữa các thành viên trong nhóm”.

Đây cũng là báo cáo kết quả thực tập chuyên ngành I của cá nhân với nhóm trẻ tạilàng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ

Trang 4

B NỘI DUNG BÁO CÁO

Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập:

I, Tổng quan về địa bàn thực tập:

1, Cơ sở thực tập :

- Tên cơ sở thực tập: Làng trẻ em SOS Việt Trì- Phú Thọ.

- Địa chỉ: Phường Dữu Lâu- Thành phố Việt Trì- Phú Thọ

- Làng trẻ em SOS Việt Trì thuộc dự án của Bộ Lao Động thương binh và xã hội.Cho đến nay, có khoảng 15 dự án trực thuộc 15 tỉnh, thành phố đã được đưa vàohoạt động

b, Quá trình hoạt động:

- Làng đón trẻ đầu tiên vào cuối năm 1998

- Hiện nay, tổng số trẻ trong Làng là 230em

- Từ đầu năm 2011 cho tới nay, Làng đã khảo sát và đón 6 trẻ vào Làng, tổng sốtrẻ Lưu xá là 43, trong đó có 05 trẻ tự lập không qua bán tự lập, 01 trẻ bán tự lập,

09 trẻ học đại học, 04 trẻ học cao đẳng, 03 trẻ đang học nghề, còn lại học phổthông

- Trường mầm non: Trường vẫn duy trì 6 lớp học tổng số : 22 học sinh

 Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ:

Các mẹ, dì đều hết sức lo lắng và quan tâm cho sức khỏe của các con, sắp xếpcho các con thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, đảm bảo ăn uốngđầy đủ để các con phát triển tốt nhất về mặt thể chất

- Bên cạnh đó các con làng tham gia chơi các môn thể thao tự rèn luyên sứckhỏe cho mình: bóng đá, cầu lông, bong bàn…

Trang 5

- Tính đến thời điểm này các con trong làng đều có sức khỏe tốt Tuy nhiênmột số các con Làng mắc các bệnh thông thường do sự chuyển đổi thời tiếtgiữa các mùa như viêm họng, cúm, viêm phế quản Làng đã chỉ đạo nhân viên

y tế cùng các Mẹ, dì chăm sóc và điều trị bệnh cho các con kịp thời và cónhững biện pháp phòng ngừa bệnh: tiêm phòng viêm gan A, B, quai bị

- Trong những năm qua Làng phân công 1 Dì nấu ăn cho các con Lưu xá Từ đótạo điều kiện tốt để Cán bộ giáo dục phối hợp quản lý các con và hướng dẫn cáccon trồng và chăm sóc rau xanh

(Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì )

Nhiều con Làng đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh,thành phố như:

- Phạm Thị Nhung đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12

- Nguyễn Thị Loan đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12

- Nhiều con tự giác trong học tập và trong lao động nhất là những công việcnhư dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn rau, cây xanh…

- Không có con Làng bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu

Trang 6

* Kết quả rèn luyện đạo đức:

- Các con trong Làng cũng tham gia các hoạt động thể dục thể thao: bóng

đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, vẽ tranh…

- Câu lạc bộ Mẹ - Dì được duy trì đều đặn Ba tháng câu lạc bộ Mẹ- Dì sinhhoạt một lần Các giảng viên trình độ chuyên môn cao được Làng mời tới sinhhoạt câu lạc bộ Mẹ- Dì để nói chuyện và truyền đạt một số kiến thức về quản lýgia đình, chăm sóc trẻ nhỏ và giáo dục con gái lớn, tư vấn giúp đỡ các mẹ về sứckhỏe sinh sản.Câu lạc bộ Mẹ- Dì vẫn tiếp tục luyện tập môn Dưỡng sinh để nângcao sức khỏe

- CLB chị gái lớn hoạt động có hiệu quả Làng đã mời các giảng viên vàogiảng bài, nói chuyện về tâm lý cho tuổi mới lớn, giúp con Làng tự tin hơn khi sắpbước vào tuổi trưởng thành

- Làng kết hợp với trung tâm phòng chống bệnh xã hội tổ chức các lớp học

về cách phòng chống HIV/ AIDS cho nhân viên và các con gái lớn của Làng

- Làng tổ chức tốt các ngày kỉ niệm của dân tộc cũng như của tổ chức SOS.Tết Nguyên Đán, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thànhlập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Các hoạt động thiết thục như tổ chứcthi đấu thể thao, tham gia thi đấu thể thao do sở lao động tổ chức Đặc biệt nhânngày quốc tế phụ nữ 8/3;

- Nhân dịp đầu xuân Làng đã tổ chức các chuyến du xuân, lễ chùa cho các

bà mẹ, Dì, giáo viên và nhân viên

- Làng cử 2 đồng chí cán bộ giáo dục nam để quản lý các con tại lưu xá.Các nhân viên đều tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao

Trang 7

 Công tác hướng nghiệp và chuẩn bị cho trẻ hòa nhập cộng đồng:

- Cán bộ Lưu xá của Làng SOS Việt Trì luôn học hỏi đồng nghiệp của cácLàng bạn để định hướng và hường nghiệp cho trẻ

- Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để trẻ tự nói lên ý thích và hướng phấnđấu về nghề nghiệp mình muốn lựa chọn

- Tổ chức các buổi giao lưu với các anh chị sinh viên Quốc tế để nâng caokhả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho trẻ

- Công tác hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề được làm thường xuyên,chu đáo Làng cho họp các con học lớp 9 và lớp 12 để trao đổi, địnhhướng cho các con chọn khối thi, trường thi sao cho phù hợp với khả năngcủa các con Để từ đó, các con chọn khối thi, trường thi phù hợp theonguyện vọng để đạt kết quả cao nhất Việc hướng nghiệp thường xuyên vàkịp thời đã giúp trẻ tự tin, cố gắng hơn trong học tập

 Đối với trẻ mẫu giáo:

- Trường thực hiện đúng nội dung chương trình học tập giáo dục mần nonmơi của Bộ giáo dục và đào tạo Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học nhằmgiúp trẻ nhanh chóng tiếp thu được nội dung chương trình, đảm bào sự phát triểntoàn diện cho trẻ

- Dinh dưỡng và sức khỏe: Trường đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chotrẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp sự theo dõi định kì phát triển của trẻ Kếtquả đạt hơn 90% trẻ phát triển tốt

- Trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh sau học kì I, từ đó phụ huynhthống nhất cao với trường mẫu giáo trong mọi chủ trương và phối hợp giáo dụchọc sinh đạt hiệu quả cao

- Trường thực hiện khoản chi theo đúng hướng dẫn của Làng SOS ViệtNam Việc chi tiêu tài chính của trường được thực hiện theo đúng dự toán đượcduyệt dưới sự giám sát của kể toán và chủ tài khoản, đảm bảo chi đúng, hiệu quả

và chính xác

- Trường hiện có 15 giáo viên, nhân viên cơ hữu Trong đó có 1 hiệutrưởng, 12 giáo viên đứng lớp và 2 nhân viên cấp dưỡng Đội ngũ giáo viên, nhânviên nhà trường đã tập trung thời gian, công sức để đảm bảo chất lượng dạy và họccủa nhà trường và giữ gin uy tín với phụ huynh học sinh

 Công tác đỡ đầu:

- Đăng kí đỡ đầu cho trẻ mới vào Làng

- Thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác liên lạc giữa người đỡ đầu vàtrẻ

Trang 8

- Làm tốt công tác liên lạc giữa Làng với người đỡ đầu của Làng.

- Thực hiện báo cáo về sự phát triển của trẻ và dự án Làng với người đỡ đầucủa Làng

 Kết quả đạt được:

- Luôn luôn duy trì đủ số lượng trẻ trong Làng, duy trì và quản lý tốt hoạtđộng của Làng

- Con Làng có đạo đức tốt, đạt kết quả cao trong học tập

- Đội ngũ cán bộ, bà mẹ, bà di làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm

- Sử dụng tài chính đúng nguyên tắc và có hiệu quả

- Bảo quản tốt cơ sở vật chất và giữ đẹp cảnh quan Làng

3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm:

Mục đích của Làng trẻ em SOS Việ Trì nhằm mang lại "sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình" cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi Hàng

triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như:

 Bố mẹ ly hôn

 Bạo lực gia đình

 Sự thiếu quan tâm của bố mẹ

 Không còn bố mẹ do chiến tranh hoặc thiên tai

 Bệnh tật - bao gồm cả sự tăng lên của AIDS

4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm

- Làng trẻ em SOS Việt Trì bao gồm 3 bộ phận: Trường mẫu giáo( trẻ mồcôi hòa nhập với cộng đồng và trẻ ngoài), bộ phận giáo dục: từ 4 đến 5người, bộ phận phụ

- Bộ phận chính của trung tâm bao gồm 15 gia đình , ở trong 15 khu căn hộkhác nhau, mỗi căn hộ có một mẹ nuôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sócsuốt cuộc đời, tình nguyện không xây dựng gia đình Trẻ được đưa đếntrung tâm không phân biệt tuổi tác, được trung tâm nuôi đến khi nào tựhòa nhập được với cộng đông, tự đi làm và được trung tâm hỗ trợ luongtrong vòng 3 năm đầu tiên ( bán tự lập-tự lâp)

- Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày diễn ra như các gia đình bình thường.(Các mẹ từ 7hđến 8h sáng đi chợ, 10h cơm nước…

- Làng trẻ SOS Việt Trì hoạt động theo 4 chủ thể: “Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng” Trong đó, nhân tố chính là các “bà

Trang 9

mẹ” - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng,

không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện đảmnhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặcbiệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học Mỗi

“bà mẹ” làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội Có 15 ngôi nhà hợp thành một "làng"

SOS Phương pháp tối ưu được áp dụng là tình cảm và trái tim của người

mẹ, chú trọng gia đình, lấy nền tảng tri thức, nghề nghiệp làm bước đệmcho trẻ hòa nhập cộng đồng

- Thiết kế: giữa ba ngôi nhà thì có một khu vườn riêng, tạo thành một xómnhỏ Đây cũng chính là đặc thù cộng đồng dân cư của người Châu Á

- Mối liên kết giữa các gia đình tạo thành cộng đồng làng, các gia đìnhtrong Làng cũng giống như những gia đình tự nhiên khác ( tôn trọng, thânthiết, mâu thuẫn…)

- Hôn nhân gia đình: Làng có 5em gái đã lập gia đình, 4em đã sinh con Khicác con em trong Làng lập gia đình đều có sự hỗ trợ của Làng, con emtrong Làng làm việc có dự án khả thi thì sẽ được hỗ trợ vốn để lập nghiệp

- Làng trẻ em SOS Việt Trì đón trẻ ở 4 tỉnh lân cận: Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Tuyên Quang, Yên Bái, thông thường ở tỉnh Phú Thọ (khoảng hơn100em, ba tỉnh khác thì dưới 100 em

+ Trẻ đi học ở trường ngoài xung quanh Làng Trường PTTH Hermann

có ba cấp thuộc Làng SOS, trẻ có thể đến học, không bắt buộc

+ Trường PT Hermann Gmeiner Việt Trì được thành lập năm 2000, làmột trong 10 trường trên toàn quốc do tổ chức làng trẻ em SOS Quốc tế tàitrợ và bảo trợ 100% nguồn vốn đầu tư và hoạt động Trường có đủ 03 cấphọc phổ thông gồm 24 lớp (từ lớp 01 - lớp 12) với tổng số 812 học sinh

Trang 10

+ Trẻ nam từ 14 tuổi trở lên phải tách ra ở riêng tại khu Lưu xá sinhviên để sinh hoạt và học tập.

+ Trẻ đi xa, ngày lễ, Tết được về thăm Làng, thăm Mẹ Trẻ trong Làngđược nghỉ ngày lễ, Tết được về thăm gia đình, thăm quê

- Tiêu chí chọn mẹ: + Không ràng buộc

+ Không có gia đình riêng

+ Có khu nghỉ hưu dành cho các bà mẹ nghỉ hưu suốt đời.+ Được hưởng hai chế độ: tiền lương và tiền ăn

- Các cán bộ giáo dục, nhân viên điện nước, lái xe… trong Làng có nhiệm

vụ hỗ trợ các mẹ nuôi trong việc sinh hoạt cũng như chăm sóc, nuôidưỡng các con Làng

- Nhân viên giáo dục : Làng tuyển các thầy cô giáo để tư vấn, theo dõi

quá trình học tập của trẻ, yêu trẻ, tham vấn cho các bà mẹ Mảng hoạtđộng nuôi dưỡng, giáo dục có trách nhiệm thăm nom, tư vấn, thammưu , đây cũng chính là nhiệm vụ chuyên môn trọng yếu

- Tổ chức ba kì sơ kết, đợt một( tháng 5, 6), hè ( tổ chức vui chơi giải trí,khen thưởng cho các em có thành tích), tháng 11( có các hoạt độngtham quan, du lịch, tổ chức cá giải thi đấu thể thao ) tuy nhiên nhữnghoạt động này không nhiều bởi nguồn tài chính và nhân lực của Làngcòn hạn chế

Trang 11

trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướngđến những cái tổng thể và mang tính hoà nhập.Thuyết hệ thống được áp dụng chocác hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thốngsinh học Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trườngcủa họ đang có những vấn đề, khó khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiệncác công việc trong cuộc sống Vì thế nhiệm vụ của công tác xã hội là:

 Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giảiquyết vấn đề

 Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực

 Giúp, chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực

 Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội

 Đưa ra sự trợ giúp thực tế

 Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hội

b, Phương pháp CTXH cá nhân

      -Định nghĩa: Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp để

giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần;chữa trị, phục hồi sự vận hành của các chức năng xã hội; giúp họ tự nhận thức vàgiải quyết các vấn đề xã hội bằng chính khả năng của mình.Trong quá trình làmviệc với thân chủ nhân viên CTXH vận dụng  những kỹ năng chuyên nghiệp củaCTXH như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham vấn, kỹ năng đánh giá vấn đề

c, Phương pháp CTXH với nhóm

      - Định Nghĩa: Phương pháp CTXH với nhóm là sự vạn dụng kỹ năng

mang tính chất chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội  yếu thếnhằm thay đổi nhận thưc, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xãhội của các thành viên trong nhóm

Tiến trình CTXH với nhóm cần phân biệt rõ nhóm xã hội  được xác địnhtrước và nhóm được thành lập có chủ định ( Nhập môn CTXH )

d, Phương pháp CTXH với cộng đồng:

      - Định nghĩa: Là phương pháp với một cộng đồng dân cư vốn có mối

quan hệ và nhu cầu chung, với sự trợ giúp từ bên ngoài nhàm từng bước tự nângcao năng lực, thay đổi hiện trạng , giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết của cộngđồng

Trang 12

e, Phương pháp CTXH với gia đình.

      Nhân viên CTXH áp dụng phương pháp trị liệu gia đình Khi làm việcvới một gia đình khác với làm việc với cá  nhân Vì làm việc với gia đình phải đốimặt với các cá nhân cùng sự nhận thức khác  nhau về vấn đề và những mục tiêuriêng của họ Đối với gia đình nhân viên CTXH phải hình thành mối quan hệ vớitừng thành viên  trong những buổi tiếp xúc ban đầu

 Nhân viên CTXH là người điều hành buổi nói chuyện nên cầnkhéo léo làm sao cho mọi người ai cũng được trình bày ý kiến của mình, aicũng phải nghe ý kiến của người khác khi họ nói

 Nhân viên CTXH cần duy trì sự trung lâp Lắng nghe ý kiếncủa tất cả các ý kiến sau đó phân tích tổng hợp và gợi mở 1 phương hướngchung cho gia đình

2,Hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có khi làm dịch vụ này:

      Nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng và phuơng pháp chuyên ngànhkết hợp với nhóm đa thành viên để giúp đỡ thân chủ trong việc vận động thân chủtham gia quá trình điều trị, duy trì quá trình điều trị và tái phục hồi các chức năng

xã hội Đặc biệt là trong quá trình trợ giúp nhóm trẻ tại Làng trẻ SOS Nhân viên CTXH có những vai trò sau đây :

 Trước hết là sự chia sẻ, cảm thông với những những mặc cảm

tự ti, những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của thân chủ, thiết lập mốiquan hệ tốt đẹp với thân chủ

 Tham vấn cho thân chủ thấy được ý nghĩa của việc tham giaquá trình điều trị cũng như những lợi ích hay nguồn lực hỗ trợ cho thân chủtrong khi điều trị

 Cung cấp thông tin về cơ sở, vai trò và trách nhiệm của nhânviên CTXH và các nhân viên khác trong cơ sở; phương pháp cũng như kếhoạch điều trị cho than chủ, yêu cầu, nguyên tắc của việc điều trị ( tuỳthuộc vào tình trạng bệnh của thân chủ )

 Khi thân chủ tự quyết định tham gia quá trình điều trị tại cơ

sở, nhân viên CTXH và nhóm đa thành viên cùng thân chủ lên kế hoạchđiều trị cụ thể

 Giúp thân chủ duy trì quá trình điều trị

Trang 13

 Nhân viên CTXH đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyêntruyền cho cộng đồng., giúp thân chủ tự tin, nâng cao năng lực tự giúp chothân chủ để họ có khả năng hòa nhập cộng đồng.

3, Nguồn thông tin:

Các thông tin trên đây là do tôi đã thu thập được qua các nguồn sau :

+ Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì

+ Dựa trên quá trình thực tập tại trung tâm : Tôi được cung cấp thông tin qua các buổi giới thiệu tổng kết của trung tâm

+ Những thông tin trên còn dựa trên quá trình tiếp xúc và phỏng vấn cán bộ trung tâm, các mẹ nuôi và các em

III, Đánh giá, kết luận:

a, Đánh giá:

Khi đến trung tâm “ Làng SOS Việt Trì “,tôi nhận thấy rằng đây là một nơi rấtsạch đẹp và quy mô khoa học Đồng thời đây cũng là một môi trường thuận lợi vềmọi mặt để cho sinh viên chúng tôi thực tập.Được sự giúp đỡ tận tình của nhânviên trung tâm, các mẹ nuôi của các khu nhà nên chúng tôi có thể dễ dàng hòanhập, để giao lưu, học tập kinh nghiệm làm việc với trẻ em

Ngoài ra chúng tôi còn được tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng thực hành nhữngkiến thức đã được học vào trong thực tiễn.Qua việc tham gia vào các hoạt độngcủa trung tâm, được tiếp xúc trực tiếp với trẻ chúng tôi thêm hiểu về những tâm tư,nguyện vọng của các em

Đội ngũ nhân viên của trung tâm và các mẹ nuôi, qua quá trình tiếp xúc tôi nhậnthấy rằng, họ là những người giàu tình cảm, có tâm và rất nhiệt huyết với các em.Tuy nhiên mọi người ở đây vẫn chưa thực sự được trang bị đầy đủ về những kĩnăng CTXH chuyên nghiệp, nên đôi khi chúng tôi còn gặp khó khăn trong cáchbày tỏ về quan điểm và tính nhất quán về phương pháp.Các em ở đây tuy được đápứng đầy đủ về những nhu cầu cơ bản, tuy nhiên lại chưa được trang bị một cách

Trang 14

cân bằng các kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập, vì thế rất cần đến sự quan tâm vàgiúp đỡ của các nhân viên CTXH. 

b, Kết luận:

Qua tìm hiểu về các thông tin trên các báo, internet và được trao đổi trựctiếp với ban giám đốc trung tâm làng trẻ SOS Việt Trì : Tôi nhận thấy rằng hệthống làng trẻ ở nước ta còn chưa đc phân bố đều ở các tỉnh và thành phố, hiệnnay mới chỉ có 14 tỉnh có làng trẻ SOS, vì thế vẫn chưa thể giải quyết đc nhu cầu

từ thực tiễn Đây là một hạn chế, hy vọng trong tương lai không xa nước ta sẽ cócác dịch vụ tham vấn, chăm sóc một cách chuyên nghiệp hơn Cần tổ chức cáchoạt động các nhóm tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi người.Hơn nữa cần

bổ sung thêm những nhân viên CTXH được đào tạo chuyên sâu để hỗ trợ thêmcho các trẻ em trong làng về các kĩ năng sống cũng như tham vấn về tâm lý, để các

em phát triển một cách tốt nhất

Phần II   Các hoạt   động thực hiện trong quá   trình thực tập :

I.Giới thiệu khái quát về   quá   trình hoạt   động   :

 Mục đích, mục tiêu:

Trong đợt thực hành này, nhóm sinh viên chúng tôi sẽ được vận dụng lý thuyết và

kỹ năng thực hành công tác xã hội với một nhóm đối tượng yếu thế : đó là nhómtrẻ em mồ côi

- Chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp công tác xã hội để giúp đỡ

hỗ trợ những cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội, mà cụ thể là nhóm trẻ

em mồ côi

- Đồng thời tiến hành can thiệp và giúp đỡ những trẻ em gặp vấn đềkhó khăn trong cuộc sống như chưa hòa đồng, chưa tự tin, những vấn đề mà các

em vẫn chưa giải quyết được Mang đến cho các em niềm vui và niềm hạnh phúc

và những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống

- Chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm giáo dục, chăm sóc trẻ từ cán bộ

và nhân viên trong trung tâm

Trang 15

- Chúng tôi được tiếp xúc và giao lưu với các mẹ, các em nhỏ và cán bộ,nhân viên trong trung tâm cùng với các bạn sinh viên các trường đại học, nhằmmang lại không khi vui vẻ , yêu đời, hòa nhập cuộc sống cho trẻ em trong trungtâm.

- Mục đích cuối cùng của chúng tôi là hoàn thành tốt đợt thực tập và thuđược những kết quả, những bài học kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành bàithực hành công tác xã hội một cách hiệu quả

Vai trò, trách nhiệm và các hoạt động đã thực hiện:

Trong quá trình thực tập,tôi cũng như các thành viên khác trong nhóm sinh viên đều cóchung một vai trò và trách nhiệm cụ thể đó là : Giúp đỡ thân chủ giải quyết những vấnnạn mà thân chủ đang gặp phải( giúp các em trong nhóm hòa đồng với nhau hơn, tự tin,giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hàng ngày)

-Trách nhiệm của nhân viên xã hội trong trợ giúp đối tượng, đặc biệt là trẻ em là phảihết sức chuyên tâm, mang tính công bằng cao, có sự thấu cảm với nhóm thân chủ Cầnphải góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn mà nhóm đối tượng đang vấpphải, kết nối những nguồn lực bên ngoài đến với các em, làm sao để các em có khảnăng phát triển tốt nhất về năng lực của chính bản thân mình, cũng như khả năng hòađồng, tự tin và tăng cường năng lực giúp đỡ tương trợ lẫn nhau

-Hoạt động: sau đây là bảng hoạt động mà tôi và nhóm sinh viên đã thực hiện :

Thời

Trang 16

- Thu thập thông tin

- Thăm quan làng trẻ

và quan sát những em nhỏ trong trung tâm, tìm hiểu về các nhóm đối tượng trong trung tâm

-Gặp gỡ cán bộ giáo dục trong trung tâm để

có được những tài liệu

để xúc tiến thành lập nhóm

- Gặp gỡ mẹ nhà A1 đểthảo luận và tìm hiểu thêm về đối tượng

- Thành lập nhóm đối tượng

- Phỏng vấn sâu để hiểu rõ nhu cầu của từng em

- Thảo luận nhóm để thấy được cách nhìn của thân chủ với vần đề

- Vẽ tranh để tìm hiểu

mơ ước

- Phỏng vấn sâu mẹ

- Đã thành lập được nhóm đối tưọng và đưa ra đựoc quy chế cho nhóm., bầu ra nhóm trưỏng và đưa ra mục đích hoat động, mục tiêu, kế hoạch cho nhóm

- Tìm hiểu được nhu cầu của nhóm

- Tìm hiểu rõ được nhu cầu của nhóm đối tượng từ đó làm

cơ sở cho những hoạt động tiếp theo

Trang 17

nuôi =.> đặc điểm tínhcách của mỗi em, những mặt mạnh và những mặt chưa mạnh của các em,tìm kiếm sựgiúp đỡ và tạo điều kiện về nơi sinh hoạt nhóm, phổ biến qua cho mẹ nuôi vè kế hoạch hoạt dộng của nhóm

24/8 -Hướng cho thân

vụ và đối tượng

- Chơi trò chơi tương tác=> tìm ra mục đích trò chơi

- Thảo luận nhóm về những chủ đề liên quantới sự tương trợ , đưa ranhững câu hỏi mở để các em bộc lộ những suy nghĩ của mình =>

đặc điểm tính cách của mỗi em, cách nhận thức về sự trợ giúp lẫn nhau của mỗi thành viên

- Trong các hoạt động lồng ghép để các thành viên nhóm thực hiện theo đứng nội quy=>

- Thành viên trong nhóm hiểu

rõ về sự trợ giúp lẫn nhau và hình thành đựợc ý thức tự tương trợ giữa các thành viên nhóm

- Thấy được ý nghĩa của sự tương tác giữa các thàn viên trong nhóm

Trang 18

nhắc lại nội quy.

- Cùng nhau vẽ bức tranh về phong cảnh thiên nhiên và khu nhà của mình

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên , cả nhóm cùng thảo luận

để thống nhất những ý tưởng và thể hiện những ý tưởng đó lên

=> thấy được sự tương tác những mâu thuẫn nảy sinh và cách giải quyết mâu thuẫn của các thàh viên=> sự tiến

bộ của các thành viên trong cả nhóm và nâng cao tính trợ giúp lẫn nhau

- Nói chuyện , thảo luận với mẹ nuôi về sự thay đổi của các em=>

thấy được những tác động của kế haọch trợ giup đối với thân chủ=> có những hướng

đi phù hợp

- Cùng các em sinh hoạt tập thể , mỗi em sẽ

- Các thành viên nhóm đã cùng hoàn thàh bức trah về phong cảnh, bức tranh thể hiện cuộc sống của các em và tình cảm của các em dành cho

mẹ và cho các thành viên trong gia đình

- Các thành viên trong nhóm

đã có những thay đổi đáng kể trong suốt quá trình trợ giúp

- Các thành viên đã tự tin bộc

lộ bản thân nhờ sự động viên, chia sẻ và cổ động của cá thành viên khác trong nhóm

- Cả nhóm đã cùng thảo luận

và đưa ra một tiết mục văn nghệ để biểu diễn tối 26/8

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w