1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng

59 3,7K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 624,34 KB

Nội dung

PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.Tên cơ sở thực tập Phòng Lao Động thương binh xã hội huyện An Lão. Địa chỉ: Tại trụ sở UBND huyện An Lão số 17 đường Nguyễn Văn Trỗi Thị Trấn An Lão. Điện thoại số: 0313.911.134;

Trang 1

PHÒNG LĐTB&XH HUYỆN AN LÃO

BP

NGƯỜI CÓ CÔNG

BP BẢO TRỢ XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BP LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM BP BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI BP PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.Tên cơ sở thực tập

Phòng Lao Động thương binh xã hội huyện An Lão

Địa chỉ: Tại trụ sở UBND huyện An Lão số 17 đường Nguyễn Văn Trỗi

Thị Trấn An Lão Điện thoại số: 0313.911.134;

2 Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập

Các bộ phận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện An Lão

gồm 5 bộ phận:

Sơ đồ các bộ phận

Cơ cấu tổ chức và biên chế

Tổng biên chế của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện có 9

biên chế và 2 hợp đồng có thời hạn

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học11/11 đ/c

Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị 7/11 đ/c

Trong đó: Lãnh đạo phòng:

- Bùi Văn Lạc: Trưởng phòng: Chỉ đạo chung

- Nguyễn Thị Kim Loan: Phó trưởng phòng: Phụ trách bộ phận Bảo trợ

xã hội, giảm nghèo

- Nguyễn Thị Thơ: Phó trưởng phòng: Phụ trách bộ phận: Bảo vệ chăm

sóc trẻ em và bình đẳng giới

Công chức, lao động hợp đồng (06 biên chế +02 hợp đồng)

* Bộ phận thực hiện chính sách người có công với Cách Mạng (02 người)

Trang 2

- Nguyễn Thị Thu Kiên

* Bộ phận Kế toán - Tài vụ (01 người)

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thựchiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội;thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dâncấp huyện và theo quy định của pháp luật

Trang 3

- Công tác chi trả trợ cấp ưu đãi

- Thăm hỏi tặng quà lễ tết

- Phúng viếng các Liệt sĩ

- Ưu đãi học sinh, sinh viên

- Bảo hiểm người có công

- Công tác khen thưởng kháng chiến

- Chế độ đối với người có huân huy chương

b) Phối hợp với các ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổchức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”

c) Quy định việc quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ;e) Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộliệt sĩ theo thẩm quyền

3.2.2 Lĩnh vực Bảo trợ xã hội, giảm nghèo.

Trang 4

d) Trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng Bảo trợ xã hội

đ) Bảo hiểm y tế người nghèo, Bảo hiểm y tế đối tượng Bảo trợ xã hộie) Hướng dẫn các phường thực hiện các cuộc điều tra mức sống hộ dân cư,điều tra hộ nghèo…

3.2.3 Lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

* Các nhiệm vụ:

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ,chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn;

b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội

và các tổ chức thực hiện Chương trình hành động Quốc gia với trẻ em; Chươngtrình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và cácchương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam

c) Quét vét lang thang; Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em

d) Các phong trào thi đua xây dựng phường lành mạnh không có tệ nạn

ma túy mại dâm

3.2.5 Về lĩnh vực lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động;

* Các nhiệm vụ

a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp lật về chính sách việc làm,chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyếnkhích tạo việc làm mới

Trang 5

b) Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền; Quản lý

sử dụng quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

c) Thực hiện các dự án dạy nghề theo chương trình phổ cập nghề, đào tạonghề cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Sở Lao động thương binh và xãhội phân bổ

d) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể,

kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấplao động và đình công;

đ) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương, tiền côngđối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhànước; chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộluật Lao động;

e) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động,điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độlàm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động;

Trang 6

PHẦN 2 NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ

HẢI PHÒNG

1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” thông điệp yêu thương mà mỗichúng ta chắc hẳn đã từng được nghe, đó là lời bài hát và cũng là lời khẳng địnhtầm quan trọng của trẻ em đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của toànnhân loại

Ở Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Không phải mọithay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực

và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư rathành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm Hệ quả của sự giatăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng

di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏrơi, quên lãng, bị lạm dụng và bị bóc lột ngày càng cao

Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn

Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ước tính năm 2007 có hơn 2,5 triệu trẻ emsống trong “các hoàn cảnh đặc biệt,” chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ

em gái ở Việt Nam Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết tật; 300.000 trẻ bịảnh hưởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm HIV; 168.000 trẻ mồ côi

và trẻ không được cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ lao động; hơn 13.000 trẻ

em đường phố; 20.000 trẻ sống trong các trung tâm xã hội; 3.800 trẻ sử dụng

ma túy; và ít nhất 850 trẻ bị lạm dụng tình dục Các vấn đề như khai thác tìnhdục trẻ em vì mục đích thương mại và buôn bán trẻ em cũng ở mức độnghiêm trọng song chưa có số liệu cụ thể do không có nguồn số liệu đáng tincậy

Trang 7

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng

và nhà nước ta và được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm

Trẻ em là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong

số những em được sinh ra gặp phải hoàn cảnh khó khăn nên việc quan tâm chămsóc đến nhóm đối tượng này cần được quan tâm sâu sát hơn, bởi vì:

Về bản thân các em: Là đối tượng trẻ em bị thiệt thòi so với trẻ em đồngtrang lứa, thường là các em không được đến trường, không được tham gia vàocác hoạt động văn hóa văn nghệ , thể dục thể thao,… ít có cơ hội tiếp cận vớicác dịch vụ hỗ trợ, khó khăn thiếu thốn rất nhiều

Về luật pháp: Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử và quyền đượcđối xử nhân đạo (Đã được ghi cụ thể trong Một số điều của công ước Quốc tế vềquyền trẻ em, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và các văn bản dưới luật)

Về phát triển: Chăm sóc phục hồi, hòa nhập, động viên tinh thần, tạo điềukiện phát triển có ích cho bản thân và toàn xã hội

Nếu công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khănkhông được trú trọng thì sẽ có rất nhiều những mảnh đời non nớt bị mất đi cơhội phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của các em, tác động xấuđến sự phát triển bền vững của đất nước, xã hội không ổn định và hàng nghìn hệlụy khác kéo theo đó Nhận thấy tầm ý nghĩa to lớn của công tác chăm sóc thế

hệ trẻ mà nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi xin nghiên

cứu sâu về đề tài: “Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão thành phố Hải Phòng”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em có HCĐBKK trênđịa bàn huyện Đưa ra các giải pháp can thiệp, phương hướng giải quyết vấn đềdưới góc độ kiến thức ngành Công tác xã hội của NV CTXH nhằm giúp trẻ em

có HCĐBKK giải quyết vấn đề một cách triệt để của mình, hướng đến một cuộcsống tốt đẹp hơn

Trang 8

- Thông qua nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tại cơ sở thấyđược nhu cầu cần thiết của các em, những thiếu hụt về vật chất tinh thần để từ

đó có các hỗ trợ và giúp đỡ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất

- Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng đất nước và toàn xã hộilàm cho mọi người thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong côngtác BVCSTE nhất là trẻ em có HCĐBKK

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn tại huyện An Lão

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Trẻ em có HCĐNKK huyện An Lão thành phố Hải Phòng

- Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện An Lão, bộ phận BVCStrẻ em và bình đẳng giới

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệchăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão Hải Phòng

-Nghiên cứu thực trạng bảo vệ chăm sóc trẻ em có HCĐBKK tại huyện

An Lão Hải Phòng

-Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằmnâng cao chất lượng các giải pháp bảo vệ, chăm sóc TECHCĐBKK trên địa bànhuyện An Lão

5 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiêncứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

5.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Tìm kiếm tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài trên mọi phương tiệnthông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, Internet, thu thập thông tin từ địa

Trang 9

phương nghiên cứu, các tài liệu về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, các văn bảnluật có lien quan đến đề tài nghiên cứu …tạo cơ sở lý luận cho đề tài.

5.1.2 Phương pháp phân tích tài liệu

Sau khi thu thập tài liệu tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu.Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu thu thập được những thông tin cầnthiết về đối tương nghiên cứu Phân tích để thấy rõ hơn thông tin về trẻ em cóHCĐBKK tại huyện An Lão cũng như công tác BVCS nhóm trẻ này

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật quan sáthiện tượng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giảthuyết kiểm chứng giả thuyết, đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụthể có tính khoa học cao Đây là phương pháp hỗ trợ nhằm thu thập thông tin vềthực trạng công tác BVCS trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện AnLão

5.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Người điều tra có buổi phỏng vấn, nói chuyện thu thập thông tin, lấy ýkiến từ chính đối tượng nghiên cứu, qua đó có ghi chép lại được những phảnánh, tâm tư nguyện vọng; từ đó có thông tin thực tế là tài liệu quan trọng và tạo

sự tin cậy hơn cho đề tài nghiên cứu

5.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Sau khi đã có được thông tin tài liệu, người điều tra sử dụng các khiếnthức toán học tính toán so sánh tổng hợp số liệu một cách chính xác nhất

5.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Người điều tra đã lấy ý kiến từ các bác, các cô trưởng phó phòng Laođộng thương binh xã hội huyện An Lão, cán bộ chính sách xã, Đây là nhữnglãnh đạo làm việc nhiều năm ở phòng, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thơ phótrưởng phòng phụ trách mảng trẻ em, là người có kiến thức chuyên môn và thực

Trang 10

tế vững vàng về công tác BVCSTE Qua đó, lấy ý kiến thực tế tham khảo phục

vụ tốt cho công tác nghiên cứu đề tài

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ,

CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

TẠI HUYỆN AN LÃO 1.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ

em

Trẻ em luôn luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quantâm, chăm sóc Điều này đực qui định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em quy định các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, cơquan nhà nước, nhà trường trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em:

- Giáo dục thiếu niên nhi đồng là một sự nghiệp cách mạng, làm tốt côngtác giáo dục thiếu niên nhi đồng là một biểu hiện tính hơn hẳn của chế độ ta.(Chỉ thị 197 - CT/TW 19/03/1960 của Bí thư Trung ương Đảng về công tácthiếu niên nhi đồng

- Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, làngười kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục

- Sự chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhànước, các đoàn thể, nhân dân, mọi công dân và mỗi gia đình.(Trích Chỉ thị số 38

- CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cương côngtác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em )

- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là sự nghiệp cách mạng

- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với chiến lược con người

- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý củaNhà nước

- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội

- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là khoa học và nghệ thuật

Trang 12

1.1.1 Đường lối của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em qua các thời kỳ.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em còn được thể hiệnqua các thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử đất nước sao cho phù hợp với sự pháttriển của xã hội:

- Giai đoạn từ 1945 - 1960: Chăm lo sức khỏe, học tập, giáo dục đạo đứccách mạng (yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu Bác Hồ) chăm lo sáchbáo cho thiếu nhi, chăm lo cho trẻ em bị lưu lạc vì chiến tranh

- Giai đoạn từ 1961 - 1979: Chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em:

+ Giáo dục cho các em phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân

+ Quan tâm việc học tập của các em

+ Chú trọng bồi dưỡng sức khỏe cho các em

+ Quan tâm việc tổ chức vui chơi cho các em

+ Rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy

- Giai đoạn từ 1980 - 1989: Đòi hỏi gia đình, xã hội có nhiệm vụ bảo vệ,chăm sóc trẻ em theo pháp quyền và bổn phận của trẻ em , đó là:

+ Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Quyền được bảo vệ , chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh

+ Quyền và nghĩa vụ học hết Phổ thông trung học cơ sở

+ Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh

+ Con thương binh, liệt sĩ, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được xãhội quan tâm chăm sóc

+ Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều được tôn trọng nhân phẩm, nghiêm cấmngược đãi , hành hạ xâm phạm nhân phẩm trẻ em

+ Trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường và xã hội

- Từ năm 1990 đến nay: Chăm sóc bảo vệ được thực hiện toàn diện, hàihòa theo công ước Quốc tế về quyền trẻ em, theo cam kết toàn cầu và khu vực.Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay và xu thế hội nhập Quốc tế tăng cường sự quản

Trang 13

lý và hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, huy động sự tham gia rộng rãi củatoàn xã hội, gia đình và trẻ em.

+ Mục tiêu cơ bản của của chăm sóc , bảo vệ là đảm bảo cho những ai cótrách nhiệm chăm sóc bảo vệ trẻ em đều giác ngộ được trách nhiệm và hoànthành được trách nhiệm đó

+ Với đòi hỏi về đạo lý và pháp luật, việc bảo vệ trẻ em là đối với mọingười mọi tầng lớp xã hội với mọi khả năng khác nhau Nó đòi hỏi mọi người từlãnh đạo cao nhất của Nhà nước đến mọi tầng lớp xã hội, gia đình và chính bảnthân trẻ em, các trách nhiệm này có thể được quy định trong các văn kiện phápluật của một quốc gia, nó cũng được thể hiện ở sự lựa chọn thực hiện mỗi nướctrong đó có phân bổ thực hiện trách nhiệm này

*Những quan điểm của Đảng và Nhà nước còn thể hiện rõ nhất trong cácQuyết định, Nghị định, Thông tư như sau:

- Quyết định số 23/2001/QĐ TTg ngày 26/02/2001 của Thủ tướng ChínhPhủ về việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Namtrong giai đoạn 2001 -2010, với mục tiêu tổng quát là: Tạo điều kiện tốt nhấtnhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn,đẩy lùi các nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục, xây dựng môi trường lành mạnh,

an toàn, để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và pháttriển toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn Mục tiêu tổng quát và mụctiêu cụ thể hóa trong các chương trình hành động quốc gia nêu trên đã được cụthể hóa trong các nội dung của Quyết định 19/2004/QĐ TTg ngày12/02/2004/NĐ-CP

- Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/01/2004 của Chính phủ về chínhsách cứu trợ xã hội Trong đó quy định về trẻ em lang thang, mồ côi, mất nguồnnuôi dưỡng được trợ cấp thường xuyên

- Theo Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia

Trang 14

đình liệt sĩ, thương binh, người có công giúp đỡ cách mạng, trẻ em mồ côi là conliệt sĩ, được hưởng trợ cấp 72.000/ tháng, 240.000 (cả cha mẹ).

- Theo Nghị định 12/CP ngày 27/08/1994 ban hành điều lệ bảo hiểm, trẻ

em dưới 18 tuổi là con những người đóng bảo hiểm xã hội bị chết được hưởngtrợ cấp hằng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu 84.000 trường hợp mất cả bốlẫn mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng thì được hưởng 70% mức lương tối thiểu(147.000)

Đi đôi với việc thực thi các Quyết định, Nghị định, Đảng ta luôn có những

dự án, chương trình công tác chăm sóc nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt khó khăn trở về với cộng đồng Đảng và Nhà nước ta không ngừng đưa

ra và hoàn thiện bộ luật liên quan về thực hiện quyền trẻ em

Đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn đượcthể hiện trong hiến pháp và pháp luật về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em.Hiến pháp xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của công dân ViệtNam, các quyền con người, trong đó có quyền trẻ em Quyền trẻ em trong Hiếnpháp 1992 đã trở thành một chế định pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ, chặt chẽ, đặttrong khuôn khổ, mối quan hệ trực tiếp với chế định lập hiến của các hiến pháptrước đây, trên cơ sở cam kết của Nhà nước thực hện Công ước Lên Hợp Quốc

về quyền trẻ em và phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam trong giai đoạnmới

1.1.2 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Việt nam

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần thứ 2 được Quốc hội khóa

XI kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/05/2004 gồn 5 chương, 60 điều quy định cácquyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhànước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc đảm bảo thực hiện cácquyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong công ước liên hiệp quốc vềquyền trẻ em

Các nguyên tắc: Mọi trẻ em không phân biệt đều được bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và

Trang 15

công dân tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em Mọi hành vi xâm hại trẻ

Luật dành một chương riêng một chương (chương IV) về bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: Trẻ em mồ côikhông nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạnnhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em phải làm việc xa giađình, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em

- Kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc khó khăn của trẻ em

- Kiên trì trợ giúp phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàncảnh đặc biệt khó khăn

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ trước bộn

bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên “những tiểu quốc dâncủa một nước độc lập” Người cho rằng: Con trẻ ở Việt Nam, con trẻ ViệtNam ở Pháp, con trẻ Pháp đều được Người quan tâm với tình cảm sẵn có,khát khao hoà bình Sự ân cần ấy trở thành ứng xử tất yếu của Hồ Chí Minhtrong mọi tình huống Ở Hồ Chí Minh, chính trị trước hết là nhân văn, nhânvăn trước hết là yêu thương con trẻ

Trang 16

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,

Hồ Chí Minh dành cho trẻ thơ tình cảm và sự quan tâm đặc biệt Các cháutham gia đánh giặc cũng như các cháu tham gia lao động, sản xuất, làm côngtác hậu phương giỏi đều nhận được thư khen ngợi, thăm hỏi kịp thời củaNgười Mỗi dịp khai trường, mỗi độ trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, HồChí Minh đều hoà chung niềm vui với trẻ em, động viên ông bà, cha mẹ, thầy

cô giáo, các anh chị phụ trách và toàn xã hội dành cho lớp măng non của đấtnước nguồn tình cảm và vật chất thiết thực nhất Hàng trăm bức thư, bài báo,bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu

Hồ Chí Minh luôn xem trẻ em là vốn quý, là trung tâm của mọi sự pháttriển kinh tế - xã hội Người luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ vàgiáo dục các thế hệ con người đặc biệt là trẻ em “ Con người là cái vốn quý nhất

mà thiếu niên nhi đồng lại là vốn quý nhất trong cái vốn quý đó” (Hồ Chí MinhToàn tập, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản lần 2, HN 1996) Người luôn coitrọng lợi ích về bảo vệ, chăm sóc trẻ em “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”;

Thiếu niên nhi đồng là chủ tương lai đất nước Vì vậy : “Bồi dưỡng thế hệcách mạng cho cuộc đời sau là điều rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc HồChí Minh) “ Các em thiếu niên nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng xã hộichủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản sau này, quan tâm đến thiếu niên nhi đồng làquan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới” “ Trẻ em như búptrên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến trẻ em, Người thường nói: “Trẻ em là cái mầm, cái búp của dân tộc Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dụctốt thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập” Trong di chúc, Người nhắc nhởchúng ta: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng

và rất cần thiết” Suốt đời Bác đã dành tình cảm thương yêu nhất của mình chotrẻ em Người luôn quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ em - mầm xanh của dân tộc

Trang 17

Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ emluôn được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt Cho dù ở vào những giaiđoạn gay cấn nhất của cách mạng, cho dù bận trăm công, nghìn việc, quan tâmđến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công việcBác thường làm, được Bác coi là quan trọng và luôn thường trực trong suynghĩ, việc làm của Người Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em được thể hiệntrong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa họccủa Hồ Chí Minh.

1.3 Truyền thống của dân tộc ta về bảo vệ chăm sóc trẻ em

Đất nước Việt nam luôn tự hào với các giá trị truyền thống tốt đẹp đượchun đúc qua bề dày lịch sử Từ bao đời nay, chăm lo cho trẻ nhỏ luôn được mọingười ý thức sâu sắc và nó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm bảo vệ, duy trì nòigiống tương lai Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với lờidạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người” dân tộc ta luôn luôn có tinh thần “ Dành mọi ưu tiên cho trẻ em”.Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con trẻ

Xuất phát từ lòng yêu thương giống nòi dân tộc ta luôn luôn quan tâm đặcbiệt đến chăm sóc , bảo vệ giáo dục trẻ em, luôn ủng hộ các phong trào vì trẻ

em, giữ gìn thuần phong mỹ tục để không ảnh hưởng đến sự phát triển lànhmạnh của trẻ em Hằng năm, trong nước có những ngày kỷ niệm truyền thốngtốt đẹp dành cho trẻ em như : Ngày gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế thiếu nhi1-6, tháng hành động vì trẻ em, tết trung thu Trong cuộc sống hằng ngày luôncoi trọng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” Nhằm kế tục và pháthuy giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc của cha ông đi trước

1.4 Các công ước Quốc tế về quyền trẻ

1.4.1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em CRC

Năm 1989 Công ước quốc tế vế các quyền trẻ em (viết tắt CRC) được ĐạiHội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua với 150 nước phê chuẩn, đến nay đã có

Trang 18

192/197 nước tham gia và phê chuẩn, CRC đã thể hiện toàn diện và đầy đủ cácquyền; Dân sự , kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mang tính toàn cầu

* Các nguyên tắc chính trong CRC:

- Không phân biệt đối xử

- Lợi ích tốt nhất của trẻ em

- Quyền sống còn và phát triển

- Tôn trọng ý kiến của trẻ em

* Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong CRC

- Các quyền được sống, tồn tại và sống khỏe mạnh

- Các quyền được phát triển

- Các quyền được bảo vệ khỏi bị tất cả các hình thức lạm dụng, bị xaonhãng, bóc lột

- Các quyền được phát biểu ý kiến, được tham gia

1.4.2 Công ước138

Quy định về độ tuổi tối thiểu : “ Mỗi thành viên phê chuẩn công ước nàyphải nêu rõ, trong bản tuyên ngôn gửi kèm theo văn bản phê chuẩn, một tuổi tốithiểu được nhận vào làm việc hoặc lao động trong lãnh thổ của mình và trongcác phương tiện giao thông được đăng kiểm trong lãnh thổ của mình khôngmột ai ở dưới độ tuổi đó sẽ được nhận vào làm việc hoặc lao động trong bất kỳnghề nào” Ngoài ra có các quy định về tuổi tối thiểu cao hơn với công việc độchại, tuổi tối thiểu thấp hơn đối với công việc nhẹ nhàng

1.4.3 Công ước 182

Đưa ra các tiêu chuẩn Quốc tế về xóa bỏ các lao động trẻ em tồi tệ nhất,bao gồm 4 nhóm chính:

- Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ

em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc

- Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất cácsản phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm

Trang 19

- Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động bất hợp pháp, đặc biệtvào mục đích sản xuất và vận chuyển ma túy được nêu tại các hiệp định có liênquan.

- Công việc mà tính chất hoặc các hoàn cảnh trong đó được tiến hành cóthể có hại cho sức khỏe, an toàn và phẩm hạnh trẻ em

1.5 Các lý thuyết có liên quan

1.5.1 Lý thuyết hành vi con người và môi trường.

Theo Chủ Nghĩa Mác- Lênin, trong tính thực tiễn thì con người là tổnghòa các mối quan hệ xã hội Khi sinh ra thì con người đó được xã hội hóa thôngqua các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên Và

ở mỗi một môi trường, mỗi hoàn cảnh nhất định thì tính cách của con người, tâm

lý của con người đều chịu ảnh hưởng của môi trường đó chi phối Ví dụ conngười được sống trong môi trường gia đình được sự giáo dục chu đáo của cha

mẹ thì con người đó chịu ảnh hưởng nhiều của nếp sống, suy nghĩ của môitrường gia đình đó Lý thuyết này cho phép chúng ta áp dụng trong quá trìnhnghiên cứu đó là: Khi nghiên cứu về vấn đề của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn sống ở môi trường ở môi trường là một huyện còn nhiều khó khăn nhưhuyện An Lão thì chúng ta phải nhận ra rằng môi trường sống ở đây có ảnhhưởng đến tâm lý và sự hoàn thiện nhân cách của trẻ hay không? Và sự ảnhhưởng đó ra sao? Từ đó chúng ta so sánh trường hợp nếu trẻ sống ở môi trườngkhác thì tâm lý, nhân cách của trẻ có khác nhau hay không? Để từ đó thấy đượcmôi trường sống của trẻ cũng như tác động của nó tới sự hình thành phát triểnnhân cách trẻ

1.5.2 Lý thuyết phát triển bền vững.

Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên Hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiênnhiên là tổ chức đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững Đến năm 1987, kháiniệm này được Uỷ ban Thế Giới về Môi trường và phát triển khai triển và địnhnghĩa phát triển bền vững đã nêu rõ:

Trang 20

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tạinhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầucủa chính họ”.

Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là xã hội công bằng, cuộc sống anbình Sự phát triển bền vững cần đề phòng tai biến, không để có người sốngngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ Xã hội của một nước không thể pháttriển bền vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và

mở mang quốc gia Thế giới sẽ không có phát triển bền vững về mặt xã hội nếucuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đóinghèo, thiên tai,

Phát triển bền vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trườngsống hài hòa, công bằng và có an sinh xã hội Chính vì vậy mà áp dụng lý thuyếtnày vào đề tài nghiên cứu ta cần phải trợ giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn để các em có cơ hội phát triển và hòa nhập vào cuộc sống chung của toàn

xã hội Vì sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc, của toàn xã hội nênchúng ta phải chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng

1.6 Một số khái niện cơ bản của đề tài nghiêncứu

Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu về “Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão” có hiệu quả, trước hết cần hiểu

rõ một số khái niệm cơ bản sau:

1.6.1 Khái niệm trẻ em

Theo điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “ Trẻ em là người dưới

18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ có quy định tuổi thành niênsớm hơn”

Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định: “ Trẻ

em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”

Trong các bộ luật khác của Việt Nam quy định rõ thêm: Tuổi bầu cử củamọi công dân Việt Nam là từ 18 tuổi trở lên; tuổi kết hôn của nữ là 18 trở lên, có

Trang 21

nghĩ a là người dưới 18 tuổi còn là trẻ em hay người chưa thành niên, chưa cónăng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ như người thành niên Như vậy, trẻ emtrước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu trong cácCông ước Quốc tế về quyền con người mà “ không bị bất cứ một phân biệt đối

xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quanđiểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản dòng dõi, mối tương quankhác”

1.6.2 Khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Theo khoản 1, điều 3 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửađổi năm 2004) đã nêu: “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnhkhông bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiệncác quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình cộng đồng”

Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu rõ : “ Trẻ em

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tự;Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em khuyết tật, tàn tật; Trẻ em là nạn nhân chất độc da cam,hóa học; Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em phải làm việc nặng nhọc; Trẻ emlang thang; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em vi phạmpháp luật” Ngoài ra còn có nhiều ý kiến thống nhất là đề nghị bổ sung thêm 2nóm đối tượng trẻ em bị buôn bán và trẻ em bị bạo lực

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang là một vấn đề xã hội, nó xuấthiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể Sự khó khăn ở đâyđược hiểu theo nghĩa là nhóm trẻ em này gặp những trở ngại khó vượt qua đểthực hiện những quyền cơ bản của trẻ em so với trẻ em bình thường khác nếukhông có sự giúp đỡ của Nhà Nước, cộng đồng xã hộ, gia đình và người thân

1.6.3 Khái niệm chăm sóc trẻ em

Chăm sóc là các hoạt động nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu về vật chất

và tinh thần để đảm bảo sự phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa về nhâncách của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Chăm sóc chính là tạo ra môitrường pháp lý, hành chính thuận lợi để bảo vệ quyền của trẻ em và tạo điều

Trang 22

kiện cho các em hòa nhập công đồng, xã hội và phát triển toàn diện như nhữngtrẻ em bình thường khác.

1.6.4 Khái niệm Bảo vệ trẻ em

Bảo vệ trẻ em là những hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn không để trẻ em

bị sao nhãng bị lạm dụng, xâm hại và bị bóc lột, bạo lực cũng như hỗ trợ trẻ emrơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trẻ em cần được giúp đỡ, phục hồi pháttriển trong môi trường an toàn và lành mạnh ở hình thức đơn giản nhất Bảo vệtrẻ em là đảm bảo mọi quyền của trẻ em không bị xâm hại, nó bổ sung cho cácquyền khác đảm bảo cho trẻ em được ghi nhận những gì các em cần để tồn tại vàphát triển, đảm bảo quyền của trẻ em với sự an toàn chăm sóc và phát triển toàndiện

1.6.5 Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một lĩnh vực đặc thù trong hoạt động công tác

xã hội và áp dụng những giá trị, kiến thức và kỹ năng của nghề Công tác xã hội

để thực hiện và đảm bảo an toàn và bảo vệ cho trẻ em.Công tác xã hội chăm sóctrẻ em là việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội chuyên nghiệptrong lĩnh vực với gia đình, trẻ em và cộng đồng nhằm phòng ngừa trẻ em bị lạmdụng, xâm hại, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để phục hồi giúpcác em có điều kiện phát triển

1.6.6 Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trẻ em là lứa tuổi chưa thành niên, có đầy đủ những đặc diểm tâm lý pháttriển của lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cáchsống, cụ thể là sự nhận thức cố hữu về sau này Vì vậy,cần hiểu về tâm lý trẻ để

có thể có cách chăm sóc, giáo dục phù hợp, nhất là đối với nhóm trẻ em cóHCĐBKK, vì đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất Sau đây là một số đặc điểmtâm lý thường gặp của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

- Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày,không ham thích một hoạt động nào, không muốn tham gia vào bất cứ trò chơi

Trang 23

nào với các bạn vì sợ bị chê cười Lúc nào cũng ủ rũ, mệt mỏi, mất hết cả sinhlực.

- Ít tập trung và nhiều bứt rứt: Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tưtưởng, ánh mắt luôn nhìn về một phía, hay lảng tránh Đôi khi căng thẳng quá,trẻ trở nên bối rối, dằn vặt bản thân

- Hoài nghi, thiếu tin tưởng Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đãtừng bị người lớn đối xử thô bạo Tuy nhiên những trẻ mồ côi lại bám chặt lấyngười lớn như thể trẻ sợ sẽ bị bỏ rơi Có trẻ không dám đem lòng thương mến ai

Ở nhóm trẻ này, hầu hết các em đều không tin tưởng và hoài nghi người khác,ngay cả bản thâm mình đôi khi cũng hoài nghi; dẫn đến tâm lý cùng quẫn khôngmuốn đặt lòng tin vào ai, luôn lo sợ bị lùa dối, đe dọa

- Hung hăng và phá phách : Trẻ rất dễ trở lên hung hăng thô bạo, thíchđập phá khó kiểm soát được hành vi, hành động theo cảm tính

- Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu Với tâm lý mặc cảm, tự ti, khôngmuốn giao tiếp với bên ngoài, trẻ em có HCĐBKK rất dễ bị kích động, hay cáugắt, nóng nảy vô cớ, đôi khi có hành vi gây hấn

- Giận dữ và có ác cảm Sống trong môi trường khó khăn hơn, các emthường có ác cảm với những người xung quanh, trẻ cho rằng họ là người của thếgiới khác không giống mình và không thể hiểu được mình Nên khi có ai đó hỏi

về hoàn cảnh của em thì rất đễ nổi cáu, giận dữ, không trả lời hoặc có nhữnghành vi như: lườm, bỏ chạy,…

- Mặc cảm có tội và tự trách mình Trẻ hoài nghi về mình về cuộc sốngcủa mình, luôn mặc cảm thấy mình có lỗi, tự hỏi vì sao lại như vậy? Thấy mình

vô dụng suy sụp, hay nản trí, dằn vặt bản thân

- Không nói thật Vì trẻ em ước mơ một hoàn cảnh khác, né tránh những

đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn, cố ýnói dối để né tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc đểgây sự chú ý của người nghe Trẻ không phải lúc nào cũng nói thật về tâm trạng

Trang 24

của mình Trẻ có thể vì quá sợ hãi mà không xác định dược tâm trạng của mìnhhoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn hết sức phức tạp trẻ rất dễ bị kích động, để tiếp cận được với nhóm trẻnày phải hiểu về tâm lý các em thì việc trợ giúp mới có thể đạt kết quả cao Dùsống trong hoàn cảnh khó khăn hơn với các bạn đồng trang lứa thì trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn vẫn luôn có mong muốn và nguyện vọng ngày càngcao về tinh thần và vật chất và những nhu cầu về hoàn thiện chính mình để vươnlên cuộc sống Vì vậy việc thấu hiểu đầy đủ về mặt tâm lý của trẻ để một mặtkhuyến khích tâm lý tích cực và hạn chế tâm lý tiêu cực, giúp trẻ phát triển mộtcách toàn diện về cả nhân cách, đạo đức, thể lực và trí tuệ

Trang 25

+ Phía bắc giáp huyện An Dương,

+ Phía đông giáp quận Kiến An

+ Phía nam giáp huyện Tiên Lãng, đông nam giáp huyện Kiến Thụy, + Phía tây và tây bắc giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành tỉnh HảiDương

- An Lão là huyện có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị

- xã hội và quốc phòng - an ninh của thành phố Hải Phòng Qua nhiều lần thayđổi với những tên gọi khác nhau, huyện An Lão được tái lập ngày 8/8/1988.Ngày 05 tháng 4 năm 2007 Chính phủ ra Nghị định Số: 54/2007/NĐ-CP “Thànhlập thị trấn Trường Sơn thuộc huyện An Lão trên cơ sở toàn bộ diện tích tựnhiên và nhân khẩu dân số hiện có của xã Trường Sơn” Sau khi thành lập thịtrấn Trường Sơn: huyện An Lão có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thịtrấn An Lão và Trường Sơn và 15 xã: Bát Trang, Trường Thọ, Trường Thành,

An Tiến, Quang Hưng, Quang Trung, Quốc Tuấn, An Thắng, Tân Dân, TháiSơn, Tân Viên, Mỹ Đức,Chiến Thắng, An Thọ, An Thái

2.1.2 Kinh tế:

Huyện An Lão có vị trí quan trọng về KT-XH, quốc phòng, an ninh củathành phố và vùng Duyên hải Bắc Bộ, đầu mối giao thông nối các tỉnh TháiBình, Nam Định, Quảng Ninh và các huyện ngoại thành vào trung tâm thànhphố Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, huyện trở thành đô thị vệ tinh củathành phố

Trang 26

- Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng: 6 tháng đầu năm 2012 ước

thực hiện 35.052 triệu đồng, bằng 44,945 kế hoạch năm, tăng 3,48% so cùng kỳnăm trước, trong đó tháng 6 ước thực hiện 6.102 triệu đồng, đạt 7,82% kế hoạchnăm Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì nhịp độ ổn định,nhà máy bia Habeco Hà Nội công suất 15 triệu lít/năm đã bắt đầu đi vào sảnxuất; khởi công 02 tuyến đường trục 301, 306 Các mặt hàng công nghiệp chủyếu: may mặc, da giầy, gạch đất nung, vật liệu xây dựng, máy nông nghiệp…Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mây, tre đan, điêu khắc đá đang từng bướcphát triển

- Sản xuất nông nghiệp: Sản lượng lúa không ngừng tăng cao, ổn định

năng suất ước đạt; Cây rau màu và trồng cây cảnh được qui hoạch tập trung ở xã

An Thọ, Tân Viên có đầu ra tốt tạo thu nhập ổn định cho bà con

- Hoạt động thương mại - dịch vụ: Thị trường hàng hóa trên địa bàn huyện

6 tháng đầu năm có nhiều biến động, giá cả các mặt hàng tăng từ 10-40% (xăngdầu, than, điện…) Tổ chức thành công Hội chợ Thương mại - Ẩm thực tại Lễhội truyền thống Núi Voi, Hội chợ Thương mại An Lão Tăng cường kiểm tra,kiểm soát thị trường các mặt hàng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; xử lýnghiêm các vi phạm về đăng ký kinh doanh, hàng hoá kém chất lượng, hàng giả,hàng nhái và không rõ nguồn gốc xuất xứ Thực hiện việc niêm yết giá và bántheo giá niêm yết 6 tháng đầu năm 2011 đã tổ chức kiểm tra 89 vụ, xử lý hànhchính 54 vụ, thu phạt 46 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 200 chiếc mũ bảo hiểmkhông đúng quy định với tổng giá trị 08 triệu đồng

Trang 27

Bảng 1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 6 tháng

đầu năm 2013

năm 2013

Ước 6 tháng đầu năm 2013

% so với

kế hoạch

% so với cùng kỳ

Tăng trưởng GDP trên địa

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn:

Trong đó: - Nông lâm

KH nămThu ngân sách trên địa bàn

tăng so với KH TP giao:

từ 10% trởlên Đạt 87,78%

Trong đó thu tiền đấu giá

quĩ sử dụng đất:

20 tỷ đồngtrở lên

-Văn hóa:

Trang 28

Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thu đượcnhững thành tựu khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụchính trị của Đảng và Nhà nước Nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trungương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc” Kết quả của các công tác xây dựng gia đình, làng (thôn, ấp, bản, tổ dânphố ) văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, hoạtđộng tuyên truyền cổ động, sự khởi sắc của phong trào văn nghệ quần chúng ở

cơ sở đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân dân về vai tròcủa văn hóa trong sự nghiệp phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; tạo điềukiện cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triểnthuận lợi

-Giáo dục đào tạo:

+ Quy mô giáo dục không ngừng mở rộng và phát triển;

+ Cơ sở vật chất được đầu tư cải thiện đáp ứng nhu cầu dạy và học

-Y tế:

+ Có nhiều chương trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân Các dịch vụ y

tế được hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng

+ Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và pháttriển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; là năm thứ 4 liêntiếp có số trường hợp nhiễm HIV/AIDS giảm; thực hiện tốt công tác bảo vệ môitrường y tế; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm số vụ ngộ độc thực phẩmtại các bếp ăn tập thể; công tác truyền thông được đẩy mạnh trên các phươngtiện thông tin đại chúng; nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiếnlược, chương trình, kế hoạch liên quan y tế dự phòng đã được xây dựng và banhành, phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội

+ Có nhiều chính sách quan tâm hơn đến phúc lợi của người dân

2.1.3 Về công tác Dân số gia đình và trẻ em:

- An Lão với tổng dân số là: 139.216 nhân khẩu Trong những năm qua.Huyện An Lão đã phát động được chiến lược DSKHHGĐ đạt hiệu quả cao

Trang 29

- Các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồngNhân dân và được cụ thể hóa bằng các chính sách cụ thể của địa phương, đơn vị.Đây cũng là một trong các tiêu chí cứng để xét công nhận "Chi bộ trong sạch,chính quyền vững mạnh, khu dân cư tiên tiến, làng văn hóa và gia đình văn hoá,đơn vị văn hoá”.

- Năm 2012 ngân sách đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ở An Lão đượclãnh đạo chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm Nhiều địa phươngđầu tư kinh phí từ 5 triệu đến trên 20 triệu đồng cho chiến dịch

- Từ sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền các cấp, công tác dân số ở

An Lão có nhiều chuyển biến: Nhận thức của nhân dân trong huyện về quy môgia đình ít con đã có bước chuyển biến rõ rệt Đa số các cặp vợ chồng, đặc biệt

là các cặp vợ chồng trẻ chấp nhận quy mô gia đình có một hoặc hai con Nếunhư năm 2005 tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện là 16,08% đến năm 2010 con sốnày đã giảm xuống còn 11,86%

Cùng với sự phát triển Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, huyện đã thuđược những kết quả bước đầu rất quan trọng về lĩnh vực phát triển kinh tế xãhội Phúc lợi xã hội, y tế giáo dục, nước sạch… từng bước được đảm bảo và cảithiện Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em ngày càng được đảm bảotốt hơn Tuy vậy, trong sự phát triển của xã hội luôn tồn tại nhóm trẻ em yếu thế

do nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống trong các điều kiện đặc biệt khókhăn

2.2.Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

2.2.1 Thực trạng trẻ em có HCĐBKK ở Việt Nam

Trong những năm qua, công tác bảo vệ trẻ em đã được các cấp, các ngànhquan tâm hơn, khung luật pháp và chính sách trợ giúp trẻ em từng bước đượchoàn thiện và mở rộng Các hoạt động bảo vệ trẻ em bước đầu được triển khaithực hiện ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu các nguy cơ hỗ trợphục hồi, hòa nhập cho trẻ em bị tổn thương và hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên,kết quả thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đến năm 2010

Ngày đăng: 13/04/2014, 22:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Bùi Văn Huệ (chủ biên), Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
2. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên), 2008, Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sư Phạm Khác
3. Nguyễn Hải Hữu (chủ biên), 2002, Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chính sách và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Lao động xã hội Khác
4. UNICEF (2006), Cẩm nang làm việc với trẻ em, NXB Công ty cổ phần In Thừa Thiên Huế, Huế Khác
5. Báo cáo tổng kết công tác trẻ em năm 2011, 2012, 2013 phòng LĐTB&XH huyện An Lão Khác
6. Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chính sách kinh nghiệm và thực tiễn, NXB Lao Động – Xã Hội Khác
7. Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em sửa đổi năm 2004, NXB Chính trị Quốc Gia Khác
8.Tài liệu tập huấn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em (dành cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện) của bộ LĐTBXH năm 2012 Khác
9. Tài liệu tập huấn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Sở LĐTB&XH thành phố Hải Phòng Khác
10. Trang web: www.Baohaiphong.com.vn www.cpv.org.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 6 tháng  đầu năm 2013. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng
Bảng 1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 (Trang 28)
Bảng 2.Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện An  Lão năm 2013. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng
Bảng 2. Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện An Lão năm 2013 (Trang 32)
Bảng 3. Biểu thu thập chỉ số theo dừi cụng tỏc BVCS trẻ em. - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng
Bảng 3. Biểu thu thập chỉ số theo dừi cụng tỏc BVCS trẻ em (Trang 40)
3. Hình ảnh: Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em CHCĐBKK của huyện An  Lão - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng
3. Hình ảnh: Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em CHCĐBKK của huyện An Lão (Trang 56)
Bảng  2.1.  Kết   quả  thực  hiện  một  số   chỉ  tiêu  phát  triển  kinh  tế  -  xã  hội  6   tháng đầu năm 2013 ...........................................................................................27 Bảng 2.2 - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng lao động thương binh xã hội huyện an lão thành phố hải phòng
ng 2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................................27 Bảng 2.2 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w