1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Yên Định Thanh Hóa

38 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 276,5 KB

Nội dung

Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hơn lúc nào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng.Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20012010 của Bộ GDĐT đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lý giáo dục trẻ tuổi đã ra đời và Học viện quản lý giáo dục là một trong những trường đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục. Sau gần 5 năm đào tạo, Học viện cùng với Khoa Quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đây chính là một dịp để sinh viên tìm hiểu và tham gia các hoạt động QLGD trong thực tiễn của cơ quan QLNN về GDĐT, của các cơ sở giáo dục cũng như hoạt động của một nhà quản lý.Theo kế hoạch đào tạo, thực tập tốt nghiệp được thiết kế vào năm thứ tư, có độ dài là 7 tuần, 5 đơn vị học trình, sau khi sinh viên đã được học đa số các học phần thuộc chuyên ngành. Thực tập tốt nghiệp nhằm làm cho sinh viên có thể:Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt động quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội có hoạt động giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiện vai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý…Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục. Đồng thời giúp sinh viên vận dụng những kiến thức về quản lý và QLGD để phân tích và đánh giá các hoạt động của một công việc cụ thể cũng như hoạt động của các cơ quan QLGD, cơ sở GD, cá nhân người QLGD. Ngoài ra đợt thực tập sẽ giúp cho sinh viên có những trải nghiệm thực tế, tạo nền tảng và những định hướng cho nghề nghiệp sau này.Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của nhà trường em đã liên hệ với Phòng GDĐT Yên Định Tỉnh Thanh Hóa để làm tham gia các hoạt động quản lý và làm địa điểm thực tập tốt nghiệp cho mình.Yên Định là một huyện có sự phát triển tương đối đồng đều về mọi mặt như: kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và văn hóa giáo dục. Đặc biệt về Giáo dục, Yên Định là huyện có truyền thống hiếu học từ xưa và những năm gần đây Yên Định đạt được khá nhiều thành tích đáng khen ngợi. Vì vậy Phòng GDĐT huyện Yên Định chính là địa điểm thực tập thuận lợi để bản thân em có thể tham gia học hỏi và rèn luyện những kỹ năng của mình. Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới lãnh đạo Phòng GDĐT Ngọc Lặc, đặc biệt là Cô Nguyễn Mai Khanh; Thầy Hà Thế Truyền Giảng viên hướng dẫn – Học viện Quản lý giáo dục cùng gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể thực hiện tốt các công việc được giao và hoàn thành tốt báo cáo này.Trong quá trình viết báo cáo, em đã cố gắng thu thập, tổng kết, phân tích, xử lý các thông tin dựa trên nội dung của bản “Kế hoạch thực tập tốt nghiệp” của Khoa Quản lý và có tham khảo một số tài liệu của các tác giả, nhưng trong việc hoàn thành báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bản báo cáo được hoàn thiện và hữu ích hơn cho các khóa học sau.Xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo.Xin chân thành cám ơn

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ

- o0o

-BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Phòng GD&ĐT Yên Định- Thanh Hóa

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Toàn Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hà Thế Truyền Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Mai Khanh

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt……… .3

Lời mở đầu……….………4

Nội dung báo cáo……… 7

Phần I Tổng quan về phòng GD&ĐT Yên Định……… 7

1.Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Yên Định 7

2.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT Yên Định……… 10

3.Cơ cấu tổ chức của phòng GD&ĐT Yên Định……… 12

4 Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Yên Định.……… 15

Phần II Các nội dung thực tập:……….…… 17

1 Danh mục các nội dung thực tập……… 17

2 Cơ sở lý luận…… ……… 17

2.1- Công tác văn thư lưu trữ……… ……… 17

2.2 - Lập kế hoạch……… 21

2.3 - Hoạt động Thanh tra ……….24

2.4 – Quản lý CSVC- TBGD……… 25

3 Nội dung thực tập các công việc cụ thể……… 26

3.1 Công tác văn thư lưu trữ……… ……… 26

3.2 Lập kế hoạch công tác tháng 1……… 27

3.3 Hoạt động thanh tra giáo dục.……… ……… 28

3.4 Quản lý CSVC- TBGD ……… ……… 30

3.5 Hỗ trợ tổ chức kỳ thi GV Mầm non giỏi cấp huyện………31

4 Những điểm mạnh, điểm còn hạn chế ……….32

5 Bài học kinh nghiệm 34

Phần III Kết Luận và kiến nghị……… 45

Danh mục tài liệu tham khảo……… 47

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

2 CBQL: Cán bộ quản lý

3 QLGD: Quản lý giáo dục

4 UBND: Uỷ ban nhân dân

5 MN, TH, THCS: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

6 PCGD: Phổ cập giáo dục

7 CV: Chuyên viên

8 CBGV-NV: Cán bộ, giáo viên, nhân viên

9 CSVC: Cơ sở vật chất

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữnước Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, pháttriển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hơn lúc nào hếtvai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của Bộ GD&ĐT

đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giảipháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dụcViệt Nam Chính vì vậy chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lýgiáo dục trẻ tuổi đã ra đời và Học viện quản lý giáo dục là một trong những trườngđào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục Sau gần 5 năm đào tạo, Học viện cùng vớiKhoa Quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên Đây chính

là một dịp để sinh viên tìm hiểu và tham gia các hoạt động QLGD trong thực tiễncủa cơ quan QLNN về GD&ĐT, của các cơ sở giáo dục cũng như hoạt động củamột nhà quản lý

Theo kế hoạch đào tạo, thực tập tốt nghiệp được thiết kế vào năm thứ tư, có

độ dài là 7 tuần, 5 đơn vị học trình, sau khi sinh viên đã được học đa số các họcphần thuộc chuyên ngành Thực tập tốt nghiệp nhằm làm cho sinh viên có thể:

Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục vàcác cơ sở giáo dục

Vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực hành một số hoạt độngquản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội cóhoạt động giáo dục như: quản lý hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên,quản lý hoạt động giáo dục, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục…thực hiệnvai trò của một chuyên viên hoặc trợ lý…

Trang 5

Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan hệgiữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách nhiệmnghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục Đồng thời giúpsinh viên vận dụng những kiến thức về quản lý và QLGD để phân tích và đánh giácác hoạt động của một công việc cụ thể cũng như hoạt động của các cơ quanQLGD, cơ sở GD, cá nhân người QLGD Ngoài ra đợt thực tập sẽ giúp cho sinhviên có những trải nghiệm thực tế, tạo nền tảng và những định hướng cho nghềnghiệp sau này.

Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của nhà trường em đã liên hệvới Phòng GD&ĐT Yên Định - Tỉnh Thanh Hóa để làm tham gia các hoạt độngquản lý và làm địa điểm thực tập tốt nghiệp cho mình

Yên Định là một huyện có sự phát triển tương đối đồng đều về mọi mặt như:kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và văn hóa- giáo dục Đặc biệt về Giáo dục,Yên Định là huyện có truyền thống hiếu học từ xưa và những năm gần đây YênĐịnh đạt được khá nhiều thành tích đáng khen ngợi Vì vậy Phòng GD&ĐT huyệnYên Định chính là địa điểm thực tập thuận lợi để bản thân em có thể tham gia họchỏi và rèn luyện những kỹ năng của mình

Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cám ơn chânthành tới lãnh đạo Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc, đặc biệt là Cô Nguyễn Mai Khanh;Thầy Hà Thế Truyền - Giảng viên hướng dẫn – Học viện Quản lý giáo dục cùnggia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể thực hiện tốtcác công việc được giao và hoàn thành tốt báo cáo này

Trong quá trình viết báo cáo, em đã cố gắng thu thập, tổng kết, phân tích, xử

lý các thông tin dựa trên nội dung của bản “Kế hoạch thực tập tốt nghiệp” củaKhoa Quản lý và có tham khảo một số tài liệu của các tác giả, nhưng trong việc

Trang 6

đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bản báo cáo đượchoàn thiện và hữu ích hơn cho các khóa học sau.

Xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo

Xin chân thành cám ơn!

Trang 7

NỘI DUNG BÁO CÁO:

Phần I:

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH- THANH HÓA

1 Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Giáo dục Huyện Yên Thanh Hóa

Yên Định là huyện có bề dày lịch sử, có truyền thống yêu nước cách mạng,và truyền thống cử nghiệp sớm Ngay từ thế kỉ thứ VIII đã có 2 anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục người làng Tường Vân xã Định Thành là những người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ trên đất Trung Hoa vào đời Đường Đức Tông (780- 804) và được nắm giữ nhiều cương vị quan trọng trong triều đình nhà Đường Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XX,trải qua nhiều thời kì phát triển của lịch sử Yên Định đều

có những người đỗ đạt, tài danh tiêu biểu như: Hoàng Hối Khanh(tiến sĩ 1384), Trịnh Minh Lượng(đỗ tiến sĩ năm 1680), Trần Ân Triêm(1715), Hà Tông

Huân(1724)…

Ngoài ra, Yên Định còn có rất nhiều người đỗ cử nhân, danh nhân nổi tiếng như cụ Lê Đình Kiên (người sáng lập phố Hiến), bà Ngô Thị Ngọc Giao( người sinh thành và nuôi dưỡng vua Lê Thánh Tông) Và có nhiều người đã trở thành Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Các nhà khoa học, cán bộ cao cấp của Đảng,Nhà nước, cán bộ chủ chốt của Tỉnh và huyện, tiêu biểu như: Ông Phạm Quang Nghị (Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội), Ông Nguyễn Văn Lợi (Uỷ Viên Trung ương Đảng khóa X, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa), Ông Trịnh Quân Huấn ( Thứ trưởng Bộ y tế), Ông Nguyễn Trọng Duật( Đại tá nhà giáo ưu tú, giảng viên Học viện không quân Nha Trang)

Trang 8

Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, ngành GD & ĐT Yên Định đã trở thành niềm tự hào của cả huyện và quan trọng là đã trở thành vườn ươm những tài năng cho quê hương, nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của tất cả các bậc phụ huynh học sinh Để đạt được điều này mỗi cán bộ giáo viên trong toàn ngành đã không ngừng phấn đấu cho mục tiêu “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tất cả cán

bộ, giáo viên trong ngành đều hiểu rằng “ Sản phẩm” do mình đào tạo ra sẽ là chủ nhân tương lai của quê hương đất nước sau này Chủ nhân có đức và có đầy đủ tri thức thì đất nước mới trở nên giàu mạnh Từ nhận thức đó trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cẩp ủy ,chính quyền các cấp và sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, đặc biệt là tinh thần khắc phục khó khăn và sự nỗ lực phấn đấu của CBGV ngành Giáo dục huyện Yên Định đã có những bước chuyển mình đáng kể

Năm 1991 Yên Định là một trong ba huyện đầu tiên của Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành PCGDTH-CMC, sau 9 năm đến tháng 7-2000 huyện được công nhận đạt PCTH- ĐĐT, tháng 4 năm 2002 được công nhận đạt PCTHCS và đến tháng 9-

2006 đã được Bộ GD & ĐT kiểm tra công nhận và tặng bằng khen về thành tích PCTHCS

Đây là kết quả to lớn của Đảng bộ, nhân dân địa phương và của ngành giáo dục huyện Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của toàn huyện trong những năm qua

Phòng GD & ĐT huyện Yên Định là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Định, có chức năng và nhiệm vụ quản lý sự nghiệp Giáo dục -Đào tạo trên địa bàn 29 xã, thị trấn của huyện Yên Định

Phòng Giáo dục & Ðào tạo có 01 Trưởng phòng và 03 Phó trưởng phòng Biên chế hành chính của Phòng Giáo dục gồm các công chức phụ trách giáo dục: Mầm non,Tiểu học, THCS, Giáo dục thường xuyên, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác tổ chức cán bộ, công tác tài vụ, thống kê, kế toán, văn thư lưu trữ, thủ quỹ, công tác thi

Trang 9

đua khen thưởng, công đoàn ngành liên quan đến các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc trên địa bàn huyện Yên Định.

Phòng Giáo dục huyện Yên Định có 124 đơn vị công lập trực thuộc (29 trường MN, 30 trường TH, 29 trường THCS, 6 trường THPT, 1 TTGDTX-DN, 29 TTHTCĐ)và có 40 hội khuyến học cơ sở Tổng số CBGV của Huyện là 2427 người ,trong đó có trên 96% trình độ đạt chuẩn, 23.8% đạt trình độ trên chuẩn

Thực hiện quyết định 669 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc phát động toàn dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất trường học Những năm qua phong trào xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ xây dựng trường cao tầng tăng nhanh từ 35% năm 2001 lên 90% năm 2009 Toàn huyện có 80 trường cao tầng, 100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, trong đó có 27 xã, thị trấn có từ 2-3 trường tầng Cùng với việc xây dựng trường lớp kiên cố, việc đầu tư cho các phòng thư viện, thiết bị, phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng được bổ sung và tăng cường đáng

kể từ nguồn hỗ trợ của cấp trên và sự đóng góp của hội cha mẹ học sinh

Trường chuẩn quốc gia là mục tiêu phấn đấu của tất cả các trường học trong huyện Tính đến tháng 9-2009 toàn huyện có 40 trường chuẩn quốc gia (MN 9 trường, TH 27 trường, THCS 4trường) và là một trong những đơn vị dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia

Với những gì đã đạt được ngành GD & ĐT Yên Định có quyền tự hào về chính mình và xứng đáng được sự ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong huyện Ngành đã vinh dự được nhận những phần thưởng cao quý: 4 huân chương lao động hạng ba, 12 bằng khen của thủ tướng chính phủ, 45 bằng khen của Bộ GD&ĐT, 65 bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa, 2 người được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, 1050 kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục và là

Trang 10

một trong ba đơn vị dẫn đầu của ngành GD&ĐT Tỉnh Thanh Hóa năm 2006-2007

và nhiều bằng khen khác

Nhìn lại chặng đường mà ngành Giáo dục Yên Định đã đi qua biết bao gian nan vất vả nhưng cũng biết mấy tự hào, tự hào về truyền thống yêu nước cách mạng và truyền thống hiếu học của quê hương Tự hào vì trong gian khó, giáo dục Yên Định đã từng bước vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Khó khăn đếnvới giáo dục Yên Định còn nhiều, nhưng chúng ta tin tưởng rằng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên cùng với sự ủng hộ của nhân dân trong huyện, chắc chắn ngành Giáo dục- Đào tạo Yên Định trên bước đường đi lên sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, Giáo dục- Đào tạo Yên Định ngày càng đào tạo được nhiều nhân tài cho quê hương đất nước

2 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT huyện Yên Định:

* Chức năng:

Phòng GD&ĐT Yên Định là cơ qua chuyên môn thuộc UBND Huyện Yên Đinh,

có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp Huyện thực hiện chức năng quản lý vềcác lĩnh vực GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đàotạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vậtchất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, qui chế thi cử và cấp văn bằng, chứngchỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện

Phòng GD&ĐT Yên Định có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấpHuyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của

Sở GD&ĐT Thanh Hóa

* Nhiệm vụ:

Trang 11

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương,sau khi trao đổi thống nhất với phòng Kế toán trình UBND Huyện duyệt; tổ chứctriển khai, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục, các xã thực hiện.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục, thực hiện nhiệm

vụ năm học, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, các quy định của Bộ,

Sở, UBND Huyện về dạy và học, các hoạt động giáo dục khác ở trong và ngoài nhàtrường theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phù hợp với đặc điểmtừng nhà trường, từng bậc học và từng vùng dân cư

Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, xây dựng

“trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo chất lượng dạy và học Kiểmtra xét chọn, công nhận các danh hiệu thi đua của ngành theo hướng dẫn của SởGD&ĐT

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học, sơkết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành

Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và ápdụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêucầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình pháttriển kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường công lập, ngoàicông lập Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theo phân cấp vàquy định hiện hành

Tổng hợp kế hoạch của các trường, trung tâm xây dựng kế hoạch hàng năm

về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với phòng Nội vụ, UBNDHuyện duyệt theo thẩm quyền Phối hợp với phòng Nội vụ chỉ đạo và kiểm tra việc

Trang 12

thực hiện của các cơ sở theo Huyện và phân cấp theo chức năng nhiệm vụ của mỗiphòng đã được UBND Huyện quy định.

Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng, đề bạt cán bộquản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với phòngNội vụ trình UBND Huyện duyệt Phối hợp với các phòng, ban chức năng có liênquan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và trình UBND Huyệnquyết định theo thẩm quyền

Phối hợp phòng Tài chính hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc Huyện xâydựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp chung toàn Huyện thống nhất vớiphòng Tài chính trình UBND Huyện duyệt Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dụcthực hiện đúng các kế hoạch được duyệt, tổng hợp những khó khăn vướng mắctrong quá trình thực hiện báo cáo UBND Huyện xem xét giải quyết kịp thời

Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về lĩnh vực giáo dục ở địaphương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn hóa

và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp UBND Huyện chỉ đạo ngày càng tốthơn công tác giáo dục ở địa phương

Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Huyện và SởGD&ĐT

Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức, viênchức và công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của phòng

3 Cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT Yên Định:

Phòng GD&ĐT Yên Định gồm có: 1 Trưởng Phòng, 3 Phó Phòng và 10chuyên viên, cán bộ, nhân viên thuộc Tổ chuyên môn và Tổ tổng hợp

Biên chế hành chính của phòng GD-ĐT được xác định trên cơ sở căn cứ vàokhối lượng.tính chất,đặc điểm cụ thể công tác GD-ĐT của huyện Số lượng biên

Trang 13

chế của phòng GD-ĐT do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trong tổng biênchế hành chính của huyện được UBND cấp tỉnh giao Cơ cấu tổ chức của PhòngGD-ĐT Ngọc Lặc được khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

Trong đó: Hội đồng tư vấn gồm có: Hội đồng giáo dục Huyện, Hội khuyến học

Huyện và Hội cựu giáo chức

Trưởng phòng

Các phó trưởng phòng

Bộ phận chuyên môn THCS

Tổ tổng hợp

các trườngTHCS

cácTTHTCĐChi bộ

Trang 14

Tổ tổng hợp gồm có bộ phận văn thư phục vụ, bộ phận tổ chức cán bộ, bộphận tài chính kế toán và bộ phận thanh tra, thi đua.

Danh sách các cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT Yên Định

1 Nguyễn Trung Thành Trưởng phòng

2 Nguyễn Thiện Chinh Phó trưởng phòng

3 Lưu Duy Hưng Phó trưởng phòng

12 Nguyễn Mai Khanh CV MN

13 Nguyễn Thị Bình Kế Toán – văn thư

14 Trịnh Thị Nga CT Công đoàn

Trang 15

4 Tình hình hoạt động chung của Phòng GD&ĐT huyện Yên Định:

Chi bộ Đảng giáo dục là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cơ quan thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ chính trị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củangười lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựng đảng bộ, chi bộtrong sạch, vững mạnh

Trưởng phòng: Nguyễn Trung Thành là người điều hành quản lý chung toàn

bộ hoạt động giáo dục, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Huyện, Sở GD&ĐTThanh Hóa về hoạt động chuyên môn trên địa bàn Huyện Trưởng phòng chỉ đạo,đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác đã phân công theoqui chế thống nhất, chặt chẽ đảm bảo tính tập trung cao trong công tác quản lýngành, thực hiện các nhiệm vụ của UBND Huyện và Sở GD&ĐT

Công đoàn giáo dục: Công đoàn có chức năng chính đó là theo dõi, bảo vệquyền lợi cho người lao động đúng theo luật định; Thứ hai là theo dõi, động viêncác đoàn viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Tổ chức các đợt thi đuanhằm phối hợp với chuyên môn để chỉ đạo, động viên khuyến khích các đoàn viênthi đua dạy tốt - học tốt; Tham mưu cho Trưởng phòng các chủ trương, các hoạtđộng đúng theo Luật Công đoàn để phối hợp cùng Trưởng phòng chỉ đạo, độngviên người lao động (CBGV) hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao (dạy học), độngviên, an ủi, chia sẻ, tháo gỡ giúp các đoàn viên khi gặp rủi ro, khó khăn trong cuộcsống

Phó trưởng phòng: Nguyễn Thiện Chinh giúp trưởng phòng quản lý công tácchuyên môn của tổ THCS, theo dõi giải quyết các công việc và chịu trách nhiệmtrước trưởng phòng và cấp trên về nhiệm vụ được phân công

Trang 16

Phó trưởng phòng: Lưu Duy Hưng giúp trưởng phòng quản lý công tácchuyên môn của tổ TH, theo dõi giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trướctrưởng phòng và cấp trên về nhiệm vụ được phân công.

Phó trưởng phòng: Vũ Thị Hằng giúp trưởng phòng quản lý công tác chuyênmôn của tổ MN, theo dõi giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước trưởngphòng và cấp trên về nhiệm vụ được phân công

Chuyên viên các tổ: giúp trưởng phòng chỉ đạo các nhà trường thực hiệnnhiệm vụ năm học, thực hiện nhiệm vụ theo vị trí, chức năng; chủ động phối hợpcông tác giữa các thành viên hoàn thành nhiệm vụ chung, chịu trách nhiệm về cáccông việc của mình trước tổ trưởng chuyên môn và cấp trên trực tiếp

Tổ kế toán văn thư:

+ Phụ trách công tác kết toán và chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể: Quản lý tàichính, tài sản cơ quan theo thẩm quyền theo luật định và tham mưu ban hành cácvăn bản quản lý có liên quan; thống kê, thu, chi thanh quyết toán chi phí phát sinhhàng tuần, hàng kỳ theo chế độ kế toán;

+ Phụ trách công tác Văn thư - Lưu trữ, nhiệm vụ cụ thể: Quản lý, sử dụngcon dấu; tiếp nhận công văn đi, đến, sao (quét) văn bản, đóng dấu, vào sổ, vào máy,theo dõi, phát hành và lưu văn bản; Đóng dấu các loại văn bản; Lưu trữ hồ sơ vàkhai thác tài liệu lưu trữ…

Lãnh đạo Phòng chỉ đạo trực tiếp xuống các tổ, các tổ có mối liên hệ phốihợp chủ động liên hệ thường xuyên trong công tác nhằm đạt hiệu quả cao, đảm bảotính thống nhất trong quá trình quản lý

Trang 17

Phần II.

CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

1 Danh mục các nội dung thực tập:

- Thực tập công tác văn thư lưu trữ, soạn thảo công văn, giấy tờ

- Lập kế hoạch công tác tháng

- Tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra ở các cơ sở giáo dục

- Quản lý CSVC- TBGD( tham gia tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ,chuyên môn về công tác Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012)

- Hỗ trợ các kỳ thi

2 Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập:

2.1 Công tác văn thư lưu trữ:

Công văn của cục lưu trữ nhà nước số 55/cv/tccb ngày 01/03/1991 về hướng dẫn thực hiện quyết định số 24-CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã đưa ra quanđiểm về công tác văn thư như sau: "công tác văn thư là toàn bộ quá trình xây dựng

và ban hành văn bản, quá trình quản lý văn bản phục vụ cho yêu cầu quản lý của cơquan Mục đích chính của công tác văn thư là bảo đảm thông tin cho quản lý

Những tài liệu, văn kiện được soạn thảo quản lý và sử dụng theo các nguyên tắc của công tác văn thư là phương tiện thiết yếu bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan có hiệu quả"

Đối với mọi cơ quan, tổ chức, công tác văn thư là hoạt động không thể thiếu được Làm tốt công tác văn thư sẽ bảo đảm cho hoạt động này có những ý nghĩa sau đây

Công tác văn thư đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của cơ quan giúp cho việc giải quyết mọi công việc của cơ quan được nhanh chóng, chính xác, có

Trang 18

năng suất chất lượng đúng đường lối chính sách, đúng nguyên tắc, chế độ.

Công tác văn thư tốt sẽ bảo đảm giữ gìn bí mật của đảng và nhà nước, ngăn chặn việc sử dụng công văn, giấy tờ con dấu của cơ quan để làm những việc phi pháp

Công tác văn thư có nề nếp sẽ góp phần giảm bớt những công văn, giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm được công sức và tiền của Ngoài ra, công tác văn thư giúp cho việc giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết có giá trị để phục vụ tra cứu giải quyết công việc trước mắt và nộp lưu trữ để nghiên cứu và sử dụng lâu dài

Công tác văn thư bao gồm các khâu nghiệp vụ chủ yếu sau đây:

* Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đến.

Nghiệp vụ này được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc: nguyên tắc mọi văn bản đến đều phải qua văn thư cơ quan; nguyên tắc chuyển văn bản đến cho thủ trưởng cơ quan chánh văn phòng trước khi phân phối cho các cá nhân đơn vị giải quyết; nguyên tắc giao nhận và nguyên tắc giải quyết văn bản đến; nhanh chóng, chính xác, bảo đảm bí mật

Quy trình giải quyết và quản lý văn bản đến gồm 8 bước

- Nhận văn bản đến: kiểm tra địa chỉ gửi, bì văn bản

- Sơ bộ phân loại, bóc bì văn bản: văn bản được chia thành hai loại

Loại không phải bóc bì: thường báo tin, sách báo, thư đích danh, văn bản củađảng, đoàn thể, văn bản mật

Loại phải bóc bì các văn bản còn lại

+ Bóc bì văn bản: bảo đảm nguyên tắc ưu tiên

+ Bóc đúng các bước bảo đảm sự nguyên vẹn của văn bản (Có sự đối chiếu kiểm tra văn bản thực tế với thông tin trên bì và phiếu gửi)

+ Đóng dấu đến, số đến ngày đến: dấu đến được đóng dưới số ký hiệu hoặc khoảng trống giữa tác giả và tiêu đề

+ Vào sổ đăng ký: Ghi lại những điểm cốt yếu của văn bản; Có ba hình thức

Trang 19

đăng ký, đăng ký bằng sổ, đăng ký bằng kẻ và đăng ký bằng máy vi tính.

+ Trình văn bản: Tuỳ thuộc vào chế độ văn thư ở mỗi cơ quan

+ Chuyển giao văn bản: Bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời, thích ứng

+ Theo dõi việc giải quyết văn bản đến:

* Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đi.

Mọi văn bản đi của cơ quan đều phải vào qua văn thư để đăng ký vào sổ và làm thủ tục phát hành thủ tục, phát hành chỉ được thực hiện đối với các văn bản đạtyêu cầu nội dung và hình thức

Quy trình tổ chức giải quyết và quản lý văn bản:

- Soát lại văn bản: Kiểm tra tính toán hoàn thiện của văn bản

- Vào sổ đăng ký văn bản đi

+ Ghi số của văn bản: số văn bản được ghi liên tục từ 01 bắt đầu từ ngày 01 tháng 01đến hết ngày 31 tháng 12 mỗi năm; có thể đánh số chung hoặc cho từng loại

+ Ghi ngày, tháng của văn bản: nguyên tắc chung văn bản gửi đi ngày nào gửi đi ngày ấy Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật đề ngày, tháng là thời điểm ký ban hành

+ Đóng dấu: bảo đảm các nguyên tắc đóng dấu

+ Vào sổ văn bản đi chính xác, rõ ràng, ngắn gọn các điểm cần thiết của văn bản đi

- Chuyển giao văn bản đi: Chuyển giao kịp thời, đúng địa chỉ bảo đảm an toàn đối với văn bản đi

- Lưu văn bản đi: lưu tại bộ phận soạn thảo 01 bản, lưu tại văn thư cơ quan

01 bản

* Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản nội bộ: Áp dụng các nguyên lý chung của

mỗi văn bản nơi quản lý văn bản

Ngày đăng: 12/10/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w