Lập kế hoạch công tác tháng 1

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Yên Định Thanh Hóa (Trang 27)

3. Nội dung thực tập các công việc cụ thể

3.2. Lập kế hoạch công tác tháng 1

Theo định kỳ mỗi tháng, bộ phận Tổng hợp xây dựng lịch công tác tháng. Nắm được tình hình công việc của bộ phận Tổng hợp, để tham gia vào công việc xây dựng lịch công tác tháng 1 của Phòng GD&ĐT Yên Định.

- Theo chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn tại Phòng GD&ĐT Yên Định, đôn đốc những bộ phận chưa gửi lịch công tác riêng tháng 1;

- Nhận lịch công tác tháng 1 riêng từ các bộ phận của Phòng GD&ĐT Yên Định nộp về;

- Tổng hợp lịch của các bộ phận; Sắp xếp làm lịch chung

- Lấy ý kiến của cán bộ hướng dẫn, chỉnh sửa và hoàn thiện để Báo cáo kết quả kế hoạch công tác tháng 01/2012 của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định.

- Báo cáo Thường trực HU-HĐND- UBND

- Báo cáo Ban tuyên giáo Huyện ủy

Để hoàn thành tốt được công việc này thì cần phải:

- Nắm được Báo cáo kết quả công tác tháng 12/ 2011, kế hoạch công tác tháng của từng bộ phận.

- Kỹ năng lập bảng biểu trên word phải thành thạo. Về tiến độ thực hiện công việc

- Công tác chuẩn bị tài liệu phục vụ cho việc xây dựng lịch công tác tháng diễn ra thuận lợi, đúng thời hạn;

- Việc tổng hợp, sắp xếp làm lịch công tác tháng không gặp nhiều khó khăn, do vậy mà Lịch công tác tháng được hoàn thành đúng tiến độ, để bước vào đầu tháng Phòng đã có Lịch công tác tháng 1 chung cho cả Phòng.

Lịch công tác tháng 1 được làm hoàn thiện một cách nhanh chóng, không có sai sót.

3.3 Thanh tra trường Mầm non Yên Bái:

Theo Lịch công tác của Phòng GD&ĐT Yên Định; Bộ phận chuyên môn Mầm non tiến hành thanh tra toàn diện trường Mầm non Yên Bái; Được sự đồng ý của Phó Trưởng phòng phụ trách bộ phận chuyên môn Mầm non, em được tham gia vào các công tác chuẩn bị cho cuộc thanh tra và tham gia trong đợt thanh tra sắp tới.

- Để chuẩn bị cho công tác thanh tra cần phải thực hiện các công việc sau: + Soạn Quyết định về việc thành lập đoàn thanh tra công tác giáo dục trường Mầm non Yên Bái.

+ Chuẩn bị Biên bản thanh tra trường Mầm non. - Đến cơ sở tiến hành thanh tra:

Bước 1: Tiến hành cuộc họp với BGH trường Mầm non Yên Bái và các giáo

viên,cán bộ nhân viên trong trường.

+ Nghe Trưởng đoàn đọc Quyết định thanh tra; phân công nhiệm vụ đối với các thành viên trong đoàn thanh tra.

+ Nghe Hiệu trưởng Trịnh Thị Thắm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong việc: xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của nhà trường và các bộ phận khác; Việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên, kỷ luật lao động, khen thưởng; Việc thu - chi sử dụng tài chính, tài sản và công tác sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng đối với giáo viên và các công tác khác...

Bước 2: Tiến hành thanh tra

Để tiến hành thanh tra nội dung này thì đoàn đã kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan đến cơ sở vật chất của trường; kiểm tra hiện trạng cơ sở vật chất thực tế của trường về khuôn viên, vườn hoa, các đồ dùng dạy học, đồ chơi của các cháu…đồng thời đoàn cũng đi thăm qua một vài tiết học của các cháu để một lần nữa thấy rõ hơn về hiện trạng cơ sở vật chất ở đây.

Bước 3: Sau khi các nội dung thanh tra đã hoàn thành, tiến hành họp đoàn

thanh tra, tổng kết đưa ra kết luận thanh tra.

+ Nghe thông báo kết luận thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra đối với cán bộ, giáo viên trong trường.

+ Nghe kiến nghị, đề xuất của cán bộ, giáo viên trong trường.

Thanh tra là một hoạt động đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn sâu. Với sự cố gắng hết mình cùng sự hướng dẫn tận tình của Cô Vũ Thị Hằng - Trưởng đoàn thanh tra, tôi đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà mình được giao,đồng thời bản thân có cơ hội cọ sát với các hoạt động thực tế, nâng cao các kỹ năng thực hành.

Để làm tốt được những công việc được giao thì bản thân tôi cần phải nắm được:

+ Quyết định hành chính cá biệt là như thế nào, đồng thời có kỹ thuật soạn thảo văn bản này dựa trên bố cục, thể thức và mẫu chung của Quyết định hành chính cá biệt. Bố cục của một Quyết định hành chính cá biệt gồm có: (1) Quốc hiệu, (2) Tên cơ quan ban hành, (3) Số và kí hiệu, (4) Địa danh và ngày tháng, (5) Tên loại văn bản, (6) Căn cứ ban hành, (7) Loại hình quyết định, (8) Nội dung quyết định, (9) Điều khoản thi hành, (10) Thẩm quyền kí, (11) Con dấu của cơ quan ban hành, (12) Nơi nhận.

+ Kiến thức về nội dung, bố cục, thể thức, mẫu của một Biên bản

+ Nắm được lí luận về Thanh tra giáo dục; Quy trình thanh tra gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị thanh tra gồm có Ra quyết định thanh tra, Lập kế hoạch

Bước 2: Tiến hành thanh tra thực hiện các công việc sau: Công bố quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, thời hạn thanh tra.

Bước 3: Kết thúc thanh tra: Hoàn chỉnh văn bản kết luận

Bước 4: Sau thanh tra: Viết báo cáo gửi cấp quản lý, theo dõi việc thực hiện

kiến nghị của đoàn thanh tra, thanh tra lại (nếu cần). Nắm được kiến thức về hồ sơ, giấy tờ cơ sở vật chất để có căn cứ kiểm tra.

3.4 tham gia tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ, chuyên môn về công tác Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012:

Theo kế hoạch công tác tháng 2 của Phòng GD&ĐT Yên Định, bộ phận Cơ sở vật chất- thiết bị tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ, chuyên môn về công tác Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012 tronng tháng 2 như sau:

Bước 1: Công tác chuẩn bị cho Hội nghị bao gồm các công việc sau:

- Soạn thảo Quyết định về việc thành lập Ban tổ chức triển khai Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thiết bị- Thư viện trong trường học năm học 2011- 2012.

- Lập danh sách Ban tổ chức triển khai Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012(kèm theo Quyết định).

- Lập dự trù kinh phí tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ, chuyên môn về công tác Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012.

- Lập chương trình tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ, chuyên môn về công tác Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012.

- Chuẩn bị các điều kiện:

+ Mua nước uống; bút dạ viết bảng; + Phô tô tài liệu cho các Học viên; + Dán maket;

+ Quét dọn Hội trường- chuẩn bị địa điểm tập huấn;

Bước 2: Tổ chức Hội nghị triển khai nghiệp vụ, chuyên môn về công tác

Thiết bị- Thư viện năm học 2011- 2012.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì tôi phải nắm được về Quyết định hành chính cá biệt và soạn thảo Quyết định này thành thạo, không có sai sót để đảm bảo chất lượng và tốc độ của công việc. Và để tổ chức một hội nghị thì có rất nhiều các công việc như: chuẩn bị quyết định, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như giấy Ao, bút dạ, hội trường…Là một sinh viên thực tập thì đây cũng chính là cơ hội để bản thân tôi thể hiện sự nhanh nhẹn, năng nổ và nhiệt tình của mình, đây cũng là dịp để tôi học hỏi được những kinh nghiệm về tổ chức, đòi hỏi người cán bộ quản lý cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng công việc, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng người và phải nhanh nhẹn và quyết đoán. Đây là những điều rất bổ ích mà bản thân mỗi sinh viên đều rất nên học tập và tích lũy vào vốn sống của bản thân, để từng bước hoàn thiện hơn những kiến thức cũng như con người mình.

3.5 Hỗ trợ kỳ thi giáo viên Mầm non giỏi cấp huyện:

Theo kế hoạch công tác tháng 2 của Phòng GD&ĐT Yên Định, tôi biết được thời gian tổ chức hội thi và bày tỏ ý muốn được tham gia học hỏi kinh nghiệm thực tế về cuộc thi Giáo viên Mầm non giỏi cấp huyện và đã được Trưởng phòng GD&ĐT Yên Định đồng ý cho tham gia với vai trò là người hỗ trợ các phương tiện cần thiết cho cuộc thi.

Qua quá trình tìm hiểu của bản thân tôi biết được quy trình để tổ chức một cuộc thi Giáo viên giỏi cấp huyện gồm những bước như:

+ Lên kế hoạch cho cuộc thi. + Ra Công văn hướng dẫn thi.

+ Ra QĐ thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng thi. + Chọn địa điểm thi.

+ Lập dự trù kinh phí. + Họp Hội đồng thi + Khai mạc

+ Ra Quyết định công nhận giáo viên có giờ dạy giỏi cấp huyện.

Qua nhiệm vụ này, tuy chỉ làm công tác hỗ trợ cho kỳ thi nhưng bản thân tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều. Đó là về cách thức tổ chức, việc lựa chọn hội đồng chấm thi, Phải chọn những người có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, việc lựa chọn địa điểm thi phải là nơi có đầy đủ các điều kiện để tổ chức cuộc thi, là nơi trung tâm.Mọi đánh giá, kết luận đều phải hết sức công bằng…Đây cũng chính là dịp để bản thân tôi biết được thực tế của các công việc và càng thấy được rõ hơn về ý nghĩa và mức độ quan trọng của kế hoạch trong khi làm bất cứ một việc gì. Kế hoạch sẽ giúp công việc của chúng ta được thực hiện một cách suôn sẻ và thành công.

4. Những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong quá trình thựctập: tập:

4.1. Những điểm mạnh:

- Căn cứ vào kế hoạch thực tập của Khoa Quản lý và kế hoạch hoạt động chung của Phòng GD&ĐT Yên Định. Tôi đã biết thực hiện chức năng kế hoạch, để cụ thể hóa thành kế hoạch thực tập cá nhân cho khoa học, phù hợp với tình hình chung và đạt được hiệu quả công việc một cách cao nhất.

- Chấp hành theo đúng sự phân công nhiệm vụ, vị trí công tác do Trưởng phòng và chuyên viên Nguyễn Mai Khanh giao, linh hoạt giải quyết các công việc với những phương án tối ưu.

- Sử dụng đan xen, phối hợp nhiều phương pháp, chức năng quản lý trong quá trình thực tập để đạt hiệu quả công việc cao.

- Làm việc có tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng trong từng công việc. - Có kiến thức và kỹ năng trong công tác quản lý.

- Có kiến thức về công nghệ thông tin và ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc thu thập, xử lý, thống kê các số liệu.

- Là người thân thiện, cởi mở, tạo được các mối quan hệ tốt với mọi người đây là điều kiện để học hỏi, tìm tòi những kiến thức và kinh nghiệm mới nhằm bổ sung và hoàn thiện thêm kỹ năng quản lý. Đồng thời, giúp bản thân định hướng được nghề nghiệp trong tương lai.

4.2. Những điểm còn hạn chế:

- Đôi khi chưa thực sự linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống trong công việc, dẫn đến sự chồng chéo, như giữa việc soạn thảo công văn và việc lập các bảng biểu và nhập số liệu, khi mà cả công việc của bộ phận Mầm non và bộ phận Tiểu học nhờ giúp. Bản thân tôi đã không có cách khéo léo để giải quyết tốt công việc của cả hai bộ phận.

- Kỹ năng tin học văn phòng còn hạn chế, đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc được giao.

- Kỹ năng giao tiếp của bản thân cũng là một điểm còn nhiều hạn chế.

5. Bài học kinh nghiệm.

Qua 2 tháng thực tập, được quan sát, tiếp xúc và tham gia thực hiện các công việc với vai trò của một chuyên viên, em đã thông tỏ nhiều vấn đề, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và rút ra được những bài học bổ ích cho mình, cụ thể :

- Khi thực hiện một công việc hay kế hoạch nào đó cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

- Luôn xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin theo nhiều chiều để thu được các thông tin một cách chính xác, khách quan.

- Phải nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục.

- Gần gũi, quan tâm đến các thành viên trong cơ quan để tạo lập, củng cố được các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để xây dựng tương lai.

- Luôn cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức để không lạc hậu với sự đổi mới về các công tác quản lý giáo dục.

- Luôn học hỏi, tiếp thu, mở rộng thêm vốn kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có tư duy một cách khoa học.

- Trau dồi, phát huy kĩ năng làm việc nhóm để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các công việc.

- Cần hoàn thiện thêm các kỹ năng như: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình - nói trước đám đông, kỹ năng quản lý sự thay đổi.

- Nâng cao ý thức nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai.

Phần III.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hai tháng tuy là khoảng thời gian không nhiều để em có thể quan sát, thực hiện và học hỏi hết tất cả những công việc của một chuyên viên Phòng GD-ĐT. Nhưng với tất cả những hoạt động trên chúng ta đều nhận ra một điều: quản lý giáo dục là một nghề, người quản lý phải vừa là nhà chuyên môn, vừa là nhà tâm lý xã hội, vừa là nhà giáo dục. Do đó, người quản lý phải không ngừng học tập và rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Với việc được trang bị những kiến thức chuyên môn về QLGD và sự cố gắng của bản thân Tôi tin tưởng rằng những sinh viên của Học viện Quản lý giáo dục sau khi rời trường sẽ có những công việc phù hợp với mình. Đồng thời những cử nhân QLGD của Học viện Quản lý giáo dục sẽ khắc phục được những hạn chế của các nhà nhà quản lý hiện nay và tạo ra “luồng gió mới” cho nền giáo dục Việt Nam.

Trong thời gian thực tập chúng em đã có sự trao đổi với Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, chuyên viên Phòng giáo dục, các thầy hiệu trưởng cùng với một số giáo viên về việc đào tạo cử nhân QLGD ở Học viện Quản lý giáo dục thì nhận được rất nhiều ý kiến tán thành, cho rằng đây là một điểm mới mở ra khả năng giải quyết những bất cập trong quản lý giáo dục của nước ta hiện nay, làm cho nền giáo dục nước ta năng động hơn.

Tuy nhiên số lượng CBQLGD, giáo viên ở các cơ sở biết đến Học viện Quản lý giáo dục là rất ít. Vì vậy Học viện cần phải đẩy mạnh việc thông tin, giới thiệu về trường đến các cơ quan QLNN về GD-ĐT, cơ sở GD và các địa phương.

Một vấn đề mà Học viện cần phải quan tâm, đó là đầu ra của sinh viên. Nên chú trọng đến vấn đề chất lượng đào tạo hơn là số lượng. Nghĩa là, đào tạo phải sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp trong tương lai.

Để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên thì trong thời gian 4 năm học, Học viện nên tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội được đi tìm hiểu thực tiễn hoạt động QLGD không chỉ ở trong địa phương, trong nước mà còn có những hình thức liên kết, trao đổi học tập với các nước khác.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Yên Định Thanh Hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w