1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa

46 581 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 367,5 KB

Nội dung

Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hơn lúc nào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng.Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20012010 của Bộ GDĐT đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy chương trình tuyển sinh, đào tạo những cử nhân quản lý giáo dục trẻ tuổi đã ra đời và Học viện quản lý giáo dục là một trong những trường đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục. Sau gần 4 năm đào tạo, Học viện cùng với Khoa Quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Đây chính là một dịp để sinh viên tìm hiểu và tham gia các hoạt động QLGD trong thực tiễn của cơ quan QLNN về GDĐT, của các cơ sở giáo dục cũng như hoạt động của một nhà quản lý.

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Khoa Quản lý

********

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP:

Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Mỹ Hoa

Giảng viên hướng dẫn: TS Trương Thị Thuý Hằng Cán bộ hướng dẫn: CV Nguyễn Thanh Tùng

Trang 2

HÀ NỘI 02 – 2011 MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt……… 3

Lời mở đầu……….………… 4

Nội dung báo cáo……… 6

Phần I Tổng quan về phòng GD&ĐT Ngọc Lặc……… 6

1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc

6 2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc…… 7

3 Cơ cấu tổ chức của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc……… 9

4 Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc 11

5 Những kết quả đạt được trong năm học 2009 - 2010…… 13

Phần II Các nội dung thực tập: ……….…… 18

1 Danh mục các nội dung thực tập……… 18

2 Cơ sở lý luận…… ……… 18

2.1 - Xây dựng kế hoạch……… ……… … 18

2.2 - Hoạt động thanh tra giáo dục……… 19

2.3 - Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác của học sinh………

20 2.4 - Công tác văn thư lưu trữ……… 24

3 Nội dung thực tập các công việc cụ thể……… 28

3.1 Công tác xây dựng kế hoạch……… ……… 28 3.2 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học

sinh và tham gia hoạt động chào mừng ngày thành lập quân đội 30

Trang 3

nhân dân Việt Nam tại Trường THCS Quang Trung……….

3.3 Hoạt động thanh tra giáo dục ………… ……… 33

3.4 Công tác văn thư lưu trữ………… ……… 35

3.5 Công tác hỗ trợ tổ chức kỳ thi học sinh giỏi trên máy tính cầm tay casio năm học 2010 – 201……… 36

4 Những điểm mạnh, điểm còn hạn chế của bản thân trong quá trình thực tập 38

5 Bài học kinh nghiệm 39

Phần III Kết Luận và kiến nghị……… 43

Danh mục tài liệu tham khảo……… 45

Phụ lục……… 46

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

1 GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo

2 CBQL: Cán bộ quản lý

3 QLGD: Quản lý giáo dục

4 UBND: Uỷ ban nhân dân

5 MN, TH, THCS: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở

6 TT GDTX - DN: Trung tâm giáo dục thường xuyên – Dạy nghề

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới,phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hơn lúcnào hết vai trò của giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 của BộGD&ĐT đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhàgiáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới QLGD là khâu đột phá” để nâng cao chấtlượng giáo dục Việt Nam Chính vì vậy chương trình tuyển sinh, đào tạo những

cử nhân quản lý giáo dục trẻ tuổi đã ra đời và Học viện quản lý giáo dục là mộttrong những trường đào tạo đầu ngành về quản lý giáo dục Sau gần 4 năm đàotạo, Học viện cùng với Khoa Quản lý triển khai chương trình thực tập tốt nghiệpcho sinh viên Đây chính là một dịp để sinh viên tìm hiểu và tham gia các hoạtđộng QLGD trong thực tiễn của cơ quan QLNN về GD&ĐT, của các cơ sở giáodục cũng như hoạt động của một nhà quản lý

Theo kế hoạch đào tạo, thực tập tốt nghiệp được thiết kế vào năm thứ tư,

có độ dài là 7 tuần, 5 đơn vị học trình, sau khi sinh viên đã được học đa số cáchọc phần thuộc chuyên ngành Thực tập tốt nghiệp nhằm làm cho sinh viên cóthể:

Hiểu biết cơ bản về hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục

Qua đó giúp sinh viên cập nhật, bổ sung kiến thức; xác định rõ mối quan

hệ giữa lí luận và thực tiễn để xử lý các tình huống quản lý, nâng cao trách

Trang 6

nhiệm nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất của một cử nhân quản lý giáo dục Đồngthời giúp sinh viên vận dụng những kiến thức về quản lý và QLGD để phân tích

và đánh giá các hoạt động của một công việc cụ thể cũng như hoạt động của các

cơ quan QLGD, cơ sở GD, cá nhân người QLGD Ngoài ra đợt thực tập sẽ giúpcho sinh viên có những trải nghiệm thực tế, tạo nền tảng và những định hướngcho nghề nghiệp sau này

Thực hiện theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp của nhà trường em đã liên hệvới Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hóa để làm tham gia các hoạt độngquản lý và làm địa điểm thực tập tốt nghiệp cho mình

Ngọc Lặc là một trong 11 Huyện miền núi của Tỉnh Thanh Hóa, nhiềunăm qua với sự cố gắng phấn đấu của nhân dân địa phương, Huyện Ngọc Lặc đãđạt được những thành tích lớn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho

bà con dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, nền giáo dục cũng khởi sắc rõ rệt vớinhiều bước đột phá trong khâu quản lý cũng như trong việc thực hiện các chínhsách giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số Như vậy, giáo dục Ngọc Lặc

là một địa điểm thuận lợi để em có thể tham gia học hỏi và rèn luyện những kỹnăng của mình

Trong phạm vi của một bản báo cáo, em xin trình bày những phần chínhsau:

Phần I Tổng quan về phòng GD&ĐT Ngọc Lặc

Phần II Các nội dung thực tập

Và phần III Kết Luận và kiến nghị

Trong thời gian thực tập và hoàn thiện báo cáo, em xin gửi lời cám ơnchân thành tới lãnh đạo Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc, đặc biệt là Thầy Lê NgọcThuật, Thầy Nguyễn Thanh Tùng; cô Trương Thị Thuý Hằng - Giảng viênhướng dẫn – Học viện Quản lý giáo dục cùng gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp

Trang 7

đỡ, chỉ bảo tận tình để em có thể thực hiện tốt các công việc được giao và hoànthành tốt báo cáo này.

Trong quá trình viết báo cáo, em đã cố gắng thu thập, tổng kết, phân tích,

xử lý các thông tin dựa trên nội dung của bản “Kế hoạch thực tập tốt nghiệp”của Khoa Quản lý và có tham khảo một số tài liệu của các tác giả, nhưng trongviệc hoàn thành báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rấtmong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bảnbáo cáo được hoàn thiện và hữu ích hơn cho các khóa học sau

Xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các thầy cô giáo

Xin chân thành cám ơn!

Trang 8

NỘI DUNG BÁO CÁO.

Phần I Tổng quan về phòng GD&ĐT Ngọc Lặc

1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc:

Ngọc Lặc là một huyện miền núi nằm phía Tây tỉnh Thanh hoá, Phía Bắcgiáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Thường Xuân,phía Đông giáp huyện Thọ Xuân, Phía Tây giáp huyện Lang Chánh Huyện gồm

23 xã, thị trấn, có 25902 hộ, dân số khoảng: 127990 người gồm 16 dân tộc.Trong đó dân tộc Mường chiếm 62%, dân tộc Kinh 31%, dân tộc Thái 4,3%, dântộc Dao 2,4% còn lại các dân tộc khác

Trong suốt chặng đường 60 năm qua (từ 1945 đến nay) Ngọc Lặc đã đạtđược nhiều thành tích và trưởng thành không ngừng về mọi mặt Tốc độ tăngtrưởng bình quân hàng năm của huyện Ngọc Lặc đạt 11,8%, năm 2008 là15,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.313.000 đồng/ năm gấp 2.9 lần sovới thời kỳ 2000- 2005 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đượcquan tâm đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hệthống giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp và mở rộng

Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc được hình thành và phát triển cùng với lịch sửphát triển của Đảng ủy, UBND Huyện Trong những năm qua giáo dục NgọcLặc đã vươn lên và đạt được nhiểu thành tích cao, công tác giáo dục và đào tạo

đã từng bước được nâng lên rõ rệt cả về hệ thống cơ sở vật chất đến chất lượngdạy và học, tỷ lệ học sinh tại địa phương đỗ vào các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng Cụ thể:

- Năm 2001 hoàn thành chuẩn độ tuổi

- Năm 2004 hoàn thàng phổ cập THCS

- Năm học 2002 – 2003 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen theoQuyết định số: 3306/QĐ-UBND tỉnh ngày 21/10/2003; Ban chấp hành CôngĐoàn giáo dục Thanh Hoá tặng giấy khen theo Quyết định số: 63/QĐKT ngày

Trang 9

21/10/2003; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen theo quyết định số: CTUBND ngày 25/11/2004

3786/QĐ Năm học 2004 – 2005 Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

- Tập thể được công nhận là tập thể lao động xuất sắc từ năm 2000 – 2005

- Năm học 2005 – 2006: Giáo dục Ngọc Lặc được Sở GD&ĐT ThanhHoá bình xét là đơn vị dẫn đầu các huyện miền núi về chất lượng giáo dục;Ngành học tiểu học được Sở GD&ĐT tặng giấy khen là đơn vị dẫn đầu bậc họcTiểu học tỉnh Thanh Hoá; có nhiều học sinh và giáo viên đạt giải trong các kỳthi cấp tỉnh

2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc:

Chức năng:

Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc là cơ qua chuyên môn thuộc UBND HuyệnNgọc Lặc, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp Huyện thực hiện chứcnăng quản lý về các lĩnh vực GD&ĐT, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nộidung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáodục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, qui chế thi

cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trên địabàn Huyện

Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấpHuyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Nhiệm vụ:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địaphương, sau khi trao đổi thống nhất với phòng Kế toán trình UBND Huyệnduyệt; tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục, các xã thực hiện

Trang 10

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục, thực hiệnnhiệm vụ năm học, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, các quyđịnh của Bộ, Sở, UBND Huyện về dạy và học, các hoạt động giáo dục khác ởtrong và ngoài nhà trường theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnphù hợp với đặc điểm từng nhà trường, từng bậc học và từng vùng dân cư.

Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, xâydựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo chất lượng dạy và học.Kiểm tra xét chọn, công nhận các danh hiệu thi đua của ngành theo hướng dẫncủa Sở GD&ĐT

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học,

sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành

Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và ápdụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụyêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chươngtrình phát triển kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường công lập,ngoài công lập Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theophân cấp và quy định hiện hành

Tổng hợp kế hoạch của các trường, trung tâm xây dựng kế hoạch hàngnăm về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với phòng Nội vụ,UBND Huyện duyệt theo thẩm quyền Phối hợp với phòng Nội vụ chỉ đạo vàkiểm tra việc thực hiện của các cơ sở theo Huyện và phân cấp theo chức năngnhiệm vụ của mỗi phòng đã được UBND Huyện quy định

Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng, đề bạt cán

bộ quản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp vớiphòng Nội vụ trình UBND Huyện duyệt Phối hợp với các phòng, ban chức

Trang 11

năng có liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và trìnhUBND Huyện quyết định theo thẩm quyền.

Phối hợp phòng Tài chính hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc Huyện xâydựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp chung toàn Huyện thống nhất vớiphòng Tài chính trình UBND Huyện duyệt Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáodục thực hiện đúng các kế hoạch được duyệt, tổng hợp những khó khăn vướngmắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND Huyện xem xét giải quyết kịp thời

Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về lĩnh vực giáo dục ở địaphương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc vănhóa và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp UBND Huyện chỉ đạo ngàycàng tốt hơn công tác giáo dục ở địa phương

Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Huyện và SởGD&ĐT

Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức, viênchức và công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của phòng

3 Cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục và đào tạo Ngọc Lặc

Phòng GD-ĐT Ngọc Lặc gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng và 12chuyên viên, cán bộ, nhân viên thuộc Tổ chuyên môn và Tổ tổng hợp

Biên chế hành chính của phòng GD-ĐT được xác định trên cơ sở căn cứvào khối lượng.tính chất,đặc điểm cụ thể công tác GD-ĐT của huyện Số lượngbiên chế của phòng GD-ĐT do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định trong tổngbiên chế hành chính của huyện được UBND cấp tỉnh giao Cơ cấu tổ chức củaPhòng GD-ĐT Ngọc Lặc được khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

Trang 12

Trong đó: Hội đồng tư vấn gồm có: Hội đồng giáo dục Huyện, Hội khuyến học

Huyện và Hội cựu giáo chức

Tổ tổng hợp gồm có bộ phận văn thư phục vụ, bộ phận tổ chức cán bộ, bộphận tài chính kế toán và bộ phận thanh tra, thi đua

Danh sách các cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc:

Các phó trưởng phòng

Bộ phận chuyên môn THCS

Tổ tổng hợp

các trườngTHCS

cácTTHTCĐChi bộ

Trang 13

11 Dương văn sơn Phụ trách PCGD, GDTX-DN

12 Trương trọng nghiêm Kế toán

13 Nguyễn Thị Tuyến Kế Toán – văn thư

14 Phạm Đức Hoàn CT Công đoàn

15 Nguyễn Thanh Tùng CV Tổ Tổng Hợp

4 Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Ngọc Lặc.

Chi bộ Đảng giáo dục là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cơ quan thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện

có hiệu quả nhiệm vụ chính trị; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước; xây dựngđảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh

Trưởng phòng: Lê Như Linh là người điều hành quản lý chung toàn bộhoạt động giáo dục, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Huyện, Sở GD&ĐTThanh Hóa về hoạt động chuyên môn trên địa bàn Huyện Trưởng phòng chỉđạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác đã phân côngtheo qui chế thống nhất, chặt chẽ đảm bảo tính tập trung cao trong công tác quản

lý ngành, thực hiện các nhiệm vụ của UBND Huyện và Sở GD&ĐT

Công đoàn giáo dục: Công đoàn có chức năng chính đó là theo dõi, bảo vệquyền lợi cho người lao động đúng theo luật định; Thứ hai là theo dõi, động viên

Trang 14

các đoàn viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Tổ chức các đợt thiđua nhằm phối hợp với chuyên môn để chỉ đạo, động viên khuyến khích cácđoàn viên thi đua dạy tốt - học tốt; Tham mưu cho Trưởng phòng các chủtrương, các hoạt động đúng theo Luật Công đoàn để phối hợp cùng Trưởngphòng chỉ đạo, động viên người lao động (CBGV) hoàn thành tốt nhiệm vụ dượcgiao (dạy học), động viên, an ủi, chia sẻ, tháo gỡ giúp các đoàn viên khi gặp rủi

ro, khó khăn trong cuộc sống

Phó phòng: Phạm Thị Ngân giúp trưởng phòng quản lý công tác chuyênmôn của 2 tổ: Tiểu học và THCS, theo dõi giải quyết các công việc và chịu tráchnhiệm trước trưởng phòng và cấp trên về nhiệm vụ được phân công

Phó phòng: Hà Thị Hải quản lý công tác chuyên môn của tổ Mầm non,chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và cấp trên về nhiệm vụ được giao

Tổ Tổng hợp: Lê Ngọc Thuật, Nguyễn Thanh Tùng đảm nhiệm công tác

tổ chức, tổng hợp, cơ sở vật chất, công tác tuyển sinh, thi đua khen thưởng vàcác công việc do trưởng phòng giao

Chuyên viên các tổ: giúp trưởng phòng chỉ đạo các nhà trường thực hiệnnhiệm vụ năm học, thực hiện nhiệm vụ theo vị trí, chức năng; chủ động phốihợp công tác giữa các thành viên hoàn thành nhiệm vụ chung, chịu trách nhiệm

về các công việc của mình trước tổ trưởng chuyên môn và cấp trên trực tiếp

TT GDTX- TT HTCĐ:

+ TT GDTX có nhiệm vụ chính là dạy học và đào tạo nghề; Dạy cho cácđối tượng do nhiều lý do khác nhau mà không theo học được hệ THPT chínhthức mà có nguyện vọng học tiếp thi TTGDTX thu nhận và dạy học (chươngtrình dạy học là chương trình THPT được cắt giảm một số môn theo quy định)

+ TT HTCĐ được phân bố theo mạng lưới xã, thị trấn Phòng GD&ĐTquản lý về chuyên môn, chức năng cùng với Đảng ủy, Chính quyền địa phươngđưa ra các chương trình dạy nghề phổ thông như: đan lát, thêu may, chăn nuôi,

Trang 15

trồng trọt chủ yếu phục vụ cho nông dân nhằm nâng cao dân trí, nâng cao kiếnthức về lao động phổ thông ở các địa phương; TTHTCĐ còn là nơi để nhữngngười dân có chí học hỏi đến đó tự học để nâng cao nhận thức, hiểu biết thêm vềcác lĩnh vực trong cuộc sống.

Tổ kế toán văn thư:

+ Phụ trách công tác kết toán và chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể: Quản lýtài chính, tài sản cơ quan theo thẩm quyền theo luật định và tham mưu ban hànhcác văn bản quản lý có liên quan; thống kê, thu, chi thanh quyết toán chi phíphát sinh hàng tuần, hàng kỳ theo chế độ kế toán;

+ Phụ trách công tác Văn thư - Lưu trữ, nhiệm vụ cụ thể: Quản lý, sửdụng con dấu; tiếp nhận công văn đi, đến, sao (quét) văn bản, đóng dấu, vào sổ,vào máy, theo dõi, phát hành và lưu văn bản; Đóng dấu các loại văn bản; Lưutrữ hồ sơ và khai thác tài liệu lưu trữ…

Lãnh đạo Phòng chỉ đạo trực tiếp xuống các tổ, các tổ có mối liên hệ phốihợp chủ động liên hệ thường xuyên trong công tác nhằm đạt hiệu quả cao, đảmbảo tính thống nhất trong quá trình quản lý

5 Những kết quả đạt được trong năm học 2009 – 2010:

Trong 3 tháng đầu năm học 2009 -2010, phòng đã chỉ đạo thực hiện và đạtđược những thành tích sau:

* Về qui mô trường, lớp, số lượng giáo viên, học sinh:

- Số trường: Hiện nay toàn Huyện có 84 trường và 23 trung tâm:

+ Mầm non: 23 trường; + Tiểu học: 36 trường

+ THCS: 25 trường + TT HTCĐ: 22 trung tâm

+ TT GDTX : 01 trung tâm

- Số lớp: Toàn Huyện có 1241 lớp

+ Mầm non: 314 lớp; + Tiểu học: 469 lớp;

+ THCS: 310 lớp + TT GDTX : 32 lớp

Trang 16

*Về công tác thanh kiểm tra:

Trong 3 tháng đầu năm thanh tra toàn diện được 27/84 trường; đạt 34,1%

*Về công tác thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp:

- Thi học sinh giỏi các cấp:

+ Tổ chức thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Huyện năm học 2009- 2010 và chọnđược đội tuyển dự thi cấp tỉnh Tổng số: 308 học sinh tham gia Kết quả : 19 giải

Trang 17

nhì, 26 giải ba, 98 giải khuyến khích câp Huyện Chọn được 65 em vào độituyển tập huấn tham gia thi tỉnh 2009 Kết quả đạt: 22 học sinh đạt giải cấpTỉnh.

+ Tổ chức thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Casio lớp 9THCS; đạt 29 giải cấp Huyện, chọn 07 em tham gia dự thi cấp Tỉnh, đạt 01 giảicấp Tỉnh

+ Đưa đoàn học sinh lớp 9 đi thi “Khéo tay kỹ thuật” cấp Tỉnh Kết quảđạt 04 giải cấp Tỉnh

+ Học sinh Mầm non dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt: 5 giải

- Thi giáo viên giỏi các cấp:

+ Thi giáo viên giỏi cấp Huyện Tiểu học: Tổng số: 89 giáo viên tham gia

dự thi qua 3 vòng Kết quả đạt 44 giáo viên giỏi cấp Huyện, chọn được7 giáoviên tham gia tập huấn dự thi cấp Tỉnh Kết quả đạt: 01 giáo viên

+ Thi giáo viên giỏi bậc THCS cấp Tỉnh năm học 2009 -2010 Tổng số:

09 giáo viên tham gia, đạt 02 giáo viên có giờ dạy giỏi cấp Tỉnh Đoàn NgọcLặc xếp thứ 6 toàn Tỉnh

+ Thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh bậc Mầm non: số giáo viên dự thi 03, đạtgiỏi: 03

*Chất lượng học sinh đại trà:

Số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt; 97%

Học sinh tốt nghiệp THCS đạt: 94%

Tỷ lệ đậu tốt nghiệp của TT GDTX: 31%

*Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia

Toàn Huyện đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia: 2 Mầm non, 7 tiểu học,

1 THCS Trường cận chuẩn xây dựng đề nghị công nhận trường chuẩn năm2009: 3 trường

*Công tác tuyển sinh, tổ chức, kế hoạch:

Trang 18

+ Thực hiện tốt công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2009, thu nhậnnhập máy làm hồ sơ đăng ký dự thi, nhận và trả kết quả thi ĐH, CĐ năm 2009cho học sinh tại đơn vị đăng ký dự thi phòng GD&ĐT không có sai sót xảy ra.

+ Triển khai hồ sơ công chức, viên chức theo mẫu mới của Bộ Nội vụphát hành

+ Thực hiện tốt các báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên đề ra.+ Tổ chức xét hoàn thành chương trình Tiểu học và xét tốt nghiệp THCS.+ Xét khen thưởng thi đua trong tháng

+ Các trường TH và THCS hoàn thành thống kê giáo viên dôi dư

+ Tham mưu cho UBND Huyện có phương án, kế hoạch, chỉ thị chuẩn bịcho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009- 2010

*Về kết quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực:

Thực hiện phong trào thi đua, Phòng GD&ĐT đã thành lập Ban chỉ đạophòng trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, triển khaiđến tất cả các trường học trong Huyện Qua kiểm tra, tất cả các trường đã thựchiện tốt phong trào: Xây dựng được môi trường thân thiện, xanh, sạch, đẹp Đổimới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinhtích cực, chủ động học tập đã mang lại hiệu quả cao

*Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy kiểm tra qua 2năm thực hiện cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đaọ đức Hồ ChíMinh” ở các trường trong Huyện 100% CBGV và học sinh đã tích cực hưởngứng và có bước chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động Chấtlượng giáo dục ở các trường được nâng cao

Nguyên nhân đạt được:

Trang 19

Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo và quan tâm sâu sát đến sựnghiệp giáo dục huyện nhà.

Các ban ngành đoàn thể và nhân dân các dân tộc anh em hết sức quantâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hộihóa phát triển mạnh

Đội ngũ CBQL của Phòng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệttình trong công tác quản lý

Có sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy cô giáo và học sinh trong nămvừa qua

Những mặt còn hạn chế trong các hoạt động:

Trước yêu cầu đổi mới về khoa học, công nghệ, đội ngũ CBGV cần đượcđào tạo để có thể ứng dụng được công nghệ thông tin và các công nghệ mới vàocông tác giáo dục

Việc giải quyết các công việc chủ yếu bằng kinh nghiệm nên hiệu quảmang lại còn hạn chế

Sự chênh lệch về mặt bằng giữa học sinh vùng thị trấn và học sinh vùngsâu vùng xa, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều và không đồng bộ

Phần II CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

1 Danh mục các nội dung thực tập:

- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục của cơ sở

- Lập kế hoạch tác nghiệp

- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dụckhác của học sinh

- Hoạt động thanh tra giáo dục

- Công tác văn thư lưu trữ

- Hỗ trợ, tổ chức kỳ thi

Trang 20

2 Cơ sở lý luận về các nội dung thực tập:

2.1 Xây dựng kế hoạch:

Kế hoạch chiến lược: Là bản kế hoạch trong đó có những định hướng

lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạttới và các giải pháp chiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại, đảmbảo cho nhà trường có được sự phát triển vượt bậc

Kế hoạch chiến lược thường xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm.Lập kế hoạch chiến lược: Là đưa ra những định hướng lớn, thể hiện hìnhảnh hiện thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải phápchiến lược để đạt được trên cơ sở khả năng hiện tại

Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, các câu hỏi cơ bản sau sẽ đượctrả lời:

- Chúng ta đang ở đâu?

- Chúng ta sẽ đi tới đâu?

- Chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào và bằng phương tiện nào để tới đó?

- Làm thế nào để biết chúng ta đi đúng hướng và tới đích?

So sánh l p k ho ch chi n lập kế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ược với các kiểu lập kế hoạch khác ới các kiểu lập kế hoạch khácc v i các ki u l p k ho ch khácểu lập kế hoạch khác ập kế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ế hoạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác ạch chiến lược với các kiểu lập kế hoạch khác

Lập kế hoạch chiến lược Các kiểu lập kế hoạch khác

Tập trung vào môi trường

Khoa họcMột bản đồ

Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn, thường

dưới 1 năm Nó được coi là cầu nối giữa kế hoạch dài hạn và các công việc triểnkhai thực hiện Nó được phân biệt với kế hoạch dài hạn ở những điểm như: Nótập trung vào những hoạt động đặc biệt, các công việc chi tiết để thực hiện mục

Trang 21

đích hay nhiệm vụ, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, các nguồn lực,người thực hiện và kết quả cụ thể của hoạt động đó Trong khi kế hoạch dài hạn

và ngắn hạn lại tập trung vào những giải pháp chủ yếu, hiệu quả kinh tế của cácgiải pháp đó và thời gian thực hiện thường từ 1 năm trở lên

2.2 Thanh tra giáo dục:

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, làphương thức đảm bảo công bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhànước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyền thanh tra nhànước trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục không chỉ nhằm mục đíchphát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm trong hoạt động giáo dục mà cònphát huy nhân tố tích cực, giúp đối tượng thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử

lý khi cần thiết nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra

Thanh tra giáo dục là kiểm tra có tính nhà nước của cơ quan quản lý giáo dụccấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyênbiệt tiến hành với các chức năng: đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đốitượng thanh tra nhằm đảm bảo pháp chế, giữu vững kỷ cương, tăng cường kỷluật và góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo

Thanh tra nhân dân trong các trường học, các cơ sở giáo dục về tính chấtnặng về tư vấn và thuyết phục, tổ chức thanh tra do quần chúng bầu ra ở cơ sở,hoạt động chủ yếu là giám sát, kiểm tra và kiến nghị với cấp trên (Nghị định241/HĐBT ngày 05-08-1991 về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhândân, thông tư 01- TT/LB và thông tư liên tịch số 62/TT-LT ngày22-05-1992 của

Bộ và Công đoàn ngành giáo dục)

Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục:

- Thanh tra thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục

- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu kế hoạch, chương trình, nội dung,phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng

Trang 22

chứng chỉ, vịêc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết, đảm bảo chấtlượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dụctheo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp lụât về

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của pháp luật

2.3 Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa - văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, năng lực, sở trường

Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được

tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch củanhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức và quản lí với

sự tham gia của các lực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng Hoạt độngnày diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc

Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Trang 23

- Củng cố, khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng nâng cao hiểu biết cho

học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, tham gia

các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động, kỹ năng tự kiểm tra,đánh giá củng cố và phát triển các hành vi, thói quen tốt trong cuộc sống, laođộng và công tác xã hội

- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã

hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin với cuộc sống, có thái độ đúngđắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội

Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Là hoạt động giáo dục được qui định trong chương trình kế hoạch giáo dụcnhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục

- Là một bộ phận hữu cơ của chương trình giáo dục có quan hệ chặt chẽ vớicác hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành góp phần quantrọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sởhoàn thiện nhân cách học sinh

- Là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều, tạo sự thống nhất giữa nhà trường

và xã hội, giữa thời gian trong năm học và thời gian trong hè

Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

- Củng cố, mở rộng khơi sâu năng lực nhận thức các môn văn hóa trongchương trình

- Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng cá nhân,hình thành các mối quan hệ

- Tạo điều kiện hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng

- Phát huy tác dụng của nhà trường với đời sống, tạo điều kiện để huy độngcộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát triển tích cực trong công tácgiáo dục

Nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Ngày đăng: 28/01/2015, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w