Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa (Trang 41)

Qua 2 tháng thực tập, được quan sát, tiếp xúc và tham gia thực hiện các công việc với vai trò của một chuyên viên, em đã thông tỏ nhiều vấn đề, biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và rút ra được những bài học bổ ích cho mình, cụ thể :

- Khi thực hiện một công việc hay kế hoạch nào đó cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

- Luôn xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin theo nhiều chiều để thu được các thông tin một cách chính xác, khách quan.

- Phải nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục.

- Gần gũi, quan tâm đến các thành viên trong cơ quan để tạo lập, củng cố được các mối quan hệ tốt đẹp, là cơ sở để xây dựng tương lai.

- Luôn cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức để không lạc hậu với sự đổi mới về các công tác quản lý giáo dục.

- Luôn học hỏi, tiếp thu, mở rộng thêm vốn kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có tư duy một cách khoa học.

- Trau dồi, phát huy kĩ năng làm việc nhóm để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các công việc.

- Cần hoàn thiện thêm các kỹ năng như: kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình - nói trước đám đông, kỹ năng quản lý sự thay đổi.

- Nâng cao ý thức nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai.

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hai tháng tuy là khoảng thời gian không nhiều để em có thể quan sát, thực hiện và học hỏi hết tất cả những công việc của một chuyên viên Phòng GD-ĐT. Nhưng với tất cả những hoạt động trên chúng ta đều nhận ra một điều: quản lý giáo dục là một nghề, người quản lý phải vừa là nhà chuyên môn, vừa là nhà tâm lý xã hội, vừa là nhà giáo dục. Do đó, người quản lý phải không ngừng học tập và rèn luyện nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Với việc được trang bị những kiến thức chuyên môn về QLGD và sự cố gắng của bản thân Tôi tin tưởng rằng những sinh viên của Học viện Quản lý giáo dục sau khi rời trường sẽ có những công việc phù hợp với mình. Đồng thời những cử nhân QLGD của Học viện Quản lý giáo dục sẽ khắc phục được những hạn chế của các nhà nhà quản lý hiện nay và tạo ra “luồng gió mới” cho nền giáo dục Việt Nam.

Trong thời gian thực tập chúng em đã có sự trao đổi với Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, chuyên viên Phòng giáo dục, các thầy hiệu trưởng cùng với một số giáo viên về việc đào tạo cử nhân QLGD ở Học viện Quản lý giáo dục thì nhận được rất nhiều ý kiến tán thành, cho rằng đây là một điểm mới mở

ra khả năng giải quyết những bất cập trong quản lý giáo dục của nước ta hiện nay, làm cho nền giáo dục nước ta năng động hơn.

Tuy nhiên số lượng CBQLGD, giáo viên ở các cơ sở biết đến Học viện Quản lý giáo dục là rất ít. Vì vậy Học viện cần phải đẩy mạnh việc thông tin, giới thiệu về trường đến các cơ quan QLNN về GD-ĐT, cơ sở GD và các địa phương.

Một vấn đề mà Học viện cần phải quan tâm, đó là đầu ra của sinh viên. Nên chú trọng đến vấn đề chất lượng đào tạo hơn là số lượng. Nghĩa là, đào tạo phải sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp trong tương lai.

Để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên thì trong thời gian 4 năm học, Học viện nên tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội được đi tìm hiểu thực tiễn hoạt động QLGD không chỉ ở trong địa phương, trong nước mà còn có những hình thức liên kết, trao đổi học tập với các nước khác.

Trong quá trình thực tập, em có điều kiện tìm hiểu, quan sát và tham gia các hoạt động thực tiễn trong quản lý giáo dục của một Phòng GD&ĐT, em được học hỏi và rút ra được nhiều bài học quí báu cho bản thân để định hướng, hoàn thiện thêm ý thức nghề nghiệp trong tương lai./.

GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Thanh tra giáo dục, 2010.

2. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 2010.

3. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Tập bài giảng Kế hoạch và chiến lược trong quản lý giáo dục, 2009.

4. Lưu Xuân Mới, Bài giảng Kiểm tra - đánh giá trong giáo dục, 2009.

5. Từ Văn Đức – Lưu Xuân Mới, giáo trình Thanh tra giáo dục, NXB Đại học sư phạm, 2008.

6. Học viện Hành chính quốc gia – Giáo trình hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, 2009.

7. Học viện Quản lý giáo dục – Khoa Quản lý, Bài giảng Kỹ năng quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và chuyên biệt, 2010.

8. Thông tư 43/2006/TT- BGD&ĐT, Hướng dẫn công tác thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

9. Nghị định 14/2008/NĐ – CP, ngày 04/02/2008, Qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh.

s

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 1: Lịch công tác tháng 12/2010. Phụ lục 2: Lịch công tác tháng 1/ 2011.

Phụ lục 3: Mẫu báo cáo tình hình cơ sở vật chất của các trường MN, TH, THCS. Phụ lục 4: Các số liệu về kế hoạch phát triển giáo dục các bậc học MN, TH, THCS năm học 2010 - 2011.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Phòng GDĐT Ngọc Lặc – Thanh Hóa (Trang 41)