Kết thúc đợt thực tập nhóm chúng tôi đã tiến hành lượng giá kết quả.Tuy thời gian ngắn, chúng tôi chỉ có 5 buổi thực tập nhưng đã hoàn thành được kế hoạch đề ra và đạt được những kết quả nhất định, sau đây là lượng giá của nhóm nói chung và cá nhân tôi nói riêng :
- Các em đã tạo được mối đoàn kết và tích cực giúp đỡ nhau trong quá trình học tập cũng như vui chơi.
- Các em nhỏ có cảm tình, thân thiện với nhóm nhân viên CTXH
- Tạo cho các em những thói quen mới giúp thúc đẩy quá trình hội nhập với các nhóm khác của các em
- Các thành viên trong nhóm và tôi luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Luôn có trách nhiệm với công việc.
- Biết điều phối công việc, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và biết xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình can thiệp.
- Tuy kết thúc quá trình can thiệp nhưng nhóm nghiên cứu chúng tôi vẫn theo dõi sát sao các hoạt động của nhóm đối tượng trong một thời gian. Nhóm chúng tôi thống nhất nếu sau quá trình chấm dứt can thiệp nhóm đối tượng có những thay đổi tích cực theo kế hoạch đã đề ra thì nhóm nghiên cứu sẽ chấm dứt can thiệp hoàn toàn. Còn nếu nhóm đối tượng không có những tiến bộ thì tiếp tục quá trình can thiệp hoặc chuyển giao cho nhóm nghiên cứu khác.
Phần III: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề nghiệp, chuyên môn:
1, Lý do chọn trung tâm:
Hệ thống làng trẻ SOS nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đang ngày càng được mở rộng trên đất nước ta.Làng trẻ em SOS Việt Trì cũng là nơi nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Cũng như bao làng trẻ SOS khác ở Việt Nam, đây là một trong những mô hinh hỗ trợ các trẻ em đã được vận hành và thu được những kết quả tốt.
Đây chính là một mô hình CTXH có hệ thống, chính vì vậy mà chúng tôi đã lựa chọn đây là địa bàn thực tập nhằm trau rồi các kĩ năng và áp dụng lý thuyết học tập vào trong thực tế.
2, Mục tiêu:
- Qua quá trình can thiệp với nhóm trẻ em mồ côi giúp nhóm sinh viên CTXH sẽ được rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp, trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.
- Ứng dụng thành công phương pháp và tiến trình công tác xã hội nhóm trong quá trình can thiệp, giúp đỡ nhóm đối tượng.
- Học hỏi kinh nghiệm từ cán bộ và nhân viên trong trung tâm.
3, Các kiến thức và kĩ năng cá nhân vận dụng:
Trong quá trình hoạt động với nhóm trẻ thì nhóm đã sử dụng một số kĩ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng thu hút thành viên tham gia:
Khả năng thuyết trình: Nội dung, phương pháp, ngôn ngữ. Thuyết phục và hướng dẫn các thành viên vào hoạt động chung.
Nội dung sinh hoạt phong phú, xen kẽ các hoạt động thư giãn, hoạt động thể chất để tránh nhàm chán.
Kỹ năng nhạy cảm với từng thành viên: quan sát, biểu cảm, chia sẻ kịp thời, tế nhị với nhu cầu từng thành viên. (tránh các vấn đề nhạy cảm giới, khiếm khuyết của thân chủ, quyền lực…)
Hài hước tạo bầu không khí (sử dụng vốn xã hội – tài năng cá nhân, hiểu biết cá nhân)
Khích lệ, khen ngợi các thành viên tích cực. Quan tâm đến các thành viên e dè, lạnh lung.
Khuyến khích nhóm đưa ra những quy định thưởng phạt cho sự tham gia. Làm việc cân với với 4 cấp độ tương tác : cá nhân, nhóm, với toàn nhóm, bên ngoài nhóm.
+ Kỹ năng tập trung và giữ trọng tâm:
Để lôi kéo các thành viên tập trung vào nội dung chính trong buổi sinh hoạt, không phân tán tư tưởng, hoặc nhàm chán
Nhắc lại những điểm chính để gây chú ý
Nhắc nhở người thiếu tập trung, mời họ phát biểu. Căng thăng quá có thể cho nhóm giải lao.
+ Kỹ năng tập trung vào giao tiếp nhóm:
Quan sát theo dõi cách thức các thành viên giao tiếp với nhau để có tác động vào các Mqh giao tiếp chủ động.
Đặt câu hỏi, gợi mở, rõ ràng.
Lắng nghe và phản hồi thông tin nhiều chiều trong nhóm. Ghi chép lại những ý kiến của các thành viên
Vẽ sơ đồ tương tác nhóm khi quan sát được thành viên trong nhóm trao đổi, tranh luận với nhau => thể hiện được mức độ thân thiết. thể hiện ai là người tích cực nhất, ai là người có vấn đề, khó tiếp cận.
Cách ngồi theo hình vòng tròn sẽ thuận lợi hơn. Tạo không gian đi lại, nhìn nhau đối chất.
Hướng sự tương tác các nhóm theo cách thức ngồi và trao đổi. Tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở.
Điều chỉnh những ý kiến lấn át. - Kĩ năng thu thập và đánh giá thông tin:
+ Nhận biết, mô tả suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của các thành viên:
Khích lệ các thành viên suy nghĩ tập trung vào câu hỏi. Quan sát lo lắng và cảm xúc của họ qua nét mặt.
Giúp cho các thành viên kiểm soát đc suy nghĩ và hành vi của họ trong quá trình sinh hoạt nhóm với nhau. Nhân viên có thể làm mẫu.
Kỹ năng giúp nhóm trao đổi chia sẻ vấ đề mang tính chất logic - Kỹ năng hành động:
+ Kỹ năng thúc đẩy hoạt động:
Hỗ trợ lập kế hoạch. TÌm kiếm nhân lực. Vận động tuyên truyền Làm mẫu, hướng dẫn. - Kỹ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng thấu cảm.
- Kết hợp nhiều kỹ năng: hỏi, quan sát, nghe, không lời, im lặng.. - Lắng nghe tích cực và phản hồi những từ, ý có chọn lọc, trọng tâm. - Phản hồi cả bối cảnh, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi.
4, Bài học kinh nghiệm:
- Sau khi kết thúc đợt thực tập, qua quá trình tiếp xúc, thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm với nhóm trẻ em mồ côi, những hạn chế còn tồn tại, bản thân cá nhân tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Luôn trau rồi những kiến thức và những kĩ năng mình đã được học vào thực tiễn.
+ Nắm được những kĩ năng cơ bản và tiến trình làm việc nhóm, giao tiếp nhóm và lãnh đạo nhóm.
+Khi làm việc với nhóm, đặc biệt là nhóm trẻ, việc kết thúc quá trình hoạt động nhóm là điều rất quan trọng.Biết thích ứng kịp thời chọn thời gian phù hợp để chuyển giao các hoạt động. Không gây ra tâm lý hụt hẫng cho các em.
+ Tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên ngành cũng như những khối kiến thức liên quan từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
+Khi gặp những khó khăn trong thực tiễn, cần bình tĩnh giải quyết.Phải có kế hoạch hoạt động cụ thể và đánh giá đối tượng, sao cho khi gặp khó khăn không gặp bỡ ngỡ và bế tắc trong cách giải quyết.
- Là một nhân viên CTXH tương lai, nên điều quan trọng là phải biết lắng nghe thân chủ của mình.Từ từ tiếp xúc với đối tượng đúng tiến trình, kiên nhẫn tìm hiểu không hối thúc.Để từ đó nắm được tâm lý của thân chủ, hiểu thêm về những vấn đề của thân chủ để có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Đến thực tập ở bất cứ nơi nào, thái độ của con người nơi đó là điều rất quan trọng, đặc biệt là với những sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm như chúng tôi.Đến với làng trẻ SOS, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình và chỉ bao của ban giám đốc, các nhân viên và các mẹ nuôi giàu kinh nghiệm. Lại được thêm sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô hướng dẫn.Vì thế chúng tôi có được tâm lý ổn định khi bước vào thực tập.Công tác xã hội với trẻ em cũng là một trong những môn chuyên ngành mà chúng tôi cần phải học.Vì thế qua quá trình thực tập chúng tôi không chỉ được trau rồi những kĩ năng làm việc nhóm, mà còn có thêm những kiến thức tiền đề để hiểu thêm về những môn học có liên quan đến đối tượng trẻ em sau này.Tôi hiểu rằng mỗi môn học mà chúng tôi được học, những kĩ năng mà chúng tôi được dạy đều liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau, phục vụ cho nghề nghiệp của chúng tôi sau này.Vì thế nga từ bây giờ tôi phải nghiêm túc trong học tập cũng như trong thực tập, để tạo được khối kiến thức nền tảng liên kết và bền vững.
- Các môn học mà tôi học trong năm nay là : Hành vi con người và môi trường xã hội, Tham Vấn, Thực hành công tác xã hội 1, Chính sách xã hội . Như tôi đã trình bày ở trên, mỗi môn học mà chúng tôi được học đều là kiến thức nền tảng cho nghề nghiệp CTXH của tôi sau này. Vì thế đây là những môn học quan trọng cung cấp những khối kiến thức cần thiết cho sinh viên. Với những kiến thức được học đặc biệt là trong môn Hành vi con người và môi trường xã hội, Tham Vấn , Thực hành công tác xã hội đã giúp cho tôi có hiểu sâu thêm về xã hội và tâm lý con người.Nhờ thế tôi tự tin hơn trong quá trình thực tập, tiếp
xúc với thân chủ, phỏng vấn và tư vấn tâm lý nhằm tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề.Khi gặp khó khăn tôi sẽ có những cách giải quyết cụ thể mà không hụt hẫng bế tắc.
- Ngoài ra trong kì này tôi còn học thêm 2 môn : CTXH trong lĩnh vực sức khỏe và CTXH với người cao tuổi. Tuy rằng trong đợt thực tập này, đối tượng hướng tới của tôi là trẻ em và tư vấn về tâm lý trẻ em nên những khối kiến thức này chưa liên quan nhiều đến quá trình thực tập, nhưng cũng là những kiến thức cần thiết cho những đợt thực tập sau và kĩ năng nghề nghiệp khi ra trường.
- Qua đợt thực hành này, tôi đã có được một môi trường thực tế để rèn luyện kĩ năng CTXH và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Chính những điều đó sẽ giúp tôi có một hành trang vững trãi và những kinh nghiệm thực tế để trở thành một nhân viên CTXH thực thụ.
- Những đợt thực hành như thế này sẽ giúp cho tôi tự tin hơn khi làm việc thực tế, bởi sẽ không bị hụt hẫng và bỡ ngỡ khi hoạt động thực tiễn.
- Công tác xã hội là một nghề mà đối tượng hướng tới là giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.Vì thế nhóm đối tượng yếu thế cũng là nhóm đối tượng mà tôi đặc biệt quan tâm.Xã hội ngày càng phát triển, lại càng nhiều những vấn đề nảy sinh.Tuy nhiên an sinh xã hội cũng ngày càng phát triển và cũng là lĩnh vực được các quốc gia quan tâm và chú trọng. Ở nước ta, Đảng và nhà nước cũng dành nhiều quan tâm, ưu đãi giúp đỡ cho đối tượng yếu thế bằng các dịch vụ chính sách công.Dịch vụ xây dựng trung tâm, mô hình chăm sóc sức khỏe nhà ở.Nhưng vẫn còn thiếu những dịch vụ chăm sóc tinh thần và trang bị kĩ năng sống cho những đối tượng yếu thế.Chính vì vậy lĩnh vực mà tôi quan tâm nhất đó là trau rồi thêm kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng CTXH nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế về mặt tâm lý và kỹ năng sống, giúp họ tự tin hòa nhập xã hội, phát huy được năng lực bản thân và tự chủ với cuộc sống của mình.
Sau khi kết thúc đợt thực tập, tôi đã rút ra được rất nhiều những bài học cho bản thân, sự kết hợp làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ của riêng bản thân mình. Khi đi thực hành thực tế tôi đã nhận ra được những ưu và nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân hơn.
Khi làm việc với đối tượng, tôi được rèn luyện thêm các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng quan sát, tham vấn và vận dụng tốt được các tiến trình công tác xã hội nhóm.Từ đó có cái nhìn tổng quát và khách quan về định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chúng tôi cần phải học hỏi nhiều hơn nữa, không chỉ học tập những lý thuyết được giảng dạy ở trường đại học, mà cần đi vào thực tế, học tập kinh nghiệm từ những người đã đi trước.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn, các cán bộ và các mẹ của làng trẻ SOS Việt Trì đã giúp đỡ và tham vấn cho chúng tôi những kĩ năng và thông tin cần thiết khi thực tập.