Giai đoạn 2: Triển khai chương trình và nội dung hoạt động theo kế hoạch đã được thống nhất.

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì (Trang 26 - 30)

4, Tiến Trình CTXH với nhóm:

4.2. Giai đoạn 2: Triển khai chương trình và nội dung hoạt động theo kế hoạch đã được thống nhất.

hoạch đã được thống nhất.

a. Bản kế hoạch của nhóm:

Chúng tôi đã đưa ra một bản kế hoạch phù hợp với mục tiêu thành lập nhóm. Chúng tôi lên kế hoạch tiến hành thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm trong khoảng thời gian là 2 tuần với các hoạt động chủ yếu sau:

- Hoạt động học tập: trong đó chúng tôi hướng dẫn các em học tập 1 cách khoa học và cũng giúp các em cách tìm ra phương pháp học tốt nhất cho từng cá nhân, đồng thời khiến các em khá hơn có thể chỉ dẫn cho các em nhỏ hơn trong nhóm.

- Hoạt động vui chơi giải trí: Chúng tôi tổ chức những trò chơi nhỏ, có thể là trò chơi khởi động như trò: Vòng tròn gỡ rối, Nhà bay hoặc những trò chơi mang tính chất giải trí nhẹ nhàng mang tính tập thể cao như cùng vẽ tranh, nhìn bạn đoán từ..để giúp các em cách thức làm vui chơi làm việc theo nhóm, từ đó biét được những phảm chất và hạn chế của từng em, giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc định hướng và chỉ bảo các em, cũng như phát huy những khả năng sẵn có và tiềm ẩn của các em..

- Hoạt động tư vấn tâm lý: Chúng tôi đã tiến hành 1 cách khéo léo hoạt động này bằng cách tổ chức các buổi trò chuyện với các em, cùng kể cho các em nghe những câu chuyện bổ ích và ý nghĩa có tác động gián tiếp tới việc định hướng tâm lý và cách ứng xử cho các em tình huống của cuộc sống. Ngoài ra chúng tôi cũng có những tác động trực tiếp như gợi mở 1 cách tế nhị để các em kể về những câu chuyện, kỉ niệm vui buồn của mình trong cuộc sống như với bạn bè, trường lớp, thầy cô, gia đình ..Sau đó chúng tôi đưa ra những lời

khuyên hữu ích cho các em, giúp các em có một lối sống thật tốt đẹp, đúng mựuc và chan hoà với mọi người.

 Khi thực hiện các hoạt động chúng tôi cố gắng phối hợp giữa các hoạt động với nhau như trong khi thực hiện hoạt động học tập chúng tôi còn kết hợp với hoạt động tư vấn tâm lý thông qua các buổi trò chuyện trong giờ giải lao, khi thực hiện hoạt động vui chơi giải trí chúng tôi cũng kết hợp hoạt động tư vấn tâm lý cho các em.

b. Nhiệm vụ và thời gian thực hiện cụ thể:

Do thời gian giữa chúng tôi và các em có sự chênh lệch ( hai em Hương và Thạch phải đi học vào buổi sáng, còn các em khác vẫn trong thời gian nghỉ hè, vì thế chúng tôi sắp xếp thời gian là đến với các em vào buổi sáng để tiếp cận 4 em nhỏ, và tập trung vào các hoạt động củ thể mang tính tương tác cao vào buổi chiều, ngoài ra chúng tôi sẽ đến vào một số buổi tối .

- Thời gian sinh hoạt:

Từ 8h -10 h sáng cho các buổi sinh hoạt học tập. tư vấn tâm lý,

Từ 2h-4h chiều cho các hoạt động vui chơi, tư vấn tâm lý, phỏng vấn sâu. Từ 7h30 đến 9h tối cho hoạt động học tập, tư vấn tâm lý.

- Nhiệm vụ của từng thành viên:

Các thành viên trong nhóm được phân chia các nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch được đặt ra trong suốt quá trình và theo từng ngày sau khi đã họp nhóm vào mỗi buổi

+.Nhóm trưởng: Nhóm trưởng là bạn Phùng thị Yến, chịu trách nhiệm phân công các nhiệm vụ. Nắm bắt quá trình hoạt động chung của cả nhóm để báo cáo với các thầy cô và phổ biến cho các thành viên trong nhóm.Ngoài ra các thành viên khác trong nhóm nhiệm vụ thay nhau làm chủ trì và thư kí của các buổi họp nhóm nhằm phát huy được tính tự giác và hiểu vấn đề của các thành viên.

c. Quá trình thực hiện: Sau khi đề ra kế hoạch, chúng tôi đã đến được 5 buổi theo đúng lịch trình.

Buổi đầu tiên (22/8 ): Là giai đoạn hình thành nhóm của chúng tôi. Chúng tôi mất nửa đầu thời gian để ổn định nhóm vì các em còn e dè trong sinh hoạt nhóm và phụ thuộc nhiều vào sự chỉ dẫn của chúng tôi. Tuy nhiên, sau thời gian đầu của buổi đầu tiên, các em đã dần dần chịu khó tập trung vào bài học hơn. Em Hà ban đầu tự học ở trong phòng, không ra ngoài bàn học cùng các anh chị, em Đạt thì chưa có phương pháp học cụ thể. Chúng tôi đã giúp em Hà ra học cùng các anh chị lớn và giúp các em có phương pháp học tốt hơn. Đặc biệt là giúp các em có thể tự hỏi nhau, các em bé hơn có thể hỏi các anh chị lớn và học lớp cao hơn như chị Hương, anh Thạch, chị Nga.

Buổi thứ 2 ( Ngày 23/ 8) : Từ kế hoạch đề ra từ buổi họp nhóm đối tượng và nhóm nhiệm vụ ngày 22/8, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã đề ra :

+ Buối sáng : Chúng tôi đến gặp các em của nhóm đối tượng, hai em Hương và Thạch đi học. Chúng tôi tiếp tục hoạt động học tập, giúp các em học bài. Ngoài ra còn kết hợp phỏng vấn mẹ Loan.

+ Buổi Chiều: Có đầy đủ các thành viên trong nhóm, chúng tôi tổ chức trò chơi tương tác cho các em đó là : Vòng tròn gỡ rối. Và kết hợp thêm hoạt động : Vẽ tranh theo sở thích để thấy được mong muốn của các em:

- Các em đều háo hức với trò chơi và tham gia nhiệt tình. - Em Đạt đôi khi còn thiếu nghiêm túc trong khi chơi.

- Em Hà rất nhanh nhẹn, bắt nhịp nhanh với trò chơi đặc biệt là trong trò chơi có tính tương tác cao như trò : vòng tròn gỡ rối.

- Em Nga còn tỏ ra ấp úng và ngượng ngùng.

- Em Thạch đã phát huy được nhiệm vụ của nhóm trưởng, giúp các thành viên trong nhóm biết nhiệm vụ của mình và chỉ đạo các em theo từng bước để gỡ rối.

Buổi thứ 3 ( Ngày 24/8) :Chúng tôi tiếp tục triển khai theo kế hoạch đã đề ra. Chúng tôi tiếp tục tổ chức cho các em chơi trò chơi tương tác kết hợp với tư vấn tâm lý : Cho các em chơi trò chơi miêu tả đoán con vật do em Thạch tổ chức và làm quản trò. Sau đó cho

các em ngồi thành một vòng tròn và cùng bàn luận về vấn đề : Giúp đỡ và được giúp đỡ.

- Tất cả các em đều nói ra được cảm nghĩ của mình sau khi đã chơi trò chơi tương tác và rút ra bài học ( Các em đều có cảm nhận chung là : cần Kiên nhẫn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và tin tưởng vào trưởng nhóm ).

- Trong trò chơi vòng tròn bàn luận, các em đều đã hiểu được thế nào là giúp đỡ lẫn nhau, Và chị Hương, anh Thạch rất hay giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình ( Thạch khóa bình ga giúp em Nga. Hương giúp em Thạch học bài. Các em khác trong nhà làm việc nhà khi Thạch bị ốm) - - Đã nâng cao được sự tương tác, nhận thức về giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên

Buổi thứ 4 ( Ngày 25/8 ) : Chúng tôi tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đề ra từ những buổi họp nhóm. Chúng tôi cho các em cùng nhau vẽ một bức tranh xé rán tập thể để tăng thêm sự phối hợp, thống nhất ý kiến giữa các em.

+ Các em đã thảo luận và cùng tìm ra chủ đề và bố cục cho bức tranh: Đó là bức tranh phong cảnh có các thành viên trong gia đình.

+ Trong quá trình thảo luận có mâu thuẫn : Thì đã được giải quyết bằng cách các anh chị lớn nhường em Hà để vẽ theo cách của em.

+ Mọi người cùng nhau làm nhiệm vụ của mình và có hỏi ý kiến của nhóm trưởng là : Thạch.( Em Nga đặt tên cho ngôi nhà, Đạt đặt tên cho khu vườn, Dê và Hà xé rán cây…)

+ Em Thạch đã tự tin hơn khi nói chuyện và trao đổi với mọi người về bức tranh.

 Qua hoạt động vẽ tranh tập thể khả năng lãnh đạo của Thạch đã được nâng cao. Tất cả các thành viên trong nhóm đã biết cùng nhau làm việc, cùng giải quyết mâu thuẫn và đưa ra ý tưởng chung. Bức tranh đã được các em cùng nhau hoàn thành rất sinh động : có ngôi nhà, vườn cây, bầu trời, dòng sông, sân bóng…; Bức tranh được các em vẽ có đầy đủ các thành viên trong gia đình ( Em Đạt và Thạch đang thả diều, em Giàng đi câu cá, chị Phúc và mẹ lái máy bay, chị Nga, chị Hương chăm sóc khu vườn…)

Buổi thứ 5 ( Ngày 26/8) :Đây là buổi cuối cùng, chúng tôi đến tiếp tục các hoạt động trò chuyện, tư vấn tâm lý với các em. Cùng các em tập hát để cả nhóm cùng nhau biểu diễn vào buổi tối.Các em đã rất thân thiết với nhau, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người đều đã tự tin hơn khi phát biểu và đóng góp ý kiến.

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w