1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam

46 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 15,08 MB

Nội dung

Tiểu khí hậu bao gồm các chỉ tiêu thông dụng nhưnhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió và chỉ số nhiệt ẩm THI...Các chỉ tiêu này là mộttrong các yếu tố tạo nên môi trường sống và phát triển của lợn

Trang 1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay chăn nuôi đang là mũi nhọn phát triển kinh tế trong nôngnghiệp, trong đó chăn nuôi lợn đang được chú trọng quan tâm Với xu hướngphát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, phương thức chăn nuôi chuồng kínđang dần phổ biến đã mang lại hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt, phương thức chănnuôi này thuận lợi hơn cho công tác kiểm soát dịch bệnh

Chuồng kín có một tiểu khí hậu độc lập được ngăn cách và ít bị ảnhhưởng bởi môi trường ngoài Tiểu khí hậu bao gồm các chỉ tiêu thông dụng nhưnhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió và chỉ số nhiệt ẩm (THI) Các chỉ tiêu này là mộttrong các yếu tố tạo nên môi trường sống và phát triển của lợn, chúng trực tiếphoặc gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, cảm giác nóng lạnh và một

số chỉ tiêu sinh lý của lợn Trong đó chỉ tiêu nhịp thở biểu hiện rõ và dễ dàngnhận bằng mắt thường Khi có sự thay đổi bất kỳ của một trong các chỉ tiêu nóitrên thì đều kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu khác và làm thay đổi nhịp thở củalợn

Trại chăn nuôi lợn Phước Bình 1 của công ty CP Việt Nam là một môhình chăn nuôi chuồng kín điển hình Tại đây, chuồng nuôi được thiết kế hệthống dàn mát ở đầu chuồng và hệ thống quạt thông gió cuối chuồng Tiểu khíhậu chuồng nuôi luôn được giữ ở mức ổn định và được điều chỉnh thườngxuyên Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về điều kiện tiểu khí hậu trại chăn nuôicủa công ty CP, xác định ảnh hưởng tiểu khí hậu chuồng nuôi đến nhịp thở củalợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau, từ đó tìm biện pháp khắc phụcnhằm đảm bảo sức khỏe cho lợn nái, sự phát triển tốt của thai Vì vậy tôi thực

hiện đề tài: “ Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn Phước Bình 1 của công ty CP Việt Nam”

Mục tiêu của đề tài:

- Khảo sát và đánh giá sự đồng đều của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồngnuôi tại các vị trí khác nhau trong chuồng và sự giao động các chỉ tiêu đó theothời gian trong ngày

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi tớinhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau

Trang 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Một số chỉ tiêu tiểu khí hậu

2.1.1 Độ ẩm

2.1.1.1 Độ ẩm tuyệt đối

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng

khối lượng m (tính ra gam) của hơi nước có trong 1m3 không khí Đơn vị đocủa a là g/m3

2.1.1.2 Độ ẩm cực đại

Nếu độ ẩm tuyệt đối của không khí càng cao thì lượng hơi nước cótrong 1m3 không khí càng lớn nên áp suất riêng phần p của hơi nước trongkhông khí càng lớn

Áp suất này không thể lớn hơn áp suất hơi nước bão hòa po ở cùngnhiệt độ cho trước nên độ ẩm độ ẩm tuyệt đối của không khí ở trạng thái bãohòa hơi nước có giá trị cực đại và được gọi là độ ẩm cực đại A

Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòatrong không khí tính theo đơn vị g/m3

* Chú ý: độ ẩm cực đại được lấy bằng khối lượng riêng của hơi nước

bão hòa, ví dụ: độ ẩm cực đại ở 28oC là 27,2(g/m3)

2.1.1.3 Độ ẩm tương đối

Độ ẩm tuyệt đối a chưa cho biết không khí ẩm nhiều hay ẩm ít, vì nhiệt

độ càng thấp thì hơi nước càng dễ bão hòa và độ ẩm tuyệt đối càng gần độ ẩmcực đại

Để mô tả mức độ ẩm của không khí ở mỗi nhiệt độ, người ta dùng độ

ẩm tỉ đối B

Độ ẩm tỉ đối f là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệtđối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ cho trước:

Trang 3

(39.1) Trong khí tượng học, độ ẩm tỉ đối f được tính gần đúng theo công thức:

2.1.1.4 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt của động vật, đặc biệt ởmôi trường quá nóng hoặc quá lạnh Trong trường hợp quá nóng, giảm nhiệt độ

cơ thể do bốc hơi nước là rất quan trọng đối với sự ổn định thân nhiệt Áp suấthơi nước của môi trường càng cao thì sự chênh lệch áp suất hơi nước giữa dahoặc đường hô hấp với không khí càng thấp, do vậy sự bốc hơi càng giảm Nóichung, sự gia tăng áp suất hơi nước của môi trường ít tác động đến cân bằngnhiệt của các loài động vật chủ yếu dựa vào thở để giảm nhiệt khi có stress nhiệtnhu đối với lợn

Làm mát bằng bốc hơi là một cơ chế tỏa nhiệt quan trọng Ở động vật ítlông, sự tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở da là đặc biệt quan trọng Trong trường hợpbốc hơi qua đường hô hấp, nhiệt được lấy từ màng nhầy của cơ quan hô hấpphía trên Việc tăng độ ẩm tưong đối trong bất kỳ nhiệt độ nào đều dẫn đến việcgiảm khối lượng nước vận chuyển ra bên ngoài, vì vậy tốc độ bốc hơi giảm Quatính toán tốc độ bốc hơi nước ở lợn do Morrison vies (1975) tiến hành ở 29°C và

có sử dụng giá trị ẩn nhiệt (latent heat) do Holmes và Mount (1967) [17] đưa rathì trung bình tổng tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở lợn cái 90kg là 3,79; 4,27; 4,10 và3,10 KJ/lợn/giờ ở độ ẩm tương đối 30, 50, 70 và 90% Những tính toán đó chothấy rằng độ ẩm cao đã cản trở tỏa nhiệt bằng bốc hơi ở lợn

Đối vói những lợn có khối lượng 90kg không có sự khác nhau nhiều vềphản ứng khi chúng ở trong điều kiện độ ẩm tuơng đối 30 và 94% với nhiệt độ32°c Khi nhiệt độ không khí tăng lên đến 36ºC với độ ẩm tương đối 30% thì lợn

Trang 4

sụt cân nhưng vẫn sống qua khỏi một giai đoạn kéo dài Trong trường hợp lợnphải chịu nhiệt độ 36°C và một độ ẩm tương đối tăng từ 30 lên 94% trong 4 giờthì tần số hô hấp tăng gấp đôi vì thân nhiệt tăng 1,4°C.

Về tầm quan trọng của độ ẩm, Holmes vi Close (1977) [19] kết luận f lànhiệt độ 30°c nếu tăng độ ẩm lên 18%, đồng nghĩa với tăng nhiệt độ lên 1ºC

Trong chuồng nuôi gia súc, độ ẩm không khí có liên quan chặt chẽ vớinhau Khi nhiệt độ không khí cao, khả năng giữ hơi nước (độ ẩm cực đại) củakhông khí tăng và tốc độ nước bốc hơi tăng Nếu chuồng nuôi ẩm ướt thì độ ẩmtuyệt đối của không khí tăng cao cùng với nhiệt độ

Ngoài độ ẩm của không khí trong chuồng nuôi, người ta còn dùng độ ẩmsinh lý được xác định theo nhiệt độ trên bề mặt hay trong lớp lông của con vật

để chỉ trạng thái không khí bao quanh da, lẫn trong lớp lông, hấp thụ nhiệt vànước từ trong da bốc ra Chỉ tiêu độ ẩm sinh lí nói lên khả năng tỏa nhiệt củacon vật, cho thấy con vật có được dễ chịu hay không

Trong trường hợp ngược lại, nếu độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khíthấp thì thúc đẩy các quá trình tỏa nhiệt bằng bức xạ, truyền dẫn và đối lưu dẫnđến cơ thể mất nhiều nhiệt và bị cảm lạnh

Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi bị chi phối bơi các yếu tố như: sự lưuthông của không khí, áp suất khí quyển, nước ngầm trong đất, hơi nước do giasúc thở ra, phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại Để đảm bảo độ ẩm thíchhợp trong bất kỳ nhiệt độ không khí nào, cần vệ sinh chuồng trại một cáchthường xuyên, giảm sự xâm nhập của hơi ẩm vào trong không khí chuồng nuôi

Trang 5

thấp có sự khác nhau Trong trường hợp lợn cùng khối lượng nhưng nuôi cá thểthì nhiệt độ tới hạn thấp là cao và ngược lại khi nuôi theo nhóm, do đặc tính điềuhòa nhiệt mang tính chất quần thể nên tiết kiệm được nhiệt năng và cuối cùng làyêu cầu nhiệt ít, nên cần một nhiệt độ tới hạn thấp hơn Trong cùng khối lượng cơthể nhưng mức dinh dưỡng cung cấp lớn thì hạ thấy được nhiệt độ tới hạn thấp.

2.1.2.2 Nhiệt độ tới hạn cao

Nhiệt độ lới hạn cao là mốc nhiệt độ mà trên đó con vật phải thực hiện cơchế sinh lý nhằm đưa nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường bằng cách bốc hơithông qua tiết mồ hôi, tăng tần số hô hấp, giãn mạch máu ngoại biên nhằm tăng

sự mất nhiệt từ bề mặt cơ thể Các phương thức tỏa nhiệt như truyền dẫn, bức xạ

và đối lưu được thực hiện Cũng như nhiệt độ tới hạn thấp, nhiệt độ tới tới caocũng có thể bị chi phối bởi các yếu tố như đã nêu ở trên Theo NRC (1981) lợn

từ 3 - 100kg có thể chịu đựng được nhiệt độ lên tới 35ºC song lợn nái và đựcgiống thì không vượt quá 33ºC (bởi ở mức nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến tínhchất sinh vật học của tinh trùng và trứng)

2.1.2.3.Vùng nhiệt trung hòa

Vùng nhiệt trung hòa là vùng nhiệt độ môi trường mà ở đó động vậtkhông có trạng thái stress Nó bắt đầu lừ mốc nhiệt độ tới hạn thấp đến mốcnhiệt độ tới hạn cao

Như dã nói ở phần trên, mỗi loài gia súc, lứa tuổi cũng như mức độ sửdụng khác nhau yêu cầu một vùng nhiệt trung hòa khác nhau Có một vài sựkhác nhau trong các kết quả thí nghiệm về quan hệ giữa nhiệt độ tối ưu và sựphát triển của lợn, đặc biệt là lợn có khối lượng trong khoảng tử 45-90kg TheoMorrison và cộng sự (1968) đề nghị nhiệt độ là 22°C và độ ẩm tuơng đối 55%;trái lại, theo Hazen và Mangold (1960) cho là 19°C và 55%; theo Cunha (1977)đưa ra một giá trị là 18°C Trong thực tế không có một khoảng nhiệt độ chínhxác có thể được xác nhận Theo Heitman và cộng sự (1958) và Mangold và cộng

sự cho rằng sức sản xuất tốt nhất của lợn đang lớn khi nhiệt độ xung quanh đượcduy trì trong khoảng 16-21°C Tuy nhiên, theo Zhang (1994) vùng nhiệt thíchbợp của lợn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường

Theo NRC (1981) và Yousef (1985) vùng nhiệt trung hòa lại được chiathành 3 vùng nhỏ là: vùng mát, vùng tối ưu và vùng ấm

- Vùng mát là phạm vi ở dưới của trung hòa nhiệt, ngay trên mốc nhiệt

Trang 6

độ tới hạn thấp Các quá trình điều hòa lý học bắt đầu diễn ra Tốc độ trao đổichất tăng cường vì vùng này tiếp giáp với nhiệt độ tới hạn thấp, chính vì vậy

mà tăng sinh nhiệt Các quá trình này làm tăng nhẹ nhu cầu năng lượng thức

ăn cho duy trì của con vật Vì vậy sức sản xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn

có chiều hướng giảm

- Vùng tối ưu là phạm vi ở dưới của vùng nhiệt trung hòa, trong vùng nàycác chỉ tiêu sinh lý ở trạng thái bình thường, sức sản xuất của con vật là tối đa

- Vùng ấm là phạm vi phía trên của vùng nhiệt trung hòa Sự giãn mạchmáu và thay đổi diện tích bề mặt cơ thể bằng cách thay đổi tư thế của động vật,thu nhận thức ăn có thể bị giảm (Ewing và cs, 1999) [8]

2.1.2.4 Vùng stress lạnh

Là khoảng nhiệt độ thấp hơn vùng nhiệt trung hòa và ngay phía dưới nhiệt

độ tới hạn thấp Các hoạt động cơ học làm giới hạn sự mất nhiệt chuyển dịch vềgiá trị tối đa và hoạt động trao đổi chất tăng, tốc độ trao đổi chất tiếp tục tăng tớimức cao nhất và có thể duy trì trong một giai đoạn dài Tuy nhiên, con vật chỉ cóthể chịu đựng thêm vài độ thấp hơn Nhiệt độ cơ thể hạ thấp, kết quả là con vậtgiảm thân nhiệt và cuối cùng sẽ chết

Nếu duy trì nhiệt độ ở mức 35ºC thì lợn sẽ bị stress nóng Tuy nhiên, nếuchỉ có một số thời điểm có nhiệt độ cao và trung bình nhiệt độ ngày đêm khôngvượt quá 25ºC thì sức sản xuất của lợn ở gần vùng nhiệt tối ưu

Có nhiều phương thức điều hòa thân nhiệt trong điều kiện nhiệt độ môitrường thay đổi, song tất cả chúng đều quy về 2 phương thức chính là điều hòanhiệt vật lý và điều hòa nhiệt hóa học

Trang 7

2.1.2.6 Tác động của nhiệt độ tới bộ máy hô hấp của lợn

Nhiệt độ cao làm tần số hô hấp tăng lên Ở gia súc có tuyến mồ hôi kémphát triển thì hoạt động này là rất rõ Con vật tiết nhiều nước bọt loãng cũng đểtỏa nhiệt cho cơ thể

Không như ngựa và bò, lợn bốc hơi qua da kém, do vậy trong môi trườngnhiệt độ cao thì bốc hơi nước qua hô hấp để thải nhiệt thừa ra ngoài là chủ yếu

Để thực hiện tỏa nhiệt theo phương thức này, trước tiên con vật phải tăng tần số

hô hấp

Theo Morrison và cộng sự (1967) cho thấy rằng: trung bình tần số hô hấpcủa lợn cái nặng 90kg tăng 8 lần khi nhiệt độ xung quanh tăng từ 15 lên 29ºCvới độ ẩm tương đối là 70% tương ướng với tăng 3 lần lượng nước bốc hơi quađường hô hấp

Trong tự nhiên, chúng ta cũng thường quan sát thấy lợn chống lại ảnhhưởng của nhiệt độ cao bằng cách đắm mình trong các vũng bùn, nước Điềunày gợi cho chúng ta khả năng làm mát cho lợn bằng phương pháp bay hơi nước

ở ngoài mặt da Heitman và Hughes (1949) [16] đã làm thí nghiệm đối với lợn ởnhiệt độ không khí 38ºC để chứng minh tầm quan trọng của việc tăng cườngthoát nhiệt từ mặt ngoài da nhằm nâng cao khả năng chịu nhiệt của lợn, sau khichuồng lợn được làm ướt bằng một luồng nước chảy chậm, trong vòng 20 phúttần số hô hấp giảm từ 150 xuống 75 lần/phút, thân nhiệt cũng giảm

Các phản ứng tự vệ này rất cần thiết cho sự duy trì thân nhiệt khi nhiệt độkhông khí gần bằng nhiệt độ cơ thể với điều kiện là độ ẩm tương đối của khôngkhí dưới 50% Nếu độ ẩm tương đối là 90% hoặc cao hơn thì phản ứng của lợnthể hiện rõ rệt hơn, tần số hô hấp tăng nhanh và nhiệt độ cơ thể đo ở trực tràngcao hơn, lý do là hơi nước đã bảo hòa trong không khí hít vào nên lượng bốc hơi

ở đường hô hấp giảm đi

Khi cường độ trao đổi chất càng tăng thì khả năng chịu nhiệt của cơ thểlợn càng giảm Đối với lợn có chửa, sự gia tăng nhiệt của bào thai đổi hỏi lượngnhiệt đó phải được tiêu hao

Những nghiên cứu ở Việt Nam của một số tác giả cho thấp nhiệt độ môitrường thay đổi thì tần số hô hấp của lợn cũng thay đổi

Bảng 2.1 Tần số hô hấp của lợn ở các mốc nhiệt độ môi trường khác nhau [1].

Trang 8

Nghiên cứu của Toshihiko và Notsuki (1987) [23] trên 6 lợn Landracethiến ở các khoảng nhiệt độ không khí từ 12-33ºC, độ ẩm 70%, tốc độ gió bằng1,3m/s cho thấy tỷ lệ nước bốc hơi qua đường hô hấp/tổng lượng nước bốc hơi

có sự thay đổi khi nhiệt độ không khí thay đổi

Nước bốc hơi qua đường hô hấp chiếm 50-60% khi nhiệt độ không khínhỏ hơn 20%,nhưng tăng lên 70% ở nhiệt độ cao Giá trị tối đa của tỷ lệ này là74% ở 33ºC

Theo Morrison và cộng sự (1967) khi nghiên cứu ở nhiệt độ không khí30ºC và độ ẩm tương đối 90% thì tỷ lệ này là 66%

Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, do sự gia tăng tần số hô hấp dẫnđến một lượng nước mất theo Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [1],nhiệt độ môi trường càng cao, lượng nước mất đi càng lớn, đồng thời nhu cầu vềoxy cũng như sự thải khí CO2 cũng tăng

Bảng 2.2 Sự biến đổi trạng thái sinh lý hô hấp của lợn ở cá nhiệt độ khác

nhau của môi trường Nhiệt độ

Thông khí

ở phổi Trao đổi khí ở phổi

Nhu cầu Thải CO 2

Trang 9

Nguồn Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) [1]

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tần số hô hấp trong điều kiệnnhiệt độ biến đổi vùng nhiệt trung hòa là 20ºC (đối với lợn 20-50kg) và 17ºC(đối với lợn 55-80kg) so với khí hậu nhiệt đới (trung bình thấp nhất là 20ºC vàtrung bình cao nhất là 29ºC, độ ẩm 69-91%) và được đo lúc 23 giờ, đối với lợn20-50kg hô hấp tăng từ 22-120 lần/phút; còn đối với lợn 55-80kg tăng từ 33-120lần/phút

Những nghiên cứu của Toshihiko và Notsuki (1987) [23] cho thấy: tần số

hô hấp tăng cùng với sự tăng nhiệt độ không khí và đặc biệt tăng mạnh khikhông khí đứng yên

2.1.3 Sự chuyển động của không khí (gió)

2.1.3.1 Nguyên nhân sinh ra gió

Gió là sự chuyển động của không khí tương đối với mặt đất theo phươngnằm ngang

Nếu khối không khí chịu những áp suất như nhau ở khắp mọi phía thìkhối lượng không khí đó ở trạng thái cân bằng Còn nếu áp suất tác động lênkhối không khí không đồng đều thì khối không khí đó di chuyển từ nơi có ápsuất cao đến nơi có áp suất thấp Và sự di chuyển đó cứ tiếp tục cho đến khi nào

sự chênh lệch về áp suất bị triệt tiêu [3]

Vậy, nguyên nhân sinh ra gió là do sự phân bố không đồng đều của ápsuất trên bề mặt của trái đất, sự phân bố không đồng đều của khí áp lại gây nênbởi sự phân bố không đồng đều của nhiệt độ [3]

Trong hệ thống chuông kín, gió được tạo ra nhờ sự chênh lệch áp suất bằngviệc sử dụng hệ thống quạt hút Khối không khí bên trong chuồng luôn chuyển động

từ trong ra ngoài và nguồn không khí mới được hút vào qua hệ thống dàn mát

Trang 10

2.1.3.2 Ảnh hưởng của gió tới cơ thể gia súc

Chuyển động của không khí ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi nhiệt thôngqua sự chuyển động của chất mang nhiệt và phương thức thoát hơi nước.Tuyvậy, tầm quan trọng của ảnh hưởng này được điều tiết một phần thông qua việcgiảm nhiệt độ da nhờ sự co thắt mạch quản làm giảm sự chênh lệch nhiệt độgiữa cơ thể với môi trường

Sự lưu thông của không khí được xác định bởi nhiệt hữu hiệu mà con vậtcảm nhận được, đặc biệt là trong điều kiện ẩm kết hợp với tốc độ không khí lớn

và khi nhiệt độ không khí thấp Trong trường hợp đó làm tăng lượng ăn vào Tốc

độ lưu thông không khí thấp cũng làm tăng lượng khí CO2 và sự nảy sinh của visinh vật

Theo Close (1989) [7] thay đổi tốc độ gió 0,2m/s tương đương nhiệt độmôi trường 1ºC, còn trong môi trường nóng, tốc độ tăng độ ẩm tương đối là 15%cũng tương đương tăng nhiệt độ lên 1ºC

Gió ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới cơ thể gia súc Chủ yếu là ảnhhưởng tới quá trình trao đổi nhiệt của nó Điều đó thể hiện trong việc tăng sựmất nhiệt bằng bốc hơi và đối lưu Do vậy khi nhiệt độ không khí cao kết hợpvới gió mạnh thì giảm được quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể Cho nên trongnhững ngày nóng nực gió là một yếu tố quan trọng thúc đẩy việc thải nhiệtlượng thừa ra khỏi cơ thể Trong trường hợp ngược lại, khi nhiệt độ không khíthấp kết hợp gió mạnh thì đó là một tác động không có lợi cho cơ thể, nó làmcho thân nhiệt giảm xuống rất nhanh và lạnh đi

Tốc độ gió tăng lên thì ảnh hưởng một cách phản xạ đến quá trình trao đổichất của cơ thể Nếu gió mạnh (>20m/s) thì làm rối loạn quá trình hô hấp, làmcho cơ thể mệt mỏi và ít linh hoạt Thí nghiệm cho thấy: Cho tốc độ gió nhỏ(0,2m/s) thổi thẳng góc vào da có lông dài 21cm tác động kéo dài trong 55 phútthì nhiệt độ của da giảm 3,5ºC, nhiệt độ trong tầng lông giảm 2,8ºC và nhiệt độngoài tầng lông giảm 2,9ºC

2.1.4 Chỉ số nhiệt - ẩm

Chỉ số nhiệt - ẩm (Temperature - Humidity Index, THI) là con số có được

do cách tính toán theo phương trình, kết hợp những thông số giữa nhiệt độ và độ

ẩm để xây dựng nên một chỉ số, nhờ đó, xác định được khoảng vi khí hậu (trong

Trang 11

chuồng nuôi) thuận lợi hoặc bất lợi cho sức khoẻ hoặc năng suất vật nuôi, nhất

là trong mùa nóng Ban đầu, chỉ số này được gọi là “chỉ số không thoải mái”

Tổ hợp các yếu tố khí hậu Nhiệt độ môi trường hữu hiệu (EAT effective ambient temperature):

-Vì động vật luôn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trườngcho nên có nhiều cách khi đưa ra các chỉ số nhằm đánh giá phán ứng của độngvật Những chỉ số này thể hiện ảnh huởng tổng hợp của môi trường sống củađộng vật

EAT là một chỉ số mô tả yêu cầu về nhiệt của môi trường, cụ thể là nhiệt

độ của một môi trường đẳng nhiệt không có sự chuyển động đáng kể của khôngkhí hoặc sự gia tăng của nhiệt bức xạ Nhiều tác giả đã thiết lập nhiều phươngpháp nhằm lượng hóa EAT Hầu hết các cố gắng đều không như dự tính, vìthông thường động vật đang phải chống chọi với stress bằng các phản ứng hành

vi và sinh lý Chính những phản ứng này lại ảnh hưởng đến yêu cầu về nhiệt độcủa môi trường Chưa có các công thức để tính toán EAT cho từng loài động vậtriêng rẽ, mặc dầu ảnh hưởng kết hợp của một số yếu tô môi trường đã được đềcập đến, ví dụ các yếu tố gió lạnh (wind chill), chỉ số nhiệt ẩm (THI) Tuy vậy,EAT là một khái niệm hữu ích khi dự đoán ảnh hưởng của môi trường đến độngvật Mặc dù người ta thừa nhận rằng bên cạnh yếu tố không khí còn có nhiềuyếu tố khác ảnh hưởng đến yêu cầu về nhiệt môi trường

2.1.4.1 Chỉ số THI có phổ biến không?

Chỉ số THI đã được áp dụng ở nhiều nước để dự đoán stress nhiệt cho giasúc, gia cầm Tại nước ta, trong mấy năm qua, nhiều công trình nghiên cứu trên

bò sữa hoặc lợn đã xác định mức độ ảnh hưởng của stress nhiệt và chỉ số THIđến dinh dưỡng, sinh trưởng, năng suất sữa, sinh sản xủa vật nuôi Một số tàiliệu trong nước đã công bố mà chúng tôi có được:

- Trên bò sữa: Vương Tuấn Thực và cộng sự (2007), Đoàn Đức Vũ vàcộng sự (2008)

- Trên bò vàng: Võ Thị Kim Thanh (2008)

- Trên lợn: Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2004), Huỳnh Thị ThanhThuỷ và cộng sự (2008)

Trang 12

2.1.4.2 Cách tính THI như thế nào?

Người ta sử dụng nhiệt độ không khí đo bên bầu khô và nhiệt độ khôngkhí đo bên bầu ẩm (dry- Nilh and wct-bulb air temperatures) để tính toán chỉ sốnhiệt ẩm cho các loài khác nhau Đối với bò (bài tiết mồ hôi khi có stress nhiệt),chỉ số này được tính như sau (NRC, 1981)

THI= (0.35 x nhiệt độ bầu khô) + (0,65 x nhiệt độ bầu ẩm)

Trong khi đó đối với lợn, một loài ít bài tiết mồ hôi, nhiệt độ của bầu ẩm

có trọng số thấp hơn và chỉ số nhiệt ẩm được tính như sau:

THI = (0.65 x nhiệt độ bầu khô) + (0.35 x nhiệi độ bầu ẩm)

Một vài tác giả đã đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ ở nhiệt kếkhô và độ ẩm tương đối bảng chỉ số nhiệt ẩm cho một số loài Sự liên quan đóvới lợn về bản chất là hai sự tiếp cận riêng biệt Theo Trung tâm dự báo thời tiếtquốc gia Hoa Kỳ, chi số thứ nhất (trước tiên là cho người nhưng sau đó thay đổicho lợn), đã được trình bày bao gồm những hằng số dựa trên những kết quả củaViện Bảo tồn vât nuôi.Nó được sử dụng để đánh giá giới hạn dựa trên nhữngquan sát tập tính của vậi nuôi trong thời gian nuôi và vận chuyển Phương trình

cơ bản cho chỉ số thứ nhất là:

I1 = 0,72tw + 0,72td +40,6

Trong đó td, và tw là nhiệt độ của bầu khô và bầu ướt được tính bằng 0C

Từ những ảnh hưởng giống nhau của các vùng tổ hợp nhiệt ẩm khác nhau,người ta đã tìm ra biểu đồ dự báo Biểu đồ được chia thành ba vùng: báo động,nguy hiểm và khẩn cấp THI vượt quá 75 được coi như là tình trạng báo động để

đề phòng con vật sắp bị stress nhiệt Giữa 79 và 83 là nguy hiểm đối với vậtnuôi nhốt đặc biệt là lợn Chỉ số cao hơn 84 cho thấy là tình trạng khẩn cấp

Chỉ số thứ hai cũng giống như chỉ số thứ nhất, cũng có một vài điểm khác

về hằng số Hơn nữa, xuất phát từ sự quan sát tập tính vật nuôi, chỉ số được dựatrên tốc độ tăng nhiệt độ cơ thể, phần sâu như là một số đo stress sinh lý Chỉ sốnày được sử dụng với sự thay đổi chút ít của một vài tác giả như Fehr và cộng sự(1982) [12] và Gates và cộng sự (1991) [11], dạng nguyên bản của chỉ số thứ 2 là:

I2 = 0,63tw + 1,17td + 32

Trang 13

Trong đó td, và tw là nhiệt độ của bầu khô và bầu ướt được tính bằng 0C.Hiện nay, THI được sử dụng dưới dạng 2 yếu tố cấu thành là nhiệt độ trênbầu khô và nhiệt độ trên bầu ẩm qua hàm số dạng:

THI =a*tw + b*td+ ca= 0,45; b=1,35; c=32 Roller và Goldman (1969),a=1,53; b=0,27; c=34,07 Fehr và cs (1982) [12],phương trình hiện đang được sử dụng phổ biến trong việc sử dụng stress để dựbáo mức độ

Chỉ số nhiệt ẩm thấp khi nhiệt độ không khí thấp và trong trường hợpnhiệt độ không khí cao thì giá trị THI càng xa nhau

Với những nỗ lực để thiết lập và cải tiến các chỉ tiêu nhằm lượng hóaEAT là mục tiêu của các nghiên cứu sau này cho dù hiện tại còn những hạn chếtrong sử dụng

Đa số các tác giả ngoài nước và trong nước ứng dụng phương pháp và côngthức tính toán của Frank Wiersma (1990), dùng đo nhiệt độ và mức độ bốc hơi nướctrong chuồng nuôi (độ ẩm tương đối) rồi tính theo công thức nhiệt kế khô - ướt

THI = nhiệt độ bên khô (0F) + [0,36 x nhiệt độ bên ướt (0F) + 41,2]83,6+(0,36*84,2+41,2)10,6

Trang 14

2.1.4.3 Bảng tính sẵn chỉ số THI

Bảng tính sẵn chỉ số THI cho lợn (dựa theo Trường Đại học Bang lowa, 2002)

ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI (%)

0 F 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100

74

76 Vùng chưa stress

78 Vùng cảnh báo stress

80

82

84

86 Vùng stress nguy hiểm

88

90

92

94

96 VÙNG STRESS KHẨN CẤP 10 0

10 2

10 4

10 6

10 8

11 0

Để sử dụng các bảng trên, ta có thể quy đổi 0F sang 0C như sau:

Trang 15

0C = (0F - 32)/1,8.

Cụ thể:

0 F 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120

0 C 23,88 26,66 29,44 32,22 35,00 37,77 40,55 43,33 46,11 48,88

2.1.4.4 Sử dụng THI để cảnh báo stress nhiệt cho gia súc

Với bò: THI <70: thoải mái; THI=72 - 79: cảnh báo; THI = 80 - 89: nguyhiểm; THI ≥ 90: khẩn cấp

Với lợn: THI < 75: thoải mái; THI = 75 - 78: cảnh báo; THI = 79 - 83:nguy hiểm; THI ≥ 84: khẩn cấp

Với bò vàng Việt Nam, Võ Thị Kim Thanh (2008) đã phát hiện HSP70(protein sốc nhiệt 70) ngay khi nhiệt độ chuồng 250C và độ ẩm tương đối 90%

2.1.4.5 Tác động của THI đến vật nuôi

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, cứ tăng một đơn vị THIthì năng suất sữa sẽ giảm 0,26 kg/ngày Nhưng sau khi đã gặp phải stress nhiệt,nếu dùng biện pháp kỹ thuật để giảm một đơn vị THI thì cũng chỉ tăng được0,11 kg sữa/ngày

Khi THI tăng từ 68 lên 78 vào 2 ngày trước khi phối giống, tỷ lệ thụ thaicủa bò sẽ giảm từ 66 xuống còn 35%

Khi THI >75, lượng thức ăn ăn được của lợn sẽ giảm Khi THI > 80, lợncái chậm động dục, giảm tỷ lệ thụ thai, tăng tỉ lệ chết phôi Vài tuần cuối kỳmang thai, nếu lợn nái gặp THI > 90, dễ làm tăng tỉ lệ thai chết lưu

Với lợn đực giống, sau khi bị stress nhiệt 3 tuần, tinh trùng dễ bị chết vàlợn đực có thể vô sinh Khi nhiệt độ không khí lên đến 400C (THI > 90), lợn đựckhông có phản xạ giao phối

2.1.5 Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố không khí đến cơ thể gia súc

Các yếu tố vật lý không ảnh hưởng dến cơ thể gia súc một cách tổng hợp

Sự kết hợp khác nhau giữa các yếu tố này gây nên những ảnh hưởng có lợi hoặc

có hại đối với cơ thể gia súc Như vậy, cho phép chúng ta kết hợp như thế nào

Trang 16

đấy giữa các yếu tố vật lý không khí khi mà tác động không lợi của yếu tố nàyđược tác động bù lại bởi yếu tố có lợi khác.

Tuy nhiên trong thực tiễn của ngành chăn nuôi khó có thể xác định yếu tốnào tác dụng chính yếu và yếu tố nào tác dụng thứ yếu

Thí dụ: để xác định mức cung cấp sữa của một con bò cái ở môi trườngnhiệt đới, chúng ta không chỉ nhìn tách riêng từng yếu tố nhiệt độ, độ ẩm mà cònphải nhìn vào thành phần và chất lượng thức ăn, giống bò, các tính trạng ditruyền…kể cả tình trạng nhiễm giun sán và các bệnh ký sinh trùng khác Để làmđược việc đánh giá đó, phương pháp nghiên cứu một yếu tố biến đổi trong phứchợp các yếu tố khác không đổi ở trong phòng thí nghiệm có thể chấp nhận được.Trong điều kiện thí nghiệm khó giống như trong thiên nhiên, nhất là đối với một

số yếu tố khí tượng như bức xạ mặt trời,…khó tạo lập trong phòng thí nghiệm

Do đó cần kết hợp phương pháp phòng thí nghiệm và phương pháp hiện trườngngoài trời để nghiên cứu về sinh khí tượng vật nuôi [4]

Môi trường mà cụ thể là chuồng trại, nơi tạo ra các điều kiện về ăn uống,ngủ nghỉ, hoạt động cho gia súc trong quá trình sinh trưởng Để thẩm định môitrường chăn nuôi phải xét đến 4 vấn đề: Chất lượng không khí chuồng nuôi;nhiệt độ chuồng; yếu tố quần thể chuồng trại; chất lượng và số lượng nước

* Đối với chất lượng không khí, có 4 thành phần: Ammonia, Monoxidecacbon, độ ẩm chuồng nuôi, bụi chuồng, nếu những yếu tố này vượt quá chỉ tiêu

sẽ rất nhiều nguy hại

+ Ammonia (NH3) là chất được sinh ra từ nước tiểu hay đạm dư thừatrong phân, nếu hàm lượng trong chuồng đo được 25 phần triệu sẽ gây ra caymắt, ho, giảm khả năng chống bệnh; 50 phần triệu lợn sẽ giảm tăng trọng 12%,gây nhức đầu: 100 phần triệu giảm tăng trọng 30% gây rát họng chảy nước mắt

Do vậy hàm lượng tối đa cho phép là 25 phần triệu Để khắc phục khí Ammoniaphải dọn dẹp vệ sinh, di chuyển phân hàng ngày đến nơi quy định có hố ủ, bổsung chất Micro aid vào thức ăn để giảm mùi

+ Monoxide cacbon (CO) là chất sinh ra trong quá trình đốt cháy đặc biệt

từ khí gaz, nếu hàm lượng đo được trong chuồng 50- 100 phần triệu lợn nái sẽ

đẻ ít con và con nhỏ, tỷ lệ con chết lưu cao Nếu hàm lượng đo được từ 150- 350phần triệu lợn sẽ giảm ăn 10- 30%, nái chửa sẽ sảy thai, nhiều lợn con chết lưu

Trang 17

Hàm lượng cho phép tối đa là 50 phần triệu, do vậy người chăn nuôi phảithường xuyên điều chỉnh đèn và bếp gaz, tăng thông thoáng chuồng

+ Độ ẩm chuồng nuôi, nếu độ ẩm cao từ 80% trở lên sẽ là điều kiện tốtcho dịch bệnh phát triển, đặc biệt đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa dễ bịtiêu chảy phân trắng, cần giữ chuồng nền khô ráo, không tắm và cọ rửa nềnchuồng Nếu độ ẩm thấp quá mức 50%, gây nên khô hanh, làm tăng nồng độ bụichuồng, nguy cơ bệnh phổi Độ ẩm cao ta nên tăng cường độ thông thoáng; nếu

độ ẩm thấp giảm độ thoáng, vẩy một ít nước tạo ẩm

+ Bụi chuồng, nếu nồng độ bụi có trong không khí cao sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe của lợn, gây ho, viêm nhiễm đường hô hấp, lợn giảm ăn, giảm tăngtrọng Do vậy ta phải thường xuyên điều chỉnh máng ăn hợp lý, sửa chữa mánghỏng, tăng độ thông thoáng, vẩy nước vào máng ăn Mức độ bụi chuồng khuyếncáo ở mức vừa phải tới thấp

* Nhiệt độ chuồng nuôi, lợn có nhu cầu nhiệt độ khác nhau ở các giaiđoạn khác nhau, nếu nhiệt độ nóng, thấp quá hoặc lạnh quá mức cho phép sẽ cómột số triệu chứng thường thấy ở lợn như đi phân bừa bãi, cắn tai đuôi nhau,lông thô xù, tăng tỷ lệ bệnh và chết ảnh hưởng của điều kiện cách nhiệt trần nhà

và tường chắn, sàn nền chuồng, gió lùa cũng rất rõ rệt với lợn

+ Trường hợp quá lạnh, lợn bị xù lông, nằm chồng đống lên nhau, lợn con

bị mất nhiệt, thiếu hụt năng lượng dễ bị tiêu chảy Cứ lạnh quá 1 độ C so vớinhiệt độ cho phép lợn sẽ phải ăn thêm một khối lượng thức ăn để chống lạnh

Do vậy ta phải có hệ thống phông rèm để che chắn gió mưa tạt, các cửa phảiđược đóng kín, đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa tạo ra ô ủ úm và đèn sưởi

+ Trường hợp nóng quá, lợn giảm ăn, giảm tăng trọng và tỷ lệ sinh sản.Đối với lợn choai và thịt, cứ 3 độ C tăng hơn so với nhiệt độ thích hợp lợn giảm

ăn và giảm tăng trọng 10- 15%; lợn nái nuôi con giảm ăn từ 0,5- 1,8 kg thức ăn,

tỷ lệ nái hao mòn cao, giảm trọng lượng con cai sữa và kéo dài thời gian khônái Với lợn đực giống nhiệt độ từ 26 độ C trở lên đã phải làm mát cho đực,nóng quá con đực sẽ giảm lượng tinh và chất lượng tinh, tuỳ theo mức độ nóngthời gian bị ảnh hưởng có thể kéo dài từ 2- 7 tuần sau đó Cách chống nóng tốtnhất là chuồng phải cao ráo, thông thoáng, làm trần chóng nóng, lắp hệ thốngphun mưa làm mát trên mái, đặt hệ thống ống nước giỏ giọt trên gáy lợn v.v

Trang 18

2.2 Sinh lý mang thai ở lợn nái

2.2.1 Sự thay đổi của cơ thể lợn mẹ trong quá trình mang thai

Sự biến đổi toàn thân: Thời kỳ đầu, quá trình trao đổi chất tăng lên, convật ăn khoẻ, tiêu hoá nhanh, khả năng tích lũy lớn dẫn đến con vật nhanh béo Ởthời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển của bào thai, nó phải hấp thụ chấtdinh dưỡng từ con mẹ nên con mẹ thường gầy đi Trong thời gian có chửa hoạtđộng của tim, phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng vàngực Quá trình lưu thông máu, sự hô hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng Do vậy ởthời cuối có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở và hay đi tiểu tiện, có thểmệt mỏi

2.2.2 Tình hình phát triển của thai lợn

Tùy từng giống mà có sự sai khác nhau rất lớn về kích thước của thai vàngay trong cùng một ổ thì thai cũng có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưngtrung bình thì ta thấy như sau:

- Một tháng: thân dài 1,6-18cm, các bộ phận trong cơ thể đã hình thành

- Hai tháng: 35 ngày thân dài 5cm, 60 ngày thân dài 8cm Ngoại hình đã

rõ và đã phân biệt được thai đực thai cái

- Ba tháng: thân dài 14-18cm, mép, tai, đuôi đã có lông tơ nhỏ Trước khilợn đẻ dài 20-25cm, toàn thân phủ lông dày, xương sọ cứng và đã có răng cửa vàrăng nanh [3]

2.2.3 Chăm sóc lợn nái mang thai

Chuồng trại: không sử dụng chuồng 2 bậc, mỗi lợn nái được nhốt riêngmột ô chuồng, nhiệt độ trong chuồng luôn đảm bảo từ 22 – 26oC, tốc độ lưuthông gió khoảng 1,2m/s chuồng luôn được vệ sinh sạch sẻ, khô ráo Trước khi

đẻ 7 - 10 ngày chuyển lợn mẹ sang chuồng đẻ để cho lợn mẹ làm quen vớichuồng mới Chuồng phải được vệ sinh khử trùng theo một quy trình khép kínnhằm đảm bảo chuồng không có vi trùng

Vệ sinh thú y: định kỳ tẩy giun sán trong thời gian có chửa, tẩy lần cuốitrước khi đẻ 2 tuần và chú ý tắm rửa định kỳ tuần 2 lần, xịt ghẻ, diệt ký sinhtrùng ngoài da trước khi chuyển sang ô chuồng mới

2.2.4 Hô hấp và tần số hô hấp

Trang 19

Hô hấp là cánh cửa quan trọng của quá trình trao đổi chất Ở gia súc vàđộng vật bậc cao khác do cường độ trao đổi chất cao, hơn nữa hầu hết các tế bàonằm sâu trong cơ thể chỉ để lại lớp tế bào da tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Do vậy, đã hình thành cơ quan hô hấp chuyên biệt là phổi để đảm nhận chứcnăng hô hấp Qúa trình trao đổi khí được thực hiện qua màng phế nang phổi

Tần số hô hấp (nhịp thở) được đo bằng số lần thở trong một phút Là chỉtiêu quan trọng biểu hiện cường độ trao đổi chất của cơ thể Gia súc non cócường độ trao đổi chất cao hơn gia súc già nên nhịp thở nhanh hơn Nhịp thởcòn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: tình trạng bệnh tật, trạng thái sinh lý vậnđộng, nhiệt độ môi trường, thời tiết, khi hậu…

Tần số hô hấp của lợn là 8-18 nhịp/phút [5] Đối với lợn mang thai thì tần

số hô hấp cao hơn do cường độ trao đổi chất mạnh hơn và có sự chèn ép của thailên cơ hoành

Hô hấp sườn: chù yếu, chỉ có nhóm cơ nâng sườn tham gia vào động tác

hô hấp, thấy khi gia súc mang thai do bào thai phát triển chèn ép cơ hoành Thaicàng to thì tần số hô hấp càng tăng

Hô hấp bụng: chủ yếu chỉ có cơ hoành tham gia vào động tác hô hấp.Thấy khi gia súc già yếu, cơ vùng bụng teo hay xoang ngực, tim bị lệch [5]

2.3.1 Một số mô hình nuôi lợn trong chuồng kín

Trang trại chăn nuôi của anh Huỳnh Công Bằng, số 23/3, ấp Trung Lân, xã

Bà Điểm, huyện Hóc Môn, hiện nuôi 400 con heo trên diện tích 700m2 nhưngtọa lạc ở khu dân cư đông đúc Tuy nhiên, theo đánh giá của bà con thì trại chănnuôi heo của gia đình anh không gây ảnh hưởng môi trường xung quanh Do ápdụng mô hình chuồng nuôi khép kín như bố trí quạt làm mát để tạo tiểu khí hậuchuồng nuôi tối ưu, xung quanh chuồng có rèm che để vừa đảm bảo che mưa,che nắng, tránh mưa tạt, gió lùa Phía trước trại được thiết kế một dàn máy làm

Trang 20

lạnh kiểu tổ ong để làm mát chuồng nuôi Phía sau, cuối trại được gắn 4 quạtmáy cỡ lớn liên tục quay để thông gió Chuồng nuôi có hệ thống biogas (gồm 3hầm 60m3) để xử lý chẩt thải và tận dụng khí đốt dùng cho sinh hoạt, chạy máyphát điện với công suất 10 kW/h

Theo anh Bằng, từ khi có máy phát điện chạy bằng khí gas từ hầm biogas,các thiết bị dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của gia đình như bơmnước, đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm, làm mát cho heo và các tiện nghi khác đềuhoạt động hết công suất mà điện vẫn ổn định Việc sử dụng khí gas từ hầmbiogas để chạy máy phát điện có thể giúp gia đình anh tiết kiệm từ 3 - 4 triệuđồng mỗi tháng Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với đại đa số các hộ nôngdân hiện nay Hơn nữa, việc sử dụng khí gas từ hầm biogas để chạy máy phátđiện còn góp phần giảm bớt tình trạng thiếu điện như hiện nay Ngoài ra, nó cònmang lại sự chủ động trong sản xuất, sinh hoạt ở trại chăn nuôi

Trung bình 1m3 thể tích hầm biogas sẽ sinh ra khoảng 1m3 gas/ngày Theokết quả khảo sát, lượng gas này sẽ xuất ra 0,5 kw điện, có giá trị 1.250 đ Nhưvậy, sau một năm, 1m3 thể tích hầm biogas sẽ thu được 400.000 - 5 00.000đ.Nếu là hầm ủ bằng túi nilon (giá khoảng 300.000 - 400.000đ/m3) thì sau hơn 1năm người dân có thể thu hồi vốn; sau hơn 2 năm nếu là hầm ủ xây bằng ximăng dạng hình vuông hay hình chữ nhật (giá khoảng 700.000 - 800.000 đ/m3);

và sau hơn 3 năm đối với hầm ủ xây bằng xi măng dạng vòm kiểu Thái Đứchoặc kiểu KT1 Trung Quốc (giá khoảng 1.000.000 đ/m3)

Hiện tại, trại chăn nuôi heo của gia đình anh có 400 con heo thường xuyên

có mặt trong chuồng, trong đó có 60 heo nái sinh sản, 140 heo hậu bị và 200 heothịt Được bố trí làm 3 khu: khu chăn nuôi heo nái sinh sản, khu nuôi heo congiống và khu nuôi heo thịt Nhờ vậy, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đều đạt yêucầu Lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ mọi chi phí như lãi ngân hàng, thức ăngia súc, khấu hao chuồng trại, điện nước, công lao động,… mỗi năm gia đìnhthu được 250 - 300 triệu đồng

Do thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùngchuồng nuôi nên mặc dù tình hình dịch bệnh lở mồm long móng, heo tai xanhđang diễn biến phức tạp nhưng trại chăn nuôi heo của gia đình anh vẫn an toàn vàhiệu quả kinh tế đạt cao Anh Bằng cho biết thêm “kết quả ngày hôm nay phầnlớn là nhờ sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông Hóc Môn đã tạo điều kiện cho tôi

Trang 21

tham dự nhiều buổi tập huấn, tham quan, hội thảo Qua đó, tôi đã thu thập đượcnhiều kinh nghiệm tốt để chăn nuôi heo được hiệu quả và an tòan Hiện mô hìnhchăn nuôi của gia đình tôi đang được nhân rộng ra toàn địa bàn để đảm bảo vừamang lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo sức khỏe của cộng đồng”.

2.3.2 Mô hình chuồng nuôi lợn mang thai ở trại Phước Bình 1

Tổng diện tích 2337,5m2 với chiều dài chuồng là 88,5m, chiều rộngchuồng là 27m Gồm 8 dãy chuồng, mỗi dãy có 120 ô chuồng phân bố theochiều dọc của chuồng

Chuồng được thiết kế theo mô hình trại kín có hệ thống làm mát gồm dànmát đầu chuồng và quạt gió cuối chuồng Tiểu khí hậu trong chuồng luôn đượcđiều chỉnh thường xuyên ở mức ổn định

Các chỉ tiêu cần đạt được trong chuồng:

Nhiệt độ: 24-26ºC

Ẩm độ: 75-85% ( tốt nhất là 80%)Tốc độ gió: 1,5-2,0m/s ( giữa chuồng )

Mô hình cắt ngang chuồng bầu của trại Phước Bình 1

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 22

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn nái mang thai ở 3 giai đoạn khácnhau: 2-3 tuần, 7-8 tuần và 13-14 tuần, lợn nái F1 (Landrace xYorkshire) nuôitại trại Phước Bình 1 Công ty CP Việt Nam.

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 02 tháng 01 năm 2012 đến ngày 05 tháng

05 năm 2012

- Điạ điểm nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại trại Phước Bình 1 của Công

ty CP Việt Nam 186 ấp 7 xã Phước Bình huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá sự đồng đều của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi giữa các

vị trí khác nhau trong chuồng theo chiều cao, chiều dọc, chiều ngang và theothời gian trong ngày

- Xác định sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi đếnnhịp thở của heo nái mang thai ở giai đoạn khác nhau: 2-3 tuần, 7-8 tuần và 13-

14 tuần

3.4 phương pháp nghiên cứu

- Xác định các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độgió và chỉ số nhiệt ẩm (THI) bằng máy KESTREL 3000 (hình 3.1)

Hình 3.1 Máy Kestrel 3000

- Phương pháp sử dụng máy được trình bày ở phần phụ lục 1

- Các vị trí đo tiểu khí hậu chuồng nuôi: các chỉ tiêu được đo ở 4 dãy (dãy

1, 4 5 và 8), mỗi dãy đo ở 3 vị trí (đầu chuồng, giữa chuồng và cuối chuồng),mỗi vị trí đo ở 2 điểm (điểm trên và điểm dưới)

Trang 23

- Các chỉ tiêu tiểu khí hậu sau khi đo được ghi vào bảng theo dõi kết quả

Bảng 3.1 Theo dõi các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và chỉ số nhiệt ẩm

TrênDướiTrênDướiTrên Dưới TrênDưới Trên Dưới Trên Dưới TrênDưới TrênDưới Trên Dưới Trên Dưới Trên DướiTrênDưới

BẢNG THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU: NHIỆT ĐỘ, TỐC ĐỘ GIÓ, ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ẨM TRONG CHUỒNG NUÔI

- Nhịp thở của lợn được xác định bằng cách đếm số lần nâng lên và hạ

xuống của thành bụng và thành ngực, một lần nâng lên và hạ xuống được tínhmột nhịp thở

- Trong trường hợp khi đếm nhịp thở mà lợn đang đứng thì đếm con khácsau đó quay lại đếm tiếp Còn nếu lợn thở yếu thì đặt tay lên thành bụng hoặcthành ngực để đếm

- Nhịp thở của lợn sau khi đếm được ghi vào bảng theo dõi kết quả sau:

Bảng 3.2 Theo dõi nhịp ở của lợn

Ngày đăng: 18/12/2014, 23:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Sự biến đổi trạng thái sinh lý hô hấp của lợn ở cá nhiệt độ khác - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
Bảng 2.2. Sự biến đổi trạng thái sinh lý hô hấp của lợn ở cá nhiệt độ khác (Trang 8)
2.1.4.3. Bảng tính sẵn chỉ số THI - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
2.1.4.3. Bảng tính sẵn chỉ số THI (Trang 14)
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu lợn chiều cao - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu lợn chiều cao (Trang 25)
Bảng 4.3. Sự đồng đều các chỉ tiêu theo chiều ngang Chỉ tiêu - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
Bảng 4.3. Sự đồng đều các chỉ tiêu theo chiều ngang Chỉ tiêu (Trang 27)
Bảng 4.4. Sự đồng đều các chỉ tiêu theo thời gian - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
Bảng 4.4. Sự đồng đều các chỉ tiêu theo thời gian (Trang 28)
Bảng 4.6. Sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu tới nhịp thở của lợn - Khảo sát một số chỉ tiêu tiểu khi hậu chuồng nuôi và ảnh hưởng của chúng đến nhịp thở của lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau tại trại chăn nuôi lợn phước bình 1 của công ty CP việt nam
Bảng 4.6. Sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tiểu khí hậu tới nhịp thở của lợn (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w