1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai

61 829 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 10,43 MB

Nội dung

Việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh cũng được quan tâm bởinhững khác biệt xã hội như: giữa người giàu và nghèo, nông thôn và thành thị, bêncạnh đó còn có mảng giới,.... Mục tiêu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN

Bình Dương, 09 - 2012

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 2

BHYT: Bảo hiểm y tế

TD ĐKXD ĐSVH: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

THCS: Trường Trung học cơ sở

UBND: Uỷ ban nhân dân

LỜI CẢM ƠN !

Trang 3

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình

và hết mình của gia đình, quý thầy cô, cùng với tất cả những người bạn

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Kim Xuyến, người đã hết lòngdẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày, cùng những ý kiến góp ý sâu sắc, kịp thời rất bổ ích cho đề tài nghiên cứu

Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô cùng toàn thể bạn

bè đã tận tình giảng dạy và cung cấp kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình họctập Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong khoa Xã Hội Học, trường Đại học Bình Dương

đã hết lòng quan tâm, dạy dỗ và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt những năm thánghọc tập cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Khánh Nam – huyện Khánh Vĩnh– tỉnh Khánh Hòa, các hộ gia đình người Raglai đã nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợicho tập thể lớp làm lấy thông tin, thu thập được số liệu cần thiết nhằm thực hiện tốtcông trình nghiên cứu của mình

Cảm ơn sự hỗ trợ từ gia đình, cùng quý thầy cô và bạn bè đã khích lệ động viên

em hoàn thành khóa luận

Một lần nữa xin chân thành gửi lời cảm ơn!

Tác giả khóa luận

Đỗ Thị Thanh Trâm

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Điện thoại: 01268403975 Email: thanhtram190990@gmail.com

Hiện tôi đang theo học chương trình đại học hệ chính qui tại trường Đại Học BìnhDương

Khoa : Xã Hội Học

Niên khóa : 2008 – 2012 Năm sẽ tốt nghiệp : 2012

Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn cố gắng phấn đấu và chấp hành tốt nội quicủa trường Chính vì thế tôi được sự chấp thuận được làm khóa luận tốt nghiệp với tên

đề tài khóa luận như sau : “Sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám

Trang 5

chữa bệnh của người dân Raglai” (khảo sát địa bàn xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa).

Nay tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Kim Xuyến, không sao chép dưới bất kỳ hình thứcnào, chưa từng công bố, sử dụng Và tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật khi

có sự tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người cam kết Đỗ Thị Thanh Trâm

MỤC LỤC

MỤC LỤC 5 1.Lý do chọn đề tài: 8

Trang 6

2.Mục tiêu nghiên cứu: 11

3.Nội dung nghiên cứu: 11

4.Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu: 11

5.Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn: 11

6.Hạn chế của đề tài: 12

7.Kết cấu đề tài: 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 12

1.1.Tổng quan nghiên cứu: 12

1.2.Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu 15

1.3.Câu hỏi nghiên cứu: 18

1.4.Phương pháp nghiên cứu: 19

1.5.Các khái niệm liên quan: 21

CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI 24

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu: 24

2.2.1 Các hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai: 33

2.2.2 Nơi khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai: 36

2.2.3 Đánh giá của nam và nữ người Raglai về dịch vụ khám chữa bệnh: 38

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai 46

2.3.2.Chính sách y tế: 47

2.3.3.Thu nhập và chi tiêu: 49

Trang 7

2.3.4.Học vấn: 53 1.Kết luận: 57 2.Khuyến nghị: 59

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ sở KCB 28 Bảng 2.2: Hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai 30 Bảng 2.4: So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai 37

Trang 8

Bảng 2.5: Đánh giá về các trang thiết bị y tế xã tính theo giới (%) 39

Bảng 2.6: Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình 47

Bảng 2.7: Tương quan giới tính và 5 nhóm thu nhập (%) 49

Bảng 2.9: Tương quan hình thức khám chữa bệnh của nam và trình độ học vấn (%) 54

DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn người dân Raglai 32

Biểu đồ 2.2: Nghề nghiệp chính của người dân Raglai 33

Biểu đồ 2.3: Các hình thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai 34

Biểu đồ 2.4: Đánh giá về mức độ thuận tiện trạm y tế xã theo giới tính (%) 41

Biểu đồ 2.5: Đánh giá thuốc men ở trạm y tế xã của nam giới và nữ giới Raglai (%) 43

Biểu đồ 2.6: Đánh giá về cơ sở, nhà, trạm y tế tính theo giới (%) 45

Biểu đồ 2.7: Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của nam giới Raglai (%) 50

Biểu đồ 2.8:Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của nữ giới Raglai (%) 52

PHẦN I: DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài:

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta

“Sức khỏe là vốn quí nhất của con người” Xã hội muốn có nguồn nhân lực

tốt về thể chất tinh thần phải được chăm sóc tốt từ khi trong bụng mẹ, từng thế hệ nối

Trang 9

tiếp, thế hệ sau phải tốt hơn thế hệ trước về thể chất và tinh thần, để đảm bảo duy trìcho phát triển xã hội, chăm sóc nâng cao chất lượng dân số là một trong những tiêuchí hàng đầu của quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã rất coi trọng sức khỏe con

người, Người đã từng nói: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe Dân cường thì nước thịnh” Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”[ 1 ] Sức khỏe là vốn quý, có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo

ra nhiều của cải cho xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.Từ đó có thể thấy chăm sócsức khỏe, khám chữa bệnh là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Theo chủ trương

xã hội hóa y tế của Nhà nước, mọi người dân đều có quyền được hiểu biết nhiềuhơn về bệnh tật, những yếu tố tác hại đến sức khỏe của mình cũng như quyền đượchưởng các dịch vụ y tế khám chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật

Bên cạnh đó có một quan điểm cho rằng chăm sóc sức khỏe là quyền lợi và aicũng có quyền hưởng thụ theo như mục tiêu nhất quán của y tế Việt Nam từ trước đếnnay là “Mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe” Nhưng trên thực tếviệc tiếp cận chăm sóc sức khỏe còn chưa được nhiều người dân sử dụng một cách tốtnhất, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnhcòn chưa cao Việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh cũng được quan tâm bởinhững khác biệt xã hội như: giữa người giàu và nghèo, nông thôn và thành thị, bêncạnh đó còn có mảng giới, nếu như theo người Kinh đa phần người nam là chủ hộtrong gia đình, họ năm hết các quyền quyết định những việc quan trọng trong nhà kể cảviệc chăm sóc sức khỏe, vậy còn người Raglai thì sao? Khi mà dân tộc này theo chế độmẫu hệ vậy ai là người quyết định trong việc tiếp cận phương thức khám chữa bệnh?

Và có sự khác biệt nào giữa nam giới Raglai và nữ giới Raglai hay không? Cũng chính

vì những câu hỏi băn khoăn đặt ra ở trên mà tôi chọn đề tài: “Sự khác biệt về giới

1 ] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ VIII (28/6 -1/7/1996).

Trang 10

trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai (khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)”.

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Thực hiện đề tài nhằm đạt được những mục tiêu, hiểu biết sâu sắc hơn cách thứckhám chữa bệnh của người dân Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh KhánhHòa, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và sự khác biệt giới trong việc tìm kiếm sức khỏecủa họ trong bối cảnh hiện nay

3 Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai huyện KhánhVĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của ngườidân Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Những yếu tố tác động dẫn đến sự khác biệt giới trong sự lựa chọn các hìnhthức khám chữa bệnh

4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Sự khác biệt về giới trong việc tiếp cận các phương

thức khám chữa bệnh của người dân Raglai Cụ thể là tình hình khám chữa bệnh củanam giới và nữ giới Raglai, việc lựa chọn các loại hình khám chữa bệnh của nam và nữgiới, đánh giá các cơ sở y tế từ đó chỉ ra được yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọnđó

Khách thể nghiên cứu: Vì lí do muốn tìm hiểu sự khác biệt giới trong việc lựa

chọn các phương thức khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc thiểu số cụ thể là dân tộcRaglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vì vậy đề tài chọn ngườidân tộc Raglai (nam giới và nữ giới) là khách thể nghiên cứu của đề tài

5 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:

Ý nghĩa lí luận:

Đề tài thực hiện góp phần vào nghiên cứu về người Raglai, đặc biệt là sự khácbiệt giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh Việc vận dụng các cáchtiếp cận và lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp điều tra và

Trang 12

nghiên cứu có liên quan Đồng thời qua nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ vàchứng minh những cách tiếp cận và lý thuyết xã hội học được áp dụng trong quá trìnhnghiên cứu.

Ý nghĩa thực tiễn:

Qua đề đề tài nghiên cứu hy vọng bước đầu chỉ ra đựợc thực trạng và nguyênnhân của vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglaihuyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa dưới góc độ giới Hi vọng đề tài sẽ là tài liệu bổích cho những ai đang quan tâm đến đối tượng người dân tộc Raglai, từ đó có cái nhìnkhách quan về vấn đề tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của nam và nữ ngườidân tộc Raglai.Thông qua đó đề ra các giải pháp,khuyến nghị cho các ban ngành địaphương có liên quan

6 Hạn chế của đề tài:

Do hạn chế về thời gian, không gian nên dung lượng mẫu được chọn dung lượngmẫu có sự chênh lêch Vì vậy, kết quả nghiên cứu không khái quát trên diện rộng.Ngoài ra, do tác giả không thông thạo tiếng Raglai, vì vậy với những đối tượngtrả lời nói tiếng Kinh kèm theo tiếng Raglai, thông tin thu thập khó tránh khỏi thiếu sót

7 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo

và phần phụ lục, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và phương pháp luận

Chương 2 sự khác biệt giới tron sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh củangười Raglai tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

1.1 Tổng quan nghiên cứu:

Sức khỏe là mối quan tâm không chỉ của một vài người mà là của một cộngđồng người, cả một xã hội, vì thế nó là mối quan tâm của nhân dân, các nhà nghiên

Trang 13

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề sức khỏe trong đó có việc khámchữa bệnh và sức khỏe được mổ xẻ ở nhiều khía cạnh bởi những tác giả khác nhau:

Ông James Allman đã khái quát thực trạng kinh tế-văn hóa–xã hội Việt nam

từ năm 1945 trở lại đây, trong đó đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe[2].Những khó khăn chính vào thời kì này là ngân sách eo hẹp, sự xuống cấp của hệthống y tế nói chung…Tuy nhiên từ sau chính sách đổi mới năm 1986- Đảng và nhànước đã quan tâm nhiều hơn bằng các chính sách nhằm bảo vệ sức khỏe cho ngườidân Bên cạnh đó nhiều tổ chức phi chính phủ đã chọn Việt Nam làm mô hình chămsóc sức khỏe ban đầu, nhờ vậy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam ngày một cảithiện

Sự ra đời của bệnh viện tư cũng tăng thêm cơ hội cho người dân tiếp cận cácphương thức khám chữa bệnh, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ Bệnhviện tư còn khắc phục được những hạn chế của bệnh viên công như: có sự nhanh gọn,thái độ phục vụ , thuận tiện, rõ ràng Bởi vì thế mà nó đánh đúng vào tâm lý của ngườikhám chữa bệnh, những người sử dụng các dịch vụ y tế Người nghèo cũng có thể đến

đó để khám chữa và chăm sóc sức khỏe Sự ra đời của các bệnh viện tư đó cần xét đến

cùng cũng là yếu tố đảm bảo tính bình đẳng cho phía người cung cấp dịch vụ(Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Hường, 2004)[3] Cuộc khảo sát của 2 tác giả cho thấy được

những mặt tốt của việc khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân, còn hạn chế thì 2 tácgiả nêu được là chi phí ở các bệnh viện tư khá cao, đa phần người đến khám nhiều chỉ

là những người có thu nhập cao, nghề nghiệp ổn định, và là dân thành thị nhiều hơn

Tình hình tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo Tp Hồ Chí Minh còn gặp nhiềukhó khăn đặc biệt là khó khăn về kinh tế, đưa ra được nhưng phương thức khám chữabệnh của người nghèo ở TP.HCM Đề tài cũng chỉ ra được sự đánh giá cao các chương

 2] Trích theo Thái Thị Thảo Uyên (2011) – “Thực trạng khám chữa bệnh của người dân nông thôn tại Cà Mau (kháo sát trường hợp xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”.

 3] Mấy vấn đề công bằng và khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viên tư hiện nay –Trịnh

Trang 14

trình chăm sóc sức khỏe mở rộng định kì vì tính thiết thực và không tốn phí như:chương trình khám thị lực cho người trung niên và cao niên, chương trình khám dinhdưỡng cho phụ nữ và trẻ em, Nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thực trạng

chung của người nghèo và quan niệm về sức khỏe(Nguyễn Thị Lê Uyên, 2006)[4].

Cũng liên quan đến nội dung khám chữa bệnh thì tác giả Thái Thị ThảoUyên(2011) nói rõ về việc người nông dân nông thôn khám chữa bệnh, đề tài là mộtmột cái nhìn của người dân tin tưởng vào các cơ sở y tế nhà nước và phương phápkhám chữa bệnh bằng Tây y hơn là phương thức cổ truyền, đề tài nêu ra những khókhăn khi người dân đi khám chữa bệnh

Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc vùng sâu,vùng xa để từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhàhoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có cơ sở tham khảo đề ra nhữngchính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc banđầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu

số, vùng sâu xa nói chung cả nước Bàn về những bất cập quanh chăm sóc sức khỏe,

các tác giả cho rằng nguyên nhân thuộc kinh tế thị trường (Trịnh Hòa Bình -Nguyễn Đức Chính)[5] Bên cạnh tình hình chung về hệ thống chăm sóc sức khỏe cả nước,cũng có những nghiên cứu quan tâm về sự không công bằng về y tế sức khỏe giữacác vùng miền, nhóm thu nhập…, đặc biệt là tình hình khám chữa bệnh ở cácvùng nông thôn, vùng sâu vùng xa

Về phương pháp, mỗi một nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp khácnhau Người thì sử dụng một kết quả của một dự án để nói về vấn đề của tác giả quan

tâm (Trịnh Hòa Bình và Đào Thanh Hường, 2004) Có tác giả thì sử dụng phương

pháp phân tích dữ liệu sẵn có, phương pháp tổng hợp (Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam của tác giả James Allman) Song thông tin thu được mang

 4] Nguyễn Thị Lê Uyên (2006) –“Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu trường hợp phường 1, quận Gò Vấp, Tp HCM)”.

 5] Trích theo Thái Thị Thảo Uyên (2011) –“Thực trạng khám chữa bệnh của người dân nông thôn tại Cà Mau

Trang 15

tính tổng quát và nghiêng về lĩnh vực y tế hơn là xã hội học y tế Bên cạnh đó cũng cónhững tác giả dùng cả phương pháp định lượng và định tính để làm nổi bật, lí giải vấn

đề tác giả quan tâm (Thái Thị Thảo Uyên ,2011).

Qua những đề tài trên cho thấy mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau

về mảng y tế, mỗi đề tài đã làm phong phú thêm cho kho tàng nghiên cứu của xã hộihọc cũng như là y tế Do đó, đề tài tác giả cũng học hỏi thêm ở những bậc tiền bối đitrước về nội dung, phương pháp qua đó rút kinh nghệm và phát huy thêm các vấn đề ởcác đề tài trước chưa nhắc đến hoặc chưa khai thác sâu Nhưng những đề tài về ngườidân tộc thiểu số thì chưa được phổ biến, đặc biệt là sự khác biệt giới Đây là điều cần

thiết để tác giả nghiên cứu đề tài:“ Sự khác biệt giới trong việc sự lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân tộc Raglai (khảo sát tại xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa)” Nhằm tìm hiểu sâu hơn về việc lựa chọn các

hình thức KCB của người dân Raglai thông qua lăng kính của nam giới và nữ giớiRaglai Tìm ra những yếu tố làm nên sự khác biệt giới khi lựa chọn các hình thứcKCB của người dân Raglai, để đóng góp vào kho tàng nghiên cứu về y tế của dân tộcthiểu số

1.2 Những cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu

Quá trình phân tích giới có thể giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về vaitrò của phụ nữ, về mối liên kết và sự mất cân đối cũng như về những tác động đối vớicông việc và vị trí của nữ giới và nam giới

Trang 16

Phân tích giới cũng giúp cho việc đánh giá những thay đổi trong điều kiện sống

và vị trí của người phụ nữ trong quá trình nghiên cứu

* Phân tích giới bao gồm 4 công cụ sau:

Công cụ 1: Vai trò giới

Phân công lao động theo giới trả lời cho câu hỏi ai làm gì? Trong hầu hết các

xã hội, phụ nữ và nam giới tham gia vào những công việc khác nhau Bản chất và quy

mô tham gia của họ ở mỗi hoạt động phản ánh thực tế phân công lao động theo giớitrong một bối cảnh cụ thể Lợi ích và vị thế xã hội mà họ có được dựa trên những côngviệc họ thực hiện cũng khác nhau

Phân công lao động theo giới cho phép chỉ ra những khác biệt và bất hợp lí từgóc độ giới trong công việc, lợi ích và địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới Phâncông lao động theo giới có thể thực hiện ở gia đình, cộng đồng, tại một tổ chức hoặc ởcấp vĩ mô với các loại công việc như sản xuất, tái sản xuất và cộng đồng

Trong phân tích phân công lao động theo giới, có thu thập các thông tin địnhtính và định lượng, để tìm hiểu sự phân công lao động trong gia đình và cộng đồng.Chẳng hạn để có những thông tin định lượng có thể sử dụng bảng hỏi Ví dụ, trongphiếu điều tra kinh tế hộ gia đình, có thể lấy thông tin về phân công lao động trong giađình và đánh giá vai trò của mỗi giới qua bảng phân công lao động và lập bảng về cáchoạt động dựa vào mô hình công việc của phụ nữ và nam giới trong 24 giờ Có thểdùng phương pháp thảo luận nhóm chuyên đề và phỏng vấn sâu để xác định các yếu tốảnh hưởng đến phân công lao động theo giới trong cộng đồng hoặc gia đình

Công cụ 2: Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực:

Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và ích lợi trả lời câu hỏi ai có cái gì và ai được hưởng lợi? Tiếp cận là việc sử dụng các nguồn lực và lợi ích, còn kiểm soát

khả năng quyết định hoặc tham gia quyết định cách thức sử dụng nguồn lực và lợi ích

đó Tiếp cận và kiểm soát là một trong những các phưong pháp phân tích giới chophép chỉ ra những vấn đề mà phụ nữ và nam giới gặp phải trong việc sử dụng các

Trang 17

nguồn lực của dự án, trong việc thụ hưởng các lợi ích do dự án mang lại, cũng nhưxác định những tác động khác nhau của dự án đối với phụ nữ và nam giới Bên cạnh

đó, nó cho phép phát hiện những chênh lệch bất hợp lí về phân bố nguồn lực từ gốc

độ giới Đây là cơ sở đưa ra những gợi ý thay đổi và cải tiến các hoạt động của dự ánnhằm khắc phục những bất hợp lí với mỗi giới

Trong nghiên cứu giảm nghèo, tiếp cận và kiểm soát thường được sử dụng đểchỉ ra khả năng tiếp cận và quản lý của phụ nữ đối với các nguồn lực quan trọngnhư ruộng đất, thông tin, dịch vụ khuyến nông, tín dụng, cơ hội việc làm …Tiếp cận

là cơ hội sử dụng nguồn lực, kiểm soát là khả năng quyết định cách thức sử dụngnguồn lực đó

Công cụ 3: Quyền ra quyết định.

Mô hình ra quyết định trả lời cho câu hỏi ai có tiếng nói và ai ra quyết định?Các quyết định ở đây liên quan đến việc sử dụng và phân bố nguồn lực của gia đình,của cộng đồng và xã hội Công cụ này giúp chúng ta hiểu được quá trình ra quyếtđịnh đã diễn ra như thế nào?

Mô hình ra quyết định cho rằng, sự tham gia hạn chế của phụ nữ vào việc raquyết định là lý do dẫn đến chỗ các quyền lợi và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gáikhông được quan tâm đầy đủ trong các quyết định ở gia đình và cộng đồng cũngnhư trong việc thực hiện các dự án phát triển

Công cụ 4: Đóng góp và hưởng thụ.

Sử dụng công cụ phân tích mức độ thụ hưởng lợi ích theo giới cho phép hiểu rõ

ai là người được ưu tiên hơn trong việc thụ hưởng các lợi ích, mức độ thụ hưởng đó

có tương xứng với mức độ đóng góp vào sự phát triển của hộ gia đình không? Cóđảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động không? Có phù hợp với nhu cầu của từngthành viên và mục tiêu phát triển lâu dài của hộ gia đình không?

Cũng giống như các nước khác trên thế giới, tổ chức xã hội truyền thống ởViệt Nam luôn đề cao vai trò của nam giới với tư cách là chủ gia đình và đề cao

Trang 18

người già vì họ là những người gây dựng cơ sở kinh tế gia đình cho các thế hệ concháu, còn phụ nữ chỉ đóng vai trò là người lao động phụ thuộc vào quyền lực giatrưởng của người chồng Bản chất xã hội của giới chính là sự khác nhau giữa cácthuộc tính và các hoạt động đã được xem như là nam hay nữ khi mà những so sánh

đã được tạo ra qua các nền văn hóa giữa các giai cấp và các nhóm dân tộc ở trongcùng một nền văn hóa Tuy vậy, có hai nhân tố vẫn tồn tại trong xã hội mà chúng ta

có thể quan sát thấy theo không gian và thời gian, đó chính là sự khác biệt về phâncông lao động giữa phụ nữ và nam giới, sự khác biệt về cơ hội tiếp cận và kiểm soátcác nguồn lực, và thường thì phụ nữ vẫn ít cơ hội hơn so với nam giới Chính vìvậy, để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới chúng ta cần vượt qua nhữngđịnh kiến và những quan niệm cũ, tức là cần bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức củatừng người về mỗi giới và các quan hệ giới Thực tế sự thay đổi các quan niệm xãhội về giới là điều hoàn toàn có thể, song nó phải gắn liền với những cải thiện cả vềvật chất và tinh thần, cả về kinh tế và xã hội Điều này cũng có nghĩa là mọi cố gắngtrong các hoạt động phát triển phải hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện sống củacác nhóm xã hội khác nhau, trong đó có phụ nữ Việc mở rộng quyền tham gia vàocác hoạt động phát triển của mỗi người dân, chính là cơ sở kinh tế xã hội để cảithiện vị trí xã hội của các nhóm này trong đời sống xã hội Vậy thì trong các gia đìnhdân Raglai có tồn tại sự bất bình đẳng giới hay không? Vai trò giới trong việc khámchữa bệnh của các gia đình Raglai như thế nào? Quyền ra các quyết định khám chữabệnh trong gia đình là ai? Đó là những câu hỏi đã được đặt ra và sẽ được giải quyết

ở chương sau

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Người Raglai ứng xử như thế nào khi bị bệnh? Có sự ưu tiên hơn trong việcchăm sóc sức khỏe cho một giới nào hay không? Biểu hiện như thế nào?

Sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong việc tiếp cận các phương thức khámchữa bệnh như thế nào?

Trang 19

Những yếu tố nào gây khó khăn cho việc tiếp cận các phương thức khám chữabệnh của người Raglai?

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

a) Nguồn dữ liệu:

Các kết quả sử dụng trong đề tài lấy từ bộ dữ liệu của đề tài: “Tình hình đời sống người Raglai Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH- HĐH” trong chuyến thực tập cuối khóa của sinh viên K11, trường Đại học Bình

Dương vào tháng 5/2012

b) Phương pháp luận: Trong đề tài nghiên cứu này tác giả dùng 2 phương

pháp chính là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

Để nghiên cứu đảm bảo có sự phân tích giới, đề tài thực hiện các nguyên tắcphân tích sau:

Nguyên tắc 1: Thông tin nam và nữ.

Phân tích giới là sự mô tả tổng hợp về địa chỉ kinh tế-xã hội của nam và nữ bằngcách xem xét những hoạt động mà nữ giới và nam giới thực hiện, mức độ tiếp cậnnguồn lực của mỗi giới và tác động qua lại giữa hai giới

Nguyên tắc 2: Chú ý các nhóm nam, nữ khác nhau.

Phân tích giới cần được tiến hành không chỉ với một nhóm đối tượng phụnữ/nam giới khác nhau (già, trẻ, kết hôn, chưa kết hôn, có học vấn hay mù chữ, ngườikinh hay người dân tộc thiểu số ) Điều này sẽ cho phép đưa ra bức tranh chung vềcác quan hệ giới mà không bị thiên lệch bởi một nhóm cụ thể trong cộng đồng

Nguyên tắc 3: Xác định các yếu tố tác động.

Mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới hình thành trong các bối cảnh xã hội cụthể và có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: dân tộc, tầng lớp, văn hóa, tôn giáo Dovậy, phân tích giới cần tìm hiểu những yếu tố tác động đến những vai trò khác nhaucủa phụ nữ và nam giới trong một môi trường xã hội nhất định nào đó

Nguyên tắc 4: Tính lịch sử cụ thể.

Trang 20

Cách thức hình thành các mối quan hệ giới trong xã hội luôn mang tính lịch sử.Chúng thay đổi cùng với các tiến trình phát triển của xã hội, tùy thuộc vào sự phâncông lao động ở mỗi giai đoạn lịch sử Có nghĩa là cần đặt vấn đề nghiên cứu vào bốicảnh cụ thể (không gian -thời gian) của cộng đồng, xã hội

Nguyên tắc 5: chú ý ảnh hưởng của các thiết chế.

Mỗi một thiết chế xã hội trong xã hội (giáo dục, y tế, luật pháp, tôn giáo, ) cónhững quan niệm và những kì vọng khác nhau về các mối quan hệ giới Vì vậy cần tìmhiểu các thể chế chính trị, xã hội khác nhau trong xã hội để phân tích giới

Nguyên tắc 6: Chú ý các cấp độ phân tích Trong nghiên cứu xã hội,

phân tích giới cần được nghiên cứu ở cấp độ cộng đồng (xã), hộ gia đình và cánhân Sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng đều đòi hỏi được xem xét từgóc độ cá nhân với tư cách là đại diện của giới nam và nữ Đồng thời các phân tích

ở cấp độ vĩ mô cũng cần được quan tâm để xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnquan hệ giới một cách toàn diện

Nguyên tắc 7: Tiến hành trước khi triển khai các kế hoạch can thiệp.

Phân tích giới trong nghiên cứu xã hội được bắt đầu từ trước khi dựán/chương trình triển khai và phải được thực hiện trong tất cả các bước trong suốttiến trình của dự án/chương trình Tiến trình đó bao gồm: phân tích tình hình,thiết kế dự án/chương trình, giám sát, đánh giá dự án/chương trình

c) Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin:

Phương pháp phân tích tài liệu nghiên cứu dựa vào tư liệu sẵn có: Những tàiliệu, thông tin có sẵn liên quan đến vấn đề y tế, các chính sách về y tế, tình hìnhkhám chữa bệnh ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn nghiên cứu (xã Khánh Nam,huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) nói riêng thu được từ chuyến đi thực tập củaK11-năm 2012, ngoài ra đề tài còn nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu từ các

Trang 21

Các đề tài nghiên cứu, báo cáo lượng giá của Bộ Y tế và Tổng cục thống kê

Số liệu thống kê do các ban ngành cơ sở cung cấp

Sách báo và internet, từ các cuộc hội thảo để làm tổng quan, nhằm so sánhnhững luận điểm của đề tài

Phương pháp định lượng:

Điều tra bảng hỏi:

Bảng hỏi, trong đề tài sẽ sử dụng một số thông tin trong bảng hỏi của nhómbảng hỏi đó là phần y tế sức khỏe là chính bên cạnh đó còn sử dụng thêm các phầnkhác có liên quan như: nhân khẩu, thu nhập, chi tiêu, trong đợt đi thực tập của K11,năm 2012 để làm dữ liệu, cơ sở lấy thông tin cần thiết Sử dụng bảng hỏi nhằm biếtđược mức độ, loại hình, mà người Raglai tham gia vào việc khám chữa bệnh

Phương pháp định tính:

Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm nhằm mục đích lý giải những vấn đề mà quađiều tra bảng hỏi không thu thập được, làm rõ thêm, đi sâu vào những vấn đề muốnkhai thác mà bảng hỏi không lấy được dữ liệu

Những bảng PVS đề tài sử dụng là: PVS cán bộ thôn 1 Hòn Dù, PVS gia đìnhđơn thân, PVS hộ nghèo

Những bảng thảo luận nhóm mà đề tài sử dụng là: Thảo luận nhóm nữ trungniên, thảo luận nhóm nam trung niên, thảo luận nhóm cao niên, thảo luận nhóm thanhniên

Những dữ liệu định tính mà tác giả dùng trong bài viết với ý đồ làm rõ luậnđiểm mà tác giả khẳng định ở dữ liệu định lượng, tác giả làm rõ những quan điểm, ýkiến của người Raglai trong việc tiếp cận các phương thưc khám chữa bệnh mà trongbảng hỏi còn thiếu, hay chưa lấy đươc thông tin

1.5 Các khái niệm liên quan:

Bình đẳng giới:

Trang 22

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơhội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởngnhư nhau về thành quả của sự phát triển đó”.[6]

Giới : Đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mỗi quan hệ xã hội.Vai trò giới: Các chức năng của nam và nữ theo quan niệm của xã hội

Công bằng giới: Sự đối xử hợp lý với nam và nữ dựa trên việc thừa nhận cáckhác biệt giới tính nhằm đảm bảo cho nam và nữ có cơ hội và điều kiện tham gia vàhưởng lợi

Cơ sở y tế:

Cơ sở y tế là đơn vị cả hệ thống y tế, giúp thực hiện vai trò và chức năng của hệthống y tế Cơ sở y tế bao gồm cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên y tế Tùy thuộc vàomỗi cách phân chia, có nhiều cách gọi cơ sở y tế khác nhau, ví dụ như theo quy mô, cótrung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám, trạm y tế hoặc theo quyền quản lý trực tiếp

có bệnh viện công, bệnh viện tư, hoặc theo cách thức chữa trị, lại có cơ sở y tế tây y và

cơ sở y tế y học cổ truyền[7]

Sức khỏe:

Theo định nghĩa của Tổ chức y thế giới (WHO- World Health Organization)[8],sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứkhông phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật Như vậy một cá nhân khỏemạnh phải thỏa mãn 3 yêu cầu: thể chất, tinh thần và xã hội Trong ba yếu tố trên, chỉ

có thể chất được đo lường định lượng, còn hai yếu tố còn lại: tinh thần và xã hội rất

 6] Theo điều 5 khoản 3 luật bất bất bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10, số 73/2006/QH11, ngày 29/11/2006.

 7] Nguồn: my opera.com/healthyck/blog/show.dm1/10521161.

Trang 23

thiên về định tính nhiều hơn, vì vậy, trên một phương diện nào đó, sức khỏe toàn diệncủa con người khó kiểm tra bằng chỉ số định lượng Bởi vì một lí do đơn giản, khôngthể định lượng một cách chính xác những niềm vui, nỗi buồn, niềm phấn khởi, sungsướng và khổ đau , mà nó là yếu tố cấu thành nên sức khỏe[9].

Tiếp cận:

Khái niệm tiếp cận trong đề tài này được hiểu là sự lựa chọn và những cách thức

mà người dân thực hiện nhằm sử dụng dịch vụ của các cơ sở y tế khi có nhu cầu Tiếpcận trong trường hợp này bao gồm: cách nam giới, nữ giới đi đến cơ sở y tế, sử dụngdịch vụ tại cơ sở y tế (khám chữa bệnh, phòng ngừa, tư vấn, phục hồi)[10]

Tây y[11] (khám, chữa theo phương thức hiện đại)

Tây y là nền y học sử dụng phương pháp khám chữa bệnh hiện đại(y học hiệnđại) Phương pháp điều trị sử dụng Tây y mang tính định lượng, là ứng dụng từ côngnghệ hiện đại và mang lại hiệu quả nhanh

Trang 24

CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG SỰ LỰA CHỌN CÁC HÌNH

THỨC KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN RAGLAI.

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu:

2.1.1 Vài nét về huyện Khánh Vĩnh : Là huyện miền núi, tiếp giáp với đồng

bằng, Bắc giáp huyện Ninh Hoà và tỉnh Đắk Lắk, Đông giáp Diên Khánh, Nam giápKhánh Sơn, Tây giáp Đắk Lắk và Lâm Đồng, Khánh Vĩnh có 13 xã và 1 thị trấn

nguồn của sông Cái Nha Trang với diện tích rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên.Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp Đồng bào các dân tộcthiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán sản xuất lúa nước tươngđối ổn định và đang phát triển trồng mía thành vùng chuyên canh cây nguyên liệutập trung theo qui hoạch của tỉnh Huyện lỵ là thị trấn Khánh Vĩnh nằm trên đườngtỉnh lộ 2, cách Nha Trang 35km về phía Tây Một trục giao thông mới mở nối liềnNha Trang với Đà Lạt qua thị trấn Khánh Vĩnh, sẽ rút ngắn khoảng cách giữaKhánh Hòa-Lâm Đồng trong tương lai

Khánh Vĩnh là căn cứ địa cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong hai cuộctrường kỳ kháng chiến với các địa danh hào hùng như sân bay dã chiến Hòn Xã,Hòn Nhạn, Soi Mít, Hòn Dù, buôn Gia Lê, Hòn Bà và căn cứ lịch sử Hòn Dữ

Khoáng sản của Khánh Vĩnh có thiếc, cao lanh song sản phẩm chủ yếu củaKhánh Vĩnh phải nói đến các loại gỗ quí hiếm Tổng trữ lượng gỗ của rừng Khánh

bình

Núi sông Khánh Vĩnh rất hùng vĩ, tạo ra các kỳ quan thiên nhiên như: thácNgựa, thác Hòn, thác Giang Bay có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, kết hợpvới thủy lợi và cải tạo nguồn nước cho hạ lưu sông Cái Nha Trang

Trang 25

Các tổ chức kinh tế lớn của huyện chủ yếu là các lâm trường (Sông Khế,Sông Giang ) đang góp phần bảo vệ và trồng mới diện tích rừng, bảo vệ nguồnsống cho cộng đồng, góp phần phòng chống và giảm nhẹ tác hại của thiên tai.

Về công tác y tế thì huyện Khánh Vĩnh có 16 cơ sở y tế thuộc 2 tuyến

huyện-xã phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là phòng chống dịchbệnh sốt rét Bình quân hàng năm khám và điều trị cho 71.000 lượt bệnh nhân,trong đó có 2.520 bệnh nhân điều trị nội trú Khoanh vùng bảo vệ sốt rét gần 100%dân cư Triển khai công tác dự phòng loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết cho 90,1%dân số, các chương trình TCMR, Vitamin A đạt tỉ lệ trên 95% Chương trình y tếcộng đồng đạt kết quả tốt

2.1.2 Đặc điểm xã Khánh Nam:

Xã Khánh Nam nằm ở phía Bắc huyện Khánh Vĩnh, cách trung tâm huyệnkhoảng 2km, Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Đông giáp xã DiênHồng, huyện Diên Khánh, phía Tây giáp xã Cầu Bà, xã Khánh Thượng, phía Nam giápvới giáp Sông Cái, bên kia là thị trấn Khánh Vĩnh, xã Sông Cầu, phía Bắc giáp vớiKhánh Trung

Diện tích tự nhiên là 4.214,81 ha, chiếm 3,61% diện tích tự nhiên của toànhuyện Khánh Vĩnh Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu có 2 mùa rõrệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa từ khoảngtháng 9 đến tháng 12 dương lịch, lượng mưa hàng năm tương đối lớn, độ ẩm cao nênkhu vực dọc sông suối rất thuận lợi cho các loại cây phát triển, tuy nhiên có năm mưanhiều làm ngập lụt nhiều nơi nên cũng không gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,60C

Lượng mưa trung bình từ 1.100- 1.300 mm/ năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9

và kết thúc vào tháng12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng7 tháng 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11

Trang 26

Khoảng10-Độ ẩm tương đối trung bình năm là 80% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9đến tháng 11, độ ẩm thấp nhất trong năm là 36%.

Đất đai xã tương đối rộng phía Đông Bắc có núi Giáng Hương, phía Tây Bắc cónúi Hòn Dù, phía Tây Nam núi Dài và có hệ thống sông Cái, sông Giang, các suốiAXay, Cà Nuông, Chà Khê, suối Đục đan xen với những cánh rừng tạo nên phongcảnh thiên nhiên đẹp, môi trường sinh thái hấp dẫn

Diện tích đồi, núi, sông, suối, chiếm 1/3 diện tích đất sản xuất, đất đồi có độ dốcdưới 150, đất bằng dùng để sản xuất nông nghiệp chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên, đây

là một đặc điểm chỉ có ở xã Khánh Nam, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũngnhư quy hoạch các vùng cây trồng nguyên liệu, phân bố dân cư

Diện tích tự nhiên là 4.214,81 ha, chiếm 3,61% diện tích tự nhiên của toànhuyện Khánh Vĩnh

Địa bàn có 3 thôn: thôn 06, thôn A Xay, thôn Hòn Dù

Dân số toàn xã là 1845 nhân khẩu tương ứng với 478 hộ gia đình: gồm 7 dân tộccùng chung sống: Raglay, Kinh, T’Rin, Tày, Nùng, Mường, Thổ (trong đó có 3 dân tộcchính đó là Raglay, Kinh, T’Rin) Mật độ dân số bình quân toàn xã năm 2010 là 43người/km2 nên Khánh Nam được xem là xã miền núi, đất rộng người thưa

So với các xã của huyện Khánh Vĩnh thì Khánh Nam là xã có dân số trung bình.Tuy nhiên, dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung sống ven tỉnh lộ 8B vàcác trục lộ giao thông trong xã Thời gian qua do làm tốt công tác kế hoạch hóa giađình nên công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ

Lao động trong độ tuổi toàn xã có khoảng 964 người, chiếm 52,24% tổng số dântoàn xã; trong đó: thuần nông chiếm 96%, chỉ có 0,4% dân số lao động trong các ngànhthương mại, dịch vụ, công chức, giáo viên,

Nhìn chung, nguồn lao động tại chỗ khá dồi dào, thường xuyên được các cơquan, hữu quan đào tạo nghề, mở các lớp về thâm canh lúa nước, các loại cây ăn quả,chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào

Trang 27

Tuy nhiên đa số là lao động phổ thông chưa được đào tạo, trình độ dân số thấpnên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng xuất để nâng caonăng suất cây trồng, vật nuôi còn nhiều hạn chế.

Còn một số người lao động là bà con dân tộc do trình độ dân trí còn thấp nêntrong canh tác còn lạc hậu, lười nhát lao động, trông chờ ỷ lại vào nhà nước chưa tựvươn lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Về giao thông:

Hệ thống giao thông của xã có tổng chiều dài: 48 km, trong đó:

Đường trục xã liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của bộ giao thông vận tải gồm:

Đường liên xã(đường tỉnh lộ 8B) có 3,5 km là đường thâm nhập nhựa, có mặtđường rộng 3,5m Nhưng hiện nay đường đã có nhiều chỗ xuống cấp do mặt đườnghẹp, lưu lượng xe cộ và lượng người tham gia giao thông rất nhiều, nhất là thườngxuyên phải chịu lưu lượng các loại xe tải hạng nặng lưu thông trên tuyến đường này.Đây là tuyến đường giao thông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế-văn hóa-xã hộicủa xã Hiện trạng mặt đường trải nhựa 100%, đang xuống cấp còn sử dụng 70%

01 tuyến liên xã Khánh Trung – Khánh Nam – Diên Hồng: đường cấp phối đấtdài 8km rộng 10m

Đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộgiao thông vận tải: có 05 tuyến dài 15,5 km; trong đó có 01 tuyến dài 1,5 km đã đượcthâm nhập nhựa (đường dân sinh thôn AXay), 01 tuyến 1,5km (đường dân cư thôn 6)

là đường cấp phối đất nhưng đã bị xuống cấp mùa mưa thường xuyên lầy lội đi lại khókhăn 03 tuyến liên xã, liên thôn với chiều dài là 12 km, trong đó đường đã được thâmnhập nhựa 2,5 km(đường Hòn Dù đi thôn 6); còn lại là đường cấp phối đất Có 04 km

đã bị xuống cấp nghiêm trọng với nhiều đoạn bị xói lở đất và sình lầy

Đường ngõ, xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa gồm: có 02 km đường mòn

do người dân tự mở, tự phát và hiện tại lầy lội vào mùa mưa

Trang 28

Đường trục chính nội đồng: toàn xã có 18 tuyến với chiều dài 27km trong đó có11km là đường cấp phối đất được thi công năm 2003-2004 Đến nay đã bị hư hỏngnhiều đoạn, số còn lại là đường mòn hoặc là đường do dân tự mở để các loại xe thô sơ

đi lại Do đó, việc vận chuyển hàng hóa rất khó khăn nhất là đối với các loại xe ôtô

Ranh giới hành chính của xã Khánh Nam được phân chia thành 3 thôn Hưởngứng cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của ban chỉ đạophong tràoTD ĐKXD ĐSVH huyện năm 2008, UBND xã Khánh Nam được công nhận

là cơ quan đơn vị văn hóa, có 2 thôn được công nhận làng văn hóa Năm 2010 cán bộ

và nhân dân xã Khánh Nam tiếp tục phấn đấu để giữ vững những danh hiệu trên Ngoài

ra hàng năm còn tổ chức các lễ hội tôn vinh các già làng, trưởng bản, các tấm gươnglàm kinh tế giỏi, tăng cường công tác bài trừ tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, mê tín dịđoan, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ-thể dục, thể thao trên địa bàn xã

Về cơ sở (nơi khám chữa bệnh) của người dân Raglai

Bảng 2.1: Cơ sở KCB

Số người trả lời Tỉ lệ (%)

Trang 29

y tế xã là nơi gần nhất đối với bà con, thuận tiện cho việc khám chữa, cấp cứu kịp thời

những lúc cần thiết: “mình bệnh thì mình lên trạm xá khám, cho thuốc uống”(nguồn phỏng vấn sâu hộ nghèo, mã PVS- 020) Ngoài ra trạm y tế được chọn là do chế độ

BHYT miễn phí dành cho hộ nghèo và người dân tộc thiểu số khi đi khám bệnh không

phải đóng tiền và được cho thuốc uống miễn phí: “Đỡ tốn tiền khám chữa hơn, đi bệnh viện lỡ có chuyện gì thì mình đi phải tốn tiền, có bảo hiểm thì không tốn tiền” (nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 011) Trong một vài trường hợp đi trạm y tế xã

mà không hết bệnh hoặc bệnh nặng thì họ mới lựa chọn bệnh viện huyện với 50 sự lựachọn chiếm tỉ lệ 15,15%, và bệnh viện tỉnh với 22 sự lựa chọn chiếm 6,67% Mặt kháccòn nhiều sự lựa chọn nơi khám bệnh khác nhưng không đáng kể chẳng hạn như: tựchữa ở nhà sự lựa chọn là 5 chiếm tỉ lệ 1,52%), hay là đến những phòng khám tư đểkhám(với tỉ lệ 2,42%), còn kể đến đó là khám tại nhà, nhân viên y tế đến nhà khám vàkhám tại nơi làm việc thì chiếm tỉ lệ nhỏ (0,3% - 0,91%)

Trang 30

Trong số những gia đình có người thân bị bệnh, 86,8% chủ hộ trả lời rằngthường đưa người bệnh đến trạm xã để khám bệnh; 9,3% ra hỏi hiệu thuốc; 1,6% tựchữa bệnh bằng thuốc nam; 1,6% khác có mời thầy cúng đến nhà và 0,5% không có ýkiến.

Tổng quan về hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai, xã Khánh Nam,huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.2: Hình thức khám chữa bệnh của người dân Raglai

tế có đáp ứng đủ các điều kiện để cho người dân thật sự tin cậy khi đến khám chữabệnh hay không?

Ngoài việc đi ra trạm xá khám thì người dân vẫn sử dụng những phương thứckhám khác đó là thuốc nam nhưng tỉ lệ này không cao chỉ có 1,6% cho việc tự chữa

bằng thuốc nam: “Dạ như thuốc nam thì mình sống ở đây lâu năm nhưng mà không biết thuốc nam gì đó Chỉ có đau bụng đau đồ thì mình hái lá ổi cho uống chứ thuốc nam mình không biết”(trích từ phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 010) và 9,3% là ra

hiệu thuốc mua thuốc

2.1.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh ( nghiên cứu trường hợp phường 1, quận Gò Vấp, tp. Hồ Chí Minh) - tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên, khóa 2002-2006, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nghèo tiếp cận các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh ( nghiên cứutrường hợp phường 1, quận Gò Vấp, tp. Hồ Chí Minh)
2. Tóm tắt qua bài báo cáo Mấy vấn đề quan tâm hiện nay của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trịnh Hòa Bình - Nguyễn Đức Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề quan tâm hiện nay của hệ thốngchăm sóc sức khỏe của
5. Nghiên cứu “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam – tác giả James Allman Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam
1. Theo điều 5 khoản 3 luật bất bất bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10, số 73/2006/QH11, ngày 29/11/2006 Khác
2. Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 05 năm (2001-2005) và mục tiêu – giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Khác
3. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc hiểu số và miền núi huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2012 – 2015 và năm 2012 Khác
4. Chương trình phát triển sức khỏe và đời sống do cộng đồng quản lí của UB Y tế Hà Lan – Việt Nam giai đoạn 2010- 2011 Khác
5. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2011 – 2015, 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.Các nghiên cứu Khác
3. Thực trạng khám chữa bệnh của người dân nông thôn tại Cà Mau ( khảo sát trường hợp xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Tỉnh Cà Mau) – tác giả Thái Thị Thảo Uyên, khóa 2007-2011, trường Đại học Bình Dương Khác
4. Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) Khác
6. Những vấn đề giới trong HNGĐ của NKT ở Tp.HCM,năm 2009 - Nguyễn Thị Từ AnSách và tạp chí Khác
8. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh – Phương pháp nghiên cứu xã hội học – NXB ĐHQG HN, 2001 Khác
9. Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em trong đổi mới kinh tế - Giới và sức khỏe, sách Xhh về giới và phát triển – Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mĩ Lộc chủ biên Khác
10. Mấy vấn đề công bằng và khả năng cũng cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viên tư hiện nay – Trịnh Hòa Bình, Đào Thanh Hường – tạp chí xã hội học số 2 (86), 2004.Những trang web tác giả sử dụng tài liệu Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ sở KCB - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.1 Cơ sở KCB (Trang 28)
Bảng 2.4: So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.4 So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai (Trang 37)
Bảng 2.5: Đánh giá về các trang thiết bị y tế xã tính theo giới (%) - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.5 Đánh giá về các trang thiết bị y tế xã tính theo giới (%) (Trang 39)
Bảng 2.6: Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các  thành viên trong gia đình - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.6 Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình (Trang 47)
Bảng 2.8: Tương quan học vấn và giới tính (%) - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.8 Tương quan học vấn và giới tính (%) (Trang 53)
Bảng 2.9: Tương quan hình thức khám chữa bệnh của nam và trình độ học vấn  (%) - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.9 Tương quan hình thức khám chữa bệnh của nam và trình độ học vấn (%) (Trang 54)
Bảng 2.9 cho thấy nam giới lựa chọn hình thức khám chữa bệnh chủ yếu là ra trạm xá (93,3% ở nhóm chưa bao giờ đi học; 88,9% ở nhóm có học vấn cấp 2;...) và không bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn ở hình thức này - sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai
Bảng 2.9 cho thấy nam giới lựa chọn hình thức khám chữa bệnh chủ yếu là ra trạm xá (93,3% ở nhóm chưa bao giờ đi học; 88,9% ở nhóm có học vấn cấp 2;...) và không bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn ở hình thức này (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w