1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh thanh hóa nghiên cứu trường hợp tại huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

224 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Với tất cả thực trạng trên đã gợi nên trong tác giả ý tưởng nghiên cứu đề tài “ Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh người dân tỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu trường

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

NĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG

NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA

NGƯỜI DÂN TỈNH THANH HÓA

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội- 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

NĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG

NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA

NGƯỜI DÂN TỈNH THANH HÓA

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội- 2017

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN THỊ HOÀI AN

NĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG

NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH THANH HÓA

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số : 62.22.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Lê Thị Quý

2 TS Mai Thị Kim Thanh

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG

T/M Tập thể hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng đánh giá

Luận án tiến sĩ

GS TS Lê Thị Quý GS.TS Trịnh Duy Luân

Hà Nội- 2017

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS Lê Thị Quý và TS Mai Thị Kim Thanh

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế Các tài liệu tham khảo đều

có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Ký tên

Nguyễn Thị Hoài An

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Lê Thị Quý và TS Mai Thị Kim Thanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, bộ phận phụ trách đào tạo sau đại học của khoa Xã hội học và Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công việc để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án

Tôi cũng xin cảm ơn Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Hà Trung, Bệnh viện huyện Hà Trung, UBND hai xã Hà Phong và Hà Ngọc, hai trạm Y tế xã Hà Phong và Hà Ngọc thuộc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, trưởng thôn và nhân dân trên địa bàn hai xã và huyện Hà Trung đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập các thông tin và số liệu cho luận án

Tôi trân trọng cảm ơn PGS TS Trịnh Văn Tùng đã luôn tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn chuyên môn trong quá trình học tập nghiên cứu

Tôi muốn đặc biệt cảm ơn tổ chức Dịch vụ gia đình và cộng đồng quốc tế, CFSI đã hỗ trợ và giúp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của tôi

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt NCS Nguyễn Thị Lý đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hoài An

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 6

1.Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và điểm mới của đề tài 8

2.1 Ý nghĩa khoa học 8

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

2.3 Điểm mới của đề tài: 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

3.1 Mục đích nghiên cứu 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 10

4.2 Khách thể nghiên cứu: 10

5 Câu hỏi nghiên cứu: 11

6 Giả thuyết nghiên cứu 11

7 Khung phân tích và hệ các biến số 12

7.1 Khung phân tích 12

7.2 Hệ các biến số 13

8 Kết cấu luận án 14

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

1.1 Hướng nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân và nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở 16

1.2 Hướng nghiên cứu về năng lực tổ chức quản lý y tế cơ sở 22

1.3 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng/tác động của y tế cơ sở đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở của người dân 24

1.4 Năng lực tổ chức cung cấp dịch vụ đối với một số bệnh phổ biến 28

Tiểu kết chương 1 34

Trang 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

NĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ 35

2.1 Các khái niệm công cụ 35

2.1.1 Y tế cơ sở 35

2.1.2 Năng lực 35

2.1.3 Năng lực y tế cơ sở: 37

2.1.4 Nhu cầu 37

2.1.5 Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân 39

2.1.6 Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh 39

2.2 Các lý thuyết nghiên cứu: 40

2.2.1 Lý thuyết cấu trúc, chức năng 40

2.2.2 Cách tiếp cận xã hội học y tế 43

2.2.3 Lý thuyết nhu cầu 47

2.3 Phương pháp nghiên cứu 48

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu 48

2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 49

2.3.3 Phương pháp xử lý thông tin 52

2.4 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân và y tế cơ sở 52

2.4.1 Chủ trương, chính sách về chăm sóc sức khỏe nhân dân 52

2.4.2 Các chính sách liên quan tới y tế cơ sở 53

Tiểu kết chương 2 57

CHƯƠNG 3 KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA NĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ TẠI 58

HUYỆN HÀ TRUNG, THANH HÓA 58

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 58

3.1.1.Vị trí địa lý và kinh tế xã hội, y tế của huyện Hà Trung 58

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội, y tế của xã Hà Phong 60

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội, y tế của xã Hà Ngọc 60

3.2 Đặc điểm nhân khẩu- xã hội của mẫu nghiên cứu 62

3.2.1 Đặc trưng xã hội cán bộ y tế 62

3.2.2 Đặc trưng nhân khẩu xã hội của người dân 62

3.3 Khả năng cung cấp dịch vụ của y tế cơ sở 63

3.3.1 Cơ sở vật chất của y tế cơ sở 63

3.3.2 Năng lực xử lý một số tình huống cấp cứu, chuyển tuyến 68

Trang 9

3.4 Năng lực cán bộ y tế cơ sở 69

3.4.1 Nhân lực y tế của bệnh viện Hà Trung 69

3.4.2 Nhân lực tại hai trạm y tế xã Hà Phong và Hà Ngọc 76

3.5 Năng lực thông tin và truyền thông của y tế cơ sở 78

3.6 Khả năng công tác dược, cung ứng thuốc và kỹ thuật của y tế cơ sở 82

3.6.1 Công tác dược và cung ứng thuốc của bệnh viện huyện 82

3.6.2 Công tác dược và cung ứng thuốc của trạm y tế 84

3.6.3 Thiết bị kỹ thuật 85

3.7 Năng lực tài chính của y tế cơ sở 88

3.7.1 Bệnh viện huyện 88

3.7.2 Trạm y tế xã 89

3.8 Năng lực quản lý y tế cơ sở 93

3.8.1 Năng lực giám sát 93

3.8.2 Năng lực phối hợp giữa các phòng ban và các ban ngành 97

3.8.3 Năng lực tổ chức hoạt động khám chữa bệnh của y tế cơ sở 99

Tiểu kết chương 3 106

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚINĂNG LỰC Y TẾ CƠ SỞ 107

4.1 Nhu cầu của người dân với y tế cơ sở 107

4.1.1 Nhu cầu của người dân về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng 107

4.1.2 Nhu cầu người dân về tổ chức tiếp đón bệnh nhân tại y tế cơ sở 109

4.1.3 Nhu cầu của người dân về chất lượng khám chữa bệnh 109

4.2 Ảnh hưởng của việc thực hiện các văn bản pháp luật và dưới luật 110

4.2.1 Văn bản pháp luật và dưới luật của Việt Nam 110

4.2.2 Ảnh hưởng của các văn bản tỉnh Thanh Hóa: 128

4.3 Ảnh hưởng trong quản lý, điều hành và tổ chức hệ thống 130

4.4 Ảnh hưởng sử dụng dịch vụ y tế ,điều kiện kinh tế xã hội, môi trường đối với năng lực y tế cơ sở 131

4.5 Ảnh hưởng của nhãn quan lãnh đạo địa phương tới năng lực y tế cơ sở 135

Tiểu kết chương 4 138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Số lượng cán bộ phỏng vấn sâu cá nhân 50

Bảng 3.1: Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của người dân 62

Bảng 3.2: Trình độ đào tạo của nhân lực bệnh viện 70

Bảng 3.3: Nhân lực của các khoa theo trình độ đào tạo 72

Bảng 3.4: Đánh giá về ứng dụng CNTT của bệnh viện huyện 80

Bảng 3.5: Tình hình tài chính của trạm y tế Hà Phong năm 2015 91

Bảng 3.6: Tình hình tài chính của trạm y tế Hà Ngọc năm 2015 92

Bảng 4.1: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với nhu cầu của người dân về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng 107

Bảng 4.2: Vị trí công việc với mức độ hài lòng về lương và chế độ 116

Bảng 4.3: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn với xử lý khi gia đình có người bị ốm thông thường 133

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đánh giá cán bộ y tế về xử lý tình huống cấp cứu 68

Biểu đồ 3.2: Đánh giá sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo và vị trí hiện tại 75

Biểu đồ 3.3: Khó khăn trong công việc hiện tại 75

Biểu đồ 3.4: Hình thức thông báo kết quả khám chữa bệnh tới người bệnh 79

Biểu đồ 3.5: Đánh giá quy trình cấp phát thuốc của bệnh viện 83

Biểu đồ 3.6: Đánh giá về phương tiện, trang thiết bị y tế 86

Biểu đồ 3.7: Phòng ban thực hiện giám sát 94

Biểu đồ 3.8: Đánh giá quy trình giám sát của bệnh viện 95

Biểu đồ 3.9: Đánh giá của cán bộ y tế về sự phối hợp giữa các phòng ban 98

Biểu đồ 3.10: Đánh giá cán bộ y tế về quy trình đón tiếp bệnh nhân 100

Biểu đồ 3.11: Đánh giá người dân về quy trình đón tiếp tại trạm y tế 102

Biểu đồ 4.1: Mức độ hài lòng về mức lương và chế độ ưu đãi 115

Biểu đồ 4.2: Đánh giá về đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của bệnh viện huyện 119

Trang 12

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Năng lực y tế cơ sở là một vấn đề được quan tâm nhiều trong giai đoạn hiện nay Y tế cơ sở đã được Đảng, Chính phủ xác định và chỉ đạo đây là cấp y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ ra

rõ “ Củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách hiện nay “Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định “Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn , bản, xã, phường, quận huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo Đồng thời y tế cơ sở góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa” [Đảng Cộng sản Việt Nam,2002]

Vai trò của tuyến YTCS được xác định là đặc biệt quan trọng trong hệ thống

y tế, là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam vì đây là tuyến gần dân nhất, bảo đảm đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến người dân nhanh nhất và rất phù hợp với người nghèo, giúp cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội [Bộ Y tế, 2015]

Y tế cơ sở có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế

dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh Y tế cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe Y tế

cơ sở còn được giao nhiệm vụ hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn; tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân

trên địa bàn [Chính phủ ,2014]

Trong những năm qua y tế cơ sở trong cả nước đều được tăng cường cán bộ,

cơ sở hạ tầng được cải thiện cả về chất lượng và số lượng Mạng lưới y tế cơ sở được phủ rộng trên khắp các tỉnh thành đã hỗ trợ hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe cho người dân Theo báo cáo giữa Bộ Y tế và nhóm hợp tác phát triển, 99 % xã/phường/thị trấn có trạm y tế; 78% trạm y tế xã có bác sĩ; 78% thôn có nhân viên

y tế hoạt động, tỷ lệ xã đạt chuẩn chiếm 50- 60% Lĩnh vực y tế dự phòng cũng đạt

Trang 13

nhiều thành công như giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, thanh toán và không chế một số bệnh dịch Đối với lĩnh vực khám chữa bệnh người dân có khả năng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại xã và huyện, đặc biệt sau khi người nghèo và cận nghèo được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trên khắp

cả nước [Bộ Y tế và nhóm đối tác y tế, 2012]

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, y tế cơ sở hiện nay đang gặp nhiều khó khăn thách thức Nhiều bệnh dịch mới phát sinh như cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sởi Ngoài ra nhiều vấn đề khác phát sinh như tai biến sau tiêm chủng, dân số gia tăng, vệ sinh môi trường kém, nguồn nước sạch bị ô nhiễm v.v Nhiều bệnh dịch bắt nguồn từ nguyên nhân do hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực hiện tốt

Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là ở cấp xã, chuyên môn về sơ cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường cũng như kiến thức về dịch bệnh còn rất hạn chế Theo một nghiên cứu gần đây ở các vùng miền núi, chỉ có 17,3% bác sỹ

và y tá có kiến thức và kỹ năng về sơ cứu, 17% các dấu hiệu nguy hiểm mới trong thời kỳ mang thai, 50,5% mới làm thế nào để chẩn đoán tăng huyết áp và 15,6% biết cách giải quyết một ổ dịch bệnh [Bộ Y tế và nhóm đối tác, 2015] Mặt khác,

sự thiếu hụt nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến

xã, dù đã từng bước cải thiện, vẫn là vấn đề đáng quan tâm Việc nghỉ hưu và chuyển tiếp ở các cơ sở y tế tuyến huyện chiếm khoảng 50% tổng số cán bộ mới, còn ở cấp xã, nghỉ hưu và chuyển về khoảng 30% số cán bộ mới [Bộ Y tế và nhóm đối tác, 2015]

Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của y tế cơ sở như phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, phối hợp và huy động các nguồn lực, các tổ chức xã hội tham gia trong chăm sóc sức khỏe được quy định trong các văn bản pháp luật là khá rõ Tuy nhiên thực tiễn triển khai thực hiện vai trò, chức năng của y tế cơ sở trong mối quan hệ với chính quyền, các tổ chức xã hội và với chính người dân đến đâu, sự phối kết hợp để nhân rộng nguồn lực cả giúp y tế cơ sở thực hiện tốt chức năng của mình đã được quan tâm đầy đủ chưa vẫn là những vấn đề cần được tìm hiểu để hiểu rõ căn nguyên khiến y tế cơ sở vẫn đang phải tiếp tục đối phó với nhiều thách thức trên Phải chăng đang có lỗ hổng từ các chính sách trong ban hành, thực thi và giám sát hay có những bất hợp lý giữa các chính sách và nhu cầu thực tiễn của các bên liên quan như người dân, các tổ chức chính quyền, các tổ chức đoàn thể hay mối quan

hệ giữa thiết chế y tế cơ sở với nhu cầu thực tiễn đang có những bất cập

Trang 14

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực không có được những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, tỷ trọng kinh tế do hoạt động công nghiệp thấp Hệ thống y tế của Thanh Hóa cũng như nhiều tỉnh trong cả nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, cả về cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính y

tế Huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa là một trong những huyện trung tâm của Thanh Hóa, do vậy trong nhiều năm qua huyện đã được đầu tư cho lĩnh vực y tế tuy nhiên các dịch vụ y tế cơ sở vẫn còn nhiều thách thức khó khăn Trong toàn huyện

có 25 xã nhưng theo báo cáo của y tế huyện năm 2014, 2015 huyện chỉ có 19 xã có bác sĩ, cơ sở hạ tầng các xã còn thiếu nhiều chỉ có 4 xã có nhà hai tầng và có 7 xã có máy siêu âm Trong tổng số 1703 số phụ nữ đẻ trên địa bàn huyện chỉ có 354 trường hợp đẻ tại trạm y tế, tình trạng bệnh nhân phải nằm chung giường vẫn còn phổ biến, con số này đặt ra vấn đề vậy năng lực cung ứng dịch vụ của tuyến y tế cơ

sở đáp ứng ra sao với nhu cầu của người dân [Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung, Phòng Y tế huyện Hà Trung, 2015]

Chính vì tầm quan trọng của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe của người dân và thực tiễn không ngừng biến đổi, tác giả trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về năng lực y tế cơ sở đã nhận thấy tính cần thiết tiến hành nghiên cứu về năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Vậy phải chăng năng lực y tế cơ sở đã thực hiện được chức năng và đáp ứng được nhu cầu của người dân? Câu hỏi này đã là động cơ khiến tác giả mong muốn tìm hiểu năng lực y tế cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân, nhu cầu của người dân khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ y tế

Với tất cả thực trạng trên đã gợi nên trong tác giả ý tưởng nghiên cứu đề tài “

Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh người dân tỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà trung, tỉnh Thanh Hóa để góp

phần bổ sung thêm cho những nghiên cứu trước đó về y tế cơ sở tại Việt Nam

2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và điểm mới của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học

 Luận án ứng dụng và góp phần kiểm chứng, đóng góp lý thuyết xã hội học y

tế, tìm ra một số yếu tố xã hội chi phối thiết chế y tế trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân trong khám chữa bệnh Từ đó góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận mới

về chức năng xã hội của y tế cơ sở trong quan hệ với nhu cầu khám chữa bệnh của

Trang 15

người dân Đề tài là một nghiên cứu thuộc mảng xã hội học y tế đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề chăm sóc sức khỏe

 Việc ứng dụng các lý thuyết xã hội học vào thực tế nghiên cứu sẽ giúp cho tác giả và những người đang làm việc trực tiếp trong công tác y tế, những người

có liên quan một cách nhìn khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết và thực tiễn, bổ sung vào hướng tiếp cận trong Xã hội học y tế.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

 Từ nghiên cứu thực tiễn năng lực y tế cơ sở trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, luận án cung cấp số liệu, cứ liệu phong phú làm cơ sở khẳng định tầm quan trọng của y tế cơ sở trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và gợi ý hướng nâng cao y tế cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tiễn

 Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy xã hội học, xã hội học y tế và là tư liệu bổ ích với các nhà quản lý và những ai quan tâm đến vấn đề này

2.3 Điểm mới của đề tài:

Đã có nhiều nghiên cứu tiến hành về mảng y tế, sức khỏe hay đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ y tế tuy nhiên, một trong những điểm mới của đề tài là ở cách tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực y tế như là cấu trúc xã hội, một thiết chế y tế với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Nghiên cứu về

sự đáp ứng của các thiết chế với nhu cầu của xã hội là một trong những điểm khác của luận án so với nhiều nghiên cứu khác

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

 Tìm hiểu thực trạng năng lực của hệ thống y tế cơ sở tại huyện Hà Trung, qua bệnh viện huyện và hai trạm y tế xã trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

 Tìm hiểu những yếu tố tác động tới năng lực y tế cơ sở trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

 Tìm hiểu về nhu cầu của người dân với y tế cơ sở

 Đề xuất các giải pháp về y tế cơ sở để nâng cao sự tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trang 16

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Xây dựng cơ sở lý luận để tìm hiểu về năng lực của y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân trên cơ sở làm rõ một số khái niệm chính.

 Vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng, cách tiếp cận hệ thống trong xã hội học y tế, lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu năng lực y tế cơ sở trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

 Điều tra xã hội học qua các phương pháp định lượng, định tính để phân tích và đánh giá thực tế năng lực y tế cơ sở và đánh giá nhu cầu của người dân với

y tế cơ sở tại huyện Hà Trung, Thanh Hóa

 Lý giải những yếu tố tác động tới năng lực y tế cơ sở

 Gợi ý một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường năng lực của hệ thống y tế cơ sở trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng.

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Năng lực của y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

 Trung tâm y tế huyện: lãnh đạo, trưởng phòng y tế, cán bộ phòng y tế

 Bệnh viện huyện: phó giám đốc, trưởng phòng phụ trách các phòng kế hoạch tổng hợp; tài chính, tổ chức, dược, điều dưỡng, trang thiết bị.

 Trưởng các khoa phòng khám bệnh và cán bộ tại các khoa chẩn đoán hình ảnh, cấp cứu, khoa sản, nhi, ngoại khoa

 Người dân đã và đang sử dụng dịch vụ y tế tuyến huyện

Tuyến xã

 Chính quyền xã; Trạm trưởng TYT xã; cán bộ y tế của trạm; người dân đã và đang sử dụng dịch vụ y tế tuyến xã;

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian nghiên cứu: Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

 Thời gian nghiên cứu: thu thập và xử lý dữ liệu từ tháng 3/2015 đến tháng

12 năm 2015.

Trang 17

 Vì thời gian ngắn và khả năng có hạn của nghiên cứu sinh, do vậy nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu mảng khám chữa bệnh của y tế cơ sở, chúng tôi sẽ không tìm hiểu mảng y tế dự phòng của y tế cơ sở.

 Chúng tôi sẽ chỉ nghiên cứu về cấu trúc xã hội của y tế cơ sở và so sánh với chức năng quy định trong các văn bản pháp luật đối với y tế cơ sở và những yếu tố tác động tới cấu trúc xã hội của y tế cơ sở.

5 Câu hỏi nghiên cứu:

 Năng lực khám chữa bệnh của y tế cơ sở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa hiện nay ra sao?

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực y tế cơ sở của địa bàn nghiên cứu?

 Đánh giá về dịch vụ và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân hiện nay như thế nào?

 Những giải pháp gì để bổ sung, tăng cường năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của luận án là sự kiểm nghiệm khoa học đối với một số giả thuyết sau:

 Năng lực hệ thống y tế cơ sở đang đóng vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh giảm tải cho hệ thống y tế trung ương, tỉnh Tuy nhiên năng lực của hệ thống y tế cơ sở đang có nhiều yếu kém về cơ chế quản lý, về năng lực chuyên môn cũng như trang thiết bị, năng lực về tài chính, nên chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

 Các yếu tố về chính sách pháp luật như điều kiện đãi ngộ, chính sách phát triển nguồn nhân lực, sự không thống nhất giữa nguồn lực đầu tư và chức năng quy định, các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa và nhân lực của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chưa đáp ứng việc thực hiện chức năng khám chữa bệnh của

y tế cơ sở.

Người dân huyện Hà Trung hiện nay chưa hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của y tế cơ sở tại địa phương Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngày càng cao hơn trước như mong được khám chữa bệnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ thăm khám tốt hơn, được tôn trọng và nhận được thái độ thân thiện trong quá trình khám chữa bệnh.

Trang 18

 Các giải pháp để nâng cao năng lực cho y tế cơ sở hiện nay ở các cấp Bộ Y tế,

Sở Y tế, cấp huyện xã như tăng cường quản lý giám sát, huy động nhiều nguồn lực, đầu tư trang thiết bị máy móc, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức người dân, đầu tư phù hợp với đặc điểm mô hình bệnh tật và kinh tế xã hội của đặc thù địa phương là những hướng đi tiếp tục tăng cường trong thời gian tới 

7 Khung phân tích và hệ các biến số

Trang 20

Biến độc lập

+ Đặc điểm xã hội của cán bộ y tế, của người dân

+Giới tính: So sánh giữa nam và nữ có sự khác biệt nào về quan điểm đánh giá về năng lực y tế cơ sở hiện tại

+ Khoảng tuổi: xem xét có ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm đánh giá năng lực y tế cơ sở

+ Vị trí làm việc, trình độ học vấn, cơ chế chính sách của y tế cơ sở: quy định chức năng, nhiệm vụ, mức độ hài lòng với chế độ lương thưởng với môi trường làm việc

Biến can thiệp:

Bối cảnh kinh tế-xã hội của địa phương, các yếu tố môi trường, chính sách liên quan tới y tế cơ sở, nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe

Chương 2 : là chương Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài, chương này trình bày các khái niệm công cụ và lý thuyết vận dụng, các phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Trang 21

Chương 3: nội dung tập trung vào trình bày thực trạng năng lực y tế cơ sở, cụ thể thực trạng về cung cấp dịch vụ y tế, nhân lực, khả năng thông tin, các kỹ thuật

và cung cấp dược phẩm, tài chính, quản lý và tổ chức của hai trạm y tế xã Hà Phong

và Hà Ngọc và bệnh viện huyện Hà Trung Ở chương này chúng tôi kết hợp so sánh, phân tích thực trạng với chức năng được quy định đối với y tế cơ sở

Chương 4: tập trung vào phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới năng lực y tế

cơ sở thông qua các đánh giá của người dân về YTCS, các chính sách luật pháp liên quan tới y tế cơ sở, điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, nhu cầu của người dân liên quan tới khám chữa bệnh

Phần cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị, phần này sẽ tổng kết các phát hiện chính của luận án đồng thời đóng khóp các kiến nghị để bổ sung với các nghiên cứu trước đó cũng như gợi ý cho các nghiên cứu trong thời gian tới liên quan tới năng lực y tế cơ sở

Trang 22

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Hướng nghiên cứu về sự hài lòng của bệnh nhân và nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở

Mối quan hệ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân theo quan điểm truyền thống là quan hệ không tương xứng, cán bộ y tế luôn là người ra quyết định trong tất cả mọi hoạt động khám chữa bệnh Tuy nhiên, ngày nay mối quan hệ này đang ngày càng được cải thiện ở nhiều nước, người bệnh nhân là trung tâm, nhu cầu và mong muốn, quyết định của người dân được nghiên cứu, cân nhắc để trên cơ sở đó có cung cấp các dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dân Tại Việt Nam xu hướng tiếp cận cải tiến quy trình khám chữa bệnh dựa trên nhu cầu của người dân đang ngày càng được phố biến và đưa vào hệ thống quản lý, đánh giá, được coi là trung tâm của mọi hoạt động trong các cơ sở y tế

Nghiên cứu “ Khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về dịch vụ công năm

2006 tại thành phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Văn Quang và cộng sự ghi nhận về việc lựa chọn nơi khám, chữa bệnh, ý kiến trả lời của người dân được khảo sát cho thấy có nhiều nguyên nhân cơ sở y tế gần nhà, có đăng ký BHYT, có khả năng khám điều trị tốt, có y bác sĩ giỏi, có trang thiết bị y tế tốt, một số ý kiến khác cho là

do đòi hỏi tuyến y tế chuyên ngành điều trị Thời gian chờ khám cũng là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ hài lòng của người dân, có đến 47% ý kiến cho rằng khám bệnh chỉ mất dưới 30 phút, 30,9% ý kiến cho rằng phải mất từ 30 phút đến 60 phút chờ đợi để được khám chữa bệnh và thời gian đợi để được khám chữa bệnh ở khu vực y tế tư nhân ít hơn các tuyến y tế nhà nước Chất lượng phục vụ còn thể hiện ở tỷ lệ hài lòng về chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, sự cảm nhận của người bệnh được chẩn đoán đúng bệnh cho đúng thuốc khá cao Về thái độ phục vụ, 59,6% ý kiến cho rằng các tuyến y tế, nhân viên có thái độ sẵn sàng tiếp nhận khám chữa bệnh là tốt, 34,8% là bình thường và vẫn còn 5,2% là không tốt Về kiến nghị chung hầu hết ý kiến đều đề cập đến những vấn đề đang bức xúc hiện nay của ngành y tế như đầu tư thiết bị hiện đại, nhất là cho các Trung tâm y tế Quận Huyện

là 14,6% Mở nhiều cơ sở khám bệnh nhất là các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố 14,3% Cần chấn chỉnh thái độ phục vụ (10,6%) Giảm bớt chi phí khám chữa bệnh 10,5% [Nguyễn Văn Quang và cộng sự, 2006]

Trang 23

Để đo lường sự thỏa mãn, hài lòng của bệnh nhân, những nhà quản lý bệnh viện thường đồng nhất hai khái niệm chất lượng phục vụ của bệnh viện và sự thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân Sự thỏa mãn của bệnh nhân là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lòng của họ khi thỏa mãn nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh Trong khi đó chất lượng phục vụ của bệnh viện chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ khám chữa bệnh

Trên thế giới có nhiều mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng khám chữa bệnh, các mô hình này có nhiều đặc điểm chung như mô hình của Ward và CS (2005) đánh giá chất lượng chức năng của dịch vụ thông qua đo lường sự hài lòng của khách hàng bao gồm:

Sự tiếp nhận: bao gồm các dịch vụ được chấp nhận về giá cả và đúng lúc, thời gian, chi phí, thủ tục thanh toán Kết quả : sức khỏe người bệnh được cải thiện, người bệnh được khỏi bệnh sau khi ra viện Giao tiếp và tương tác: người bệnh liên tục được chăm sóc với thái độ tốt, các nhân viên và bác sĩ có thái độ hòa nhã, thân thiện với người bệnh, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với người bệnh Những yếu tố hữu hình: người bệnh được điều trị với cơ sở hạ tầng trang thiết bị, con người theo nhu cầu của họ, biểu hiện ở các mặt sự thuận tiện, sạch sẽ, trang thiết bị, sự sẵn có của các dịch vụ y tế

Một số mô hình khác đánh giá gồm 3 nhóm; nhóm 1 là khả năng tiếp cận và khả năng cung cấp Các yếu tố xem xét bao gồm thủ tục nhập viện, các vấn đề trong

hệ thống như thông tin đặt hẹn hoặc các kênh thông tin, khả năng cung cấp dịch vụ đặc biệt vào ban đêm và ngày nghỉ, có bác sĩ chuyên khoa, thời gian chờ đợi chẩn đoán Nhóm 2 là chất lượng chăm sóc bệnh nhân, đó là trình độ chuyên môn của bác sĩ, khả năng cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao và các vấn đề phản hồi cho bệnh nhân Nhóm 3 là cơ cấu tổ chức và điều kiện trang thiết bị, cảm nhận của bệnh nhân

về hoạt động của cơ quan y tế, môi trường dịch vụ, mức độ tự động hóa, cơ hội giao tiếp, giá cả dịch vụ, mức độ thanh toán nhanh chóng, dịch vụ ăn uống và các hoạt động xã hội như nơi đỗ xe, chỉ dẫn [Trần Thị Hồng Cẩm và cộng sự, 2013]

Nghiên cứu về sự hài lòng với hệ thống chăm sóc sức khỏe thông qua kinh nghiệm của bệnh nhân năm 2009, do nhóm tác giả Sara N Bleich , Emre Özaltin & Christopher JL Murray của Sở quản lý và chính sách y tế, trường Đại học Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health, Mỹ và Trường Harvard về y tế công cộng, Boston, Mỹ và Viện đánh giá và sức khỏe, Đại học Washington, Mỹ Đo lường sự hài lòng hệ thống y tế đã trở thành phổ biến, tổ chức Y tế thế giới xác định

Trang 24

là cách để cải thiện sức khỏe, giảm chi phí Đây là tổng quan các nghiên cứu dựa trên dữ liệu của WHO từ năm 2003 thông qua dữ liệu của 21 nước của Châu Âu, để nhằm hiểu được yếu tố quyết định trong sự hài lòng của bệnh nhân với hệ thống chăm sóc sức khỏe của người dân Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn trực tiếp ở tất cả các nước, trừ Luxembourg là tiến hành phỏng vấn qua điện thoại Phương pháp chọn mẫu sử dụng là phân tầng, chọn mẫu cụm nhiều tầng Mỗi nước có một

số mẫu đa dạng [Trần Thị Hồng Cẩm và cộng sự, 2013]

Đo lường qua tám lĩnh vực của kinh nghiệm bệnh nhân, phù hợp với tất cả các hệ thống y tế bao gồm quyền tự chủ, lựa chọn, truyền thông, bảo mật, nhân phẩm, quan tâm, chất lượng tiện nghi cơ bản và hỗ trợ (truy cập vào mạng gia đình

và hỗ trợ cộng đồng) Phương pháp nghiên cứu sử dụng một loạt các mô hình hồi quy để đánh giá mức độ kết hợp giữa sự hài lòng với hệ thống chăm sóc y tế giải thích quan sát sự thay đổi trong sự hài lòng Trong nghiên cứu hạn chế phân tích khảo sát hỏi con cái của họ, người đã nhận điều trị nội trú hoặc ngoại trú trong 5 năm trước đó để mô tả chính xác hơn về mối quan hệ giữa kinh nghiệm về chăm sóc

và sự hài lòng với hệ thống chăm sóc y tế

Hầu hết người được hỏi đánh giá hệ thống y tế của họ một cách tích cực Hơn một nửa số người được hỏi đều cảm thấy "rất hài lòng" hoặc "khá hài lòng Kết quả cho thấy một mối liên hệ tích cực giữa tuổi tác và sự hài lòng, cá nhân trong độ tuổi ≥ 70 năm có nhiều khả năng để được hài lòng với hệ thống y tế, các cá nhân 18-29 tuổi Có một liên kết yếu nhưng có ý nghĩa thống kê giữa giáo dục và sự hài lòng; những người có trình độ đại học là ít có khả năng hài lòng với hệ thống y tế so với những người không có bằng tốt nghiệp trung học [Trần Thị Hồng Cẩm và cộng

sự, 2013]

Kết quả cũng chỉ ra một mối liên hệ tích cực giữa sự hài lòng và GDP bình quân đầu người Về tình trạng sức khỏe tự nhận thức, các bệnh nhân chia sẻ là có sức khỏe rất xấu, trung bình hoặc tốt là ít có khả năng để được hài lòng với hệ thống

y tế so với những người có sức khỏe rất tốt Về các dịch vụ, những người đã được điều trị nội trú có mức độ sự hài lòng cao hơn so với những người đã từng là bệnh nhân ngoại trú (P <0,01) Cá nhân được chăm sóc từ một cơ sở y tế tư nhân ít có khả năng báo cáo mức độ cao của sự hài lòng hơn so với những người nhận chăm sóc từ một nhà cung cấp công cộng (P <0,001) Có thấy sự khác biệt đáng kể trong

sự hài lòng như một chức năng của lý do cho việc chăm sóc [Trần Thị Hồng Cẩm

và cộng sự, 2013]

Trang 25

Nghiên cứu “ Đánh giá năng lực của các cơ sở y tế trong việc đẩy mạnh y tế công cộng có sự tham gia của cộng đồng” được hỗ trợ bởi Quỹ W.K Kellogg Foudation’s community Based Public Health Innitative, với sự hỗ trợ của Trường Đại học North Carolina, Trung tâm ngăn ngừa bệnh tật và khuyến khích sức khỏe

đã hỗ trợ trong việc thiết kế và phân tích, đánh giá tiến hành năm 1992 Nghiên cứu này do chuyên gia Edith Parker và cộng sự Dựa trên cơ sở năng lực của nhân viên

và tổ chức các cơ sở y tế công trong y tế công cộng dựa vào sự tham gia cộng đồng

và chức năng chính đã được khẳng định rõ ở trong các viện y tế qua các kết quả nghiên cứu trước đó về vai trò của y tế công cộng trong thực hành 10 dịch vụ y tế công

Nghiên cứu này có 4 mục tiêu cơ bản một là cải thiện dịch vụ y tế tại 4 cộng đồng Mỹ Phi; thứ hai là để thực hiện các chương trình đào tạo và các dịch vụ y tế công đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Thứ 3 là đảm bảo vai trò chính các đối tác tổ chức dựa vào cộng đồng trong việc hình thành các dịch vụ y tế công cộng và làm việc với các chuyên gia y tế tại cộng đồng của họ Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn

429 cán bộ và đã triển khai thu kết quả về là 282 người trả lời Nghiên cứu tiến hành gửi thư điện tử tới tất cả cán bộ và các thành viên cộng đồng, đối tượng bao gồm cả các cán bộ làm về nhiều mảng như bà mẹ mang thai, sức khỏe trẻ em, sức khỏe người lớn, giáo dục y tế, nha sỹ và vệ sinh môi trường

Nội dung nghiên cứu tập trung ở 5 nhóm vấn đề chính: 1) kỹ năng tiếp cận hướng cộng đồng của cở sở y tế; 2) các kỹ năng cá nhân ; 3)tần xuất cơ sở y tế có giao tiếp, tiếp xúc với các cộng đồng và các nhóm; 4) sự tham gia cộng đồng với lập

kế hoạch; 5) cơ sở y tế đánh giá cộng đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận y tế công cộng với sự tham gia của cộng đồng nghĩa là có chức năng cộng đồng như là đối tác trong các cơ sở y tế công sẽ đảm bảo nhấn mạnh tới yếu tố văn hóa và

xã hội của vấn đề y tế công cộng Kỹ năng của cán bộ y tế công là yếu tố căn bản trong thực hành y tế công cộng với sự tham gia cộng đồng Đánh giá các kỹ năng của cá nhân, của các cơ sở y tế là những điểm quan trọng Sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động lập kế hoạch, ra quyết định, phản hồi của cộng đồng để ra quyết định trong khám chữa bệnh là điểm mấu chốt Một điểm khác là xây dựng mạng lưới là điểm quan trọng trong việc đẩy mạnh sự tham gia và thực hành của cộng đồng Đây là nghiên cứu tập trung vào đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào công tác khám chữa bệnh từ lập kế hoạch, triển khai, đánh giá và phản hồi Nghiên cứu đã phản ánh năng lực y tế cơ sở và của cộng đồng là yếu tố quan trọng trong

Trang 26

việc đưa cách tiếp cận y tế công cộng với sự tham gia cộng đồng vào y tế công Ở nghiên cứu này đã đưa những điểm mới trong nghiên cứu là năng lực của tổ chức, năng lực cá nhân và của cộng đồng cần phải tính đến trong việc nghiên cứu khám chữa bệnh, tuy nhiên nhóm đối tượng là khá rộng, chung chung, chưa tập trung do vậy kết quả vẫn còn chưa cụ thể [Edith Parker và cộng sự, 1992]

Một số vấn đề về hoạt động của bệnh viện ở Việt Nam, do nhóm nghiên cứu Phạm Huy Dũng, Nghiêm Trấn Dũng, Phạm Huy Tuấn Kiệt; Nguyễn Ngọc Hàm,

Bộ Y tế công bố năm 2002 với mục tiêu nhằm mô tả bức tranh tổng thể về khu vực bệnh viện nhằm trả lời câu hỏi, làm thế nào để khu vực bệnh viện có thể thích nghi với hệ thống y tế công tư kết hợp trong thời kỳ chuyển từ nền y tế XHCN sang thời

kỳ cải cách Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp Kết quả cho thấy tài chính bệnh viện chưa có khung chính sách quy định rõ về sự cung cấp các dịch vụ CSSK và tài chính cho nền y tế công tư kết hợp [Phạm Huy Dũng và cộng sự, 2002]

Sự tiếp cận các dịch vụ CSSK ở bệnh viên liên quan chặt chẽ với thu viện phí và tuyến bệnh viện Tài chính cho bệnh viện có sự khác biệt lớn trong thời kỳ cải cách so với trước đây, đặc biệt là sự ra đời của bảo hiểm y tế (BHYT) và chính sách thu viện phí, BHYT và viện phí là hai nguồn thu lớn của bệnh viện, chiếm hơn 35% trong tổng ngân sách của BV ở tất cả các tuyến Đầu tư cho bệnh viện chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước Nhân lực bệnh viện có hai vấn đề lớn là tỷ lệ bất hợp lý giữa số lượng y tá và bác sỹ, thiếu các bác sỹ chuyên khoa tại BV tuyến huyện và tuyến tỉnh, lương của nhân viên y tế còn thấp Thực tế khám chữa bệnh tại

BV, Bộ Y tế đưa ra hơn 100 phác đồ điều trị nhưng việc áp dụng không thống nhất Việc sử dụng thuốc bất hợp lý đặc biệt là thuốc kháng sinh gia tăng Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị như cần xây dựng khung chính sách cho nền y tế đa dạng ở Việt Nam, phát triển cơ chế tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo, phân bổ lại nguồn lực nhà nước cho BV ở nông thôn và vùng nghèo Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới sự thực hiện không thống nhất phác đồ điều trị của Bộ Y tế

Đề tài “Đánh giá hoạt động của Trạm Y tế xã Chấn Hưng và Trạm Y tế xã Nghĩa Hưng trong hai năm 2002-2003” do Lê Đình Diệm thực hiện Mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của trạm y tế xã Chấn Hưng và Nghĩa Hưng trong hai năm 2002-2003, nghiên cứu tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của trạm y tế xã và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của trạm phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2006 Phương pháp nghiên

Trang 27

cứu tác giả sử dụng là mô tả cắt ngang mô hình tổ chức thực hiện trong hai năm 2002-2003, kết hợp với phương pháp thu thập phân tích tổng hợp các tài liệu thống

kê báo cáo của trạm y tế xã, phỏng vấn các đối tượng, kết hợp quan sát tại chỗ Đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo ủy ban nhân dân xã, cán bộ y tế xã, chủ hộ gia đình Trong nghiên cứu cũng đã có một số phát hiện ý nghĩa như hai năm trạm y tế xã đã phần lớn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng, đều được đánh giá là loại tốt, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ như vệ sinh môi trường còn nhiều thách thức lớn, vấn đề quản lý sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên, các bệnh mãn tính, người cao tuổi, bệnh xã hội chưa thực hiện thường xuyên

Về trang thiết bị kỹ thuật tương đối đủ, đáp ứng nhu cầu KCB cho tuyến xã, vị trí của TYT được đặt ở trung tâm xã có đủ diện tích > 700 m2; cơ cấu cán bộ đủ có bác sĩ, nữ hộ sinh, y sỹ, sản nhi được đào tạo cơ bản, có mạng lưới y tế thôn, các hoạt động đều có xây dựng kế hoạch năm, tháng, quý, tuần, các chức danh đều có phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng Tuy nhiên chất lượng KCB chưa cao, do trình

độ cán bộ không đồng đều, đa số ý kiến được hỏi đều hài lòng nhận xét tốt về TYT

xã, nhưng vẫn còn một số không hài lòng về tinh thần, thái độ của cán bộ y tế xã [Lê Đình Diệm, 2005]

Một đánh giá khác về hiệu quả hoạt động của bác sĩ/xã phường tại một số địa phương của tác giả Lưu Hoài Chuẩn, Vũ Thị Minh Hạnh và các cộng sự, Bộ Y tế công bố năm 2003 Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của bác

sĩ tuyến xã/phường, phân tích các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả hoạt động hiện tại Nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Đăk Lắk, Kon Tum và Tây Ninh kết hợp các phương pháp nghiên cứu hồi cứu, định tính và định lượng Đối tượng nghiên cứu là nhóm quản lý, nhóm bác sỹ xã/ phường và nhóm người dân Phương pháp thu thập thông tin là thu thập và phân tích thông tin có sẵn bao gồm đặc điểm tự nhiên, kinh

tế, xã hội của các địa bàn nghiên cứu, những số liệu liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh, bán thuốc, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, truyền thông giáo dục sức khỏe tại mỗi địa phương trước khi có bác sĩ về

Kết quả nghiên cứu cho thấy đưa bác sỹ về công tác tại xã là một chủ chương đúng đắn và cần thiết Tuy nhiên tiến độ thực hiện chủ trương này không đều giữa các địa phương Hơn 80% bác sĩ xã phường là người địa phương, có 53% là nam giới, 90% ở độ tuổi 30-45; 51,3% được đào tạo chính quy Họ đang đảm nhiệm nhiều hoạt động quan trọng như khám chữa bệnh, quản lý các chương trình mục

Trang 28

tiêu quốc gia, truyền thông giáo dục sức khỏe và lãnh đạo trạm Bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã/phường đem lại nhiều chuyển biến tích cực, cải thiện tình hình sức khỏe dân cư, tăng chi tiêu thực hiện các chương trình y tế quốc gia và đặc biệt là tăng các loại dịch vụ kỹ thuật tại trạm, tăng chỉ số thu hút bệnh nhân

Nghiên cứu kết luận để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bác sỹ xã/ phường cần chủ động tạo nguồn bác sỹ người địa phương, thực hiện chế độ tuyển dụng linh hoạt, chế độ đào tạo phù hợp với nhóm đối tượng này, có chế độ phụ cấp

ưu đãi, tổ chức và sắp xếp nhân sự hợp lý tại các TYT xã phường, thay đổi phân tuyến kỹ thuật và cải thiện điểu kiện trang thiết bị, cơ sở nhà trạm [Lưu Hoài Chuẩn, 2003]

Bài viết khoa học “Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo thuộc địa bàn quân khu 7 và quân khu 9” của Hoàng Hải đăng trên kỷ yếu khoa học kinh tế y tế của Bộ Y tế và Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam năm 2012 Bài viết cho thấy nhu cầu khám chữa bện của nhân dân ngày càng cao, số lượt đến khám có xu hướng tăng nhưng không đồng đều giữa các xã, huyện trong khu vực nghiên cứu Nguồn nhân lực còn hạn chế, 8/19 trạm chưa có bác sĩ, y tế tư nhân hầu như chưa phát triển, khoảng 50% thôn, ấp có nhân viên y tế Bài viết khẳng định cần bổ sung nhân lực cho y tế xã, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho một số trạm y tế, bổ sung trang thiết bị và thuốc thiết yếu, đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong một số lĩnh vực vệ sinh môi, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản.[Hoàng Hải, 2012]

1.2 Hướng nghiên cứu về năng lực tổ chức quản lý y tế cơ sở

Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của Bộ Y tế công bố năm 2004 Nghiên cứu do tập thể tác giả

Lê Quang Hoành, cùng các cộng sự tiến hành Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích 1) Bản chất của lao động y tế 2) Các khái niệm công cụ và cách tiếp cận nghiên cứu nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực 3) quan điểm phát triển y tế bền vững và vấn đề quản lý nhân lực y tế 4) Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y tế về cơ cấu, trình độ 5) Một số vấn đề về nhân lực bệnh viện 6) Một số vấn đề về nhân lực y tế

dự phòng 7) Một số vấn đề nhân lực y tế ở các vùng khó khăn; 8) Phân tích một số chính sách đối với cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế vùng khó khăn và nêu lên những vấn đề cấp bách đặt ra cho quản lý nhân lực y tế 9) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực y tế trong quá trình CNH-

Trang 29

HĐH đất nước Đối tượng nghiên cứu của đề tài: 1) Các nhà quản lý ở các cấp Bộ Y

tế (Vụ tổ chức cán bộ, Vụ kế hoạch tài chính, Vụ Khoa học đào tạo 2) Một số lãnh đạo các Sở Y tế Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đồng Nai, 3) Cán bộ quản lý một số đơn vị y tế 4) Bác sĩ và nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế các cấp Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: 1) Tham khảo các tài liệu thứ cấp, niên giám thống kê, điều tra y tế quốc gia 2002, tài liệu hội thảo hội nghị chuyên đề về y tế, các quy hoạch y tế của một số địa phương, các chính sách có liên quan và còn hiệu lực, các kết quả các các đề tài được công bố 2)Phương pháp phỏng vấn qua bộ câu hỏi có cấu trúc cán bộ các nhà quản lý các cấp Bộ Y tế, lãnh đạo Sở Y tế; 3) Phỏng vấn bảng hỏi có cấu trúc với bác sĩ nhân viên làm việc tại y tế cơ sở các cấp; Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nghiên cứu đã nêu được các vấn đề bất cập, những khó khăn trong công tác quản lý nguồn nhân lực y tế ở các cấp (trung ương, địa phương) các khu vực khám chữa bệnh, dự phòng; đào tạo; công lập và ngoài công lập các điểm chưa hợp lý trong các chính sách có liên quan đến quản lý nguồn nhân lực Đây là nghiên cứu với quy mô và phạm vi nghiên cứu khá rộng, kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao phục vụ cho Bộ Y tế trong việc định hướng các chính sách trong quản lý nguồn nhân lực [Lê Quang Hoành và cộng sự ,2004]

Một nghiên cứu khác của Bộ Y tế công bố năm 2005 của nhóm tác giả Lê Quang Hoành và cộng sự tìm hiểu cơ chế quản lý, đánh giá hiệu quả quản lý hệ thống y tế tuyến huyện tại một số tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh, Hải Dương, Bắc Ninh và Thái Bình,

Hà Nam ở 14 huyện thị Phương pháp nghiên cứu sử dụng phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu định tính tại địa phương Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc tách quản lý nhà nước về y tế khỏi Trung tâm y tế huyện là cần thiết, Nghị định 12 của Chính phủ là chủ trương đúng đắn Tuy nhiên thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này còn chưa đầy đủ, chưa nêu rõ cơ chế hoạt động, quyền hạn và vai trò của chuyên viên y tế, chưa đề cập tới việc đào tạo, trang bị kiến thức quản lý nhà nước cho chuyên viên y tế UBND các tỉnh, thành phố đều có văn bản hướng dẫn việc thực hiện nghị định nhưng không phải tất cả các tỉnh, thành phố đã thực hiện Thậm chí ngay trong một tỉnh cũng không phải đã thực hiện được ở tất cả các huyện Những

Trang 30

huyện đã triển khai nghị định 12 có rất nhiều khó khăn, bất cập Nguyên nhân triển khai nghị định 12 chưa hiệu quả do chưa có sự chuẩn bị kỹ về nhân sự, đủ về số lượng, có kỹ năng quản lý nhà nước về y tế, chưa có cơ chế phối hợp hoạt động phù hợp, chưa chỉ rõ nguồn tài chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ đã nêu Kết luận trong nghiên cứu chỉ ra rõ vấn đề là do nghị định ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ được giao với năng lực và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, chưa phân định rõ chức năng và cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên môn Sở Y tế với cơ quan quản lý nhà nước UBND huyện Để nghị định 12 thực sự đi vào cuộc sống cần phải có đủ nguồn lực, tài chính và phân định rõ chức năng [Lê Quang Hoành và cộng sự, 2005]

Nghiên cứu của Lưu Hoài Chuẩn về Tình hình tổ chức và nhân lực của một số trung tâm y tế tuyến huyện Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích các mô hình tổ chức nhân sự hiện nay của y tế huyện Kết quả cho thấy

tổ chức y tế dự phòng có bốn mô hình khác nhau, thể hiện sự không đồng nhất về mặt tổ chức của y tế dự phòng tuyến huyện Chất lượng đội ngũ cán bộ còn chưa tương xứng với nhiệm vụ y tế dự phòng, bác sĩ và các cán bộ trung cấp gần như 100% không có chuyên môn về y tế dự phòng, không có một bác sĩ nào về sản Có tỉnh có trên 10 bác sĩ, thậm chí có nơi tới 16 bác sĩ, nhưng nhiều trung tâm lại không có bác sĩ nào [Lưu Hoài Chuẩn, 2012]

1.3 Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng/tác động của y tế cơ sở đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở của người dân

Một đề tài cấp Bộ năm 2007-2009 với tiêu đề “ Tác động của các yếu tố văn hóa cơ bản đến công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng nông thôn: Thực trạng và giải pháp” Theo đúng chức năng quy định trạm y tế xã là cơ sở đầu tiên, đảm nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đồng Thực tế nghiên cứu đã phát hiện ra

có tình trạng người dân đã bỏ qua tuyến xã lên thẳng tuyến bệnh viện huyện hoặc tìm đến y tế tư nhân để khám chữa bệnh Hành vi này trở nên ngày càng phổ biến,

và qua ý kiến người dân có những giải thích cho hành động của mình như thủ tục phiền hà, chất lượng không đảm bảo nên họ đã bỏ tuyến dưới Tuy nhiên ở nghiên cứu này mới tập trung nhiều đến yếu tố văn hóa mà chưa khai thác nghiên cứu vào các yếu tố khác như kinh tế, môi trường, quan hệ giữa các yếu tố giữa cán bộ y tế và người dân tại cộng đồng ảnh hưởng tới tiếp cận y tế của người dân [Bộ Y tế, 2009]

Trang 31

Tháng 12/ 2010, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Hà Nội, chủ nhiệm đề tài Trần Thị Mai Oanh và nhóm nghiên cứu nghiên cứu đã tiến hành một đánh giá thực hiện chức năng nhiệm vụ của một số trạm y tế xã khu vực miền núi Mục tiêu chung là nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của TYT nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng đáp ứng của TYT xã trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại một số trạm y tế xã miền núi Mục tiêu cụ thể là đánh giá thực trạng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của TYT xã; phân tích khả năng đáp ứng của TYT khu vực miền núi đối với nhu cầu CSSKBĐ của người dân

Đề xuất giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm y tế

xã Nghiên cứu được tiến hành tại 4 tỉnh miền núi của Dự án GAVI, Điện Biên, Cao Bằng, Kon Tum và Bình Định, mỗi tỉnh chọn 2 huyện để khảo sát Đối tượng nghiên cứu tại tuyến tỉnh là cán bộ làm tại Sở Y tế, lãnh đạo, phụ trách phòng kế hoạch, nghiệp vụ, tổ chức, tài chính Lãnh đạo trung tâm y tế dự phòng tỉnh Tại tuyến huyện, tiến hành tại trung tâm y tế huyện / bệnh viện huyện thông qua trao đổi với giám đốc phụ trách các phòng kế hoạch, nghiệp vụ y, tổ chức, tài chính, phòng y tế huyện; lãnh đạo UBNĐ huyện, chuyên viên phụ trách y tế Tại tuyến xã, trạm trưởng, cán bộ y tế của trạm, chính quyền và ban CSSKBĐ xã, trưởng thôn, bản, người dân là đối tượng tham gia nghiên cứu Phương pháp sử dụng thiết kế nghiên cứu là điều tra mô tả cắt ngang kết hợp với thu thập thông tin hồi cứu trong vòng 5 năm trước thời điểm nghiên cứu Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 4 tỉnh được chọn có chủ đích đại diện cho vùng miền Mỗi huyện mỗi tỉnh lựa chọn 02 huyện có chủ đích để điều tra theo tiêu chí khả năng tiếp cận về địa lý, trong đó có huyện thuận lợi và huyện khó khăn Để chọn xã, nghiên cứu chọn toàn

bộ các xã để khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất và hoạt động của trạm Nghiên cứu lựa chọn 02 xã để khảo sát trực tiếp theo tiêu chí 01 xã có y tế cơ sở hoạt động thuận lợi và một xã có hoạt động khó khăn hơn Phương pháp thu thập số liệu định tính và định lượng thông qua thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu

Một số phát hiện chính của nghiên cứu là toàn bộ các xã đáp ứng được về mặt cơ sở vật chất có nhà trạm, không còn xã trắng về TYT, tuy nhiên cơ sở vật chất TYT chỉ đạt ở mức thấp, chỉ có 16,5% số xã có đủ số phòng theo quy định của CQGYTX, trung bình mỗi xã rộng 200 m2 sàn và diện tích khuôn viên là 968 m2

Đa số TYT đều có đủ các thuốc chính phục vụ cho khám chữa bênh Khả năng đáp ứng về mặt tài chính không đạt so với nhu cầu hoạt động của TYT và nhu cầu của CSSK nhân dân Tất cả đều thiếu thốn về tài chính và kinh phí hoạt động Cán bộ y

Trang 32

tế thiếu hụt là tình trạng phổ biến và thách thức lớn nhất với YTCS, đặc biệt là thiếu hút bác sỹ, cán bộ có trình độ đại học Tỷ lệ TYT có đủ số lượng theo TT 08 chiếm 43%, tỷ lệ TYT có đủ các chức danh theo quy định chỉ chiếm 23% Trình độ chuyên môn của các bác sĩ và cán bộ khác tại trạm còn rất hạn chế như sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường, phòng chống bệnh dịch

Thực trạng việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản chưa đồng đều Việc thực hiện các kỹ thuật so với danh mục phân tuyến kỹ thuật của các TYT còn hạn chế Tỷ lệ các TYT có thể thực hiện được toàn bộ các kỹ thuật so với danh mục chỉ chiếm 3% Sự hỗ trợ tuyến huyện cho tuyến xã về mặt khám chữa bệnh còn yếu [Trần Thị Mai Oanh, 2010]

Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã triển khai nghiên cứu khảo sát về thực trạng và khả năng cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập tuyến tỉnh và huyện 5 tỉnh Tây Nguyên Hà Nội, 2012 Mục tiêu của nghiên cứu là

mô tả thực trạng mạng lưới khám chữa bệnh công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện của

5 tỉnh thuộc Tây Nguyên; phân tích khả năng cung cấp các dịch vụ y tế của mạng lưới khám chữa bệnh công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện của 5 tỉnh Tây Nguyên Đối tượng nghiên cứu là nhóm cán bộ quản lý, đại diện lãnh đạo của các cơ sở y tế tuyến tinh, tuyến huyện; nhóm cung ứng dịch vụ là nhân viên y tế đang làm việc tại các bệnh viện tỉnh và huyện; nhóm hưởng lợi là bệnh nhân đang sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh và huyện

Nghiên cứu triển khai tại địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, tại mỗi tỉnh chọn một huyện xa trung tâm và một huyện gần để khảo sát Phương pháp nghiên cứu là thiết

kế cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phân tích tài liệu có sẵn, thu thập thông tin bằng bảng biểu mẫu thống kê dành cho cơ sở KCB tuyến tỉnh và huyện Phương pháp phỏng vấn bệnh nhân; phỏng vấn bằng bảng hỏi tự điền; phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm Phỏng vấn 400 cán bộ, phỏng vấn sâu là 24 cuộc phỏng vấn, 24 cuộc thảo luận nhóm Các phát hiện chính của nghiên cứu phần lớn

là thiếu trang thiết bị nên không triển khai được kỹ thuật là nguyên nhân thường được các bệnh viện đa khoa tỉnh và huyện báo cáo, tiếp đến là thiếu nhân lực và cơ

sở vật chất Một số bệnh viện thừa nhận nhân lực đang là rào cản khiến BV chưa thể đáp ứng cung cấp các kỹ thuật theo quy định Nguyên nhân thiếu cơ sở vật chất là 23,1%, nguyên nhân thiếu nhân lực không thực hiện được kỹ thuật trung bình là 28,1% Nguyên nhân do thiếu trang thiết bị là nguyên nhân chiếm trung bình lớn

Trang 33

nhất với 42,5% Tại tuyến huyện: Cơ sở vật chất không phải là nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh viện tuyến huyện chưa thực hiện được một số kỹ thuật theo phân tuyến là 38,8%, nguyên nhân do TTB các bệnh viện tuyến huyện không thực hiện được kỹ thuật trung bình là 30,1% Nguyên nhân do nhân lực đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các BV huyện chưa cung cấp được các kỹ thuật theo quy định

là 40,1%, nguyên nhân khác là 9,6%

Về thực trạng trang thiết bị tuyến tỉnh trang thiết bị hồi sức cấp cứu có tỷ lệ đáp ứng theo danh mục TTB của Bộ Y tế trung bình là 80%, trang thiết bị nội khoa: đáp ứng là 86,7%; trang thiết bị ngoại khoa /PTGMHS có tỷ lệ đáp ứng trung bình chỉ 60,5%, trang thiết bị sản khoa là 82,2%; trang thiết bị nhi khoa là 80,3% Tính trung bình khả năng đáp ứng theo phân tuyến kỹ thuật BYT, tuyến huyện thấp Các nguyên nhân không hài lòng về cơ sở vật chất của bệnh nhân, có 14,7% bệnh nhân chưa hài lòng với cơ sở vật chất của cơ sở điều trị, trong đó 60% nguyên nhân là khu vệ sinh không đảm bảo, 13% do phải nằm ghép, 10% do dồ dùng cá nhân không đảm bảo

Về mô hình tổ chức và nhu cầu bổ sung các khoa phòng của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện hiện nay bao gồm các phòng kế hoạch tổng hợp, phòng y tá (điều dưỡng); phòng chỉ đạo tuyến; phòng vật tư thiết bị y tế; phòng hành chính quản trị; phòng tổ chức cán bộ; phòng tài chính kế toán; phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học Đa số các bệnh viện đều thành lập phòng KHTH, PTCCB, phòng Y tá điều dưỡng Có 36/47 huyện dự dịnh sẽ thành lập phòng đào tạo, chỉ đạo tuyến, 25/47 huyện dự dịnh thành lập phòng vật tư thiết bị y tế Đã có 44/47 bệnh viện thành lập được khoa xét nghiệm, 39/47 bệnh viện thành lập khoa Dược

Thực trạng nhân lực tại các BVĐK huyện so với quy định tại TT08, vẫn còn

bệnh viện đa khoa huyện chưa có BS, tại một số tỉnh 14,3% BVĐK huyện đang rất thiếu BS, tức là chưa đạt 65% mức quy định tại TT08, có một số tỉnh vượt chỉ tiêu

BS như Gia Lai, Lâm Đồng, điều này phản ảnh tình trạng phân bố không đều Có tới 64,3% trên tổng số BVĐK huyện tại Đăk Lak không có dược sĩ ĐH, các tỉnh khác cũng tương tự như Gia Lại là 85,7%, Lâm Đồng là 12,5%, điều dưỡng một số tỉnh đã đủ, nhưng còn một số tỉnh vẫn thiếu

Đây là nghiên cứu phản ánh khách quan và đa dạng về thực trạng năng lực của bệnh viện huyện Nghiên cứu có giá trị cao về phương pháp nghiên cứu, quy

mô mẫu và các chỉ số đo lường [Viện Chiến lược và Chính sách y tế, 2012]

Trang 34

Bài viết về “Bất bình đẳng giữa đô thị và nông thôn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam” của Dương Chí Thiện đăng trên tạp chí XHH số 1 (121), 2013 Bài viết này đề cập tới bất bình đẳng giữa đô thị và nông thôn về điều kiện tiếp cận CSSK là mức sống và khả năng chi trả khác nhau ở những nhóm dân

cư giàu, khá sẽ có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK tốt hơn và nhiều hơn so với nhóm dân cư có mức sống thấp cận nghèo và nghèo Yếu tố về trình độ học vấn, môi trường sống, nguồn tài chính dành cho y tế cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm có kinh tế khá so với các nhóm có kinh tế thấp Các yếu tố như hệ thống các cơ sở y tế còn thiếu so với nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu nhiều ở các cùng nông thôn so với đô thị Số lượng đội ngũ cán

bộ y tế đang thiếu, mỏng và yếu về chất lượng, đặc biệt thiếu về cán bộ y tế có trình

độ nghề cao, có nhiều kinh nghiệm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa so với thành thị Trang thiết bị kỹ thuật và thuốc để phục vụ cho các dịch vụ CSSK người dân đang thiếu và còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa [Dương Chí Thiện, 2013]

Bài viết của tập thể tác giả Nguyễn Hoàng Long, Lưu Hoài Chuẩn, Dương Đức Thiện đăng trên kỷ yếu khoa học kinh tế y tế năm 2012 Nghiên cứu điều tra ở năm tỉnh Điện Biên, Bắc Giang, Trà Vinh, Kon Tum, Bình Đình và điều tra qua phiếu hỏi 1.099 bác sĩ đang công tác ở tuyến xã và hơn 531 trạm trưởng y tế tuyến

xã ở 10 tỉnh Bài viết khẳng định hiệu quả bác sĩ về tuyến xã ở nhiều mặt Tiếng nói của bác sĩ có tính thuyết phục hơn với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương Các đề nghị của bác sĩ với địa phương dễ được ủng hộ hơn Đối với các trường hợp cấp cứu chấn thương, nhiều trường hợp bệnh nặng đã được bác sĩ xử trí kịp thời tránh được

tử vong, đặc biệt quan trọng với các xã xa bệnh viện Điều tra các bác sĩ có 85,7% cho rằng bác sĩ về xã đã giải quyết rất tốt và giảm tải cho tuyến trên, chỉ có 1,3% cho rằng hiệu quả chưa cao Số liệu khẳng định xã có bác sĩ khám số lượt trung bình đến khám đông hơn các trạm không có bác sĩ Về kỹ thuật, theo các trạm trưởng y

tế tuyến xã, trong 231 trạm thực hiện được trên 85% kỹ thuật thì trạm có bác sĩ chiếm 62,8%, trạm không có bác sĩ chỉ có 37,2% Nhóm kỹ thuật hồi sức cấp cứu, chỉ có kỹ thuật rửa dạ dày, ở các trạm có bác sĩ đạt tỷ lệ thấp hơn các trạm có bác sĩ

là 35,6% và 38,7% [Nguyễn Hoàng Long và cộng sự, 2012]

1.4 Năng lực tổ chức cung cấp dịch vụ đối với một số bệnh phổ biến

Năng lực tổ chức cung cấp dịch vụ y tế tại cơ sở là vấn đề đã được quan tâm

từ lâu, ở nhiều nước khác nhau và ở nhiều nền kinh tế khác nhau Đã có nhiều nhà

Trang 35

nghiên cứu quốc tế quan tâm về vấn đề này Nhiều nghiên cứu tập trung vào chức năng của y tế cơ sở đáp ứng các dịch bệnh khác nhau hay các dịch vụ với các đối tượng khác nhau như trẻ em, người già, các nhóm đối tượng là phụ nữ, các nhóm bị tổn thương như di cư, chăm sóc người có HIV

Một đánh giá về năng lực y tế cơ sở trong cung cấp dịch vụ điều trị HIV và các dịch vụ chăm sóc Đánh giá này tiến hành tại miền Bắc của Tanzania năm 2004 Nghiên cứu sử dụng các câu hỏi đề cập đến nhân lực, các trang thiết bị và các dịch

vụ và năng lực xét nghiệm Tổng số 19 cơ sở được nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chỉ ra 100% các kỹ thuật thực hiện với cơ sở y tế thực hiện kiểm tra để có bức tranh tổng thể về máu, 27% có dịch vụ kiểm tra chức năng gan, 84% có test chụp X quang ngực, 67% các cơ sở y tế có các dịch vụ HIV/AIDS ngoại trú Nghiên cứu đề xuất các cơ sở y tế cần tăng cường tập huấn cán bộ về điều trị ART, giám sát các trang thiết bị để phục vụ cho các kết quả xét nghiệm [Keren Z Landman và cộng

sự, 2004]

Viện đánh giá các dữ liệu về sức khỏe, thuộc Đại học Washington hợp tác với

tổ chức Hành động giúp đỡ Châu Phi Quốc tế do Nancy fullman và nhóm cộng sự

đã tiến hành đánh giá năng lực y tế cơ sở, chi phí khám chữa bệnh và quan điểm của bệnh nhân năm 2012 tại Kenia Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các dịch vụ cung cấp điều trị HIV (liệu pháp ART) và các bệnh nhân tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc liên quan tới HIV Các câu hỏi nghiên cứu nhằm tìm hiểu dịch vụ y tế nào đang được cung cấp, các dịch vụ được cung cấp ở những nơi nào, sẽ mất bao nhiêu chi phí để tiếp cận dịch vụ, ai là người tiếp cận được các dịch vụ này, những khó khăn, rào cản nào đối với những người tiếp cận dịch vụ, ai là người bị ảnh hưởng nhất Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu ở các cơ sở y tế vì đây là nơi mọi cá nhân đều dễ dàng tiếp cận và nhận dịch vụ theo hệ thống y tế của Kenia Tổng số 18 quận

và 253 cơ sở y tế đã được lựa chọn nghiên cứu, tại mỗi cơ sở y tế đã tiến hành phỏng vấn 30 bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân

Các phương pháp điều tra sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi, phân tích tài liệu, thảo luận nhóm, quan sát Nghiên cứu đã

có những đóng góp ý nghĩa cho cải thiện dịch vụ tại Kenia Về nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế vẫn còn 20% cơ sở y tế tuyến huyện thiếu nhân lực theo tiêu chuẩn của ngành y tế của nước này, nhiều khoa phòng thiếu y tá còn sự mất cân đối trong nhân lực giữa các khoa phòng, vị trí Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, 88% cơ sở y

tế có đường điện, vẫn còn nhiều cơ sở vẫn phải dùng điện bằng máy nổ Về nước

Trang 36

sạch, trên 80% y tế cơ sở nhà nước đã có đường cung cấp nước, hơn một nửa trong

số đó có nhà vệ sinh cũ, vẫn còn khoảng cách khác biệt lớn giữa y tế cơ sở ở nông thôn và thành thị Trang thiết bị còn thiếu nhiều như máy siêu âm, chuẩn đoán hình ảnh phóng xạ còn chưa phổ biến, chỉ có 39% các cơ sở y tế có như vậy, các cơ sở y

tế khó có thể cung cấp các dịch vụ chuẩn đoán hình ảnh phù hợp Rất nhiều yếu tố tác động tới việc tìm kiếm sử dụng dịch vụ như giá thành dịch vụ, khoảng cách với các cơ sở y tế, chi phí đi lại khám chữa bệnh, thời gian chờ đợi 90% bệnh nhân chia

sẻ phải chờ đợi trong khoảng 30 phút tại cơ sở y tế ở trạm xá hoặc phải chờ lâu hơn

ở các tuyến trên Mức độ hài lòng của người dân với các dịch vụ còn thấp [Nancy fullman và cộng sự, 2015]

Một nghiên cứu khác được Đại học Makerere bệnh truyền nhiễm hỗ trợ nhóm tác giả gồm Musinguzi G, Bastiaens H, Wanyenze RK, Mukose A, Van geertruyden J-P, Nuwaha F thực hiện năm 2015 Nghiên cứu nhằm đánh giá năng lực của các cơ

sở y tế để quản lý bệnh tăng huyết áp ở hai huyện ở Uganda Hệ thống y tế ở nước này vẫn chưa được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và chuyên môn để ứng phó với các gánh nặng của các bệnh mãn tính đang gia tăng đòi hỏi chăm sóc dài cho bệnh nhân Đây là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành giữa tháng sáu và tháng 10 năm

2015, nghiên cứu đã khảo sát 126 cơ sở y tế, 6 bệnh viện, 68 Trung tâm y tế các loại

và 52 phòng khám tư nhân/trạm xá) ở Mukono và Buikwe huyện ở Uganda Nghiên cứu đánh giá hồ sơ, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với lãnh đạo các cơ sở và bảng câu hỏi dùng cho 271 nhân viên y tế Nghiên cứu đánh giá cung ứng dịch vụ cho bệnh tăng huyết áp, đánh giá độ sẵn có của các nguồn cung như các loại thuốc, phác đồ điều trị và trang thiết bị, đào tạo cho xử lý các bệnh liên quan cao huyết áp, kiến thức về quản lý tăng huyết áp, thách thức và các khuyến nghị

Trong số 126 cơ sở y tế, có 92,9% có báo cáo quản lý (chẩn đoán/điều trị) bệnh nhân tăng huyết áp, có 80,2% các cơ sở điều trị bệnh này do các bác sĩ hoặc nhân viên y tế không chuyên Chỉ có 46% các cơ sở có chủ trương hướng dẫn quản

lý bệnh tăng huyết áp, 10% các cơ sở thiếu thiết bị đo lường huyết áp và 28% không

có ống nghe Khoảng một nửa số cơ sở có thuốc chống tăng huyết áp trong kho; chủ yếu là thuốc lợi tiểu thiazide (46%), thuốc chẹn kênh canxi (48,4%) Hầu hết trung tâm y tế thiếu thuốc chống tăng huyết áp Lỗ hổng kiến thức đáng kể trong phân loại của bệnh nhân như tăng huyết áp đã được ghi nhận trong số người được hỏi Tất cả các nhân viên y tế cho rằng họ cần được đào tạo thêm trong quản lý bệnh tăng huyết áp Một số nhà cung cấp và những bệnh nhân cũng đã được quan

Trang 37

sát trong nghiên cứu này Kết luận nghiên cứu cho thấy các cơ sở y tế vẫn còn thiếu trang thiết bị, thuốc và kiến thức xử lý của cán bộ y tế vẫn đang là thách thức rất lớn với Ugada Để giải quyết gánh nặng ngày càng tăng của tăng huyết áp và các bệnh mãn tính khác, các biện pháp cần thiết để tăng cường đáng kể đối với các cơ

sở y tế, bao gồm cả đào tạo cán bộ quản lý bệnh tăng huyết áp và các bệnh mãn tính khác và việc cải thiện việc quản lý giám sát các phác đồ điều trị

Tổ chức Y tế Thế giới qua nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn triển khai ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới đã xuất bản ấn phẩm “ Everybody’s business, Strentheng Health Systems to improve health outcomes” năm 2008 Trong cuốn tài liệu này đã nhấn mạnh khung hành động để có hệ thống y tế tốt gồm 6 thành tố 1) các dịch vụ sức khỏe tốt; 2) Có đủ lực lượng cán bộ y tế có kiến thức, tay nghề, trách nhiệm, hiệu suất; 3) Hệ thống thông tin sức khỏe tốt; 4) Hệ thống trang thiết bị thuốc đủ, công nghệ hiện đại, chi phí thấp, chất lượng ;5) Hệ thống tài chính cho sức khỏe luôn đảm bảo ; 6) Quản trị và lãnh đạo tốt Như vậy để nghiên cứu về năng lực y tế cơ sở cần phải tiếp cận ở 6 thành tố về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, quản trị và lãnh đạo hệ thống y

tế cơ sở, chất lượng dịch vụ có thỏa mãn nhu cầu của người dân và hệ thống thông tin truyền thông hiệu quả [World Health Organization,2007]

Tóm lại, nếu xem xét các nghiên cứu về năng lực y tế cơ sở độc lập không phải là ít nghiên cứu trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu tiến hành đặc biệt đặt trong mối tương quan với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên cứu liên quan tới y tế đều đề cập tới các thành phần liên quan đến năng lực y tế nói chung và riêng bao gồm về nhân lực, nguồn lực tài chính, trình độ quản lý, trang thiết bị, môi trường xã hội, trình độ của cán bộ y tế trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nói chung Các nghiên cứu ở các cấp độ từ quốc gia, đề tài cấp Bộ, tới các nghiên cứu ở phạm vi đề tài đều phản ánh thực trạng của năng lực y tế cơ sở

Các nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của năng lực y tế cơ sở ứng phó với các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe con người Phần lớn các nghiên cứu tập trung làm rõ vai trò quan trọng không thể thiếu của năng lực y tế cơ sở trong xã hội kể cả ở những nước phát triển và đang phát triển Ở các nước hiện đã có những nghiên cứu chuyên biệt về năng lực của y tế cơ sở với việc đáp ứng những bệnh đa dạng tại các cộng đồng khác nhau, nhưng ở mỗi nghiên cứu tiếp cận ở năng lực của

y tế cơ sở với những nhóm bệnh cụ thể Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu ở những

Trang 38

khía cạnh khác nhau của năng lực y tế cơ sở nhưng nghiên cứu năng lực y tế cơ sở trong mối quan hệ với nhu cầu của người dân đã được nghiên cứu Tuy nhiên tình hình bệnh tật biến đổi nhanh, kinh tế xã hội phát triển và nhu cầu cũng phát triển và thay đổi Do vậy việc tiếp tục tiến hành nghiên cứu để thấy được thực tế năng lực của y tế cơ sở với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân dưới góc nhìn như một thiết chế xã hội và xem xét mối quan hệ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ với nhu cầu thực tiễn và đưa ra những giải pháp cho ngành y tế là đề tài cần tiếp tục tìm hiểu và lý giải

Qua việc tìm hiểu và phân tích các nghiên cứu quốc tế và trong nước, tác giả thấy một số xu hướng trong nghiên cứu về vấn đề liên quan tới năng lực y tế trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân như sau:

 Năng lực y tế là một trong những chỉ số quan trọng trong hầu hết các nghiên cứu liên quan tới chất lượng, dịch vụ, nhu cầu, thực trạng hệ thống của y tế

Từ những nghiên cứu về nhu cầu khám chữa bệnh, hay thực trạng sử dụng dịch vụ,

sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế, hành vi tìm kiếm sức khỏe … đều đề cập tới năng lực của y tế nói chung, một số nghiên cứu chuyên biệt tập trung nghiên cứu về y tế cơ sở Tuy nhiên vấn đề năng lực vẫn đặt ở một trong những hợp phần của các nghiên cứu, cụ thể xem xét như là nhân lực y tế, chất lượng dịch vụ như thái độ phục vụ, thủ tục chờ đợi Rất ít các nghiên cứu đặt năng lực như là một vấn đề trung tâm độc lập, một thiết chế để nghiên cứu Năng lực cần phải tìm hiểu riêng biệt, độc lập gồm những hợp phần như năng lực về nguồn lực, nhân lực, tài chính, thiết bị kỹ thuật, môi trường xã hội, tự nhiên như khái niệm đầy đủ về năng lực của tổ chức của hệ thống

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là một trong những vấn đề đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu và lý giải Nhu cầu ngày càng phát triển từ chỗ nhu cầu cơ bản là được khám chữa bệnh, đến nay nhu cầu không chỉ dừng lại vậy còn ngày càng ở mức độ cao hơn như nhu cầu được hưởng các dịch vụ

y tế dễ dàng, thuận lợi, chất lượng chuẩn xác và được tư vấn, cung cấp thông tin đầy

đủ, được tiếp đón và lựa chọn các dịch vụ tốt nhất phù hợp, mức độ tương tác giữa bệnh nhân và cán bộ y tế được chú trọng Qua các nghiên cứu tác giả thấy rằng có

đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, các nghiên cứu triển khai đề cập tới nhu cầu y tế thông qua mong muốn của người dân trong khám chữa bệnh, đánh giá của người dân về sự hài lòng của các dịch vụ hiện

Trang 39

tại ở các mảng chất lượng dịch vụ, mối tương tác, chất lượng quản lý Đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa năng lực y tế cơ sở và nhu cầu khám chữa bệnh tuy nhiên vẫn rất cần tiếp tục tìm hiểu về nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong mối quan hệ với năng lực y tế cơ sở đó để thấy mối tương quan giữa thiết chế xã hội với thực tiễn xã hội

 Về phương pháp nghiên cứu phổ biến ở các nghiên cứu tác giả tìm thấy đều

là cả nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính Dung lượng mẫu ở nhiều nghiên cứu khá lớn đã phản ánh tính đại diện của vấn đề Có nhiều nghiên cứu đánh giá từ góc độ y tế sử dụng các phương pháp dịch tễ học, y học để nghiên cứu Một số nghiên cứu của ngành Xã hội học đã sử dụng lý thuyết xã hội học để làm cơ sở nghiên cứu cho các vấn đề tương tự về y tế cơ sở nhưng chưa đặt nghiên cứu năng lực y tế và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong mối quan hệ tác động qua lại.

Dựa trên cơ sở tổng quan, phân tích và phát hiện các vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu trên, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về năng lực y tế như là một thiết chế xã hội đáp ứng với nhu cầu và mong muốn của các nhóm trong xã hội như thế nào Tác giả sẽ tìm hiểu về thực trạng năng lực của y tế cơ sở tại huyện Hà Trung, Thanh Hóa Đồng thời, tác giả sẽ tìm hiểu nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ở đây thông qua đánh giá sự hài lòng và nhu cầu với các dịch vụ khám chữa bệnh, việc khám chữa bệnh khi có bệnh, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế Những biến số về năng lực y tế qua chỉ số về cung cấp dịch vụ, nhân lực, thông tin, các sản phẩm y tế, vác xin, dược phẩm, công nghệ, tài chính, và quản lý và điều hành y tế

cơ sở và các biến số đo lường về nhu cầu của người dân thông qua như sự hài lòng, mong muốn của người dân sẽ được tập trung nghiên cứu trong luận án Việc tiến hành nghiên cứu về năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là hết sức cần thiết Trên cơ sở nghiên cứu tác giả sẽ đóng góp một phần vào việc giảm thiểu sự bất bình đẳng trong y tế giữa các nhóm trong xã hội

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung phần tổng quan nghiên cứu là phần tác giả dành nhiều thời gian đọc, tìm hiểu và phân tích, tổng hợp những điểm mạnh và điểm chưa đầy đủ các các nghiên cứu liên quan tới năng lực y tế cơ sở và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Đây là cơ sở nền tảng quan trọng giúp tác giả định hướng và xác định phương pháp nghiên cứu cho luận án Phần lớn các nghiên cứu liên quan trước đây thực hiện về khía cạnh năng lực ở những lĩnh vực khác nhau như tài chính y tế cơ

sở, nguồn lực y tế cơ sở, chức năng nhiệm vụ của trạm y tế, cơ chế quản lý tại bệnh viện huyện Các phương pháp sử dụng phổ biến là phương pháp định tính kết hợp với định lượng, thông qua các phương pháp thu thập số liệu cụ thể như phương pháp phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Các phát hiện của các nghiên cứu phần lớn khẳng định vai trò quan trọng của y tế cơ sở trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, đóng góp cho công bằng y tế đã có nhiều chuyển biến trong thời gian vừa qua nhờ các hành lang pháp lý hỗ trợ và tạo điều kiện về nguồn lực, nhân lực, cơ sở hạ tầng Tuy nhiên các khó khăn vẫn còn nhiều như nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo yêu cầu nhu cầu thực tế còn yếu và ít, nhiều chính sách còn mâu thuẫn chưa thật sự đồng bộ

để tạo điều kiện cho y tế cơ sở hoạt động hiệu quả

Các nghiên cứu liên quan tới nhu cầu khám chữa bệnh là khá nhiều, bao trùm nhiều chủ đề khác nhau như đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về các dịch vụ y tế,

cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thái độ của cán bộ y tế, hay đánh giá nhu cầu của cán

bộ y tế với các dịch vụ hiện tại, tiền lương thưởng, chế độ đãi ngộ, đào tạo Các nghiên cứu về đánh giá sự hài lòng hay một số nghiên cứu về nhu cầu đào tạo và cải thiện bệnh viện huyện đều sử dụng nhiều thang đo như chỉ số mong muốn, qua chỉ

số hài lòng với các dịch vụ hiện tại Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến là định tính hoặc định lượng hoặc kết hợp các hai phương pháp Tuy thực tế đã có không ít các nghiên cứu tiến hành nhưng trong bối cảnh y tế Việt Nam không ngừng thay đổi và phát triển hòa chung với xu hướng của thế giới

Do vậy tác giả đã lựa chọn vấn đề năng lực y tế cơ sở trong đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là đề tài nghiên cứu

Ngày đăng: 05/01/2019, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w