Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh của

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 46)

giới và nữ giới Raglai.

2.3.1. Quyền quyết định:

Trong xã hội người Raglai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình được thừa hưởng tài sản. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Khi bị bệnh, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình có vai trò cực kỳ quan trong. Việc chăm sóc sức khỏe cần phải thực hiện một cách có khoa học. Người dân phải tham gia y tế, người bị bệnh cần phải đưa đến y tế để kịp thời cứu chữa. Vậy thì ai sẽ là người quyết định đến việc khám chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình?

Qua bảng 2.6 cho thấy rằng mức độ quyết định về chăm sóc sức khỏe có sự khác nhau giữa nam và nữ trong gia đình, được tính theo mức độ trung bình vì có sự khác biệt lúc đầu về số lượng mẫu nam và nữ. Khi nam giới trả lời về mức độ quyết định của ngươi chồng và người vợ trong công việc chăm sóc sức khỏe gia đình thì nam cho rằng: mức quyết định thuộc về nam giới sẽ cao hơn với 5,48 điểm và nữ giới là 4,12 điểm (bảng 2.6). Ngược lại, khi nữ giới trả lời về quyền quyết định chăm lo sức khỏe cho gia đình, nữ giới lại cho là mình có mức quyết định cao với 6,19 điểm, nam giới chỉ có 3,10 điểm (bảng 2.6).

Như vậy, khi hỏi riêng về mỗi giới thì giới nào cũng cho rằng quyền quyết định chăm sóc sức khỏe thuộc về mình, nhưng khi tính trung bình chung mức độ quyết định của người chồng thấp hơn mức độ quyết định của người vợ, với 4.00 điểm cho

người chồng và 5.41 điểm cho người vợ. Có thể thấy, mức độ quyết định trong vấn đề chăm sóc sức khỏe đều do người phụ nữ quyết định.

Bảng 2.6: Mức độ quyết định của nam hoặc nữ trong việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình

Giới tính người trả lời

Nam Nữ Tổng Trung bình Số lựa chọn Trung bình Số lựa chọn Trung bình Số lựa chọn Mức độ quyết định của chồng 5.48 69 3.10 113 4.00 182 Mức quyết định của người vợ 4.12 69 6.19 113 5.41 182

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Trong chế độ mẫu hệ, phụ nữ Raglai không chỉ tham gia vào các công việc chính như chăm lo sức khỏe của gia đình mà còn lao động sản xuất để cùng với nam giới phát triển kinh tế hộ gia đình. Do đó, quyền quyết định của phụ nữ Raglai trong gia đình là cao hơn so với nam giới, ở đây không hẳn là nam giới mất đi tiếng nói nhưng khi so sánh thì nữ giới có phần vượt trội hơn.

Như vậy, đề tài đã làm nổi bật hơn vai trò của phụ nữ trong việc quyết định về việc chăm sóc sức khỏe của những thành viên khác trong gia đình. Việc liên quan đến khám chữa bệnh nói riêng và y tế sức khỏe nói chung là do phụ nữ quyết định bên cạnh có sự góp ý, ý kiến của nam giới trong gia đình.

2.3.2. Chính sách y tế:

Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 "về khám, chữa bệnh cho người nghèo" của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội

tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế. Trong thời gian qua, Quyết định 139/2002/QĐ- TTg đã tạo điều kiện rất lớn cho người nghèo trong việc khám chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao sức khỏe cho họ, gián tiếp giúp họ giảm và thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Tiếp theo Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương cấp thẻ BHYT cho người nghèo đã được đánh giá là một chủ trương mang tính toàn diện, triệt để và mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần rất lớn vào việc giảm gánh nặng chi phí y tế cho những người nghèo tại tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

Hiện nay tại xã Khánh Vĩnh đang áp dụng rất nhiều chế độ giành cho người Raglai về tất cả các mặt trong đó có y tế sức khỏe như chính sách về y tế chúng đó là chính sách 139 mà nhà nước giành cho các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc ở Tỉnh Khánh Hòa, mà xã Khánh Nam cũng được áp dụng. Nhưng người dân đã thật sự hưởng hết các chế độ đó chưa? Và họ tiếp cận các phương thức đó như thế nào? Thì qua những số liệu đã thu thập được thì tình hình tiếp cận phương thức khám chữa bệnh của đồng bào Raglai cụ thể là: Có những chính sách tăng cường nguồn nhân lực y tế cho vùng dân tộc và miền núi, thu hút bác sĩ về cơ sở.

Tại xã Khánh Nam chính sách phát thẻ BHYT miễn phí cho các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn như dân tộc Tày, Nùng, Raglai,.... thẻ BHYT cấp cho nhân dân, cho những người thuộc diện hộ chính sách, hộ nghèo có điều kiện kinh tế khó khăn, sống những vùng sâu vùng xa, vùng núi,.... đặc biệt là theo luật BHYT của nhà nước. Người Raglai được hưởng chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí, và khi có bệnh ngườ dân thường đến những cơ sở trạm y tế để khám bện và được cấp thuốc miễn phí.

“Cái bảo hiểm y tế ở đây nè riêng dân tộc Raglai đó, dân tộc tày và nùng nói chung dân tộc thiểu số nói chung đó thì được nhà nước cấp bảo hiểm bảo hiểm người ta không phải mua”(trích từ PVS cán bộ thôn, mã PVS-001).“Có bảo hiểm nhà nước cấp cô à”(trích từ cuộc phỏng vấn sâu chủ hộ đơn thân, mã PVS-010).

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng… phù hợp với văn hóa địa phương, dân tộc. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên hiện nay cũng còn nhiều khó khăn

trong thực hiện chính sách. Trong đó nổi bật là chương trình phát triển sức khỏe và đời sống do cộng đồng quản lí của UB Y tế Hà Lan –Việt Nam giai đoạn 2010- 2011 có những hoạt động “nâng cao nhận thức về sức khỏe, dinh dưỡng cho người dân và giảm tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng ở những nới mà có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao > 50%, nâng cao chất lượng trong việc khám chữa bệnh, triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng,... trong đó có cả người dân tộc Raglai”. (nguồn tư liệu sẵn có trong đợt thực tập cuả K11 năm 2012). Chương trình này cũng phần nào giúp cho người dân nhận thức được những điều cần thiết trong việc chăm sóc và tiếp cận các dịch vụ y tế.

Yếu tố chính sách y tế đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân đến gần với việc khám chữa bệnh bằng tây y. Những phương thức truyền thống (mời thầy cúng, chữa bằng đông y) dần dần được thu hẹp lại cả ở trong nhận thức và hành vi rõ nhất là khi có BHYT thì nam, nữ Raglai tìm đến các cơ sở tây y nhiều hơn.

2.3.3. Thu nhập và chi tiêu:

Bảng 2.7: Tương quan giới tính và 5 nhóm thu nhập (%)

5 nhóm thu nhập Tổng nhóm 1 nhóm 2 nhóm3 Nhóm 4 Nhóm 5 Giới tính Nam 23.2 14.5 21.7 23.2 17.4 100 Nữ 17.7 23.0 16.8 22.1 20.4 100

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Điều đáng đề cập trong nguyên nhân dẫn lối cho nam , nữ giới Raglai tiếp cận với các hình thức và cơ sở khám chữa bệnh của mình là yếu tố thu nhập và chi tiêu.

Qua bảng tương quan giới và 5 nhóm thu nhập từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với thấp đến cao cho biết được ở những nhóm thu nhập tỉ lệ nam giới, nữ giới có chênh lệch. Nếu như ở nhóm thu nhập cao nữ chiếm nhiều hơn nhóm 5 với 20,4% thì nam lại có thu nhập thấp hơn ở nhóm 5 nam chiếm tỉ lệ có 17,4%, trong khi nhóm 1 nam lại chiếm đa số 23,2% / 5 nhóm thu nhập của nam. ở nữ nhóm có tỉ lệ thấp nhất là nhóm 1,

nhóm 3 (nhóm 1:17,7%, nhóm 3: 16,8%). Ở những nhóm thu nhập khác nhau đó vấn đề nam muốn tiếp cận các dịch vụ khám chữa tốt lại khó khăn hơn nữ giới vì nữ mức thu nhập họ cao hơn. Trong khi thu hập hàng ngày của cả nam và nữ chỉ đủ cho việc trang trải các vấn đề ăn uống trong gia đình có khi còn túng thiếu lấy đâu ra tiền để chăm sóc sức khỏe. Đối với đồng bào người Raglai, nghèo là do kết quả của thu nhập, thu nhập thấp người dân tộc gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp xúc với y tế. “thu nhập ít lắm. Không biết được có dư bao nhiêu hết. Làm ngày nào ăn ngày nấy, có dư đâu mà biết được, không có đâu”(trích thảo luận nhóm nữ trung niên, mã TLN- 002) đây là những câu trả lời khi được hỏi về thu nhập hàng tháng của bà con.

Biểu đồ 2.7: Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của nam giới Raglai (%)

(Nguồn: “Tình hình đời sống người raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Mỗi một con người đều muốn mình được tiếp cận với các hình thức, nơi khám chữa bệnh tốt nhất, nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó, bởi vì còn phải xem điều kiện kinh tế của gia đình như thế nào. Điều đó thể hiện rõ qua thu nhập của người Raglai và của nam nữ Raglai được xử lý theo 5 nhóm thu nhập chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nam giới ở cả 5 nhóm thu nhập đều chọn hình thức khám là tây y, cụ thể là ra trạm xá khám bệnh. Có sự chênh lệch khi chọn hình thức này giữa 5 nhóm nhưng không chênh lệch cao (từ 75% - 93,8%), cao nhất là ở nhóm 2 với tỉ lệ ra trạm xá chiếm 100% và không chọn hình thức khám nào khác (biểu đồ 2.7). Đặc biệt xét trong nhóm thu nhập cao nhất là nhóm 5 (93,8%) chọn KCB bằng Tây y (ra trạm y tế) và nhóm thu nhập thấp nhất là nhóm 1 (75% ra trạm y tế) cho thấy có sự chênh lệch. Nhóm 5 là nhóm có thu nhập cao hơn dẫn đến tiếp cận nhiều hình thức khám chữa bệnh nhiều hơn và hiện đại hơn (không có hình thức mời thầy cúng) những nhóm còn lại như: ra hỏi hiệu thuốc có tỉ lệ 16,7%, tự chữa bằng thuốc nam là 8,3%. Ở những nhóm có thu nhập thấp như ở nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 thì khôn chọn hình thức KCB bằng thuốc nam hay ra hỏi hiệu thuốc. Mặt khác những phương thức khám truyền thống như tự chữa bằng thuốc nam, mời thầy cúng không được chọn nhiều, điều đó thấy rõ qua biểu đồ 2.7 chỉ có nhóm 3, và nhóm 4 còn chọn hình thức này nhưng với tỉ lệ không cao và không chênh lệch ở 2 nhóm (nhóm 3: 6,7%, nhóm 4: 6,3%).

Qua các dữ liệu trên cho thấy ở nam giới những nhóm thu nhập cao hơn thì việc tiếp cận với các hình thức KCB cao hơn, hiện đại hơn. Bởi thu nhập của nam Raglai không cao nên họ gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh nếu không có BHYT miễn phí.

Đối với nữ giới vấn đề thu nhập cũng làm ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận với các hình thức khám chữa bệnh.

Biểu đồ 2.8:Tương quan giữa nhóm thu nhập và hình thức khám chữa bệnh của nữ giới Raglai (%)

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Nữ giới ở 5 nhóm thu nhập đều chọn hình thức KCB bằng Tây y (ra trạm y tế xá). Sự lựa chọn hình thức KCB Tây y cao rơi vào nhóm thu nhập cao (nhóm 4, nhóm 5), ngược lại việc ra hiệu thuốc và chữa bằng thuốc nam lại rơi vào những nhóm thu nhập thấp hơn (nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3). Bên cạnh đó, có nhóm 1 chọn thêm hình thức mời thầy cúng có tỉ lệ 5% (biểu đồ 2.8) chỉ có nhóm 2 chọn hình thức tự chữa bằng thuốc nam chiếm 7,7% (biểu đồ 2.8).

Nhìn chung, nam giới và nữ giới ở 5 nhóm thu nhập có sự khác biệt trong việc tiếp cận với các hình thức khám chữa bệnh. Khi nam giới ở nhóm thu nhập cao chọn nhiều hình thức khám chữa bệnh, thì ở nhóm nữ giới việc chọn nhiều hình thức khám chữa bệnh lại rơi vào nhóm thu nhập thấp.

Ở nữ giới, lựa chọn hình thức KCB Tây y là ở các nhóm thu nhập cao như nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Ba nhóm này không chọn hình thức mời thầy cúng và tự chữa bằng thuốc nam. Ngược lại, ở nam giới hình thức mời thầy cúng và tự chữa bằng thuốc nam lại rơi vào nhóm thu nhập cao.

Vì vậy, nguồn thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các hình thức KCB của nam giới và nữ giới. Ở những nhóm thu nhập cao họ có thể tiếp cận với các hình thức KCB tốt, đạt hiệu quả.

2.3.4. Học vấn:

Ngoài những yếu tố như chính sách y tế, thu nhập,... học vấn cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của nam và nữ giới trong việc tiếp cận các phương thức khám chữa bệnh của người Raglai xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 2.8: Tương quan học vấn và giới tính (%)

Giới tính Học vấn (học vấn cao nhất đã học) Tổng Chưa bao giờ đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/ đại học

hoặc trên đại học %

Nam 21.7 46.4 26.1 4.3 1.4 100

Nữ 33.6 41.6 20.4 4.4 100

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Nổi bật nhất khi hỏi cả nam giới và nữ thì nhận được rằng đối với nam giới phần lớn là được học tới bậc tiểu học:46.4%, chưa được học: 21,7%, trung học cơ sở: 26,1% còn về trình độ học cao lại rất hiếm hoi 1,4% là được học cao đẳng, đại học. Đối với nữ việc học thức cao thì tuyệt đối không có, chỉ được học cao nhất là trung học phổ thông nhưng lại thấp 4,4%, còn lại đa phần là tiểu học 41,6%, chưa bao giờ đi học 33,6%.

Nhìn mặt bằng chung trình độ học vấn của cả nam và nữ Raglai còn thấp mặt dù có khá hơn trước kia,với trình độ học tiểu học, trung học cơ sở, nhưng tình trạng chưa được học vẫn còn khá cao, họ chưa nắm bắt kịp cùng với chủ trương phổ cập học vấn của cả nước(phổ cập hoàn toàn bậc tiểu học và trung học cơ sở), chính vì học vấn thấp nên nam và nữ tại xã Khánh Nam vẫn chưa tiếp cận được với những kĩ thuật hiện đại trong công việc làm ăn, sản xuất, mà còn ở những mảng xã hội khác trong đó có việc tiếp cận các hình thức khám chữa bệnh. Nếu như trước kia, nam và nữ Raglai chưa bao giờ đi học thì người dan chủ yếu khám chữa bệnh theo hình thức truyền thống như:

mời thầy cúng, đông y,...Ngày nay, trình độ học vấn của 2 giới được nâng cao với bậc tiểu học và THCS chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt nam giới có người đi học cao đẳng/đại học, cùng với việc người dân có cơ hội tiếp cận với những chính sách nhà nước dành cho DTTS ở mảng y tế giúp cho nhận thức 2 giới ngày càng cao, có hội tiếp cận các hình thức, cơ sở khám chữa bệnh hiện đại(tây y) được sử dụng chiếm đa số, đặc biệt là ở nam giới.

Bảng 2.9: Tương quan hình thức khám chữa bệnh của nam và trình độ học vấn (%) Chưa bao giờ đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Cao đẳng/ đại học hoặc cao hơn Tổng Ra trạm xá N 14 28 16 3 1 62 % 93.3 87.5 88.9 100 100 89.9 Ra hỏi hiệu thuốc N% 00 6.32 5.61 00 00 4.33 Tự chữa bằng thuốc nam N% 00 3.11 00 00 00 1.41 Mời thầy đến cúng N% 6.71 3.11 00 00 00 2.92 Khó trả lời N 0 0 1 0 0 1 % 0 0 5.6 0 0 1.4 Tổng N 15 32 18 3 1 69 % 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: “Tình hình đời sống người raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Bảng 2.9 cho thấy nam giới lựa chọn hình thức khám chữa bệnh chủ yếu là ra trạm xá (93,3% ở nhóm chưa bao giờ đi học; 88,9% ở nhóm có học vấn cấp 2;...) và không bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn ở hình thức này. Tuy nhiên, có sự khác biệt

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 46)