Các hình thức khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới Raglai:

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 33)

Vấn đề về sức khỏe thì khám chữa bệnh sẽ là nhu cầu tất yếu của con người, tùy thuộc vào tính chất của loại bệnh mà nhu cầu đi khám chữa bệnh của người dân nhiều hay ít. Tuy nhiên, đối với người Raglai, trong những ứng xử với bệnh tật, với sức khỏe bản thân và gia đình còn bao gồm cả những kiến thức dân gian, truyền thống. Chúng ta không thể phủ nhận tính hiệu quả của một số phương thức chữa bệnh truyền thống theo kinh nghiệm dân gian. Từ đó, một thực trạng chung từ tình hình khám chữa bệnh của người dân tộc thiểu số Raglai là vẫn còn dùng hình thức mời thầy cúng về chữa bệnh, mặc dù hình thức này hiện nay được thay dần bằng các biện pháp tây y.

Biểu đồ 2.3: Các hình thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai

(Nguồn:“Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH”, năm 2012).

Đối với 69 NTL là nam giới có 89,9% sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh bằng biện pháp tây y (ra trạm xá khám bệnh) con số này khá cao, nam giới còn chọn hình thức khám chữa bệnh tây y khác là hiệu thuốc (hiệu thuốc tây) chiếm 4,3%. Bên cạnh đó hình thức khám chữa bệnh truyền thống thông qua 2 hình thức là tự chữ bằng thuốc nam và mời thầy cúng ở nam giới chiếm tỉ lệ 4,3%, riêng hình thức mời thầy cúng chiếm 2,9% hình thức khám chữa lâu đời này (mời thầy cúng) của người Raglai vẫn còn lưu giữ lại.

Đối với 113 NTL là nữ giới, việc chọn hình thức khám chữa bằng Tây y thông qua việc ra trạm y tế khám bệnh và ra hỏi hiệu thuốc chiếm 97,4%; riêng hình thức ra trạm xá khám bệnh là 85%; ra hỏi hiệu thuốc(hiệu thuốc tây) chiếm 12,4%. Ngoài ra ở nữ giới lựa chọn hình thức khám chữa bệnh truyền thống là không cao, không phổ biến với tỉ lệ 2,7%, riêng sự lựa chọn mời thầy cũng chỉ có 0,9%. (biểu đồ 2.3)

Thông qua hình thức khám chữa bệnh, xét ở góc độ giới cho thấy sự lựa chọn hình thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai có phần khác biệt ở hình thức khám chữa bệnh truyền thống. Đa phần, cả nam và nữ đều chọn hình thức khám chữa bệnh Tây y. Ngày nay hình thức này đã dần dần được thay thế bằng những biện pháp hiện

đại hơn (Tây y), nhưng không loại hẳn, quan niệm mời thầy cúng vẫn còn đọng lại trong tìm thức của người dân tộc Raglai, khi hỏi có bệnh lên trạm xá hay mời thầy cúng thì vẫn có người mời thầy cúng: “Còn chứ, nhiều khi người ta cũng kêu thầy cúng » (nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 011). Và lí do lí giải cho việc mời thầy cúng được cho là: «nhiều khi đi trạm xá không hết, đi bệnh viện không hết bệnh thì về nhà thì kêu thầy cúng, người ta nói hết hết, mình cũng chẳng biết là sao nữa, hết cũng hết thì người ta mới kêu còn không hết sao người ta kêu, cũng như bệnh mắc chuyện mắc đồ đó đi bệnh viện không hết rồi người ta mới kêu thầy cúng, như mắc chuyện gì đó người ta kêu thầy cúng , cúng gỡ ra đó» (nguồn phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS- 011).Tuy nhiên, khám chữa bệnh trong truyền thống nếu như nam chọn nhiều nhất ở hình thức mời thầy cúng thì nữ lại lựa chọn nhiều ở hình thức tự chữa bằng thuốc nam. Có một số ý kiến của nam và nữ cho biết họ chọn hình thức khám chữa bệnh của mình, ý kiến của 1 phụ nữ Raglai cho rằng: “mình chữa bệnh bằng thuốc nam như lá cây,rể cây, mình có cảm giác là uống nó mau bớt hơn vậy thôi, còn không bớt mới chạy lên trạm xin thuốc.”(phỏng vấn sâu nữ nông dân 36 tuổi, mã PVS- 010). Có ý kiến nam giới chọn khám chữa bằng hình thức mời thầy cúng: “chữa bệnh mời thầy cúng về đuổi con ma nó nhập vào người gây bệnh, mời thầy cúng về đuổi con ma đó đi chứ chữa bằng thuốc con ma đó không đi được nên không khỏi đâu”(trích phỏng vấn người dân nam, 40 tuổi, mã PVS -026).

Sự lựa chọn mời thầy cúng để tham gia vào việc khám chữa bệnh, nam giới chiếm 2,9%, còn nữ giới chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 0,9%. Nếu như trước kia khi người dân còn sống trên núi, nhận thức chưa khá hơn bây giờ thì việc mời thầy cúng cho các việc cúng bái trong gia đình có cả chữa bệnh là chủ yếu: “hồi trước người dân tộc Raglai mình mỗi lúc bị bệnh đều mời thầy cúng về, bữa nay không có còn(trích phỏng vấn sâu người dân nữ, 31 tuổi, mã PVS- 008).

Với kết quả khảo sát cho thấy phần lớn nam giới trong hình thức khám chữa bệnh truyền thống vẫn còn tin vào thầy cúng, tin vào thế giới siêu nhiên thần linh, ma quỷ thông qua việc vẫn còn mời thầy cúng khi chữa bệnh, có ý kiến cho rằng: «

người nói với tôi bệnh không khỏi là do ma nó ám đấy phải mời thầy cúng cúng mới khỏi» (trích phỏng vấn sâu người dân nam, 40 tuổi, mã PVS-26).

Tóm lại, thông qua các hình thức khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai xã Khánh Nam có thể nhận định ở địa phương có 2 hình thức khám chữa bệnh nổi bật là tây y (ra trạm xá khám bệnh, ra hỏi hiệu thuốc tây) và truyền thống (tự chữa bằng thuốc nam, mời thầy cúng). Hầu hết nam, nữ Raglai đều chọn hình thức khám bệnh bằng tây y, nhưng ở hình thức truyền thống thì có sự khác biệt ở 2 giới: nam nghiêng về hình thức mời thầy cúng, tin tưởng nhiều hơn vào thầy cúng, vào đấng siêu nhiên, ma quỷ tạo nên bệnh tật của con người, nhưng nữ lại tin vào hiệu quả của việc khám chữa bằng thuốc nam, chính thuốc nam đã làm cho những người tiếp cận có cảm giác là đỡ bệnh hơn. Mặt khác, việc thầy cúng khi có bệnh vẫn còn lưu lại ở trong cộng đồng người dân tộc Raglai cho đến ngày nay. Đó được là nét văn hóa của dân tộc này, vì ngoài thầy cúng trong việc khám chữa bệnh, trong sinh nở còn mời thầy cúng trong những dịp tang ma, làm nhà,...

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w