Khi khám chữa bệnh cái mà bệnh nhân quan tâm là cơ sở y tế hay nói cách khác là nơi khám chữa bệnh của họ, nơi nào sẽ làm cho người bệnh cảm thấy tin tưởng, hài lòng mỗi khi đau ốm sẽ tìm đến đó.
Đối với nam giới khi lựa chọn nơi khám chữa bệnh chiếm khá cao là trạm y tế xã là 40 trên tổng 59 NTL là nam (bảng 2.4), có ý kiến của nam cho rằng:“khi nhà có người bị bệnh thì đi đến trạm xá để khám”(trích phỏng vấn người dân nam, 39 tuổi, mã PVS- 017). Trong khi đó chỉ có nam đi khám ở những nơi như: 1 trường hợp khám ở y tế tư nhân, 1trường hợp khám tại nhà nhân viên y tế, 1 trường hợp khám tại nơi làm việc và 1trường hợp nhân viên y tế đến tại nhà khám. Khi mà nam giới mắc những bệnh nặng hơn, hay chữa ở những cơ sở y tế đã nêu trên không khỏi thì họ sẽ đến bệnh viện huyện với 9 trường hợp, bệnh viện tỉnh 6 trường hợp.
Đối với nữ, kết quả khảo sát cho thấy trong 96 NTL là nữ có 66 người (bảng 2.4) lựa chọn đi đến trạm y tế xã khám bệnh. Đối với các bệnh nặng hơn hoặc nếu chữa ở
cơ sở dưới không khỏi bệnh thì đều chuyển lên tuyến trên là tất yếu. Có 18 trường hợp chọn bệnh viện huyện, 6 lựa chọn bệnh viện tỉnh. Bên cạnh tiếp cận những cơ sở y tế lớn thì những cơ sở y tế nhỏ lẻ cũng được lựa chọn làm nơi nữ giới khám chữa bệnh nhưng số lượng nữ lựa chọn những nơi đó không nhiều: 03 lựa chọn dành cho phòng khám tư nhân có ý kiến: “khi bị bệnh chị đi khám ngoài không à, khi con bé bệnh chị cũng mua ngoài không à, mình mua thuốc ở ngoài”(trích phỏng vấn sâu người dân nữ, 31 tuổi, mã PVS-008), 2 trường hợp tự khám ở nhà, nhân viên y tế đến nhà khám 1 trường hợp.
Bảng 2.4: So sánh nơi khám chữa bệnh của nam và nữ Raglai
(Nguồn:“Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).
Sự lựa chọn nơi khám chữa bệnh của nam giới và nữ giới, cho thấy phần lớn cả nam và nữ đều chọn khám tại các cơ sở y tế nhà nước. Lựa chọn cao nhất là trạm y tế xã, kế đến là bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, vì họ được ưu tiên trong chính sách y tế,
TT Nơi khám chữa bệnh Tổng Số lần khám chữa bệnh Số lần khám chữa bệnh của nam Số lần khám chữa bệnh của nữ 1 Trạm y tế xã 106 40 66 2 Phòng khám liên xã 0 0 0 3 Bệnh viện huyện 27 9 18 4 Bệnh viện tỉnh 12 6 6
5 Bệnh viện trung ương 0 0 0
6 Phòng khám tư nhân 4 1 3
7 Y tế tại nơi làm việc 1 1 0
8 Khám tại nhà nhân viên
y tế 1 1 0
9 Nhân viên y tế đến
khám tại nhà 2 1 1
10 Tự chữa ở nhà 2 0 2
được cấp phát thẻ BHYT và chi phí trả 5% phí KCB, nếu là hộ nghèo thì họ không phải chi trả khoản này. Phần lớn nam giới tiếp cận được với nhiều cơ sở khám chữa bệnh hơn nữ giới cụ thể như: nam có chọn khám tại nhà nhân viên y tế, khám tại nơi làm việc trong khi đó nữ không có chọn 2 hình thức này. Do nhu cầu kinh tế của nữ giới thấp nên việc đi đến những cơ sở y tế như tư nhân thì không đủ để trả chi phí KCB, nên đến với trạm y tế là lựa chọn nhiều nhất: “lên trạm xá đỡ tốn tiền khám chữa hơn, đi bệnh viện là lỡ có chuyện gì mình đi phải tốn tiền, có bảo hiểm thì không tốn tiền”(nguồn phỏng vấn sâu nữ đơn thân, mã PVS -011).
Ngoài ra, trạm y tế xã là nơi gần nhất, thuận tiện cho nữ giới đến KCB, thường thì nữ giới họ ngại đi xa hoặc ngại đến các cơ sở khác để khám. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vì nhận thức của người Raglai cũng cao hơn trước kia. Đó là nhờ vào chính sách an sinh xã hội của nhà nước với việc phát BHYT miễn phí dành cho người nghèo (đặc biệt dân tộc Raglai).
Tóm lại, có sự khác biệt giữa nam và nữ khi lựa chọn cơ sở khám bệnh. Nhìn chung, nam tiếp cận với nhiều cơ sở khám chữa bệnh hơn nữ. Trong đó, các cơ sở y tế nhà nước đặc biệt là trạm y tế được lựa chọn nhiều nhất do chế độ phát thẻ BHYT dành cho người nghèo tại xã (các hộ gia đình tại xã đa phần thuộc thành phần nghèo và cận nghèo), khi bệnh nặng hơn thì được chuyển lên bệnh viện tuyến trên, khi đó họ chỉ tốn ít hoặc không tốn tiền.
Khi mà nam giới và nữ giới Raglai chọn lựa nơi khám chữa bệnh như những phân tích trên có phải là nơi tốt? Là lựa chọn đúng đắn của họ không? Những câu hỏi này mở ra một cái nhìn mới về vấn đề sự khác biệt giới trong việc tiếp cận phương thức khám chữa bệnh và khi nam, nữ được ưu đãi về BHYT miễn phí như vậy họ có hài lòng khi đến những cơ sở đó không thì phần tiếp theo sẽ làm rõ thắc mắc trên.