Đánh giá của nam và nữ người Raglai về dịch vụ khám chữa bệnh:

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 38)

Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh, cho biết nơi chăm sóc sức khỏe đó có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tốt hơn hoặc xấu.

Bảng 2.5: Đánh giá về các trang thiết bị y tế xã tính theo giới (%)

Đánh giá về trang thiết bị y tế của xã Tổng

Tốt Trung bình kém Không biết

% % % % % Giới tính Nam 37.7 50.7 5.8 5.8 100 Nữ 36.6 53.6 6.3 3.6 100 Tổng 37.0 52.5 6.1 4.4 100

(Nguồn:“Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Qua những lần đi khám chữa bệnh, theo đánh giá của nam giới và nữ giới về trang thiết bị hiện tại của xã, có 50,7% ý kiến của nam giới cho rằng trang thiết bị hiện nay của xã hiện đang nằm ở mức trung bình, 37,7% ý kiến tốt, kém và không biết đánh giá như thế nào chiếm 5,8%. Và với 53,6% ý kiến của nữ cũng cho rằng trang thiết bị hiện tại của xã nằm ở mức trung bình; 36,6% ý kiến của nữ cho rằng trang thiết bị hiện nay của xã là tốt và đã đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân; 6,3% nữ cho rằng trang thiết bị hiện nay của xã là rất kém; 3,6% nữ khác không có ý kiến về trang thiết bị hiện tại của xã.

Về đánh giá các trang thiết bị y tế tại trạm y tế nơi mà có nhiều sự lựa chọn của cả nam và nữ nhất, phần lớn nữ đánh giá ở mức độ trung bình và kém còn khá cao. Còn nam giới tỉ lệ không đánh giá được lại chiếm tỉ lệ không nhỏ, điều này có thể nam giới vẫn còn e ngại khi đánh giá về trang thiết bị, nhưng vẫn có ý kiến của một số người dân đánh giá: “Ở đây khám có các ống nghe lỗ tai. Có cái gì quấn vào cánh tay. Khám rồi người ta cho thuốc. Vậy thôi”.(trích thảo luận nhóm cao niên, mã TLN-001).

Như được biết, xã Khánh Nam chỉ có 1 trạm y tế xã, nhưng không được rộng và các trang thiết bị có đầy đủ, trong khi kinh phí đầu tư cho trạm y tế xã lên đến con số 4.620 triệu đồng (theo báo cáo của xã Khánh Nam). Nhưng thực tế, có những ý kiến của người dân cho rằng: “trang thiết bị ở trạm xá thì thiếu nhiều, hiệu quả thì cũng yếu vì đâu có bác sĩ”(trích phỏng vấn sâu người dân nam, 39 tuổi, mã PVS-017).Còncó ý kiến của những người có chức quyền xã đánh giá:“Cái trạm y tế của xã nói chung thì cái vật chất và thiết bị vẫn còn kém…ở đây trạm y tế chưa có bác sỹ mới có y sĩ thôi cái chương trình chăm sóc cho bà con thì chưa được tốt cho lắm, không có trình độ máy móc bác sỹ gì không có luôn, những cái ca mà nặng thì phải chuyển đi lên tuyến trên liền còn mà đau nhẹ thì ở xã còn chữa được chứ mà nặng thì phải chuyển chứ trạm chỉ có mấy y tá y sĩ thôi”(trích phỏng vấn sâu cán bộ thôn Hòn Dù, mã PVS- 001)”. Những ý kiến của bà con, cũng như của cán bộ thôn đã cho thấy được tuy trang thiết bị ở y tế xã được đầu tư nhiều nhưng cái mà người dân được hưởng thụ thì không bao nhiêu. Những trang thiết bị hiện tại liệu có đảm bảo được chất lượng KCB của bà con?.

Như vậy, từ những số liệu cụ thể thông qua những ý kiến của nam và nữ, tình trạng trang thiết bị hiện nay của xã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân tộc Raglai. Bởi vì nó còn quá kém, thiếu thốn nên làm ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh của đồng bào Raglai.

Mức độ thuận tiện:

Trang thiết bị y tế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân còn nếu xét về các đánh giá khác thì sao như: mức độ thuận tiện, trình độ các y bác sỹ, thuốc men,.... có đáp ứng được hay không?

Biểu đồ 2.4: Đánh giá về mức độ thuận tiện trạm y tế xã theo giới tính (%).

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Người dân có ý thức hơn trong vấn đề khám sức khỏe, không còn sử dụng hình thức khám chữa bệnh bằng cách đi mời thầy cúng như trước kia, nên tầm quan trọng của các trung tâm y tế được nâng cao đặc biệt là trạm y tế xã. Bên cạnh đó, các chương trình hành động vì sức khỏe cho người dân tộc thiểu số, đã giúp cho đồng bào được hưởng nhiều quyền lợi hơn, được chăm sóc và cấp thuốc miễn phí, sự chăm sóc và thái độ của các nhân viên y tế cũng tạo thiện cảm cho người dân tộc. Chính những nhân tố đó đã giúp người dân tộc có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Dựa vào bảng đánh giá về mức độ thuận tiện y tế xã hiện nay của nam và nữ Raglai tại xã Khánh Nam: 55,5% cho biết trung tâm y tế của xã hiện nay tốt, rất thuận tiện cho người dân đến chăm sóc sức khỏe; 31,3% cho rằng trung tâm y tế xã nằm ở mức trung bình; 7,1% cho rằng kém và 6.0% là không biết. Nhìn chung trạm y tế xã là nơi thuận tiện cho bà con đến khám sức khỏe, chữa bệnh, nhưng nếu xét về mức độ giới thì việc đánh giá có sự chênh lệch rõ ràng giữa 2 phái nam và nữ: nam giới cho rằng trạm y tế nằm ở vị trí thuận tiện cao hơn với 66,7%, đánh giá ở mức trung bình là 29% còn lại là kém và không ý kiến, trong khi đó nữ giới lại không hài lòng tỉ lệ nữ đánh giá tốt chiếm 48,7%, trung bình 32,7%, đặc biệt là kém thuận tiện được giới nữ

cao khá nhiều so với nam với tỉ lệ 10,6%, nhất là những phụ nữ ở những hộ xa trung tâm y tế. Tỉ lệ không biết là 8%, do họ còn e ngại khi đánh giá về mức độ thuận tiện cho nên không ý kiến (biểu đồ 2.4 )

Dưới cái đánh giá chung của nam, nữ Raglai về mức độ thuận tiện làm rõ lên sự khác biệt ý kiến của 2 giới (nam và nữ). Còn nhiều ý kiến không biết chiếm tỉ lệ tương đối do họ không biết phải đánh giá như thế nào và họ còn ngại khi đánh giá về mức độ thuận tiện trong việc KCB.

Điều đáng ghi nhận ở đây: phần lớn ý kiến đánh giá cho rằng trung tâm y tế xã nằm ở khu vực thuận lợi cho người dân đến chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn những quan điểm cho rằng trung tâm y tế xã nằm ở khu vực không thuận lợi. Điều đó nói lên rằng, đối với các hộ gia đình nằm xa khu vực khám chữa bệnh, cũng như nữ giới khi có người bị ốm trong gia đình họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh.

Về thuốc men:

Vấn đề thuốc cho người bệnh thì có đạt hiệu quả không? Thì câu trả lời như sau: “Cái này thì cũng có đó, cũng có một số bà con thì cũng có ý kiến nói chung là ý kiến thẳng cho chính quyền luôn đó, họ nói cái thuốc của trạm y tế phát về uống không hay không có hiệu quả nên họ hay ra ngoài người ta mua thôi chứ ít có khi nào mà họ dùng thuốc trạm xá lắm, trường hợp nặng thì người ta lên trạm xá thôi chứ còn bình thường thì người ta đi mua thước ngoài người ta uống (dạ) thuốc trạm xá uống vào không có chất lượng (trích từ PVS cán bộ thôn Hòn Dù, mã PVS- 001)”.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá thuốc men ở trạm y tế xã của nam giới và nữ giới Raglai (%)

(Nguồn: “Tình hình đời sống người Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Với đa số nữ đánh giá thuốc men chỉ đạt ở mức trung bình, tốt chiếm 39,8%, kém chiếm tỉ lệ 7,10%, không biết 4,4%. Đối với nam giới tỉ lệ đánh giá trung bình cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 44,9%, tốt 40,6%, tỉ lệ kém cũng chiếm với tỉ lệ không nhỏ 11,6%, còn lại là không biết có tỉ lệ 2,9%.

Qua những số liệu trên cho thấy các đánh giá có mức tương đồng nhau, nên không có sự khác biệt giới trong việc đánh giá chất lượng thuốc men. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những mặt tồn tại về chất lượng thuốc men dưới đánh giá của người dân Raglai. Người dân Raglai là DTTS được cấp thẻ BHYT và khám chữa bệnh miễn phí, thuốc miễn phí. Tuy nhiên, người dân không sử dụng BHYT đến trạm y tế lấy thuốc mà mua thuốc ngoài với chi phí cao, tốn kém vì thuốc trạm xá không mấy đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, người dân thường dùng thuốc nam chữa những bệnh không nặng lắm như đau bụng,... “ đau bụng đồ thì mình haí lá ổi cho uống”(trích phỏng vấn sâu hộ đơn thân, mã PVS –010).

Cùng với những nhận xét trên và các số liệu chứng minh thuốc men ở trạm y tế cần phải quan tâm, làm sao để đảm bảo một lượng thuốc tốt phục vụ cho bà con, để họ còn lấy được lòng tin tưởng bởi biện pháp của bằng tây y, họ còn tìm đến các bệnh viện cũng như trạm y tế xã. Yếu tố giới tính về việc đánh giá các thuốc men không làm rõ sự khác biệt giới trong đán giá chất lượng thuốc men.

Cơ sở, nhà, trạm y tế:

Cùng giống như những đánh giá trên khi đánh giá về cơ sở, nhà, trạm y tế đa phần nam giới và nữ giới đều cho là trung bình (nam chiếm tỉ lệ 63,%, nữ 57,1%). Tỉ lệ này khá cao trong khi ý kiến cho tốt không cao lắm (nam chiếm 27,5%, nữ 29,5%). Đặc biệt là tỉ lệ đánh giá kém của 2 phái cũng khá cao (nam 8,7%, nữ 10,1%). (biểu đồ 2.9).Những con số trên làm cho việc tiếp cận khám chữa bệnh của đồng bào Raglai không được đảm bảo về chất lượng. Nếu đi khám bệnh ở một cơ sở tốt thì bệnh nhân sẽ thấy thoải mái, làm cho tinh thần của người bệnh được tốt hơn khi đó việc khám chữa thuận lợi hơn.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá về cơ sở, nhà, trạm y tế tính theo giới (%)

(Nguồn:“Tình hình đời sống người Raglay Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH, năm 2012”).

Cơ sở khám chữa sơ sài sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của bà con không được tốt, đặc biệt nữ giới khi họ bị bệnh sức đề kháng thấp hơn nam mà đi đến những chỗ khám kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến việc điều trị.

Ngoài ra trạm y tế xã không có bác sỹ mà chỉ có y tá, y sĩ, những người này trình độ chuyên môn không cao, họ không nắm bắt được hết những bệnh của bà con, nhiều khi chuẩn đoán không chính xác làm cho bệnh nhẹ thành nặng. Trình độ sử dụng máy móc trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân cũng hạn chế đôi khi làm cho những ca cấp cứu không khả quan: “ cái trạm y tế xã nói chung thì cái vật chất và thiết bị vẫn còn... ở đây trạm y tế chưa có bác sỹ mới có y sĩ thôi, cái chương trình chăm sóc chưa được tốt lắm, không có trình độ máy móc, bác sĩ gì không có luôn, những ca mà nặng thì phải chuyển đi lên tuyến trên liền còn mà đau nhẹ thì ở xã còn chữa được chứ nặng thì phải chuyển chứ trạm chỉ có mấy y tá, y sĩ thôi”.(trích PVS cán bộ thôn, mã PVS -001).

Qua tất cả những đánh giá của nam, nữ Raglai nói riêng cũng như của đồng bào Raglai nói chung về mặt bằng chung tất cả các dịch vụ y tế từ cơ sở y tế, trang thiết bị,

thuốc men, mức độ thuận tiện đến trình độ y bác sĩ, chỉ dừng lại ở mức độ trung bình, thậm chí là có đánh giá cho là còn kém chất lượng cũng như số lượng. Chất lượng ở đây là hiệu quả khám chữa, số lượng là cơ sở khám chữa, điều đó cũng tạo nên yếu tố khó khăn cho bà con trong việc khám chữa bệnh. Thông qua những phân tích trên cho thấy mức độ tiếp cận cao hay thấp, thường xuyên và hài lòng của mỗi giới được cho là khác nhau.Trong đề tài qua những đánh giá chung có thể nhận xét rằng nam giới đánh giá thấp các dịch vụ y tế ở địa phương hơn nữ bằng những tỉ lệ đánh giá trung bình, kém của nam.

Một phần của tài liệu sự khác biệt giới trong lựa chọn các hình thức khám chữa bệnh của người dân raglai (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w