1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long

118 338 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, phần lớn các CTCK đều tập trung vào hoạt động tự doanh cổ phiếu và môi giới mà chưa chú trọng tới hoạt động kinh doanh trái phiếu. Điều này đã gây ra khá nhiều rủi ro trong quá trình tham gia thị trường của CTCK bởi tự doanh cổ phiếu là hoạt động có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng kèm với nó là rủi ro lớn. Trong năm 2011, hoạt động tự doanh cổ phiếu đã đưa phần lớn các CTCK rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ và CTCK Thăng Long cũng không ngoại lệ. Trước thực trạng trên các CTCK nói chung và CTCK Thăng Long nói riêng đã nghiên cứu thêm các phương án đầu tư mới trong đó có phương án kinh doanh trái phiếu. Đây là một hoạt động nhằm giảm bớt rủi ro cho CTCK trong thời điểm thị trường biến động mà cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ hơn so với hoạt động tự doanh cổ phiếu. TTTP của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ nhưng cũng đã đóng góp lớn GDP tính đến hết năm 2011 và đang trong quá trình phát triển. Trên thế giới, TPCP, trái phiếu công ty có tỷ trọng giao dịch lớn trên TTCK bởi sự sôi động của TTCK phái sinh. Thời gian tới, theo xu thế chung của thế giới, hoạt động giao dịch trái phiếu sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt sau khi TTTP chuyên biệt đã chính thức đi vào hoạt động. Tham gia vào TTTP từ tháng 6 năm 2008, CTCK Thăng Long đã gặt hái được khá nhiều thành công, đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS còn nhiều hạn chế và vẫn chưa phát triển do quy mô hoạt động kinh doanh nhỏ, phương thức đầu tư còn đơn điệu và mang tính rủi ro cao. Nhận thức rõ vai trò của việc phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai nên đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long” đã được chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK và phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long. SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 1 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động phát triển kinh doanh trái phiếu của CTCK. - Nghiên cứu hoạt động phát triển kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long từ khi Công ty gia nhập TTTP. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phân tích, tổng hợp, tư duy lôgic và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK, đặc biệt lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long nói chung và cho các CTCK khác hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu làm 3 chương chính Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long. Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long. Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô trong chuyên ngành Kinh doanh chứng khoán của Học viện Tài chính. Nội dung của bài luận văn được tham khảo từ rất nhiều giáo trình , bài luận của các nhà khoa học xuất bản trong và ngoài Học viện Tài chính. Tôi xin chân thành cảm ơn : GSTS Hoàng Văn Quỳnh, trưởng Bộ môn Chứng Khoán của HVTC; ThS Nguyễn Lê Cường giảng viên Bộ môn; Anh Nguyễn Thành Công , trưởng phòng mô giới bộ phận khách hàng cá nhân của công ty cổ phần Chứng khoán SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 2 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Thăng Long đã trực tiếp hướng dẫn,đánh giá , nghiệm thu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các anh chị làm việc tại phòng mô giới của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực tập tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, do vậy, bài luận không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học và bạn đọc Hà Nội,tháng 4 năm 2012 Sinh viên NGUYỄN VĂN THĂNG SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 3 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1Tổng quan về trái phiếu 1.1.1 Khái niệm và các đặc trưng của trái phiếu 1.1.1.1 Khái niệm về trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận về quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành . Trái phiếu có thể là chứng chỉ vay nợ của chính phủ hoặc của công ty thể hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một số tiền nhất định , vào những khoảnh khắc nhất định và phải trả lại khoản tiền gốc khi khoản tiền vay đến hạn . Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn , trái phiếu là một chứng khoán nợ trung và dài hạn tổ chức phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả gốc của trái phiếu cho chủ sở hữu trái phiếu khi đáo hạn . Vì vậy trái phiếu còn được gọi là chứng khoán nợ. Tổ chức phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay người đầu tư mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ . Đặc điểm cơ bản của trái phiếu. -Chủ thể phát hành không chỉ có công ty mà còn có chính phủ và chính quyền địa phương -Nếu như người đầu tư mua cổ phiếu của công ty , trong thực tế là mua một phần công ty và là người chủ sở hữu công ty thì trái lại người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. -Nếu như thu nhập chủ yếu của cổ phiếu là cổ tức ,phục thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì trái lại , thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi –là khoản thu nhập cố định. -Nếu như cổ phiếu là chứng khoán đưa lại cho người chủ sở hữu quyền đối với phần tài sản cuối cùng còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản thì trái lại , trái phiếu là chứng khoán nợ .Vì vậy nếu công ty bị giải thể SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 4 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính hoặc bị phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước , sau đó phần còn lại mới phân chia cho các cổ đông . Với những đặc điểm trên , trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu . Vì vậy ,trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư và các chế định tài chính ưa chuộng . 1.1.1.2 Những đặc trưng của trái phiếu . Có nhiều loại trái phiếu khác nhau nhưng tất cả các trái phiếu đều có những đặc trưng chủ yếu sau : -Tổ chức phát hành : có hai loại tổ chức phát hành chính là chính phủ và công ty . chính phủ là tổ chức phát hành đáng tin cậy nhất do có được những điều kiện đảm bảo cao nhất cho việc hoàn trả gốc và lãi còn trái phiếu công ty thì tổ chức phát hành có nhiều loại ,mỗi loại có khả năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người cho vay .Nói cách khác ,có thể coi rủi ro thanh khoản của trái phiếu chính phủ bằng 0 còn trái phiếu các công ty khác nhau có mức độ rủi ro thanh toán khác nhau . Ngoài rủi do thanh toán trái phiếu chính phủ vẫn phải chịu các rủi ro khác giống như bất kỳ một trái phiếu công ty nào , như rủi ro lạm phát rủi ro lãi suất …. -Mệnh giá trái phiếu : mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được nghi trên trái phiếu, giá tri này được coi là số vốn gốc . Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả . Mệnh giá cũng thể hiện số tiền tổ chức phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn . -Lãi suất danh nghĩa : Lãi suất danh nghĩa thường được ghi trên trái phiếu hoặc tổ chức phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa . Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu . Trong nền kinh tế bình thường , thời hạn trái phiếu càng dài lãi suất càng cao . Loại trái phiếu có độ tín nhiệm càng cao thì lãi suất lại càng thấp hơn các loại trái phiếu có độ tín nhiệm thấp . -Thời hạn của trái phiếu : Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày tổ chức phát hành hoàn trả tiền lần vốn lần cuối. Ngày mà khoản vốn gốc cuối cùng được thanh toán gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu , các loại trái phiếu khác nhau có thời gian đáo hạn khác nhau. SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 5 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính -Kỳ trả lãi : Là khoảng thời gian tổ chức phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu . ở nhiều nước , lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu thường được thực hiện mỗi năm một lần hoặc hai lần một năm -Giá phát hành : Là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành . Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá . Tùy theo tình hình của thị trường của tổ chức phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp . Có thể phân biệt ba trường hợp : + Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá) + Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu ) + Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng) Nhưng dù trái phiếu bán ra có ngang giá , theo giá chiết khấu hay giá gia tăng thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu và khi đáo hạn , người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá trái phiếu . 1.1.2 Phân loại trái phiếu Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển , người ta phát hành rất nhiều loại chứng khoán khác nhau để huy động vốn. Dưới đây chỉ xem xét một số cách phân loại trái phiếu chủ yếu : 1.1.2.1 Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành Mục đích: Nhằm xác định chủ thể phát hành để đánh giá rủi ro của từng loại trái phiếu do chủ thể phát hành. Căn cứ theo chủ thể phát hành có thể chia trái phiếu thành các loại : -Trái phiếu của chính phủ và chính quyền địa phương . Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách , chính phủ các nước thường phát hành trái phiếu để huy động tiền nhà rỗi trong các tầng lớp đân cư và các tổ chức kinh tế xã hội chính phủ luôn luôn được coi là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường . Vì vậy , trái phiếu chính phủ được coi là chứng khoán ít rủi ro nhất . Trái phiếu chính quyền địa phương có thể phát hành để huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh tế văn hóa , xã hội của địa phương . SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 6 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính -Trái phiếu doanh nghiệp : Là những trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành để tăng thêm vốn hoạt động kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều loại và rất đa dạng và phong phú . -Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động. 1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của trái phiếu Mục đích: xác định thời hạn của từng loại trái phiếu giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Theo thời hạn trái phiếu có thể chia thành trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung hạn và trái phiếu dài hạn . Việc phân chia các loại kỳ hạn thành ngắn hạn , trung hạn và dài hạn chỉ mang tính chất tương đối tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia . Tuy nhiên, theo thông lệ trên thị trường trái phiếu Mỹ , một trong những thị trường trái phiếu quốc gia và quốc tế lớn nhất thế giới phân chia như sau : -Trái phiếu ngắn hạn là một loai trái trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm -Trái phiếu trung hạn là một loại trái phiếu có kì hạn từ 5 đến 12 năm - Trái phiếu dài hạn là loại trái phiếu có kì hạn trên 12 năm Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, loại trái phiếu có kì hạn từ 5 hoặc 7 năm trở lên có thể được coi là trái phiếu dài hạn 1.1.2.3 Phân loại theo lợi tức trái phiếu Mục đích: Xác định các hình thức trả lợi tức của từng loại trái phiếu. Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể chia trái phiếu thành các loại: -Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỉ lệ phần trăm cố định tính theo mệnh giá. -Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay còn gọi là lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong kì có sự khác nhau tính theo một lãi xuất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 7 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính -Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả số tiền bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn. 1.1.2.4 .Dựa vào hình thức trái phiếu Mục đích: Xác định chủ thể sở hữu trái phiếu. Dựa vào hình thức trái phiếu được phát hành có thể phân biệt trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh. -Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua trên trái phiếu và trong sổ của tổ chức phát hành. Người nắm giữ trái phiếu được hưởng quyền lợi. Trái phiếu vô danh có gắn các cuống phiếu trả lãi khi đến hạn trả lãi, người nắm giữ trái phiếu chỉ việc mang tới đâị lý của công ty để nhận lãi. Trái phiếu vô danh vì thế còn được gọi là “ trái phiếu có cuống phiếu”. -Trái phiếu ghi danh hay còn được gọi là trái phiếu ghi tên: là loại trái phiếu có ghi tên người mua trên trái phiếu và trong sổ của tổ chức phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho một phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ , cả gốc lẫn lãi. Hình thức tương đối phổ biến là hình thức ghi sổ ở tổ chức phát hành. 1.1.3 Rủi ro đầu tư trái phiếu 1.1.3.1 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro xảy ra khi giá của trái phiếu bị giảm do lãi suất thị trường gia tăng đây là loại rủi ro cơ bản của thị trường đối với các trái phiếu có lãi suất cố định và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thời gian tồn tại của trái phiếu 1.1.3.2 Rủi ro tái đầu tư Rủi ro tái đầu tư là rủi ro khi những người nắm giữ không thể tái đầu tư số lãi được trả vào một danh mục đầu tư có lãi suất tương đương với lãi suất đáo hạn của trái phiếu . Điều này sẽ làm cho lãi suất đáo hạn trên thực tế khác với lãi suất đáo hạn dự tính ban đầu .Đó là rủi ro khi lãi suất để tái đầu tư các dòng tiền giữ bị giảm xuống . Rủi ro này lớn hơn đối với những thời kỳ nắm giữ dài hơn và đối với trái phiếu có dòng tiền lớn và sớm trái phiếu có lãi suất cuống phiếu cao SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 8 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính 1.1.3.3 Rủi ro thanh toán Rủi ro thanh toán còn gọi là rủi ro tín dụng ,là rủi ro sảy ra khi tổ chức phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành . trái phiếu chính phủ được coi là không có rủi ro thanh toán. Trái phiếu công ty khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau . Rủi ro thanh toán được xác định bằng mức xếp hạng chất lượng do các công ty xếp hạnh tín nhiệm ấn định , căn củ vào những điều khoản trong khế ước vay và trình độ quản lý của công ty phát hành. Tuy nhiên mức tín nhiệm có thể thay đổi sau khi công ty phát hành . 1.1.3.4 Rủi ro lạm phát Rủi ro lạm phát hay còn gọi là rủi ro sức mua là rủi ro khi lạm phát làm cho đồng tiền mất giá và như vậy , lợi tức thu được tư trái phiếu bị giảm giá trị . Rủi ro lạm phát phát sinh do sự biến đổi trong giá trị của các dòng tiền mà trái phiếu đem lại do sự lạm phát đươc đo lường bằng sức mua .Bất cứ loại trái phiếu nào người đầu tư cũng phải chịu rủi ro lạm phát bởi chỉ trừ trái phiếu có lãi suất thả nổi , còn lại lãi suất mà tổ chức phát hành hứa trả là cố dịnh trong suốt thời gian của đợt phát hành . Trái phiếu có lãi suất thả nổi có rủi ro lạm phát ở mức thấp hơn trong chừng mực lãi suất phản ánh được tỷ lệ lạm phát dự đoán 1.1 .3.5 Rủi ro tỷ giá hối đoái Đây là rủi ro liên quan tới các loại trái phiếu được phát hành bằng đồng ngoại tệ nhất là trong trường hợp trái phiếu trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá hối đoái là sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ. Nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồng nội tệ mà đồng nội tệ lại giảm giá hơn đồng ngoại tệ thì nhà đầu tư sẽ nhận được ít ngoại tệ hơn và bị thua thiệt. Trong trường hợp ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá thì nhà đầu tư được lợi hơn 1.1.3.6 Rủi ro thanh khoản Rủi ro về khả năng thanh khoản là rủi ro mà khả năng các trái phiếu do người đầu tư nắm giữ không bán đươc hoặc chỉ bán được ở giá thấp. Rủi ro thanh khoản tùy thuộc vào việc trái phiếu có bán được theo giá trị gần với giá trị không. Thước đo chủ yếu của tính thanh khoản trái phiếu là mức độ chênh lệ giữa giá hỏi mua và giá chào bán của trái phiếu mà nhà giao dịch niêm yết. SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 9 Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Độ lệch này càng lớn rủi ro càng cao và ngược lại . Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tới khi đáo hạn thì rủi ro thanh khoản là không quan trọng . 1.2. Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán 1.2.1 Hoạt động cơ bản của Công ty chứng khoán 1.2.1.1Khái niệm về Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một loại hình chế định trung gian đặc biệt trên thị trường chứng khoán, thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinh doanh chính. Tại Việt Nam, Theo điều 65, 66 Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK Công ty chứng khoán là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được UBCKNN cấp Giấy phép thành lập để hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng đủ các yêu cầu sau: - Có phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán. - Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán. - Giám đốc, Phó giám đốc (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. - Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép tự doanh. - Theo Nghị định số 14/2007, quy định về vốn đối với các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK và quản lý quỹ, mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh sau: Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán cần số vốn pháp định là 25 tỷ đồng; Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán cần vốn pháp định là 100 tỷ; Đối với hoạt động nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán cần số vốn pháp định là 165 tỷ và số vốn pháp định cho hoạt động tư vấn là 10 tỷ - Như vậy số vốn pháp định để một CTCK hoạt động ở tất cả các nghiệp vụ là 300 tỷ đồng. SV: Nguyễn Văn Thăng Lớp: CQ46/17.02 10 [...]... hình thức kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán 1.2.2.1.1, Căn cứ vào công cụ đầu tư: Trái phiếu được chia thành hai loại chính: TPCP và trái phiếu công ty tương ứng hoạt động kinh doanh trái phiếu được chia thành kinh doanh TPCP (TPCP và TPCQĐP, trái phiếu kho bạc, và trái phiếu đô thị) và kinh doanh TPDN hay trái phiếu công ty Việc phân loại hoạt động kinh doanh trái phiếu theo công cụ đầu... hoạt động kinh doanh của CTCK Tỷ lệ % chi phí hoạt động kinh doanh trái phiếu = Chi phí của hoạt động kinh doanh trái phiếu trong kỳ x 100% Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu trong kỳ Chi phí cho hoạt động kinh doanh bao gồm: chi phí tiền lương cho nhân viên bộ phận kinh doanh trái phiếu, chi phí thông tin, chi phí giao dịch trả cho Sở giao dịch chứng khoán, các khoản lỗ trong hoạt động kinh. .. vốn kinh doanh hợp lý cho hoạt động kinh doanh trái phiếu 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK chịu ảnh hưởng rất nhiều các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan Tác động của các nhân tố như sau: 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Quan điểm của lãnh đạo CTCK về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu. .. một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh doanh Tương tự vậy, tính đa dạng trong kinh doanh trái phiếu có kỳ hạn khác nhau cũng đánh giá mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh trái phiếu. Thông thường, kỳ hạn của trái phiếu đầu tư càng đa dạng càng thể hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK phát triển Các CTCK mới tham gia TTTP thường chỉ đầu tư trái phiếu có kỳ hạn ngắn để có thể... hành trái phiếu chứ không phụ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như kế hoạch phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.2.1.2, Căn cứ vào nguồn vốn và trách nhiệm của công ty Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK được chia thành hoạt động tự doanh trái phiếu và môi giới giao dịch trái phiếu cho khách hàng • Tự doanh trái phiếu là hoạt động CTCK sử dụng nguồn vốn của mình để kinh doanh trái phiếu. .. tốc độ gia tăng thị phần của CTCK trong hoạt động kinh doanh trái phiếu Thị phần gia tăng của công ty trong năm = Thị phần của công ty năm nay - Thị phần của công ty năm trước Đây cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng để nói lên tốc độ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK Để có thể gia tăng thị phần hoạt động, CTCK phải thực hiện nhiều giao dịch với giá trị giao dịch của năm sau cao hơn... lợi, kinh doanh đầu tư phòng vệ từ đó tiến tới trở thành nhà tạo lập thị trường 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty chứng khoán Đánh giá sự phát triển của hoạt động đầu tư trái phiếu cần sử dụng các chỉ tiêu sau: 1.2.4.1Các chỉ tiêu định tính - Tính đa dạng của hoạt động kinh doanh trái phiếu: thể hiện qua việc CTCK thực hiện kinh doanh các loại trái phiếu. .. chức hoạt động kinh doanh trái phiếu trong công ty, hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh trái phiếu và khả năng kinh doanh của các cán bộ tham gia trực tiếp kinh doanh trái phiếu Đánh giá khả năng của cán bộ nhân viên phụ thuộc vào chuyên môn và độ nhạy bén cao khi tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu 1.2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng - Chỉ tiêu về mức tăng doanh thu kinh doanh trái. .. kinh doanh trái phiếu bình quân Trong đó, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trái phiếu = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh trái phiếu - Chi phí từ hoạt động kinh doanh trái phiếu Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng hiệu quả Thông thường chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh với các chỉ tiêu: chi phí cơ hội của vốn kinh doanh, chi phí lãi vay - Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của. .. hoạt động kinh doanh - Tăng giá trị đầu tư thể hiện qua việc tăng lên về số lượng tiền đầu tư vào kinh doanh trái phiếu như vậy danh mục kinh doanh và số lượng trái phiếu cũng tăng lên tương ứng - Gia tăng thị phần giao dịch trong hoạt động kinh doanh trái phiếu - Đa dạng hóa phương thức kinh doanh: CTCK không chỉ tham gia hoạt động môi giới trái phiếu mà còn tham gia tự doanh trái phiếu hay kinh doanh . thức rõ vai trò của việc phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai nên đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long đã được. phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long. Chương 3: Một số giải pháp phát. luận về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK, đặc biệt lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Cộng đồng đầu tư chứng khoán Việt Nam (2011), Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán, www.forum.thuchanhchungkhoan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán
Tác giả: Cộng đồng đầu tư chứng khoán Việt Nam
Năm: 2011
16. Thanh Hải (2010), Triển vọng thị trường trái phiếu năm 2011, Vneconomy, www.vneconomy.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng thị trường trái phiếu năm 2011
Tác giả: Thanh Hải
Năm: 2010
17. Hồng Phúc (2006), Chứng khoán Việt Nam vắng bóng nhà tạo lập thị trường, Vietnamnet, www.vietnamnet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng khoán Việt Nam vắng bóng nhà tạo lập thị trường
Tác giả: Hồng Phúc
Năm: 2006
18. Hồng Phúc (2004), 6 khuyết điểm của thị trường trái phiếu, Vietnamnet, www.vietnamnet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 6 khuyết điểm của thị trường trái phiếu
Tác giả: Hồng Phúc
Năm: 2004
19. Anh Việt (2009), Khơi thông kênh huy động vốn trái phiếu, Báo Đầu tư chứng khoán, www.dautuchungkhoanonline.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khơi thông kênh huy động vốn trái phiếu
Tác giả: Anh Việt
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tại TLS - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Hình 2.1 Mô hình tổ chức tại TLS (Trang 41)
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2011 của TLS - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.1. Số lượng lao động tại thời điểm 31/12/2011 của TLS (Trang 45)
Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2011 - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.5. Tình hình đấu thầu TPCP từ năm 2000-2011 (Trang 49)
Bảng 2.6 Thống kê tình hình giao dịch TPCP từ 2006-2011 - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.6 Thống kê tình hình giao dịch TPCP từ 2006-2011 (Trang 53)
Bảng 2.9. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu qua các năm - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.9. Doanh thu hoạt động kinh doanh trái phiếu qua các năm (Trang 62)
Hình 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Hình 2.11. Lợi nhuận các dịch vụ của TLS qua các năm (Trang 70)
Hình 3.1. Mô hình phòng Nguồn vốn mới - phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Hình 3.1. Mô hình phòng Nguồn vốn mới (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w