1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dư án trồng rừng tai xiêng khoảng - lào

63 520 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu MỞ ĐẦU Giới thiệu chung về Xiêng Khoảng - Lào Trải qua bao đời nay, các phương thức trồng chọt và sản xuất thủ công nghiệp đã tồn tại và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt góp phần cải thiện đời sống nông thôn. Do yêu cầu phát triển tất yếu của xã hội nên nhu cầu lương thực, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng ngày càng tăng, quy mô cũng ngày càng lớn và đa dạng. Xieng Khuoang là 1 tỉnh nằm ở đông bắc Lào, nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, biên giới giữa 2 nước Lào- Việt nam. Diện tích 15.880km 2 . Dân số 262.000người (2004). Mật độ trung bình 17người/1km 2 . Độ cao 1200m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ, có nhiều núi cao, tỉnh có 7 huyện. Các dân tộc Thái, Hmông, Dao…và 1 ít người Việt sinh sống. Nông nghiệp có lúa nước, lúa nương, chăn nuôi gia súc v.v. Chủ yếu nơi đây là rừng già với vô vàn các loại gỗ quý hiếm khác nhau, cùng các cao nguyên rộng mênh mông đang chờ con người khai phá, nuôi trồng . Cao Nguyên Xiêng Khoảng có nhiệt độ trung bình là 13 0 c, với 2 mùa khô và mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch là mùa khô, còn lại là mưa), vào mùa khô trời Xiêng Khoảng xanh cao vời vợi, nắng mật ong rải khắp núi rừng, hòa trong cái lành lạnh của vùng đất có độ cao từ 1200 -2000m so với mực nước biển. Giao thông chủ yếu được hình thành từ thời Pháp thuộc với những con đường nhỏ chỉ vừa cho hai chiếc ô tô tránh nhau nối từ Cửa khẩu Nậm Cắn đến Thị xã Phon sa van dài 130km, quanh co, vắt vẻo qua những sườn đồi, triền núi, xuyên qua những bản làng của người Lào Xủng, Lào Lùm, Lào Cang, Thái đen. Giống như Sa Pa, Tam Đảo và Đà Lạt. Từ các thung lũng xa kéo đến bên vệ đường là bạt ngàn hoa, mênh mông màu vàng của dã quỳ, điểm xen màu đỏ của hoa Trạng Nguyên, lớt phớt hồng những đóa Đào nở sớm và màu tím hoa dại. Xa xa, những quả đồi trọc trơ lộ màu đất đỏ - không rõ có phải vì do bom đạn chiến tranh hay do nạn khai thác gỗ bừa bãi gây nên? Và còn màu đất kia đỏ au đến thế có phải do thấm máu thịt của bao chiến sỹ Pa thẹt Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam? (Xiêng Khoảng là căn cứ của các lực lượng yêu nước và cách mạng Lào trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xiêng Khoảng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Toát lên cảnh đẹp về sự thanh bình, cuộc sống nhàn hạ trong những ngày lễ hội thả đèn hoa đăng rằm tháng Tám của người Lào. Suốt dọc đường đi mấy trăm cây số, hễ cứ thấy đông người là y rằng linh đình cỗ bàn, hát và múa Lăm vông Xa xa, những cánh rừng săng lẻ bạt ngàn thẳng tắp, thác nước trắng xóa, đồi thông ngút ngàn nối tiếp những nương Ngô xanh mướt. Ở đây, màu trắng của mây trời quyện vào màu xanh của rừng tạo thành bức tranh thủy mặc đẹp đến nao lòng. Không ở đâu trên đất nước Việt Nam còn những cánh rừng nguyên sinh dài rộng bao la đến thế. Cuối mùa mưa, rừng Lào rực rỡ khoe sắc màu. Những thân cây già cỗi bạc trắng lấp ló trong muôn trùng xanh lá. Những hoa Đại, hoa Dâm Bụt và Dã Quỳ nở rộ ven con đường. Màn mưa xa mờ mịt những thung lũng sâu vắng lặng chấp chới tiếng ve rừng. Vết tích chiến tranh vẫn còn hiện hữu khắp mọi nơi trên vùng đất Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cánh đồng Chum là nơi chịu nhiều bom đạn và nóng bỏng nhất nước Lào. Từ năm 1964 đến 1973, không quân Mỹ liên tục oanh tạc Xiêng Khoảng, hòng tiêu diệt quân đội Pathet Lào và ngăn chặn hậu cần của miền Bắc Việt Nam tiếp tế vào các chiến trường miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Với con số gần 600.000 phi vụ (trung bình 8 phút/phi vụ), trong 10 năm, khối lượng bom Mỹ rải xuống nơi này đủ để mỗi người dân chịu 350 kilôgam bom đạn. Công ty CPTM Đức Phương Trang 1 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu Hiện tại, Chính phủ Lào đã cấp phép cho gần 20 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, phát triển Xiêng Khoảng. Sau Nghệ An và Sơn La, mới đây Xiêng Khoảng đã kết nghĩa hợp tác với tỉnh Vĩnh Long - một tỉnh ở vùng ĐBSCL của Việt Nam. Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2020 đang và sẽ rất hiệu quả ở vùng đất Xiêng Khoảng. Tiềm năng phát triển của Xiêng Khoảng là rất lớn. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt và trăn nuôi, đặc biệt Xiêng Khoảng là địa danh di sản văn hoá, nơi có cánh đồng Chum nổi tiếng thế giới. Mỗi năm nơi đây đón hàng nghìn lượt khách Quốc tế. Một vùng đất cách mạng đang hồi sinh mạnh mẽ. Xiêng Khoảng là biểu tượng về liên minh Việt Lào trong kháng chiến chống kẻ thù chung, giờ đây là nơi thể hiện sinh động sự hợp tác về phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới. Tỉnh trưởng Xiêng Khoảng cho biết, ưu tiên hàng đầu hiện nay là sản xuất Nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thị trường trong nước và tiếp đó xuất khẩu sang các nước láng giềng. Tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng trồng chọt, chăn nuôi và chăm sóc sức khoẻ cho đàn gia súc. Đặc biệt Xiêng Khoảng là “vùng đất trong mơ” để phát triển cây Ngô. Với sự hợp tác nghiên cứu giống Ngô thích hợp của Cty Hồng Hà đã cho năng suất tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Vụ ngô 2007, Cty Hồng Hà đã trực tiếp thu mua từ nông dân Lào gần 3.000 tấn ngô. Nhiều hộ dân ở Xiêng Khoảng có thu nhập cao hẳn lên sau vụ Ngô đó.Từ những bước đi đầu tiên cực kỳ triển vọng, Bộ Nông nghiệp Lào đã chính thức có công văn đề nghị phía Việt Nam mà trực tiếp là Cty Hồng Hà - TCty Lương thực miền Bắc sang đầu tư trồng, chế biến và thu mua Ngô tại Xiêng Khoảng. Họ khẳng định: Đây là vùng đất rất phù hợp cho phát triển cây Ngô cả về khí hậu và chất đất. Nếu có giống ngô mới phù hợp đưa vào, Ngô được chăm sóc và được chế biến, tiêu thụ có hệ thống, diện tích Ngô của Xiêng Khoảng có thể lên tới hàng trăm ngàn ha. Chính phủ Lào và tỉnh Xiêng Khoảng sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để Cty Hồng Hà – Cty nước ngoài đầu tiên đầu tư vào ngành nông nghiệp tỉnh này sản xuất, chế biến tiêu thụ Ngô tại đây… Hội đồng Hiệp hội xúc tiến nông nghiệp và thủ công, Cty Phát triển KDTM XNK, Sở TM-CN, Sở Giao thông, Sở Nông nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng…tìm hiểu về cơ chế cung cấp giống Ngô, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức thu mua, chế biến…GĐ Sở TM-CN Xiêng Khoảng Khăm Pao khẳng định: Chúng tôi hết sức ủng hộ các bạn Việt Nam vào đầu tư tại Xiêng Khoảng. Còn GĐ Cty phát triển KDTM XNK Xiêng Khoảng thì cho rằng: Chúng tôi sẵn sàng hợp tác toàn diện với Cty Hồng Hà trong việc đầu tư vào sản xuất chế biến kinh doanh nông sản tại Xiêng Khoảng. Với các mô hình phát triển nông nghiệp như: mô hình trồng Ngô thương phẩm, sản xuất Ngô giống, xây dựng trung tâm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Ngô, sản xuất giống cây trồng rừng, VAC, trang trại sinh thái…Tỉnh Xiêng Khoảng và Chính phủ Lào hi vọng, sự đầu tư này sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ nông-lâm nghiệp của vùng núi phía Tây dãy Trường Sơn còn nghèo nàn này. Với chất đất đỏ vàng và đỏ nâu là chủ yếu có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹ, nhiều mùn, đạm, lân, cali, ít chua lại nằm trên cao độ 1.200mét, quanh năm mát mẻ nên Xiêng Khoảng rất phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày và các loại hoa màu, cây ăn quả như: Cây Gió, cây Hồi, cây Keo, cây Bạch Đàn, cây Ngô, cây Sắn, Tiêu, Chè, Lạc, Các loại Hoa, rau củ và các loại cây thuốc…. Qua khảo sát cho thấy, người dân tại Xiêng Khoảng – Lào có nguồn thu chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng. Từ những đặc điểm cơ bản trên tôi nhận thấy việc đầu tư khu “ Nuôi trồng, chế biến Lâm Nông nghiệp và xuất khẩu” tại đây là vô cùng thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty trong việc đầu tư ra nước ngoài. Sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Công ty thành Tổng Công ty đa nghành nghề như đã đề ra. Công ty CPTM Đức Phương Trang 2 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu CHƯƠNG I MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 1. Mục tiêu chung: + Trong những năm đầu mới xây dựng do phải nghiên cứu về loại đất phù hợp cho từng loại cây trồng và quy hoạch đất để rà phá bom mìn nhằm mở rộng diện tích nên ta sẽ tổ chức khai phá những vùng đất thuận tiện để chồng cây nông nghiệp và trồng rừng xen kẽ các loại Ngô, Sắn là những loại cây ngắn ngày nhằm chế biến thức ăn cho gia súc và đồng thời cũng xuất khẩu về Việt Nam. + Tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, tổ chức thu mua để cấp nguyên liệu cho trung tâm chế biến và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân viên cùng nhân dân địa phương. Phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Xiêng Khoảng nói riêng, Lào nói chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển đa ngành nghề của Công ty CPTM Đức Phương theo mục đích đã đề ra. 2. Mục tiêu cụ thể: + Đảm bảo công tác trồng rừng đúng thời vụ, nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng. + Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện tại của địa phương, tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo tính phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. + Tổ chức liên kết trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu. + Hỗ trợ giống, nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lâm nghiệp xen kẽ Nông nghiệp cho người dân đồng thời thu mua cả nông, lâm sản mà họ làm ra để chế biến và xuất khẩu. + Nghiên cứu ứng dụng vật nuôi dưới tán rừng để tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất đồng thời tận dụng nguồn phân xanh để bón cho cây rừng. + Bao tiêu thu mua sản lượng Rừng trồng và rừng khai thác để chế biến hàng lâm sản đúng quy cách chất lượng xuất khẩu cùng tiêu thụ nội địa. + Sản xuất và chế biến một số sản phẩm thủ công, mỹ nghệ theo đơn đặt hàng để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. + Tổ chức chế biến các loại sản phẩm thô xuất về Việt Nam để tinh chế nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài. + Tạo việc làm cho người lao động tại địa phương góp phần xoá đói giảm nghèo và xây dựng các cơ sở hạ tàng cho nước bạn. + Mở các chi nhánh tại các địa phương có nguyên liệu để tổ chức thu mua nhằm chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. + Xây dựng môi trường xanh, sạch góp phần chống xói mòn đát, hạn chế lũ lụt và hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. Các mô hình Nông Lâm kết hợp vùng đồi núi: a. Các mô hình Nông Lâm kết hợp: - Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn rừng trồng chưa khép tán - Trồng xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng - Trồng xen cây nông nghiệp ở cả 2 giai đoạn của rừng trồng: Khi rừng chưa khép tán: trồng xen Ngô, Sắn, Lạc…. Khi rừng trồng đã khép tán: trồng xen các loại cây thích hợp với môi trường ít ánh sáng như: Sa Nhân, cây họ đậu, cây thuốc… dưới tán rừng. - Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây công nghiệp (Cà Phê, Ca Cao, cao Su, Cây Gió Trầm …) Công ty CPTM Đức Phương Trang 3 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu - Trồng và kinh doanh “rừng lương thực, thực phẩm” (rừng dẻ, rừng sến mật, rừng dừa, rừng điều…) - Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn (Táo + lạc + đậu tương; Vải thiều + dong riềng; Mít + chè, dứa; …) - Chăn nuôi trâu bò, chăn thả luân phiên dưới tán rừng trồng (bạch đàn + keo lá tràm + cỏ Panggola…) Nông lâm kết hợp trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp dài ngày trên một địa bàn đất đai sản xuất cụ thể của một huyện, một xã, một đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi. Trong thời kỳ kinh tế tập trung, trước đây việc kết hợp nông lâm nghiệp đã đóng góp cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, việc trao đổi hàng hoá và tiếp thị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế. Sự kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn sẽ phát triển hàng loạt sản phẩm và tạo ra thu nhập cho cộng đồng. Hiện nay, nhiều vùng núi hẻo lánh của nước ta, nông lâm kết hợp đã tạo ra sản phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương và ở nhiều vùng, sản phẩm nông lâm kết hợp đã trở thành hàng hoá, cần được chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập của người dân. Mặt khác, sự phát triển đòi hỏi những chính sách thích hợp của Chính phủ nhằm khuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, bến bãi làm cầu nối giao thương tới các thị trường lớn ở mọi nơi. Có như vậy, mới phát triển được sản xuất, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hoá xã hội của nông dân sống ở vùng nông thôn miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh. Tóm lại, nông lâm kết hợp được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất nông lâm nghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định cho mọi vùng. b. Đặc điểm của mô hình nông lâm kết hợp: NLKH là sự phối hợp có suy tính giữa các thành phần khác nhau, nó đã mang đến cho các hệ thống sản xuất nông nghiệp các điểm chính sau: + Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững. + Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất. + Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa màu hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất. + Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh, kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã hội của họ. + Kỹ thuật của nó mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường. + Tạo ra nhiều sàn phẩm nông lâm trên một đơn vị diện tích, nâng cao kiệu quả kinh tế đối với người dân. c. Điều kiện tạo thành hệ thống NLKH bền vững: Một hệ thống NLKH phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây: + Có sức sản xuất cao, tạo ra nhiều loại sản phẩm: sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt, sợi, gỗ, cừ cột và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực vật, thuốc trị bệnh thực vật v.v. + Mang lại các lợi ích gián tiếp như bảo tồn đất và nước, cải tạo độ phì của đất, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu (băng phòng hộ, che bóng) làm hàng cây xanh, v.v. Gia tăng thu nhập của nông dân. + Sản xuất mang tính bền vững: Áp dụng các chiến thuật bảo tồn đất và nước để đảm bảo sức sản xuất lâu dài. - Mức độ chấp nhận của nông dân: kỹ thuật phải phù hợp với văn hoá (tương thích với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nông dân). Để đảm bảo sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các hệ thống nông lâm kết hợp. Công ty CPTM Đức Phương Trang 4 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu * Hệ canh tác nông - lâm kết hợp: Cây trồng chính là cây nông nghiệp, cây lâm nghiêp nhằm mục đích phòng hộ cho cây nông nghiệp, kết hợp để cung cấp gỗ củi. Hệ canh tác lâm - nông kết hợp. Cây trồng chính là cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp là cây trồng xen kết hợp để: - Hạn chế cỏ dại xâm chiếm trong các rừng mới trồng. - Chăm sóc bảo vệ rừng trồng được tốt hơn. - Chống cháy rừng trong mùa khô. - Giảm giá thành trồng rừng. - Đặc biệt là giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân địa phương làm nghề rừng. - Tăng năng suất và chất lượng rừng trồng. d. Lợi ích thiết thực từ nông lâm kết hợp - Hệ thống nông lâm kết hợp đã đem lại nhiều lợi ích thực tế về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái, thể hiện ở các mặt sau: -Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày: đồ dùng, củi đun, thức ăn, sinh tố -Tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn. -Tăng cường tiếp cận với kỹ thuật, thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết của người dân. -Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và đất đai, phân bón, sự màu mỡ của đất và nâng cao được sinh khối trên đơn vị diện tích. Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. e. Ý nghĩa của nông lâm kết hợp e.1. Ý nghĩa kinh tế - Nông lâm kết hợp là “lấy ngắn nuôi dài”. Trong khi chờ đợi thu hoạch cây lâm nghiệp, người trồng rừng có thể thu hoạch cây trồng vật nuôi nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu trước mắt về đời sống và tích lũy vốn đầu tư trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. - Tạo ra sản phẩm đa dạng. - Giảm chi phí chăm sóc rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. e.2. Ý nghĩa môi trường - Nhiều loài cây sử dụng trong nông lâm kết hợp có tác dụng cố định đạm, cải tạo và nâng cao độ phì đất, che phủ đất chống xói mòn, làm phân xanh. Kỹ thuật thâm canh nông nghiệp như chăm sóc cây trồng, bón phân có tác dụng trực tiếp đến đất rừng trồng tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng phát triển. Có rất nhiều biện pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững, trong đó có biện pháp canh tác nông lâm kết hợp cho nên cần được quan tâm và phát huy cả về mặt mô hình lẫn quy mô. Tin rằng trong thời gian tới mô hình này sẽ được áp dụng rộng rãi đặc biệt là các vùng miền núi. Thực chất của trồng rừng thâm canh là phải đầu tư cao nhưng không phải chỉ đầu tư tiền vốn là được mà mấu chốt là phải đầu tư cao về kỹ thuật. Vấn đề trồng rừng thâm canh hiện nay là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất gỗ rừng trồng để đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu tiêu dùng trong nước cũng như cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Công ty CPTM Đức Phương Trang 5 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu CHƯƠNG II KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Xây dựng khu trung tâm “Nuôi trồng, chế biến Lâm Nông nghiệp và xuất khẩu” khoảng 2,5ha bao gồm: + Khu điều hành: 200m 2 gồm: - Bộ phận phòng ban và giám đốc điều hành: * Phòng Giám đốc điều hành * Phòng TC-KT * Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật - Vật tư * Phòng Thị trường và Xuất nhập khẩu + Khu chế biến, mua bán xuất nhập khẩu: 500m 2 ( Sân bãi tập kết 450m2 và bộ phận phân loại điều hành 50 m 2 ) + Kho bảo quản và đóng gói sản phẩn Lâm, nông nghiệp: 300m 2 Ngô, Sắn ( Buồng sấy, sắt, bóc tách…) + Trung tâm nghiên cứu cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn KT và nhân giống: 100 m 2 + Khu tập thể công nhân viên: 200 m 2 + Khu sân chơi và vườn ươm: còn lại (13.000 m 2 ) 2. Bắt tay vào thu mua, sản xuất, trồng chọt và xuất khẩu: 30 ha + Tiến hành xem lại những vùng đất đã được rà phá bom mìn để trồng chọt và xây dựng. + Rà phá bom mìn tại các vùng đất mà tỉnh Xiêng Khoảng giao và cho thuê để tiến hành chồng chọt các loại cây lương thực ngắn ngày như: Ngô, Sắn, Khoai… để chế biến xuất khẩu về Việt Nam. + Tiến hành khảo sát và nghiên cứu, nhân giống cây trồng Lâm nghiệp để chồng xen kẽ với các loại cây lương thực nhằm lấy ngắn nuôi dài đi đúng mục tiêu đã đề ra. + Tiến hành ký kết các hợp đồng thu mua Nông sản, Lâm sàn nhằm chủ động trong việc chế biến và xuất khẩu. + Tiến hành hỗ trợ giống, nguồn vốn và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp xen kẽ nông nghiệp cho người dân. + Mở rộng quy mô trung tâm, nghiên cứu chế biến các mặt hàng thích hợp mà thị trường đang cần cả về Mỹ nghệ, Lâm, Nông nghiệp để tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và nhân viên Công ty. Công ty CPTM Đức Phương Trang 6 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu CHƯƠNG III HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ KỸ THUẬT TRỒNG I) Vốn đầu tư: A) Nguồn vốn nuôi trồng: a. Trồng rừng xen canh: Cây Keo, cây Bạch Đàn, cây Hồi, cây Gió, cây Quế…xen với cây nông nghiệp, cây thuốc…tuỳ loại cây thích hợp để trồng, trước tiên phải tính đến hiệu quả kinh tế. - Vốn đầu tư: 5.804.000.000 đồng/30ha. B) Nguồn vốn đầu tư xây dựng trung tâm và trang thiết bị: - Vốn đầu tư trang thiết bị: 1.024.000.000 đồng - Vốn xây dựng trung tân: 2.161.000.000 đồng C) Chi phí nhân công: - Quỹ lương: 648.000.000 đồng. D) Vốn lưu động: - Dùng để vận hành ban đầu: 1.000.000.000 đồng. Tổng giá trị đầu tư: 11.000.000.000 đồng + Trong đó: Vốn tự có: 6.000.000.000 đồng. Vốn vay : 5.000.000.000 đồng. II) Cơ sở lập dự toán đầu tư: - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ- BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT. - Căn cứ vào Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2011 là 830.000 đồng/tháng. - Căn cứ vào điều kiện thực tế của đất đai được tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDC Nhân dân Lào, cấp, cho thuê … - Căn cvứ vào giá cả thị trường tại thời điểm hiện tại. - Căn cứ mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng theo quyết định số…………… của thủ tướng chính phủ Lào ban hành ngày ( QĐ số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 10/09/2007) - Căn cứ luật “Khuyến khích đầu tư nước ngoài” của Quốc hội nước CHNC nhân dân Lào số 11/NA ngày 22/10/2004. - Căn cứ vào tiềm năng, chính sách và thủ tục đầu tư nước ngoài tại Lào - Căn cứ Thông tư số 80/2009/TT-BTC ngày 22/4/2009 của Bộ Tài chính quy định về “Hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Lào” III) Dự toán kinh phí: A.Dự toán nuôi trồng: 6.000.000.000 đồng 1. Trồng chọt: a. Trồng rừng thuần loại: I) CÂY TRÀM + Các chỉ thiêu để xác định: - Mật độ: 1.270 đến 1.500 cây/ha. Công ty CPTM Đức Phương Trang 7 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu - Quy cách trồng: 2,5m x 3m - Kích thước hố: 30 cm x 30 cm x 30 cm, hố bố trí so le hình nanh Sấu giữa các hàng. - Cấp thực bì: 2 – 3 - Cấp đất: 2 – 3 - Cự ly đi làm: < 1.000 mét + Dự toán các hạng mục đầu tư: - Chi phí cây giống: 1333 cây x 750đ/cây = 999.750 đồng. - Chi phí phân bón: 0,2kg x 1.333 cây x 5.000đ/kg = 1.333.000 đồng. - Chi phí ngày công lao động trong 1 chu kỳ: 20.420.485 đồng. Tổng mức đầu tư/ha: 25.085.985 đồng/ha Bảng chi tiết công lao động bao gồm các khoảng theo bảng sau: Tổng chi phí đầu tư trồng rừng dự toán trên mỗi hecta bao gồm các hạng mục sau: STT Nội dung công việc Khối lượng công Đơn giá Thành tiền 1 Phát dọn thực bì 15,00 100.000 1.500.000 2 Đào hố + lấp hố 12,00 100.000 1.200.000 3 Trồng dặm 1,50 100.000 150.000 4 Phát cỏ + chặt tỉa + chăm sóc trong 6 năm 45,00 100.000 4.500.000 5 Xới vun gốc + bón phân 25,00 100.000 2.500.000 6 Thiết kế 3,00 100.000 300.000 7 Nghiệm thu 5,00 100.000 500.000 8 Lao động quản lý 7,00 100.000 700.000 9 Bảo vệ 12,00 100.000 1.200.000 10 Vận chuyển & trồng cây 40,00 100.000 4.000.000 11 Vận chuyển và Bón phân 8,00 100.000 800.000 A Cộng hạng mục phí 17.350.00 0 12 Cây giống 1.333,00 750,00 999.750 13 Phân bón các loại 0,2kg x 1333 cây x 5.000 đồng/kg x 3 (bón thên trong các năm sau 2 lần) X 3 3.999.000 B Cộng hạng mục cây + Phân bón 4.998.75 0 Tổng cộng A + B 22.348.750 Như vậy tính tổng chi phí đầu tư cho 30 ha là: 30 ha x 22.348.750 đồng = 670.462.500 đồng cho 1 chu kỳ chồng là 6 năm ( vì cây trồng trong 5 đến 6 năm thì thu hoạch). * Dự kiến kết quả tài chính thu được sau mỗi chu kỳ chồng rừng là: Công ty CPTM Đức Phương Trang 8 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu - Tổng sản lượng gỗ thu được trong 1 ha rừng là: 100 m 3 tương đương 110tấn gỗ - Giá bán cho các Công ty sản xuất dăm gỗ xuất khẩu hiên tại theo giá thị trường tháng 11 năm 2011 là: 720.000 đồng/tấn - Ta có: 110 tấn x 720.000 đồng/ tấn = 79.200.000 đồng/ha - Trích quỹ cho địa phương: 500.000 đồng/ ha. - Trích chi phí khác: (thuế tài nguyên, phí cắt, bóc vỏ, vận chuyển…) + 79.200.000 x 30% = 23.760.000 đồng/ha * Tổng thu nhập trong I chu kỳ/ ha: 79.200.000 – (500.000 + 23.760.000 + 22.348.750) = 32.591.250 đồng/ha. Tổng thu nhập trên 30 ha rừng là: 30 x 32.591.250 = 977.737.500 đồng. II) CÂY KEO LAI Để có cơ sở đề xuất và khuyến cáo nhân rộng các mô hình này trong thời gian đến, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập các số liệu cần thiết để hạch toán kinh tế thử nghiệm mô hình keo lai hom xen chuối so với mô hình trồng keo lai hom thuần (mật độ trồng 2.000 cây/ha). Cả hai mô hình này đều có chu kỳ kinh doanh là 7 năm (2010 ÷ 2018), riêng cây chuối thu hoạch 2 vụ quả/2 năm đầu. Dựa vào các chỉ tiêu tính toán: BPV, CPV, NPV, BCR, IRR và các hệ số lạm phát (có tính dự phòng giá, tính dự phòng khối lượng) và tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng (r) để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình. Sau đó đối chiếu và so sánh các chỉ tiêu với nhau, đặc biệt dựa vào so sánh chỉ tiêu IRR với tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng để xác định hiệu quả kinh tế của từng phương thức canh tác. Kết quả hạch toán kinh tế cho thấy: Sau 7 năm mô hình trồng keo lai hom thuần có tổng doanh thu khoảng 70 triệu đồng/ha, trừ tất cả các khoản đầu tư (giống, vật tư, công lao động…) 32 triệu đồng/ha thì mô hình có lãi 38 triệu đồng/ha và chỉ số IRR = 26,58%. Trong khi đó mô hình nông – lâm kết hợp keo lai hom xen chuối có tổng doanh thu khoảng 130 triệu đồng/ha, trừ tất cả các khoản đầu tư 50 triệu đồng/ha thì lãi ròng thu được từ 80 triệu đồng/ha và chỉ số IRR = 67,15%. Nếu so sánh chỉ số IRR của hai mô hình với nhau và với tỉ lệ lãi suất vay ngân hàng (r) thì chúng ta đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng mô hình. Về nguyên tắc, tất cả các mô hình canh tác muốn có hiệu quả cao đều cùng có chung đặc điểm là có sức sản xuất cao, mang tính bền vững và phù hợp với mức độ chấp nhận của người nông dân. Ở đây, các mô hình bố trí trồng thuần có nhược điểm là không khai thác hết hiệu quả sử dụng đất do không trồng xen các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trong giai đoạn đầu khi rừng chưa khép tán nhằm vừa khống chế thực bì chèn ép, cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây rừng trồng; lại vừa giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Còn các mô hình nông – lâm kết hợp được bố trí trồng xen các loài cây nông nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày trong giai đoạn đầu đã khắc phục các nhược điểm trên. Vì vậy, trong những năm đến cần phải tiếp tục duy trì đầu tư, phát triển và nhân rộng sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân; đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, làm tăng nhanh độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng trung du, miền núi. A- Phương án trồng Keo Lai. - Nhưng trong điều kiện cụ thể keo lai không thể trồng trên các loại đất sau: Đất bị ngập úng nước, đất sét nặng, đất ngập mặn, đất bị đá ong hoá. Và chú ý, keo lai giâm hom không thể trồng trên nền đất cát di động. - Keo lai sinh trưởng tốt trên các loài đất giàu chất dinh dưỡng. - Keo lai sinh trưởng và phát triển bình thường ở độ cao từ 0 - 400 m. b/ Khí hậu : Công ty CPTM Đức Phương Trang 9 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu - Nhiệt độ trung bình thích hợp cho keo lai sinh trưởng từ 22 - 35 O C. - Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 - 2.500mm. - Keo lai trồng thuần loại hoặc hỗn giao với các loài cây khác, được dùng làm cây phù trợ trong trường hợp trồng hỗn giao với các loài cây gỗ lớn như: dầu, sao, xà cừ… B- Trồng rừng Keo Lai: - Keo lai có thể gây trồng được trên nhiều vùng đất khô nóng. - Keo lai giới hạn trồng trên các vùng đất ngập úng nước. 1/ Chuẩn bị đất trồng rừng: * Xử lý thực bì: - Tùy theo mức độ thực bì mà tiến hành xử lý bằng phương pháp phát đốt dọn toàn diện, phát đốt dọn theo băng hay không cần xử lý. - Xử lý thực bì cần phải hoàn tất trước khi trồng 1 tháng. * Làm đất: - Căn cứ vào điều kiện đất đai và mức độ thâm canh, tình hình xói mòn để lựa chọn cách làm đất thích hợp như: + Cày toàn diện, cày lật đất độ sâu 20 - 25cm. + Cày theo băng độ sâu 20 - 25cm. + Làm đất cục bộ. - Sau khi làm đất xong tiến hành cuốc hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Khi đào hố phải để phần đất mặt một bên, phần đất đáy hố để một bên. - Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc vừa trồng. 2/ Mật độ trồng rừng: Phương thức trồng rừng: Trồng thuần loại hoặc hỗn giao. - Trồng thuần loại: Tùy theo mục đích canh tác và điều kiện đất đai mà bố trí mật độ trồng khác nhau. - Thông thường trồng với mật độ 2000 cây/ ha với khoảng cách 2,0m x 2,5m (Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m). Hoặc có thể trồng thưa hơn với các mật độ khác nhau như: Mật độ 1.666 cây/ ha (hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2m). Hoặc mật độ 1.333 cây/ ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m). - Trồng hỗn giao: Mật độ 1.666/ ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m ) trong đó keo lai là 833 cây và xoan chịu hạn là 833 cây. Hoặc 1.250 cây/ ha ( 4m x 2m ) trong đó keo lai là 652 cây/ ha, cây điều 625 cây/ ha. - Cũng có thể trồng theo phương pháp nông-lâm kết hợp sẽ phát huy việc chăm sóc cây nông nghiệp và bảo vệ cây lâm nghiệp. Hơn nữa cây nhờ sự che chắn của vành đai cây lâm nghiệp mà cây nông nghiệp mang lại hiệu quả sản xuất cao, năng suất ổn định ít phụ thuộc vào tự nhiên, ít bị sâu bệnh phá hoại. 3/ Thời vụ trồng: - Căn cứ vào vào điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi mà tiến hành trồng. Tuy nhiên thông thường: + Các huyện phía Nam tỉnh từ tháng 6 đến tháng 9. + Các huyện phía Bắc tỉnh từ tháng 8 đến 10. 4/ Bón lót: - Kết hợp khi lấp đất bón lót mỗi hố 100 – 150g NPK (5:10:3) hay 200 – 300 g phân vi sinh 5/ Chăm sóc: - Trồng dặm cây chết sau khi trồng 8 – 10 ngày - Chăm sóc trong 3 năm liền: * Năm đầu, chăm sóc 2 lần + Lần 1 (sau khi trồng 1 – 2 tháng): cắt dây leo, phát dọn thực bì trên toàn diện tích, Công ty CPTM Đức Phương Trang 10 Biên soạn: Văn Hồng Đông [...]... 0 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm 5 Tổng cộng - - 3.981,7 Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu 2 Lao động gia đình Trồng, chăm sóc… Bảo vệ rừng Tổng chi phí 1 + 2 CPV2 2.203, 0 350,0 304,5 350, 0 300, 0 50,0 350, 0 281,8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 350,0 259,0 27.625, 0 20.643, 0 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 3,99 4,27 20.643, 0 15.673,7 2,31 2,10 36,46... giống đến trồng thành rừng (rừng khép tán) Điều kiện trồng rừng Điều 2: Khí hậu Chọn vùng trồng rừng thoả mãn các điều kiện: - Khí hậu nóng ẩm, có hai màu mưa- khô rõ - Nhiệt độ bình quân năm 2 0-2 70C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không dư i 20C, nhiệt độ bình quân tối đa tháng nóng nhất là 400C, nhiệt độ bình quân tối thiểu tháng lạnh nhất là 130C - Độ ẩm không khí bình quân năm 8 0-9 0% Lượng mưa 125 0-2 500mm/năm... Bazan, grannit, phù sa ven sông, phù sa cổ để trồng Tếch - Rừng trồng trên đất đá ong, đất cát, đất laterite (sói mòn trơ sỏi đá) - Không trồng rừng trên đất ngập nước vào mùa mưa Tạo giống trồng rừng Điều 4: Chọn cây mẹ lấy giống - Chọn cây 2 5-4 5 tuổi để lấy hạt giống - Cây mẹ là cây cao to, thẳng đẹp, tán đều không sâu bệnh, ít u bướu - Lấy giống vào tháng 2-3 khi quả chín, vỏ quả màu hơi vàng, nâu,... năm tiếp theo A) Trồng xen Sắn trong rừng Keo: Đối với giống sắn KM94 dễ trồng, tạp ăn, nhanh lớn, thân cao và cho năng suất cao, vì vậy nên bố trí trồng cây keo trước một tháng rồi trồng sắn, cụ thể: Dọn dẹp đất xong trồng keo cuối mùa mưa tháng 1 1- 2 và trồng sắn vào tháng 12 - 3 năm sau Cây keo trồng theo đường đồng mức 1.670 - 2.000 cây/ ha, khoảng cách 2,0 x 2,5 m, giữa 2 hàng keo trồng xen 2 hàng... định diện tích, các lô khoảnh trồng rừng trên thực địa đối chiếu với bản đồ - Tỷ lệ cây sống phải đạt 90% so với mật độ thiết kế - Cây sinh trưởng phát triển tốt - Kiểm tra việc chăm sóc và trồng dặm Điều 18: Nuôi dư ng, bảo vệ rừng trồng - Phòng chống cháy rừng, lập đường ranh cản lửa, dọn bỏ vật liệu cháy trên mặt đất rừng trước mùa khô - Phòng chống sâu bệnh hại rừng - Không để gia súc, người vào... đảm bảo đất luôn đủ ẩm Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm Thông thường tỷ lệ nảy mầm đạt 3 0-3 5% Điều 8: Chăm sóc cây con - Tưới nước hàng ngày đủ ẩm, liên tục 1,5 tháng đầu Sau đó 2-3 ngày tưới 1 lần - Định kỳ làm cỏ phá váng 2lần/tháng, kết hợp tỉa cây mạ nơi dày cây sang chỗ thưa Từ tháng 6 đến tháng thứ 10 mỗi tháng 1 lần tưới cho 1m2 Ngừng chăm sóc 2 tháng trước khi trồng - Cây con ít bị sâu bệnh Nếu... lấp đưa xuống dư i hố Lấp hố tiến hành trước khi trồng 1 tháng, đất lấp cao hơn miệng hố Điều 13: Phương pháp trồng rừng Phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất là phương pháp trồng bằng cây thân cụt Điều 14: Phương thức và mật độ trồng - Trồng thuần loại hay trồng xen cây nông nghiệp - Trồng xen cây nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp Mật độ trồng Tếch 1100 cây/ha (3mx3m) Loài cây trồng xen có... đống khoảng 1, 5-2 ,0m, sau khi đắp đống phải đào rãnh thoát nước xung quanh đống Với phương pháp này thời gian bảo quản tối đa có thể là 45 ngày - Chôn vùi bằng rơm: chất sắn thành đống và bao phủ bằng một lớp rơm nện đất có thể bảo quản sắn tươi trong 1 tháng./ Dự toán trồng 1 ha sắn TT Hạng mục I Tổng chi phí trồng 1 ha sắn 1 Vật tư - Đạm U rê - Super lân - Kali Clorua - Phân chuồng - Thuốc BVTV - Thuốc... m Có thể 3 x 3 (m) hoặc 3 x 6 (m) - Mặt bầu cách mặt đất 5 cm - Kiểm tra từ 1 đến 2 tháng sau khi trồng nếu thấy cây chết thì trồng dặm c Bón phân - Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc - 20 ngày kế tiếp bón NPK cũng 1 muỗng café/ gốc - Cây đạt 1 năm tuổi, tưới 2 lần/ tháng Cây 2 năm tuổi tưới 1 lần/ tháng Từ năm thứ 3 trở đi không cần tưới - Cây 4 - 5 tuổi thì chăm sóc tỉa cành để... đậu hoặc cây thuốc khi rừng đã khép tán Công ty CPTM Đức Phương Trang 33 Biên soạn: Văn Hồng Đông Dự án: Chế biến lâm sản, trồng chọt và chăn nuôi xuất khẩu CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN TRỒNG XEN CANH Trồng rừng đang là hướng đi đúng và hợp lòng dân Lợi ích từ trồng rừng đem lại cũng rất rõ ràng và to lớn Tuy nhiên, chu kỳ cho thu hoạch của rừng sản xuất phải từ 6 đến 7 năm Do vậy, trồng xen canh một số . VA/IC (lần) - - - - - - - - - - 3,99 4,27 4,3 NPV (1000 đồng) - - - - - - - - - - 20.643, 0 15.673,7 4,4 BCR (lần) - - - - - - - - - - 2,31 2,10 4,5 IRR (%) - - - - - - - - - - 36,46 32,64 . 0 27.625, 0 20.975, 0 27.625, 0 20.975,0 - BPV 2 0 0 0 0 0 0 0 0 20.643, 0 15.673, 7 20.643, 0 15.673,7 III VA - - - - - - - - - - 22.086, 2 16.993,3 IV Chỉ tiêu hiệu quả 4,1 GO/IC (lần) - - - - - - - - - - 4,99 5,27 4,2. Nông Lâm kết hợp: - Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn rừng trồng chưa khép tán - Trồng xen cây lương thực, thực phẩm, dư c liệu dư i tán rừng - Trồng xen cây nông

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w