1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc

101 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Sự nóng lên toàn cầu là vấn đề nổi cộm trong vài thập kỉ gần đây Biến đổi khí hậulà một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên tất cả các thành phần của môitrường sống như: gia tăng hạn hán, ngập lụt, gia tăng các loại bệnh dịch,…

Nguyên nhân chính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của khí nhàkính : CO2, CH4,… Theo ước tính của IPCC, khí CO2 chiếm tới 60% nguyên nhân củasự nóng lên toàn cầu Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay tăng 28% (từ 288 ppmlên 366 ppm) giai đoạn 1850-1998 (IPCC, 2000) Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khíCO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm (UNFCC, 2005).

Để chống lại sự gia tăng biến đổi khí hậu thông qua giảm thiểu trực tiếp CO2, hiệnnay nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển đang cố gắng thựchiện các dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM) Riêng đối với Việt Nam, trong chiếnlược bảo vệ và phát triển rừng của cả nước giai đoan 2006 – 2020, một trong những nộidung của chiến lược là hướng tới phát triển trồng rừng theo CDM, giúp giảm thiểu khínhà kính (GHG) Ngoài mục đích hấp thụ khí nhà kính (GHG), Chính phủ còn muốntạo điều kiện trồng lại rừng trên hơn sáu triệu ha đất trống, núi trọc trong cả nước

(Theo QĐ số 1970/QD/BNN-QL ngày 6/7/2006 của Bộ NN&PTNT, diện tích đất trốngđồi trọc cuối năm 2005 là 6,4 triệu ha) Trong bối cảnh như vậy, việc tăng cường xúc

tiến các dự án AR-CDM sẽ giải quyết tốt song song hai vấn đề này Chính vì vậy,Chính phủ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiến hành một Dự án nghiên cứuphát triển để xúc tiến AR-CDM, các chuyên gia đã tiến hành khảo sát và lựa chọn hiệntrường thí điểm dự án AR-CDM quy mô nhỏ tại huyện Cao Phong – Hòa Bình Và dự

án: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình” được bắt đầu triển khai

năm 2008.

Đây là một dự án AR-CDM đầu tiên tại Việt Nam Lượng CO2 được hấp thu bởirừng trồng mới theo thiết kế dự án là khá lớn Vậy lợi ích kinh tế từ việc hấp thụ CO2 làbao nhiêu và hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ này là như thế nào? Để trả lời cho câu

hỏi này, tác giả đã lựa chọn đề tài: ”Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấpthụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong– Hòa Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu

 Nghiên cứu, tính toán và phân tích các lợi ích đem lại cho địa bàn thực hiệndự án.

 Xem xét hiệu quả bước đầu của dự án.

 Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với các dự án trồng rừng theo cơ chế pháttriển sạch ở Việt Nam.

3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi học thuật: Chuyên đề đã vận dụng kiến thức lượng hóa giá trị môitrường để lượng giá các lợi ích môi trường cũng như lí thuyết phân tích chiphí lợi ích (CBA) để phục vụ cho quá trình đánh giá hiệu quả của dự án.

 Phạm vi lãnh thổ: Đề tài được thực hiện với phạm vi nghiên cứu là tỉnh HòaBình, cụ thể là hai xã Xuân Phong và Bắc Phong (huyện Cao Phong – HòaBình) với sự hỗ trợ của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Công ty HondaViệt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

 Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện vào năm 2010.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện chuyên đề nghiên cứu này, sinh viên đã sử dụng một số các phươngpháp sau:

 Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu từ các tài liệu tham khảo trên mạng,sách báo, báo cáo tổng hợp của dự án,….phục vụ việc tính toán các lợi íchkinh tế của dự án,….

 Phương pháp xử lí số liệu thu thập được bằng phần mềm excel nhằm mụcđích tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án.

 Phương pháp phân tích số liệu: phân tích các số liệu thu được từ việc xử líbằng phần mềm excel.

 Phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự ántrong chương III

5 Giới thiệu kết cấu chuyên đề tốt nghiệp

Trang 3

Đề tài nghiên cứu có ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế và môitrường của dự án trồng rừng hấp thụ CO2 theo cơ chế phát triển sạch.

Chương II: Hiện trạng dự án trồng rừng hấp thụ CO2 theo CDM ở Cao phong – HòaBình

Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế của dịch vụ hấp thụ CO2 trong dự án AR-CDMtại Cao Phong - Hòa Bình

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰCTIỄN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN SẠCH

1.1 Dịch vụ môi trường rừng đối với hấp thụ CO2

Do sự ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (chủ yếu là khí CO2)đối với sự nóng lên của trái đất nên sự tăng lượng khí CO2 trong khí quyển là một trongnhững vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất hiện nay Để giảm mức độ tăng của khíCO2 hay giảm mức độ khí CO2 phát sinh chúng ta cần phải áp dụng các công nghệ làmgiảm thiểu ô nhiễm môi trường Khí CO2 phát sinh phải được giữ lại bởi khí quyểnhoặc giữ lại bởi hệ sinh thái biển và hệ sinh thái trên cạn, được biết đến như là thùngchứa cacbon Và chiến lược phủ xanh rừng là một phương pháp tạo ra các thùng chứacacbon nhỏ.

Việc bao phủ diện tích đất rừng sẽ giúp làm giảm sự nóng toàn cầu bằng cách lưugiữ cacbon thông qua sự hấp thụ của cây và hệ thực vật khác Trong quá trình quanghợp thì cây quang hợp ánh sáng từ mặt trời để chuyển thành năng lượng hoá học dướidạng chất glucose đồng thời thải khí ôxy Cacbon trong glucoses được sử dụng để tạora cellulose - vỏ cây và được giữ đến khi cây chết và phân huỷ Theo cách này, việctăng trưởng của cây sẽ làm giảm lượng khí CO2 do khí thải nhà kính tạo ra trong khôngkhí Dịch vụ này của rừng cần được tiếp thị và cần được tăng cường bằng nhiều hoạtđộng như: trồng rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, giảm tác động từ việcchặt phá rừng và các hoạt động khác tăng cường quản lý rừng

Mặc dù lợi ích của việc lưu giữ lại cacbon trong việc giảm hiệu ứng nhà kính làhiển nhiên thì cho đến nay vẫn không có một cơ chế chính thức nào để thực hiện vấnđề này Thậm chí ngày nay, mặc dù với sự phát triển mạnh của các dịch vụ thương mạihoá cùng sự cam kết thực hiện của các quốc gia đối với vấn đề này đã được bàn đếntrong hội nghị Kyoto năm 1997, nhưng hầu hết những người chủ rừng vẫn không thểchuyển đối “tài sản” “cacbon” thành tiền như họ có thể làm với gỗ hay các sản phẩmcủa rừng khác.

1.2 Cơ chế phát triển sạch (CDM)

1.2.1 Định nghĩa

CDM là một công cụ được phát triển nhằm thực hiện các biện pháp đối với sựbiến đổi khí hậu Đây là một cơ chế linh hoạt nhằm định lượng và bán lượng khí hiệu

Trang 5

ứng được giảm phát thải giữa các nước công nghiệp hóa phải đạt được một chỉ tiêugiảm phát thải và các nước đang phát triển.

CDM là một trong ba cơ chế linh hoạt của Nghị định thư Kyoto, trong đó nó chophép các nước phát triển đạt được các chỉ tiêu về phát thải khí nhà kính bắt buộc thôngqua đầu tư thương mại các dự án trồng rừng tại các nước đang phát triển, sẽ nhằm hấp

thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lượng phát thải khí nhà kính (Trích: Khả năng

hấp thụ của một số loại rừng trồng ở Việt Nam – PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự).

1.2.2 Lợi ích từ các dự án CDM

Thứ nhất, dự án CDM mang lại lợi ích không chỉ cho các bên tham gia dự án màcòn góp phần rất lợi làm giảm lượng phát thải khí nhà kính nguyên nhân chính gây nênhiện tượng nóng lên của trái đất.

Thứ hai, nguồn thu từ các dự án CDM sẽ giúp các nước đang phát triển đạt đượcmục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường như cải thiện được môi trường đất, nước, khôngkhí Kèm theo đó, là nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài bổ sung vào nguồn vốn trongnước đóng góp làm tăng phúc lợi xã hội như tạo công ăn việc làm, phát triển nông thôn,xóa đói giảm nghèo Đây cũng là cơ hội tốt nhận được qua quá trình chuyển giao côngnghệ xanh, sạch mang lại lợi ích kinh tế và tăng lợi ích môi trường.

Thứ ba, bên cạnh đó, các dự CDM cũng tạo ra những lợi ích thiết thực cho cácnước phát triển - những nước bắt buộc phải quan tâm đến lượng giảm phát thải GHG vàhậu quả về môi trường do quá trình phát triển gây nên Dự án CDM là một hình thức đểcác nước phát triển có được tín dụng giảm phát thải với chi phí thấp hơn chi phí biên tạinước đó Mặc khác, đây còn là nguồn đầu tư mới cho các doanh nghiệp ở các nước này,một lĩnh vực mới đầy triển vọng.

Cuối cùng, từ quá trình mua bán chứng chỉ giảm phát thải (CERs) sẽ làm tăngcường mối quan hệ hữu nghị giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, giảmbớt khoảng cách giàu nghèo Qua quá trình này góp phần đạt được mục tiêu cao nhất củanghị định thư Kyoto.

1.2.3 Các lĩnh vực thuộc dự án CDM

CDM gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau: Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối  Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng

Trang 6

 Năng lượng tái tạo

 Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O)

 Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs, SF6) Các dự án bể hấp thụ cacbon (chỉ áp dụng đối với lĩnh vực trồng rừng và

khôi phục rừng)

1.2.4 Các bước thực hiện CDM

Hình 1.1 Các bước thực hiện dự án CDM

1 Thiết kế và xây dựng dự án

2.Phê duyệt quốc gia3 Phê duyệt/đăng ký4 Tài chính dự án

Tổ chức tác nghiệp A

6 Thẩm tra/chứng nhận

7 Ban hành CERs

Báo cáo giám sát

Tổ chức tác nghiệp BBáo cáo thẩm tra/báo cáo chứng nhận/đề nghị ban hành

CERsBan chấp hành/đăng ký

Trang 7

Chu trình dự án CDM trên đây gồm 7 giai đoạn cơ bản: thiết kế và xây dựng dựán, phê duyệt quốc gia, thẩm định và đăng ký, tài chính của dự án, giám sát, thẩmtra/chứng nhận và ban hành CERs Bốn giai đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩnbị dự án, ba giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án.

1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án CDM

Có nhiều phương pháp có thể dùng để đánh giá hiệu quả của dự án CDM như:Phân tích chi phí - lợi ích (CBA), phương pháp danh mục kiểm tra (checklist), phươngpháp phân tích đa mục tiêu, phân tích chi phí hiệu quả (CEA) Đối với đề tài này, tôi đãchọn phương pháp CBA cho dự án mình đang nghiên cứu.

1.3.1 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

CBA là quá trình xác định và so sánh những lợi ích và chi phí của một dự án,chương trình chính sách hay hoạt động phát triển theo quan điểm xã hội CBA đượchiểu là phân tích tài chính của dự án theo nghĩa rộng hay phân tích kinh tế Khác vớiphân tích tài chính, ngoài tính các chi phí và lợi ích thực, trong quá trình tính CBA cầncố gắng lượng hoá các chi phí và lợi ích ẩn càng nhiều càng tốt, những chi phí và lợiích không lượng hoá được bằng tiền cần được liệt kê đầy đủ và đánh giá một cách địnhtính

1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích dự án CDM

Đối với phương pháp CBA có trình tự 5 bước : - Xác định chi phí lợi ích

- Đánh giá chi phí lợi ích- Tính toán các chỉ tiêu- Phân tích rủi ro và độ nhạy- Kết luận và kiến nghị

1.3.2.1 Bước 1: Xác định các chi phí và lợi ích của dự án

Quá trình này chính là liệt kê đầy đủ các chi phí và lợi ích liên quan đến dự án theoquan điểm xã hội theo các nguyên tắc sau:

 Một lợi ích bị mất đi được coi là một chi phí, ngược lại một chi phí tiết kiệmđược coi là một lợi ích.

Trang 8

 Không tính thiếu, tính trùng, nhận dạng đúng và đủ các khoản chi phí, lợi ích.

 Phải có đơn vị đo lường chung.

 Chi phí của dự án CDM: Cũng như các dự án thông thường khác, dự ánCDM cũng bao gồm các chi phí thường xuyên, chi phí không thường xuyên và chi phícơ hội Chi phí thường xuyên là các khoản chi cho quản lý và vận hành dự án hàngnăm gồm có chi phí bao dưỡng, nguyên vật liệu, nhân công, nhà xưởng Chi phíkhông thường xuyên là những khoản chi phát sinh ngay khi dự án mới bắt đầu thựchiện và không thường xuyên trong suốt đời dự án gồm có khoản đầu tư cơ sở hạ tầng,mua sắm máy móc, thiết bị Chi phí cơ hội phát sinh do sự thay đổi về công nghệ, tỷlệ lãi suất, biến động kinh tế, xã hội.

Ngoài các chi phí kể trên, dự án CDM còn chịu các khoản chi phí CDM như chiphí thiết kế, xây dựng dự án, thuế CERs, chi phí giao dịch

 Lợi ích của dự án CDM: Ngoài doanh thu như các dự án thông thường khác,dự án CDM còn có doanh thu trực tiếp từ bán CERs và các lợi ích khác đóng góp vàosự phát triển bền vững như uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, xoá đói giảm nghèo, giảm ônhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp vào nỗ lực chống biến đổikhí hậu toàn cầu

1.3.2.2 Bước 2: Đánh giá chi phí lợi ích

Đây là bước quan trọng của quá trình CBA, là quá trình lượng hóa bằng tiền tệcác giá trị chi phí và lợi ích đã mô tả ở bước 1 Các chi phí và lợi ích được quy đổi theogiá cả thị trường, còn các chi phí và lợi ích không quy đổi được thì ta sử dụng phươngpháp giá ẩn – là mức giá thị trường đã được điều chỉnh sao cho phản ứng đúng chi phícơ hội kinh tế.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải bất cứ lợi ích hay chi phí nào cũng có thểlượng hóa bằng tiền tệ được Đó là các chi phí và lợi ích không mang tính hữu hìnhnhư những lợi của cảnh quan đối với cuộc sống người dân trong khu vực, hay hình ảnh,danh tiếng của doanh nghiệp trong thị trường , mà chúng không có giá trên thịtrường, do vậy chúng ta sử dụng các phương pháp định giá gián tiếp như phương phápthay thế, chi tiêu ngăn ngừa, đánh giá ngẫu nhiên, chi phí du hành để lượng giá Tuynhiên, việc lượng giá các chi phí và lợi ích vô hình là khá khó khăn và nhiều khi khôngthể quy đổi được ra giá trị tiền tệ, những lợi ích và chi phí này sẽ được tham vấn lấy ýkiến của các chuyên gia, và đánh giá về mặt định tính.

Sau khi quy đổi các giá trị theo thời gian của dự án (theo đơi vị tháng hoặc năm).Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí và lợi ích theo thời gian:

Trang 9

Bảng 1.1 Bảng minh họa tổng hợp chi phí và lợi ích theo thời gian

Năm Tổng lợi ích (Bt) Tổng chi phí (Ct) Lợi ích ròng hàng năm

1.3.2.3 Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu

Trong CBA có các chỉ tiêu cần dùng là: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích

– chi phí (BCR), hệ số hoàn vốn nộp bộ (IRR) Ngoài ra một số dự án người ta còn sửdụng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PB).

Để đánh giá hiệu quả của một dự án bất kì, điều cần làm đầu tiên đó là chọn biếnthời gian và tỷ lệ chiết khấu phù hợp.

Chọn biến thời gian: Về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế các dự án cần phải

kéo dài trong khoảng thời gian thích hợp sao cho phản ánh đầy đủ mọi chiphí và lợi ích của dự án Trong khi chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý:− Thời gian sống hữu ích của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi

ích kinh tế cơ sở mà dự án được thiết kế Khi lợi ích dự kiến của dự ánkhông đáng kể thì thời gian sống hữu ích của dự án coi như kết thúc.

− Tỷ lệ chiết khấu trong phân tích kinh tế của dự án tỷ lệ nghịch với NPV.

Trang 10

Chọn tỷ lệ chiết khấu (r): Đây là công đoạn quan trọng, do một sự thay đổi

nhỏ của r sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy có thể cho kết quảphân tích sai Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn phải đảm bảo:

− Không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là thực hoặcgiá USD không đổi (Cần phân biệt giữa tỷ lệ chiết khấu thực và tỷ lệ chiếtkhấu danh nghĩa).

Tỷ lệ chiết khấu thực = tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa – lạm phát

Ngoài ra, có thể tính tỷ lệ chiết khấu thực theo công thức: r =

− Xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu căn cứ vào chi phí cơ hội của đồngtiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thống xã hội về ưu tiên theo thời gian.Đối với phân tích tài chính, tỷ lệ chiết khấu được chọn là tỉ lệ lãi suất củavốn vay Nếu vốn được vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì tỷ lệchiết khấu được tính bằng cách lấy bình quân gia quyền của các tỷ lệ lãi suất.Còn vốn tự có thì tỷ lệ chiết khấu được lấy từ tỷ lệ lãi suất tiền gửi kì hạnmột năm tại Ngân hàng thương mại Riêng trong CBA thì tỷ lệ chiết khấuphải phản ánh chi phí cơ hội của tiền và sự ưa thích về mặt thời gian của xãhội Nói cách khác tỷ lệ chiết được lựa chọn phải phán ánh được mức sinhlời trung bình của tiền trong kinh tế.

Sau khi đã lựa chọn biến thời gian và tỷ lệ chiết khấu, chúng ta tiến hành tínhtoán các chỉ tiêu của dự án :

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thunhập và chi phí trong tương lai, nghĩa là tất cả trong tương lai, nghĩa là tất cả lợi nhuậnhang năm được chiết khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo tỷ lệ chiết khấu đã chọn.

t : là năm tương ứng (t= 1, 2, 3, ,n)n: là số năm hoạt động của dự án

Trang 11

Bt, Ct: là lợi ích và chi phí năm thứ t.

Giá trị hiện tại ròng là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích hiệu quả dự ánCDM, phản ánh giá trị thời gian của tiền Là một chỉ tiêu quyết định đầu tư Dự án chỉđược chấp nhận khi NPV không âm.

Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Tỷ suất lợi ích – chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được so vớigiá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.

Đối với phân tích chi phí lợi ích, lợi ích còn bao gồm cả lợi ích môi trường, vàchi phí bao gồm xốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng, thay thế và các chi phímôi trường Tỷ số B/C cho biết tổng các khoản thu của dự án có đủ bù đắp các chi phíbỏ ra của dự án hay không và dự án có khả năng sinh lãi không Dự án chỉ được chấpnhận khi B/C≥1.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá haymức độ hấp dẫn về mặt tài chính của các dự án đầu tư bằng việc so sánh với lãi suất vềtài chính hoặc tủ lệ chiết khấu Bản chất của IRR là mức thu lợi nhuận trung bình củađồng vốn được tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu năm của dòng tiền tệ.IRR là khả năng sinh lãi riêng của dự án IRR là tỷ suất chiết khấu đặc biệt mà tại đóNPV = 0.

 Tính toán IRR bằng phương pháp nội suy:

Trang 12

Chọn 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 (r2 > r1) sao cho tương ứng với r1 có NPV1>1và NPV2 < 0 và r2 - r1  5%.

IRR= r1 + (r2 - r1)

NPVNPV1 NPV2

Hình1.2: Đồ thị biểu diễn IRR

Đường đồ thị của IRR sẽ cắt trục hoành (điểm có NPV = 0) tại điểm biểu thị tỷsuất chiết khấu (IRR) của dự án đầu tư

1.3.2.4 Bước 4: Phân tích rủi ro và độ nhậy

Trong thực tế, dự án có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào như các rủi ro do biến độngvề kinh tế xã hội, biến động trên thị trường vốn, thay đổi trong chính sách và thể chế Những rủi ro này làm thay đổi phân tích của dự án, làm sai lệch tính toán hiệu quả củadự án Vì vậy, khi tính toán cần có những giả định về dữ liệu nhằm đánh giá nhữngthay đổi chỉ tiêu khi các yếu tố thay đổi liên quan đến việc đánh giá hiệu quả của dự án.Phân tích độ nhậy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắcchắn thông qua việc:

 Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng.

IRR

Trang 13

 Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giáhiệu quả dự án thay đổi.

 Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đángmong muốn nhất về mặt kinh tế.

Phân tích rủi ro và độ nhạy giúp cho người phân tích hiểu được các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả của dự án Những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất cũng như cácyếu tố có ít ảnh hưởng cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn Từ đó, các nhà đầu tư có cácphương án dự phòng để hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.

1.3.2.5 Bước 5: Kết luận và kiến nghị

Sau khi thực hiện hết các bước trên, chúng ta sẽ có đầy đù các dữ liệu để có mộtcái nhìn tổng quát về dự án và hiệu quả của dự án Trên cơ sở đó, chúng ta đưa ra kếtluận về hiệu quả của dự án Đồng thời đưa ra các kiến nghị và đề xuất các giải pháp đểkhắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả dự án.

1.4 Hấp thụ CO2 của môi trường rừng được quy định trong CDM

1.4.1 Một số loại rừng trồng ở Việt Nam theo CDM

Để ước tính khả năng hấp thụ CO2 của một số loại cây trồng dưới đây, các tácgiả đã sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn, chọn một số cây để cân đo khối lượngsinh khối tươi và khô Từ đó có tổng khối lượng tích luỹ CO2 trong quá trình quanghợp để tạo thành sinh khối rừng trồng Thông qua các kết quả phân tích thu được, cáctác giả đã xây dựng hệ số quy đổi tính lượng CO2 hấp thụ từ trữ lượng rừng và xâydựng đường hồi quy tuyến tính giữa lượng CO2 hấp thụ với năng suất gỗ và năng suấtsinh trưởng học.

Ở Việt Nam, giá trị hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng như rừng trồng keolai, rừng trồng keo tai tượng, rừng trồng keo lá chàm, rừng trồng bạch đàn Urophylla,… lá rất lớn Vì vậy những loại cây này là lựa chọn hàng đầu của các nhà lâm nghiệpkhi trồng rừng với mục đích giảm phát thải GHG (theo CDM) Dưới đây sẽ là môhình một số loại rừng trồng tiêu biểu.

1.4.1.1 Rừng trồng keo lai

Nghiên cứu tiến hành đo đếm sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng trồng keo

lai ở các tuổi từ 2 – 8 tuổi tại một số khu vực : Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, QuảngBình,… nhằm xây dựng mô hình tính toàn trữ lượng cacbon Dưới đây là số liệu màtác giả kế thừa từ nghiên cứu của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự:

Trang 14

Địa điểmMật độ

Sinh khối khô (tấn/ha)Cacbonhấpthụ(tấn/ha)E

Trênmặt đấtC

Tổng D

Chợ Mới

Hàm Yên –TuyênQuang

A Lưới –Thừa ThiênHuế

HàmYên –TuyênQuang

Kim Bôi –Hoà Bình

Chợ Mới

HàmYên –TuyênQuang

Hoành Bô QuảngNinh

TriệuPhong -Quảng Trị

Trang 15

Đường hồi quy tuyến tính của keo lai: Theo kết quả phân tích xây dựng phươngtrình tương quan – hồi quy tuyến tính giữa lượng CO2 hấp thụ hàng năm (biến phụthuộc Y) và năng suất gỗ (biến độc lập X) của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự đãđưa ra phương trình tương quan giữa X và Y như sau:

Y = 0,92 X + 11,74 ( hệ số tương quan r2 = 0,74)

Và mối quan hệ giữa năng suất sinh học (biến độc lập Z) là :

Y = 1,9 Z + 0,18 (với hệ số tương quan r2 = 0,99)

1.4.1.2 Rừng thông nhựa

Thừa kế từ kết quả nghiên cứu của PGS.TS Ngô Đình Quế và cộng sự, chúng taxây dựng phương trình tương quan – hồi quy giữa lượng hấp thụ CO2 hàng năm (biếnY) với năng suất gỗ (biến X) và năng suất sinh học (biến Z) như sau:

Y = 1,87 X + 1,56 (hệ số tương quan r2 = 0,79)Y = 1,81 Z + 0,78 (hệ số tương quan r2 = 0,99)

1.4.1.3 Rừng keo tai tượng

Cũng xây dựng tương tự hàm hồi quy tuyến tính như hai loại cây trên, ta cóphương trình hồi quy tuyến tính giữa các đại lượng:

Y = 0,93 X + 7,43; ( hệ số tương quan r2= 0,68)Y=1,89 Z + 0,37; (hệ số tương quan r2=0,98)

Trang 16

Bảng 1.3: Hệ số chuyển đổi tính CO2 hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của mộtsố loài cây được nghiên cứu:

NIRI : Viện nghiên cứu Nissho Iwai – Nhật Bản

Trang 17

Như vậy, chúng ta có thể tính lượng CO2 hấp thụ dựa vào phương trình tuyến tínhkhi biết năng suất và năng suất sinh học hoặc dựa vào các hệ số quy đổi số lượng Theokết quả tính toán thực tế ở VIeettj Nam với rừng keo tai tượng, keo lá tram, thông nhựavà bạch đàn Uro dựa vào hệ số quy đổi ở trên cho thấy:

Các rừng keo lai 3-12 tuổi với mật độ từ 800-1350 cây/ha có năng suất từ

11,43 ở cây 3 tuổi và 24,21 m3/ha/năm ở cây 7 tuổi Lượng CO2 hấp thụtrong sinh khối rừng giao động từ 60 – 407,37 tấn/ha Kết thu được cho thấylượng CO2 hấp thụ phụ thuộc lớn vào tuổi rừng và trữ lượng rừng.

Các rừng keo tai tượng 3-12 tuổi với mật độ trung bình từ 825-1254 cây/ha

có năng suất từ 11,04 - 21,58 m3/ha/năm Lượng CO2 hấp thụ dao động từ57,63 tấn ở cây 3 tuổi đến 281,40 tấn/ha ở cây 12 tuổi.

Đối với rừng thông nhựa: lượng CO2 được hấp thụ dao động trong khoảng

18,81 – 467,69 tấn/ha Ở rừng thông nhựa 13 tuổi với trữ lượng 71,04 m3/hahấp thụ được lượng CO2 là 163 tấn/ha và quy đổi thành tiền trên 500 USD/ha(giá bán là 5 USD/tấn CO2) Như vậy chỉ riêng giá trị về CO2 cũng đã tươngđương toàn bbooj giá trị dầu tư trồng rừng Đô là chúng ta chưa kể đến vớicá rừng trên 20 tuổi còn có giá trị thu hoạch nhựa hang năm tring bìnhkhoảng 2,5-3 kg nhựa/cây/năm, và gái trị về gỗ và củi,…

Ở rừng bạch đàn Uro 3-13 tuổi với mật độ trung bình từ 1200-1800 cây/ha

có năng suất dao động từ 15,42-24,46 m3/ha/năm Lượng CO2 hấp thụ trongsinh khối rừng dao động từ 107,87 tấn/ha ở cây 3 tuổi đến 387,71 tấn/ha ởcây 12 tuổi.

1.4.2 Lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO2 của môi trường rừng theo cơ chế CDM

1.4.2.1 Tổng quan về thị trường CERs của quốc tế và Việt Nam

 Thị trường CERs quốc tế

Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2005, mở ramột triển vọng mới cho thị trường cácbon quốc tế Nghị định thư Kyoto yêu cầu cácnước phát triển phải giảm mức phát thải GHG của mình trong thời kỳ cam kết đầu tiên(từ 2008 – 2012) trung bình ở mức 5,2% so với mức phát thải năm 1990.

Nhu cầu thị trường GHG được coi là tương đương với lượng giảm GHG đượcyêu cầu Nó có thể được xác định theo công thức sau:

Lượng giảm GHG cần thiết = (lượng giảm phát thải từ 2008 - 2012)

Trang 18

= (lượng phát thải năm1990) x 5,2%

Vậy nhu cầu giảm phát thải và nhu cầu CERs trong 5 năm từ 2008 – 2012 sẽ làmột nguồn cầu tương đối lớn.

Theo ước tính của Cơ quan năng lượng Quốc tế (IAEA), tổng lượng phát thảiCO2 tương đương (CO2e) trong lĩnh vực năng lượng của 24 nước thuộc các nước pháttriển trong năm 2000 là 11.130 (triệu tấn) và dự đoán năm 2010 là 20.054 triệu tấnCO2e Các nước này đã có các biện phát giảm nhẹ trong nước, phát triển các bể hấp thụcácbon, mua bán CERs từ các dự án CDM và ERUs từ các dự án JI Ước tính mứccung lượng phát thải từ 1.177 – 2.064 triệu tấn CO2e mỗi năm Nguồn cung CERs cóthể đạt từ 55 – 183 triệu tấn CO2e mỗi năm.

Để thực hiện được điều đó, trong thời gian gần đây một số nước và tổ chức quốctế như Hà Lan, Bỉ, Anh, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới đã hình thành các quỹ, cácchương trình nhằm hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện dự án dạng CDM tại các nướcđang phát triển để thu được CERs hoặc chuyển giao CERs trên thị trường quốc tế.

Ví dụ như: Đan Mạch dự kiến lượng phải giảm phát thải mỗi năm là 25 MtCO2e, để thực hiện được cam kết của mình Đan Mạch đã có chương trình mua 6,25MtCO2e bằng CERs từ các dự án, đồng sử dụng và chuyển đổi nhiên liệu Các nướcđược ưu tiên hợp tác là Malaysia, Thái Lan, Nam Phi và Indonexia

Hay Chính phủ Italia dự kiến mua hàng năm 12 MtCO2e từ tín dụng IJ và CDMđể thực hiện cam kết Cho đến nay họ đã đóng góp 7,7 triệu USD cho quỹ đa quốc giaCDCF và thành lập quỹ cácbon Italia cùng với ngân hàng thế giới và một số tổ chứccủa Italia cùng tham gia với vốn đầu tư ban đầu là 15 triệu USD tiền công quỹ từ việcbán CERs.

 Thị Trường CERs Việt Nam

Việt Nam tuy chưa phải là quốc gia phải giảm GHG theo quy định của Nghịđịnh thư Kyoto, nhưng nhu cầu phát triển bền vững của nước ta cũng cần hạn chế tốiđa phát thải GHG, đồng thời góp phần cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ môi trường.Việc thực hiện công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nói chung vàchúng ta tham gia vào CDM nói riêng là nghĩa vụ và quyền lợi của chúng ta.

Bên cạnh đó, CDM cũng đem lại cho Việt Nam những cơ hội mới để thu hútkêu gọi đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, áp dụng những công nghệsạch, công nghệ thân thiện môi trường phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệpcủa mình

Trang 19

Nước ta đã nắm bắt được những lợi ích của CDM mang lại và nhận định thịtrường GHG là một thị trường đầy tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi Việt Nam đưadự án CDM vào dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và đã có những chính sáchmiễn hoặc giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp, dự án CDM được miễn thuế nhậpkhẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩulà nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được để phục vụ sảnxuất của dự án Ngoài ra, dự án CDM được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất vàsản phẩm của dự án CDM có thể được trợ giá khi đáp ứng đủ một số điều kiện củapháp luật quy định hiện hành.

Quyết định nêu rõ, CERs thuộc sở hữu của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dựán CDM, được theo dõi và quản lý thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Khinhận, phân chia và bán CERs, chủ sở hữu CERs hoặc đầu mối tiếp nhận CERs phảiđăng ký với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và báo cáo với Cơ quan có thẩm quyềnquốc gia về CDM

Sau khi nhận CERs, nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM có thể chàobán ngay cho các đối tác có nhu cầu hoặc lựa chọn thời điểm thích hợp trong thời gianCERs có hiệu lực Trường hợp chủ sở hữu CERs là nhà đầu tư nước ngoài không bánCERs để thu tiền mà chuyển về nước để thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kínhthì nộp lệ phí trên số tiền của CERs đang sở hữu tính theo giá thị trường tại thời điểmchuyển về nước.

Tuy nhiên, tại Việt Nam có thể nhận thấy thị trường GHG chưa được quan tâmthời gian qua Do ở Việt Nam thị trường GHG là một thị trường mới, rủi ro lớn và chứanhiều thách thức Thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và nắm bắt về thị trường sẽ là một trởngại lớn đối với các nhà quản lý hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn Đối vớingành nông nghiệp quy mô nhỏ, không tập trung không đủ tiêu chuẩn đối với một dựán CDM Ngành lâm nghiệp, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàngnăm cao nguy cơ cháy rừng cao là thất bại những dự án AR - CDM Các doanh nghiệpViệt Nam chưa thực sự quan tâm đến những dự án CDM, quá trình thực hiện dự án cònchưa được chú trọng và thực hiện chưa đúng quy trình.

Tại Việt Nam hiện nay, giá CERs còn rẻ, thị trường còn nhiều bấp bênh với sựcạnh tranh lớn của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ Dovậy, thị trường GHG của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh lớn

1.4.2.2 Lợi ích kinh tế thu được từ buôn bán CERs

 Đối với CERs của các dự án CDM nói chung:

Trang 20

Theo báo cáo “Hiện trạng và các xu hướng của thị trường các bon năm 2007”của FAO (2007), thị trường buôn bán các bon đạt khoảng 30 tỷ USD vào năm 2006,gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2005 Thị trường này chủ yếu diễn ra các hoạt động muađi bán lại tại các nước thuộc ủy ban châu Âu hay tại các nước tuân thủ theo cơ chếbuôn bán phát thải của ủy ban châu Âu, đạt doanh số 25 tỷ USD Các hoạt động dựavào các dự án theo CDM và cơ chế đồng thực hiện (JI) cũng gia tăng rất nhanh, giá trịbuôn bán tín chỉ Cacbon tại hai thị trường này đạt khoảng 5 tỷ USD vào năm 2006.Các số liệu trên cho thấy thị trường và việc buôn bán tín chỉ Cacbon ngày càng nhậnđược sự quan tâm của cộng đồng thế giới, các công ty và các nhà đầu tư vào lĩnh vựcmôi trường

Về nguyên tắc, dịch vụ khí cacbon có được do nhiều hoạt động lâm nghiệpmang lại và có thể tính toán được, mua bán được Tuy nhiên, theo CDM chỉ có 2 hoạtđộng của dự án là hợp lý đó là trồng mới rừng và trồng lại rừng, được cấp CERs(1CER = 1 tấn CO2) do UNFCCC cấp Xây dựng một thị trường chính thống đượcxem như một công cụ của Nghị định thư Kyoto Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của thịtrường khí cacbon Có nhiều công ty, tổ chức và nhiều người liên quan muốn bồithường cho lượng khí thải nhà kính họ thải ra mà không cần liên hệ tới Nghị định thư

Một vấn đề khá quan trọng liên quan đến thị trường này là giá bán CER, dướiđây là diễn biến giá bán CER từ 1998 – 2006:

Hình 1.3: Diễn biến giá bán CERs

Nguồn: World Bank 2006 State and Trends of the Cacbon market 2006

Theo hình ở trên thương mại tín chỉ cácbon có xu hướng tăng nhanh trong 3năm gần đây, cùng với đó thì giá bán mỗi tín chỉ CER cũng tăng lên theo Giá bán bình

Trang 21

quân xác định cho năm 2004 là khoảng 5,15 đô la Mỹ cho 1 tấn CO2e; cho năm 2005là 7,04 đôla Mỹ cho 1 tấn CO2e và tính cho 3 tháng đầu 2006 là 11,56 đô la cho 1 tấnCO2e.

Năm 2004 lượng CERs thương mại là khoảng 101 triệu tấn CO2e với giá trịkhoảng 549 triệu đô la; năm 2005 là 374 triệu tấn CO2e với giá trị khoảng 2.708 triệuđô la và trong 3 tháng đầu 2006, lượng CERs buôn bán là khoảng 79 triệu tấn CO2e vớigiá trị là 907 triệu đô la Cụ thể, lợi ích thu được từ buôn bán CERs được thống kê dướibảng sau:

Bảng 1 4: Lợi ích thu từ buôn bán CERs của các nước đang phát triển từ

2004 – 2006

(triệu tấn CO2e)Giá trị tiền tệ (triệu USD)

Đối với CERs của CDM áp dụng trong ngành lâm nghiệp:

Theo thống kê trên thế giới giá trị hấp thụ CO2 của các khu rừng tự nhiên nhiệtđới là khoảng 500 – 2.000 USD/ha và giá trị này với rừng ôn đới được ước tính ở mứctừ 100 – 300 USD (Zhang, 2000) Giá trị kinh tế của hấp thụ CO2 ở rừng Amazon đượcước tính là 1.625USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 – 4.400USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000 – 3.000 USD/ha/năm và rừng thưa là 600 – 1.000

USD/ha/năm (Camille Bann và Bruce Aylward, 1994).

Dựa trên kết quả nghiên cứu về trữ lượng cacbon của rừng tự nhiên và diễn biếngiá bán CERs trên thị trường, giá trị lưu giữ và hấp thụ cacbon của rừng được tính theo

Trang 22

hai kịch bản là: giá thấp (5 USD/tấn CO2e) và giá cao (11 USD/tấn CO2e) Kết quảtính toán của một số đề tài nghiên cứu được nêu ở bảng sau:

Bảng 1.5: Giá trị lưu giữ cacbon của rừng tự nhiên

STTLoại rừngTrữ lượng cacbon cho 1 haGía trị cho 1 ha (1.000đ)

Nguồn: PSG.TS Vương Vân Quỳnh

Như vậy có thể thấy rằng, rừng tự nhiên lưu giữ một lượng cacbon rất lớn Caonhất là rừng gỗ tự nhiên giàu, với khoảng 720 tấn CO2e/ha có giá trị khoảng 58 – 126triệu đồng/ha; Tiếp đến là rừng gỗ tự nhiên trung bình với giá trị về cacbon từ 45 - 99triệu đồng/ha; rừng tự nhiên nghèo từ 36 – 79 triệu đồng/ha; rừng tự nhiên phục hồi từ23 – 51 triệu đồng/ha và thấp nhất là rừng tre nứa, từ 15 – 32 triệu đồng/ha.

Tính toán thử nghiệm lợi ích thu được từ buôn bán CERs ở xã Hồng Trung,huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế về giá trị thương mại Đây là dự án trông rừng môitrường trên đất A Lưới, Miền Trung Việt Nam Cụ thể được tổng hợp dưới bảng sau:

Trang 23

Bảng 1.6: Giá trị thương mại của một số cây trồng (dựa theo lợi ích từ hấp thụ

CO2)Loại rừngTuổi

Diện tích(ha)

CO2 hấp thụ(tấn/ha)

USD/ha/năm VND/ha/năm(1000đ)

1.4.3 Lợi ích môi trường đối với việc hấp thụ CO2 của rừng

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, những lợi ích về môi trường của việc hấp thụ CO2đem lại không phải là nhỏ Một trong những lợi ích mà mọi người đều thừa nhận rằngđó là: Việc hấp thu CO2 của rừng làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu do có thểgiảm được một số lượng đáng kể CO2 thông qua buôn bán CREs giữa các nước pháttriển và các nước đang phát triển, từ đó ngăn chặn biến đổi khí hậu đang diễn biếnngày càng phức tạp

Tuy nhiên bên cạnh đó, thì rừng cũng đem lại một số lợi ích về môi trường dễdàng nhận thấy như:

 Giảm xói mòn đất

 Ngăn chặn lũ quét, cát bay,…. Điều hòa lưu lượng nước

 Tăng độ màu mỡ, cải thiện chất lượng đất.

 Lợi ích tăng đa dạng sinh học,……

Trang 24

1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong việc tính toán lợi ích kinh tế hấp thụC02 của môi trường rừng trong khuôn khổ CDM

1.5.1 Hiện trạng thực hiện CDM trong lâm nghiệp của một số nước

1.5.1.1 Dự án Lâm nghiệp cộng đồng và sự lưu trữ Cacbon thí điểm tại Scolel Te –Chiapas – Mexico.

 Mục tiêu và hoạt động: Tái trồng rừng ở rừng nhiệt đới và những vùngđất cao và kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp trên những mảnh đấtnhỏ của nông dân.

 Diện tích: 2000 ha trên tổng só 13,200 ha (quy mô dự án tuỳ thuộc vàonguồn tài trợ)

 Đối tác (hiệp hội tín dụng, viện nghiên cứu, Đại học Edinburgh, Liênđoàn môtô quốc tế, vv…)

1.5.1.2 Dự án quỹ FACE – Innoprise, Sabah, Malaysia

 Mục tiêu dự án : Dự kiến sẽ hấp thụ khoảng 4,3 triệu tấn CO2 trong vòng60 năm.

 Diện tích : 25,000 ha cây dầu nước thuộc khu vực rừng nhiệt đới ở vùngđất thấp.

 Đối tác : Công ty Innoprise (hợp tác với QUỹ Sabah, Sabah, Malaysia) vàtổ chức FACE (Hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp) thuộc Ban Điện lực HàLan – Hà Lan.

1.5.1.3 Dự án Kompong Cham, Campuchia

 Mục tiêu: thực hiện nông lâm kết hợp có sự tham gia của cộng đồng,ước tính đạt 1 triệu tấn CO2 được hấp thụ trong vòng 10 năm.

 Diện tích : 10.000 ha rừng trồng.

 Đối tác: Chính phủ và các nhà đầu tư Campuchia,…

1.5.2 Kinh nghiệm tính toán lợi ích kinh tế hấp thụ CO2 của rừng theo CDM

Chúng ta có thể sử dụng cacbon thay cho CO2 để làm thước đo cho sự giảm phát

thải khí nhà kính Hai cách tiếp cận này là như nhau, bởi ta có thể quy đổi từ lượng

Trang 25

cacbon được hấp thụ về CO2 và ngược lại Trước hết để thống nhất về cùng một đạilượng, chúng ta xem xét cách chuyển đổi từ Cacbon sang CO2 dưới đây:

Lượng cacbon trong CO2 là tỉ lệ giữa trọng lượng của Cacbon và CO2 Trọnglượng nguyên tử cacbon là 12 đvc, trong khi trọng lượng của CO2 là 44 đvc,bởi nó bao gồm hai nguyên tử Oxi Vì vậy để chuyển đổi từ cacbon sangCO2, ta sử dụng công thức sau:

1 tấn cacbon = 44/12 tấn CO2 =3,67 tấn CO2.

Do vậy, nếu giá 1 tấn Cacbon là 30 USD, thì giá 1 tấn CO2 theo cách quy đổiở trên là 30/3,67 = 8 USD/tấn CO2

1.5.2.1 Dự án Lâm nghiệp cộng đồng và sự lưu trữ Cacbon thí điểm tại Scolel Te –Chiapas – Mexico.

Phương pháp ước lượng khí nhà kính: Sử dụng mô hình CO2 Fix, ước tính

được trữ lượng CO2 tích luỹ ròng trong toàn bộ vòng đời của cây là 15000 – 333000tấn Cacbon Theo cách quy đổi ở trên thì vòng đời của cây sẽ hấp thụ được từ 55050 –1222 110 tấn CO2 Theo giá bán của dự án là 10 USD/tC, vậy giá bán mỗi tấn CO2exấp xỉ 3 USD Theo cách tính này thì giá trị thương mại thu được của việc hấp thụ CO2được tổng hợp dưới đây :

Bảng 1.7: Giá trị thương mại của sự hấp thụ CO2 tại Scolel Te – Chiapas –Mexico.

Lượng Cacbonhấp thụ ròng

Trang 26

Ngoài ra, dự án còn đem lại những lợi ích sau cho địa điểm thực hiện dự án: Lợi ích kinh tế và xã hội: Xây dựng một nền nông lâm nghiệp bền vững, cải

thiện phúc lợi của phụ nữ và người dân trong làng.

 Lợi ích môi trường: bảo tồn và tăng đa dạng sinh học rừng, giảm thiểu sự xóimòn đất, và tạo ra các vùng đệm để làm giảm sự di trú vào trong rừng.

Nguồn: EPA/USIJI (1998), Tipper and de Jong (1998), Witthoeft-Muehlmann (1998) as cited IPCC, 2000

1.5.2.2 Dự án quỹ FACE – Innoprise, Sabah, Malaysia

Phương pháp và lợi ích ước tính khí nhà kính: sử dụng mô hình Fix CO2

ước tính được 707,000 tấn Cacbon thu được trong toàn bộ vòng đời của rừng.

Bảng 1.8: Giá trị thương mại của sự hấp thụ CO2 tại Sabah, Malaysia.Lượng Cacbon

hấp thụ ròng(tấn)

CO2 quy đổi(tấn)

Đơn giá (USD/CO2e)

Giá trị thươngmại (USD)

Nguồn : Tác giả tổng hợp

Một số lợi ích khác thu được từ dự án như :

 Lợi ích kinh tế xã hội : số tiền thu được từ gỗ là 800 triệu USD Đồng thờicũng đào tạo về kỹ thuật trồng cây cho mọi tầng lới nhân viên tham gia dựán Với điạ phương, thì tạo việc làm cho hơn 150 người.

 Lợi ích về môi trường : Cải thiện ít nhất 25,000 ha rừng đã bị suy thoái.

Nguồn: FACE Foundation (1998), Stuart and Moura-Costa (1998), Muehlmann (1998) as cited by IPCC (2000).

Trang 27

Witthoeft-1.5.2.3 Dự án Kompong Cham, Campuchia

Phương pháp tính lợi ích kinh tế: Theo ước tính, lượng CO2 hấp thụ trong

vòng 10 năm của dự án là 1 triệu tấn Tại tời điểm dự án triểu khai, giá bánmỗi tấn CO2 là 3 USD/ tấn Như vậy lợi ích thu được từ việc giảm thiểu CO2là = 3 x 1.000.000 = 3.000.000 USD.

Một số lợi ích khác mà dự án đem lại ngoài lợi ích kinh tế như:

 Nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư tại địa bàn thực hiện dự án.

 Cải thiện chất lượng đất thông qua việc trồng lại rừng ở đây.

1.6 Các bước thực hiện xác định lợi ích kinh tế và môi trường của dịch vụ hấpthụ C02 đối với môi trường rừng

Thông qua một số phương pháp tính toán lợi ích kinh tế của các quốc gia trên thế

giới, ta có thể đưa ra các bước thực hiện như sau:

1.6.1 Bước 1: Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi rừng theo một số cácphương pháp sau

1.6.1.1 Phương pháp sinh khối và hấp thụ cácbon của lớp thực vật trên bề mặt đất

Để có được số liệu về hấp thụ cácbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụcácbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng Chính vì vậy điều tra sinh

khối cũng chính là điều tra hấp thụ cácbon của rừng (Ritson and Sochacki, 2003) Các

phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ cácbon trên mặt đất được trình bày ở dướiđây (Brown, 1997; McKenzie et al., 2000; Snowdon et al., 2000; Snowdon et al.,2002):

Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tínhbằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thôngthường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha) Cácbon thường được tính từ sinhkhối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5 Vì vậy việc chọn hệ số chuyểnđổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.

Trang 28

Bảng 1 9 Mật độ sinh khối trung bình một số kiểu rừng ở Australia

(tấn/ha)Kiểu rừngMật độ sinh khối(tấn/ha)

1.6.1.2 Phương pháp rác hữu cơ trên mặt đất

Phương pháp lập ô, đo đếm và phân tích cácbon trong rác hữu cơ trên mặt đất đãđược phát triển một cách cơ bản và được giới thiệu bởi nhiều tổ chức quốc tế, IPCC,FAO, Văn phòng Quốc gia về khí nhà kính Australia, Canada… và rất nhiều các tổ

chức và tác giả khác (IPCC, 1997; McKenzie et al., 2000; IPCC, 2003).

Phương pháp thích hợp để điều tra rác hữu cơ là, trên mỗi ô tiêu chuẩn đo đếm ởrừng trồng, lập 03 ô tiêu chuẩn có kích thước (2 x 2m), thu lượm và cân toàn bộ ráchữu cơ, tính trung bình lượng rác hữu cơ trên 1m2 Từ đó tính được lượng rác hữucơ/ha cho lâm phần.

1.6.1.3 Phương pháp sinh khối dưới mặt đất

Sinh khối dưới mặt đất của lâm phần là trọng lượng phần rễ sống của cây Rễ câychiếm một phần quan trọng trong tổng sinh khối lâm phần Theo Cairn et al (1997),sinh khối của rễ cây trong rừng dao động từ khoảng 3 tấn/ha đến 206 tấn/ha, tùy theoloại rừng Tuy nhiên, điều tra để xác định tổng lượng rễ cây dưới mặt đất là công việckhó khăn, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức.

Trang 29

1.6.1.4 Phương pháp cácbon trong đất

Mặc dù hầu hết cácbon được hấp thụ bởi các hệ sinh thái trên mặt đất là qua lá vàhấp thụ cácbon phần lớn nằm trên sinh khối trên mặt đất, hơn một nửa cácbon hấp thụđược sẽ chuyển xuống dưới mặt đất thông qua rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịchcủa rễ kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất

1.6.1.5 Phương pháp thông qua trữ lượng gỗ:

Để tính lượng Cacbon hấp thụ, ta tiến hành theo hai bước sau:

 Tính toán trữ lượng gỗ thu hoạch dựa theo công thức:

V = pi * r /10.000 * H * 0,45 (i)

Trong đó:

V: Thể tích cây (m3) pi = 3,14; R: diện tích rừng (m2) H: chiều cao cây (m)

 Tính toán trữ lượng Cacbon theo công thức:

Y= -53.242 + 11.508*G (ii)

Trong đó:

Y : lượng Cacbon hấp thụ được (kg/ha) G : Tổng diện tích ngang (m2/ha)

Hai công thức (i) và (ii) lấy từ kết quả nghiên cứu từ Luận văn thạc sĩ khoa

học : « Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh » Phạm TuấnAnh(http://www.socialforestry.org.vn/Document/DocumentVn/Bao%20cao%20tom%20tat%20de%20tai%20CO2%20Tuan%20Anh.Vn.pdf).

-1.6.1.6 Phương pháp sử dụng các phần mềm, mô hình để tính toán ra trữ lượngCacbon mà rừng hấp thụ được:

Trang 30

Hiện nay trên thế giới sử dụng mô hình tiêu biểu: Mô hình nghiên cứu sinh khốivà hấp thụ cácbon và động thái CO2Fix được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Lâmnghiệp châu Âu, đã được sử dụng cho rừng nhiều nước trên thế giới.

Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loạirừng khác nhau Brown và Pearce (1994) có đưa ra các số liệu đánh giá lượng cacbonvà tỷ lệ thất thoát đối với rừng nhiệt đới Một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thuđược 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành du canhdu cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay đấtnông nghiệp Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ giảmtừ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp Chi tiết về trữ lượngcác bon cho một số kiểu rừng nêu ở Bảng 3.

Bảng 1.10: Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng

Nguồn: Brown và Pearce (1994)

Trang 31

1.6.2 Bước 2: Quy đổi trữ lượng Cacbon ra CO2 tương đương, theo công thức

CO2 = 3.67 * C Trong đó:

CO2: lượng CO2 hấp thụ C : lượng Cacbon hấp thụ

1.6.3 Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế

Lợi ích thu được từ buôn bán chứng chỉ giảm thiểu Cacbon (CREs))

Mỗi CREs tương đương với một tấn CO2 Vậy lợi ích kinh tế của việc hấp thuCO2 có thể được tính theo công thức:

Lợi ích kinh tế = CO2* giá/tấn CO2.

1.7Tiểm năng phát triển mua bán Cacbon (CO2) trong lâm nghiệp

Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 cho

rằng, một trong các ngành gây phát thải đáng kể là sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất vàlâm nghiệp (LULUCF) Phát thải do thay đổi sử dụng đất chiếm tới 20% tổng phát thảitoàn cầu Với quy định hiện hành của Nghị định thư Kyoto thì chỉ có các hoạt độngtrồng rừng và tái trồng rừng là được chấp nhận và được coi là giải pháp nhằm góp phầngiảm thiểu phát thải GHG Trên thực tế, lượng khí nhà kính hấp thụ do việc trồng rừngvà tái trồng rừng là không đáng kể và mức phát thải do thay đổi sử dụng đất - chủ yếudo các hoạt động phá rừng và chuyển đổi rừng - vẫn tiếp tục diễn ra ở mức cao Một sốnước có lượng phát thải lớn từ hoạt động này gồm Indonesia và Brazil

Nhận thức được vấn đề này, sáng kiến về giảm phát thải từ phá rừng và suythoái rừng ở các nước đang phát triển lần đầu tiên được đưa ra bởi Indonesia tại cuộchọp các bên lần thứ 13 Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nướcđang phát triển và một số nước phát triển, mở ra một hướng đi mới trong nỗ lực củaQuốc tế về việc giảm nồng độ GHG Những triển vọng trong việc phát triển thươngmại các bon trong lâm nghiệp thể hịên thông qua các cơ chế sau:

Cơ chế phát triển sạch: Giai đoạn I của cơ chế phát triển sạch sẽ hết hiệu lực

vào năm 2012 Tuy nhiên hịên nay đây vẫn là cơ chế khá hiệu quả trong việc cắtgiảm phát thải, đặc biệt trong các lĩnh vực Năng lượng, giao thông, quản lý chấtthải Với lĩnh vực lâm nghiệp, xu hướng chung là vẫn duy trì nhưng cần phảiđơn giản hóa các thủ tục trong việc xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt;

Trang 32

Cơ chế Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (REDD): Đây là cơ chế

mới được khởi xướng và đang nhận được sự ủng hộ to lớn của cộng đồng Quốctế Hiện cơ chế này đang được tiến hành thử nghiệm ở nhiều quốc gia nhưIndonesia, Brazil, Việt Nam, vv Hiện nay REDD đang được xem xét ở nhiềumô hình sử dụng đất khác nhau như giảm phát thải từ phá rừng, chuyển đổirừng, các hoạt động sử dụng đất phù hợp nhằm tăng trữ lượng các bon.

Cơ chế các bon tự nguyện: Đây cũng là một tiềm năng lớn trong việc thương

mại giá trị các bon của rừng Hoạt động này dựa sự tự nguyện của các bên trongviệc mua bán các bon.

1.8 Tiểu kết chương I

Trong chương I đã cho thấy được khái quát về CDM, quy trình cũng như lợi íchcủa một dự án CDM Bên cạnh đó chúng ta cũng có cái nhìn tổng quan về lợi ích kinhtế cũng như môi trường của sự hấp thụ CO2 trong ngành lâm nghiệp Dựa trên các kinhnghiệm tính toán lợi ích kinh tế của dịch vụ hấp thụ CO2 trong ngành lâm nghiệp trênthế giới, tác giả đã thiết lập được các bước thực hiện để xác định lợi ích kinh tế củadịch vụ hấp thụ của CO2 này.

Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi nghiên cứu về một dự án trồngrừn/tái trồng rừng theo cơ chế sạch (AR-CDM) tại một địa bàn cụ thể, từ đó xem xétlợi ích mà dự án này đem lại là bao nhiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của dựán Đây cũng chính là các nội dung sẽ tiếp tục được đưa ra và hoàn thiện trong cácphần tiếp theo của chuyên đề này

Trang 33

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG DỰ ÁN TRỒNG RỪNG THEO CƠCHẾ SẠCH (AR-CDM) Ở CAO PHONG – HÒA BÌNH

2.1 Tổng quan về dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế sạch

Trồng rừng (Afforestration)/ Tái trồng rừng (Reforestration) theo Cơ chế phát triểnsạch (AR-CDM) là một trong những cơ chế linh hoạt mềm dẻo của Nghị định thưKyoto cho phép điều chỉnh việc tạo lượng cácbon tích luỹ trong các khu rừng ở cácnước đang phát triển và bán lượng dự trữ cácbon này - gọi là Tín chỉ cácbon – cho cácnước phát triển phải thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo quy định củaNghị định thư Kyoto.

AR-CDM là một ví dụ về việc chi trả dịch vụ môi trường mà các khu rừng đem lạinhằm tăng nguồn tài chính phục vụ các hoạt động bảo tồn và phục hồi rừng sau này.Đối với nhiều nước đang phát triển có nền công nghiệp còn yếu kém với nguồn thunhập chủ yếu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, AR-CDM chính là một biện pháp tăngthu nhập từ các hoạt động môi trường Các dự án AR-CDM có thể là các dự án liênquan đến nông lâm kết hợp, độc canh hoặc trồng rừng nguyên liệu hỗn hợp, các dự ánphục hồi cảnh quan rừng trên đất suy thoái hoặc đất ở các khu bảo vệ, các dự án rừngcộng đồng, các dự án trồng rừng/ tái trồng rừng tập trung vào sản xuất gỗ, năng lượngsinh khối và quản lý lưu vực

Hình 2.1: Chu kỳ dự án AR-CDM

Nguồn: Báo cáo chuyên đề biến đổi khí hậu và cơ chế thương mại Cacbon trong lâm nghiệp – Vũ Tấn Phương.

Trang 34

2.2.1 Những lợi ích và trở ngại khi phát triển AR-CDM tại Việt Nam

Chúng ta có xu hướng kì vọng các AR-CDM sẽ tạo ra các lợi ích kinh tế tương đốilớn và không nhận thức rõ các rủi ro và chi phí phát sinh Để xúc tiến và phát triển AR-CDM, cần phải nhận thức rõ ràng các lợi ích cũng như các trở ngại và rủi ro Trước hếtta xem xét các lợi ích thu được do các dự án AR-CDM đem lại:

a) Lợi ích từ việc thực thi AR-CDM tại Việt Nam

Đóng góp cùng với quốc tế vào nỗ lực bảo vệ môi trường toàn cầu

Việt Nam phê chuẩn công ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu(16/11/1994) và Nghị định thư Kyoto (25/9/1997) Tham gia các hoạt độngCDM, Việt Nam mong muốn thể hiện sự sẵn sàng đóng góp vào công cuộc bảovệ môi trường toàn cầu Xúc tiến và thực thi các dự án CDM ở Việt Nam sẽtăng cường vị thể của Việt Nam trên trường quốc tế vể bảo vệ môi trường.Đầu tư bổ sung từ nước ngoài

Việc thực thi các dự án CDM sẽ tăng cường cơ hội đầu tư từ nước ngoài, đặcbiệt là từ các nước phát triển.

Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài

Chuyển giao công nghệ là một trong những lợi ích mà các nước chủ nhà đượchưởng trong thực thi dự án CDM Khác với CDM ngành năng lượng, hiện tạicó rất ít công nghệ mới áp dụng cho AR-CDM Nhưng ta không thể phủ nhậnrằng sẽ xuất hiện các công nghệ mới sẽ được tiếp tục tìm ra và áo dụng choAR-CDM trong tương lai gần.

Bảo vệ môi trường tại Việt Nam

AR-CDM là các dự án trồng rừng, sẽ giúp tăng độ che phủ của rừng trên đấttrống – đồi trọc và góp phần bảo vệ đầu nguồn, phục hồi đa dạng dinh học,giảm xói mòn đất và phòng chống sạt lở.

Các lợi ích kinh tế từ việc bán CER

Đây là lợi ích kinh tế đặc trưng của các dự án CDM, tuy nhiên mức độ kinh tếphụ thuộc và giá mỗi tín chỉ CER và chi phí giao dịch cho tiến trình CDM.Tạo việc làm

Trang 35

Xây dựng và thực thi AR-CDM đòi hỏi phải có sự trợ giúp kĩ thuật từ cácchuyên gia tư vấn xây dựng PDD, giao tiếp với các nhà đầu tư và DOE vàgiám sát sự thay đổi sinh khối.

Tạo thu nhập ngắn hạn và dài hạn cho các cộng đồng nông thôn

Cộng đồng nông thôn tham gia thực thi dự án sẽ có thu nhập tiền công trồng vàchăm sóc rừng Họ cũng sẽ có thu nhập từ lâm sản và các sản phẩm nông – lâmkết hợp từ dự án giống như các dự án trồng rừng thông thường khác.

Thu được bài học về chính sách thiết kế và biện pháp giảm phát thải khí nhàkính (GHG) Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và ngành lâm nghiệp(LULUCF) là một nguồn phát thải GHG quan trọng, trong khi giám sát vàgiảm phát thải GHG trong ngành là khó khăn nhất Việc thực thi các dự án AR-CDM có thể thu được các bài học hữu ích trong thiết kế các chính sách giảmphát thải GHG và các biện pháp LULUCF tại Việt Nam.

b) Trở ngại trong phát triển lâm nghiệp nói chung

Đầu tư ban đầu lớn kèm theo thời gian thực hiện dài hạn

Phát triển lâm nghiệp đặc biệt phải chi nhiều trong giai đoạn đầu mà lại khôngđem lại lợi nhuận trước mắt Chính vì vậy sức sống về thương mại trongthương mại lâm nghiệp nhìn chung là thấp mặc dù phát triển lâm nghiệp đónggóp rất lớn cho sự phát triển bền vững Mặc khác, hầu hết cư dân nông thôn làngười nghèo và có xu hướng đầu tư vào canh tác nông nghiệp do có thể thuđược lợi nhuận sớm hơn nhiều so đầu tư vào rừng.

Rủi ro trong đầu tư trồng rừng

Sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào ngành lâm nghiệp vẫn còn hạn chế vì nhữngrủi ro thiên tai và những bất trắc do con người gây ra: cháy rừng, sạt lở đất vàbão

Điều kiện tiếp cận hiện trường khó khăn

Do các chương trình trồng rừng của chính phủ, nhiều diện tích đất nơi có thểtương đối dễ dàng tiếp cận và có thể trồng rừng thì hầu hết đều đã được trồngrừng Diện tích đất trống ở Việt Nam còn rất lớn, hầu hết diện tích này nằm ởnhững vùng xa xôi rất khó tiếp cận.

Trang 36

c) Những trở ngại cụ thể đối với việc thực thi một dự án AR-CDM

Các lợi ích kinh tế bổ sung còn chưa rõ ràng từ AR-CDM:

CER từ CDM mang tính chất tạm thời do không thường xuyên của CDM Vì vậy, hiện tại giá CER dự kiến thấp Ngoài ra, lợi ích thu được từ bánCER có thể bị triệt tiêu do chi phí giao dịch trong các dự án AR-CDM quy mônhỏ, như chuẩn bị PDD, xác minh, kiểm định và giám sát.

AR-Chi phí giao dịch cao:

Chi phí chuẩn bị PDD, xác minh và kiểm định đều cao vì thành viên tham giadự án phải phụ thuộc vào các tư vấn có kinh nghiệm trong việc xây dựng PDDvà hiện tại tất cả các DOE đều là các công ty nước ngoài.

Sự mơ hồ của phương pháp AR-CDM:

Các phương pháp luận AR-CDM được CDM-EB chấp nhận còn quá mơ hồ docần phải có sự phân tích định tính và ý kiến chuyên gia trong một số phần Vídụ, ngay cả khi các nhà phát triển dự án đánh giá giá trị bổ xung của các dự ánđược đề xuất theo phương pháp đã được phê duyệt, họ cũng không thể đảmbảo liệu DOE có thể chấp nhận phương pháp đánh giá của họ hay không.Thiếu tư vấn có kinh nghiệm chuẩn bị PDD và thẩm định

Rất nhiều kĩ sư và tư vấn lâm nghiệp có kinh nghiệm về AR-CDM, tuy nhiênrất ít trong số họ có kinh nghiệm chuẩn bị PDD cho dự án AR-CDM và chưa aitrong số họ đã từng tham gia vào quá trình thẩm định.

Thiếu kinh nghiệm xây dựng và thực thi AR-CDM, cũng như giám sát và tiếpthị cacbon

AR-CDM là một loại dự án lâm nghiệp mới Dự án phải đáp ứng các yêu cầuCDM và phảo được xác minh bởi bên thứ ba để có thể trở thành AR-CDM.Ngoài ra, các hoạt động của dự án bao gồm cả quan hệ qua lại với các nhà đầutư và buôn bán tín chỉ cacbon là điều các dự án lâm nghiệp chưa trải qua Dothiếu kinh nghiệm và nhiều rủi ro, các nhà xây dựng dự án và dân cư địa phươngcó thể rất ngại tham gia vào AR-CDM.

Quyền sở hữu đất không rõ ràng

Trang 37

Quyền sở hữu đất tại các vùng dự án được xác định rõ ràng là một trong nhữngyêu cầu quan trọng đối với dự án AR-CDM quy mô nhỏ Tuy nhiên thực tế làphần lớn diện tích đất trống hiện chưa được giao cho các cá nhân, tổ chức,…Điều này gây cản trở cho việc phát triển các dự án AR-CDM.

Thiếu dữ liệu và thông tin về vị trí của đất đai phù hợp cho AR-CDM

Số liệu và thông tin về đất đáp ứng được yêu cầu của AR-CDM thường khôngcó Đây là các thông tin mà các nhà xây dựng dự án và nhà đầu tư mong muốncó nhiều nhất Thiếu những thông tin này có thể làm cho AR-CDM không đượcquan tâm xúc tiến đầu tư.

2.2 Dự án trồng rừng và tái trồng rừng thực hiện thí điểm ở huyện Cao Phong –Hòa Bình

2.2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Huyện Cao Phong - HòaBình

2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên a) Vị trí địa lí:

- Huyện Cao Phong nằm giữa tỉnh Hoà Bình, tiếp giáp với:  Thị xã Hoà Bình và huyện Đà Bắc ở phía Bắc,

 Huyện Kim Bôi ở phía Đông Xã Tân Lạc ở phía Tây,

 Xã Lạc Sơn và Tân Lạc ở phía Nam.

- Huyện chạy dài theo đường quốc lộ số 6 từ Hà Nội đi các tỉnh Hoà Bình, SơnLa, Lai Châu, với tổng diện tích là 25.460 ha Độ che phủ hàng năm là 27%năm 2006.

- Địa bàn dự án là hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phongcách 100 km về phía Tây của Hà Nội Các khu vực được chọn để thực hiện dựán nằm rời rạc tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong của huyện Cao Phong –Hoà Bình với diện tích thực thi là khác nhau

Trang 39

Diện tích mỗi điểm dự án được minh họa bảng dưới đây

Bảng 2.1: Diện tích mỗi điểm dự án

c) Đất đai và sử dụng đất

- Do địa hình đa dạng và phức tạp, Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau Trênvùng đồi và núi, có đất ferarit vàng nhạt phát triển trên đá macma trung tính vàđá vôi Tại vùng đất thấp có đất phù sa Nhìn chung, đất ở vùng thấp của CaoPhong có độ phì tương đối cao và có thể trồng nhiều loại cây, có thể trồng nhiềuloại cây công nghiệp.

- Theo thực trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong, đất nông nghiệp chỉ chiếm14%, trong khi đó đất chưa sử dụng là đất rừng chiếm tỉ lệ khá cao 40% Hai xãXuân Phong và Bắc Phong có tình hình sử dụng đất khác nhau Chi tiết thể hiệndưới bảng:

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Tuấn Anh, Dự báo năng lực hấp thụ CO 2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức – Dăk Nông - (2007) ( http://www.socialforestry.org.vn/Document/DocumentVn/Bao%20cao%20tom%20tat%20de%20tai%20CO2%20Tuan%20Anh.Vn.pdf). (trang 19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo năng lực hấp thụ CO"2" của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức – Dăk Nông
2. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Kinh tế và Quản lý môi trường, (2003), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và Quản lý môi trường
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Kinh tế và Quản lý môi trường
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
3. Vũ Tấn Phương (chủ biên), Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
4. Vũ Tấn Phương, Báo cáo chuyên đề biến đổi khí hậu và cơ chế thương mại Cacbon trong lâm nghiệp , 2006, – Tài liệu mềm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề biến đổi khí hậu và cơ chế thương mại Cacbon trong lâm nghiệp
5. Vũ Tấn Phương và cộng sự, Báo cáo chuyên đề “Giá trị lưu giữa và hấp thụ cácbon của rừng tự nhiên và một số loại rừng trồng ở phía Bắc Việt Nam, 2006, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề “Giá trị lưu giữa và hấp thụ cácbon của rừng tự nhiên và một số loại rừng trồng ở phía Bắc Việt Nam
6. Vũ Tấn Phương, Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng, 2006, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, 15/2006 (7-11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng
7. Vũ Tấn Phương, Nghiên cứu trữ lượng cácbon của thảm tươi và cây bụi: cơ sở xác định đường cácbon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, 2006, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, 8/2006 (81-84) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu trữ lượng cácbon của thảm tươi và cây bụi: cơ sở xác định đường cácbon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam, 2006
8. Vũ Tấn Phương và Ngô Đình Quế, Báo cáo đánh giá đất đai, lựa chọn cây trồng và xác định trữ lượng cácbon cho khu vực thử nghiệm thuộc dự án Rừng vàng tại A Lưới, 2005, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng và tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá đất đai, lựa chọn cây trồng và xác định trữ lượng cácbon cho khu vực thử nghiệm thuộc dự án Rừng vàng tại A Lưới
9. Trần Võ Hùng Sơn (chủ biên) (2003), Nhập môn phân tích Lợi ích – Chi Phí, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích Lợi ích – Chi Phí
Tác giả: Trần Võ Hùng Sơn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
1. Japan International Cooperation Agency (2009), Project design document for a small-scale AR-CDM pilot project, Project Design Document Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project design document for a small-scale AR-CDM pilot project
Tác giả: Japan International Cooperation Agency
Năm: 2009
2. MSc. Vu Tan Phuong, People’s involvement process in CDM plantation under Kyoto protocol – A case study in Cao Phong and Lac Son districts of Hoa Binh province, Viet Nam, Report KYOTO PROCESS_Vietnam.Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: People’s involvement process in CDM plantation under Kyoto protocol – A case study in Cao Phong and Lac Son districts of Hoa Binh province, Viet Nam
10. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2008), Nghiên cứu năng lực xúc tiến AR- CDM tại Việt Nam (báo cáo giữa kì) – Tài liệu dự án Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các bước thực hiện dự án CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 1.1. Các bước thực hiện dự án CDM (Trang 6)
Hình 1.1. Các bước thực hiện dự án CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 1.1. Các bước thực hiện dự án CDM (Trang 6)
Bảng 1.3: Hệ số chuyển đổi tính CO2hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của một số loài cây được nghiên cứu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1.3 Hệ số chuyển đổi tính CO2hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của một số loài cây được nghiên cứu: (Trang 16)
Bảng 1.3: Hệ  số chuyển đổi tính CO 2  hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của một  số loài cây được nghiên cứu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1.3 Hệ số chuyển đổi tính CO 2 hấp thụ dựa vào trữ lượng rừng của một số loài cây được nghiên cứu: (Trang 16)
Hình 1.3: Diễn biến giá bán CERs - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 1.3 Diễn biến giá bán CERs (Trang 20)
Hình 1.3: Diễn biến giá bán CERs - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 1.3 Diễn biến giá bán CERs (Trang 20)
Bảng1. 4: Lợi ích thu từ buôn bán CERs của các nước đang phát triển từ 2004 – 2006 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1. 4: Lợi ích thu từ buôn bán CERs của các nước đang phát triển từ 2004 – 2006 (Trang 21)
Bảng 1. 4: Lợi ích thu từ buôn bán CERs của các nước đang phát triển từ - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1. 4: Lợi ích thu từ buôn bán CERs của các nước đang phát triển từ (Trang 21)
Bảng 1.6: Giá trị thương mại của một số cây trồng (dựa theo lợi ích từ hấp thụ - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1.6 Giá trị thương mại của một số cây trồng (dựa theo lợi ích từ hấp thụ (Trang 22)
Bảng 1.10: Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1.10 Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng (Trang 30)
Bảng 1.10: Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 1.10 Trữ lượng Cacbon cho một số kiểu rừng (Trang 30)
Hình 2.1: Chu kỳ dự án AR-CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 2.1 Chu kỳ dự án AR-CDM (Trang 33)
Hình 2.1: Chu kỳ dự án AR-CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 2.1 Chu kỳ dự án AR-CDM (Trang 33)
Diện tích mỗi điểm dự án được minh họa bảng dưới đây - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
i ện tích mỗi điểm dự án được minh họa bảng dưới đây (Trang 39)
Bảng 2.1: Diện tích mỗi điểm dự án - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.1 Diện tích mỗi điểm dự án (Trang 39)
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006 (Trang 40)
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2006 (Trang 40)
Bảng 2.3: Hộ gia đình, dân số và lao động huyện Cao Phong - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.3 Hộ gia đình, dân số và lao động huyện Cao Phong (Trang 42)
Bảng 2. 4: Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2. 4: Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002 (Trang 43)
Bảng 2.4 : Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.4 Tốc độ phát triển kinh tế năm 2002 (Trang 43)
Thứ ba về tình hình sử dụng đất: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
h ứ ba về tình hình sử dụng đất: (Trang 45)
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hai xã Xuân Phong và Bắc Phong - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 2.6 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hai xã Xuân Phong và Bắc Phong (Trang 45)
Bảng 3.1: Khái quát lợi ích do dự án đem lại - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.1 Khái quát lợi ích do dự án đem lại (Trang 48)
Bảng 3.1: Khái quát lợi ích do dự án đem lại - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.1 Khái quát lợi ích do dự án đem lại (Trang 48)
Bảng 3.2: Lượng CO 2  được hấp thụ trong các năm thực hiện dự án - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.2 Lượng CO 2 được hấp thụ trong các năm thực hiện dự án (Trang 51)
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước khi có dự án) - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.4 Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước khi có dự án) (Trang 52)
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.4 Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước (Trang 52)
Bảng 3.5: Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.5 Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai (Trang 53)
Bảng 3.5: Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai Đơn vị: triệu đồng/hộ - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.5 Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai Đơn vị: triệu đồng/hộ (Trang 53)
Bảng 3.6: Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.6 Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án (Trang 54)
Bảng 3.6: Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án Đơn vị: triệu đồng - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.6 Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án Đơn vị: triệu đồng (Trang 54)
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động huyện Cao Phong năm 2005 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.7 Cơ cấu lao động huyện Cao Phong năm 2005 (Trang 59)
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động huyện Cao Phong năm 2005 - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.7 Cơ cấu lao động huyện Cao Phong năm 2005 (Trang 59)
Bảng 3.10: Đơn giá lâm sản - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.10 Đơn giá lâm sản (Trang 63)
Bảng 3.10: Đơn giá lâm sản - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.10 Đơn giá lâm sản (Trang 63)
Ta có bảng chi phí và lợi ích khi dự án không triển khai theo CDM từng năm như sau: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
a có bảng chi phí và lợi ích khi dự án không triển khai theo CDM từng năm như sau: (Trang 64)
Bảng 3.11: Lợi ích của dự án khi không áp dụng CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.11 Lợi ích của dự án khi không áp dụng CDM (Trang 64)
Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án khi không thực hiện theo CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.12 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án khi không thực hiện theo CDM (Trang 64)
Hình 3.2: Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền khi không áp dụng CDM (đã tính - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.2 Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền khi không áp dụng CDM (đã tính (Trang 65)
Nguồn:Tác giả tính toán dựa theo số liệu ở bảng trên (chi tiết xe mở Phụ lục 3) - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
gu ồn:Tác giả tính toán dựa theo số liệu ở bảng trên (chi tiết xe mở Phụ lục 3) (Trang 66)
Bảng 3.13: Bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án nền - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.13 Bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án nền (Trang 66)
Các chi phí của dự án liên quan đến CDM được liệt kê chi tiết dưới bảng: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
c chi phí của dự án liên quan đến CDM được liệt kê chi tiết dưới bảng: (Trang 68)
Bảng 3.14: Chi phí liên quan tới CDM cho toàn bộ dự án - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.14 Chi phí liên quan tới CDM cho toàn bộ dự án (Trang 68)
Bảng 3.16 : Bảng tổng chi phí và lợi ích của dự án sau khi áp dụng theo CDM - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.16 Bảng tổng chi phí và lợi ích của dự án sau khi áp dụng theo CDM (Trang 71)
Dựa vào bảng tổng chi phí và lợi ích của dự án khi áp dụng theo CDM, chúng ta sẽ thành lập được biểu đồ minh hoạ cho sự biến động của lợi ích ròng bằng phần mềm  excel. - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
a vào bảng tổng chi phí và lợi ích của dự án khi áp dụng theo CDM, chúng ta sẽ thành lập được biểu đồ minh hoạ cho sự biến động của lợi ích ròng bằng phần mềm excel (Trang 72)
Hình 3.4: Lợi ích ròng hàng năm khi tính đến các chi phí và lợi ích liên quan tới - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.4 Lợi ích ròng hàng năm khi tính đến các chi phí và lợi ích liên quan tới (Trang 72)
Bảng 3.17: Các chỉ tiêu khi buôn bán CER - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.17 Các chỉ tiêu khi buôn bán CER (Trang 73)
Bảng 3.18: Kết quả phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.18 Kết quả phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu (Trang 74)
Bảng 3.18:  Kết quả phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.18 Kết quả phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu (Trang 74)
Hình 3.5: Độ nhạy NPV của dự án đối với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.5 Độ nhạy NPV của dự án đối với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu: (Trang 75)
Hình 3.5: Độ nhạy NPV của dự án đối với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.5 Độ nhạy NPV của dự án đối với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu: (Trang 75)
Bảng 3.19: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với các kịch bản giá bán CERs khác nhau - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.19 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với các kịch bản giá bán CERs khác nhau (Trang 76)
Hình 3.6: NPV thay đổi khi giá bán CER thay đổi - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.6 NPV thay đổi khi giá bán CER thay đổi (Trang 76)
Hình 3.6: NPV thay đổi khi giá bán CER thay đổi - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Hình 3.6 NPV thay đổi khi giá bán CER thay đổi (Trang 76)
Bảng 3.20: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp huyện Cao Phong - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
Bảng 3.20 Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp huyện Cao Phong (Trang 77)
Phụ lục 1: Bảng chi tiết về chi phí và lợi ích hàng năm của dự án (không tính đến chi phí và lợi ích của CDM)               N - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
h ụ lục 1: Bảng chi tiết về chi phí và lợi ích hàng năm của dự án (không tính đến chi phí và lợi ích của CDM) N (Trang 84)
Phụ lục 1: Bảng chi tiết về chi phí và lợi ích hàng năm của dự án (không tính đến chi phí và lợi ích của CDM)               N - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
h ụ lục 1: Bảng chi tiết về chi phí và lợi ích hàng năm của dự án (không tính đến chi phí và lợi ích của CDM) N (Trang 84)
B5 018 31 27 55 42 2018 12614 10 19 1372 -18 118 394 Tổng lợi  - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
5 018 31 27 55 42 2018 12614 10 19 1372 -18 118 394 Tổng lợi (Trang 85)
Phụ lục 7: Một số hình ảnh của dự án tại Huyện Cao Phong - Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc
h ụ lục 7: Một số hình ảnh của dự án tại Huyện Cao Phong (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w