Lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ

3.1.1. Lợi ích kinh tế

3.1.1.1 Lợi ích thu được từ việc bán lâm sản

Đây là một giá trị sử dụng trực tiếp của rừng. Các giá trị lâm sản có thể thu được từ việc khai thác rừng như: gỗ, củi, các sản phẩm khác,…

Để tính toán được giá trị kinh tế thu được từ việc bán lâm sản, ta có thể sử dụng các phương pháp tính theo giá thị trường để tính. Theo ước tính, lợi ích từ bán lâm sản trong toàn bộ 16 năm thực hiện dự án là 22.535 triệu VND. (Theo Báo cáo giữa kì: Nghiên cứu xúc tiến năng lực AR-CDM tại Việt Nam – tài liệu dự án).

3.1.1.2. Lợi ích thu được từ việc bán tín chỉ cacbon

Để tính toán lợi ích kinh tế của việc hấp thụ CO2 do buôn bán CER, ta sẽ tiến hành theo các bước đã được xây dựng ở chương I.

a) Bước 1 + 2 :

Tính toán trữ lượng Cacbon được hấp thụ bởi dự án, từ đó quy đổi ra lượng CO2

bị hấp thụ theo công thức:

CO2 = 3,67 * C

Đối với dự án AR-CDM tại Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng giảm phát thải GHG trực tiếp thông qua CO2, do vậy theo cách tính này thì bước 1 và 2 có thể được lược bỏ.

b) Bước 3: Tính toán ra lợi ích kinh tế

Xác định giá bán CERs

Lợi ích mang lại từ việc bán CERs bổ sung vào lợi ích của dự án AR-CDM là một khoản không phải là lớn. Giá trị lợi ích này phụ thuộc vào giá CERs trên thị trường cacbon. Tuy nhiên giá CERs là không cố định mà phụ thuộc vào lượng cung và cầu trên thị trường. Như đã trình bày ở chương 1, đối với các nước phát triển cần giảm phát thải CO2 thì nhu cầu của họ về CERs sẽ lớn hơn, và tùy thuộc từng khu vực khác nhau thì giá CERs cũng khác nhau.

Thị trường này đang này đang trở nên sôi động trên phạm vi toàn cầu. Thời điểm năm 2003 giá 1 CER chỉ khoảng 3-4 USD nhưng hiện nay giá đã vọt lên cao. Tháng 10/2004, 1 CER được bán với giá 3 - 8 USD, đến tháng 2/2005 đã tăng lên 7 - 10 USD. Càng đến gần thời kỳ cam kết cắt giảm GHG đầu tiên (2008 - 2012) theo Nghị Định Thư Kyoto, các nước phát triển càng chịu nhiều sức ép. Với những nền kinh tế phát triển,

đầu tư ở các nước đang phát triển. Nhu cầu CER rất lớn, trong khi nguồn cung cấp chỉ có hạn nên giá mua bán CER trên thị trường thế giới đã tăng lên rất nhanh chỉ trong ít tháng qua và dự báo còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới sau khi Nghị định thư chính thức có hiệu lực.

Trên thị trường Châu Âu được dự báo là có mức giá CERs cao nhất là 25USD/tCO2e. Và theo IUFCCC dự báo rằng trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, mức giá tại Châu Âu sẽ giao động trong khoảng 29 – 38 USD/tCO2e. Đối với thị trường Trung Quốc mức giá CERs giao động trong khoảng 20USD/tCO2e, còn tại Ấn Độ - nước có điều kiện tương đồng với nước ta có mức giá từ 10- 22 USD/tCO2e.

Thị trường này ở nước ta còn mới, tính đến tháng 4 năm 2009 mới có 4 dự án được Ủy ban EB của Liên Hợp Quốc phê duyệt và bán trên thị trường với mức giá từ 8-18 USD/tCO2e. Ví dụ như dự án thu hồi khí ở mỏ Rạng Đông được bán với mức là 12 USD/tCO2e.

Từ thực trạng biến động của thị trường CERs, cùng với điều kiện hiện nay ở Việt Nam dự án trồng rừng ở Cao Phong – Hoà Bình sẽ bán tín chỉ CERs theo các kịch bản giá khác nhau.

Xác định lợi ích từ bán CERs

Lợi ích từ việc bán CERs của dự án có được nhờ việc giảm lượng phát thải CO2

thông qua dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án AR-CDM. Lợi ích này tính theo công thức:

B2 = Tổng lượng giảm phát thải CO2 * PCERs

Trong đó:

B2 là: Lợi ích từ việc bán CERs PCER là : Giá 1CER (1tCO2e).

Như vậy muốn xác định được lợi ích B2 (lợi ích bán CERs) chúng ta cần biết tổng lượng CO2 được hấp thụ trong toàn bộ dự án cũng như phải đưa ra một mức giá bán CERs cho phù hợp.

Dưới đây là bảng tổng hợp lượng hấp thụ CO2 theo từng năm trong toàn bộ chu trình dự án :

Bảng 3.2: Lượng CO2 được hấp thụ trong các năm thực hiện dự án Đơn vị : Tấn CO2e Năm Trữ lượng ròng của khí nhà kính Trữ lượng CO2e bị rò rỉ Lượng CO2 hấp thụ hàng năm 2008 0 0 0 2009 -9.269 0 -9.269 2010 2.266 340 1.926 2011 4.620 693 3.927 2012 7.863 1.179 6.683 2013 9.454 1.418 8.036 2014 10.171 1.526 8.645 2015 10.434 1.565 8.869 2016 -4.035 0 -4.035 2017 -6.896 0 -6.896 2018 5.746 862 4.884 2019 5.257 789 4.468 2020 5.181 777 4.404 2021 3.783 568 3.216 2022 4.634 695 3.939 2023 4.524 670 3.846 Tồng trữ lượng 53.735 11.090 42.645 Tổng số năm thực hiện dự án 16 Lượng CO2 bị hấp thu hàng năm 2.665

Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam

Theo tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam”, lượng CO2 được hấp thụ bởi rừng qua 16 năm dự án theo thiết kế là 2.665 tấn CO2e.

Để quy đổi xem giá trị kinh tế thông qua lượng CO2 hấp thụ, chúng ta có thể sử dụng phương pháp giá thị trường. Hiện tại trên thị trường trao đổi tín chỉ cacbon, có rất nhiều mức giá khác nhau. Vậy để mang tính khách quan chúng ta có thể xem xét các kịch bản giá bán tín chỉ một tấn CO2e:

Bảng 3.3: Kịch bản giá bán CER

Đơn vị: triệu đồng Tỷ giá: 1 USD = 17.000 đồng

Các kịch bản giá 2 USD (Thấp) 5 USD (Trung bình) 10 USD (cao)

Tính cho một năm dự án 90,61 226,525 453,05

Tính cho cả dự án 1449,93 3624,825 7249,65

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp

Như vậy, tổng giá trị kinh tế thu được từ bán tín chỉ CER (tính cho cả dự án cũng như tính cho một năm thuộc dự án) thì có sự chênh lệch khá lớn giữa các kịch bản giá khác nhau: lợi ích với kịch bản giá cao (10USD/CER) gấp 5 lần so với kịch bản giá thấp (2USD/CER).

3.1.1.3. Tăng thu nhập của người dân địa phương

Để thấy rõ được dự thay đổi trong thu nhập của người dân địa phương, chúng ta sẽ so sánh thu nhập bình quân hàng năm của họ trước và sau khi triển khai dự án.

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ trong khu vực dự án (trước khi có dự án)

Đơn vị: triệu đồng/năm/hộ

Khu vực Phía Bắc và Đông

Bắc Xuân Phong Xuân PhongKhu vực hồ Bắc PhongPhía Đông Bắc PhongPhía Tây Trung bình Thu nhập

bình quân

14,915 17,724 29,271 18,978 19,157

Để có được mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ thì chúng ta ước tính dựa theo các giả định sau:

- Diện tích rừng trồng bình quân của mỗi hộ tham gia dự án là 1 ha. - Diện tích cỏ làm thức ăn gia súc bình quân mỗi hộ sẽ trồng là 0,1 ha

- Diện tích rừng trồng là 308,5 ha và 30 ha cỏ. - Có khoảng 320 hộ tham gia

Bảng 3.5: Lợi ích hàng năm các hộ nhận trong khu vực dự án khi dự án triển khai

Đơn vị: triệu đồng/hộ

Hỗ trợ vật tư cho các

hộ Khuyến khích tiền mặt và lợi nhuận

Trồng rừng Sản xuất cỏ làm thức ăn gia súc Trồng và chăm sóc rừng Chia sẻ lợi nhuận từ lâm sản Chia sẻ lợi nhuận từ bán t-CER Năm 1-5 Năm 6-10 Năm 11-17 1,71 - - 1,4 - - 3,11 - - - 5,9 48,89 - 0,28 2,91 Tổng 8,55 7 15,55 371,73 21,77 15,55 409,05 424,6 Trung bình (triệu đồng/hộ/năm) 26,5375

Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam:

Theo số liệu ở trên mỗi hộ nhận được 424,6 triệu đồng trong 16 năm dự án. Như vậy trung bình mỗi hộ tham gia dự án nhận được một số tiền hàng năm = 26,5375 triệu đồng.

 Đề thấy rõ về lợi ích trong thay đổi thu nhập của các hộ tham gia dự án, ta sẽ lập bảng đối chiếu thu nhập của các hộ này trước và sau khi tham gia dự án:

Bảng 3.6: Thay đổi thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án

Đơn vị: triệu đồng

Trước khi tham gia dự án Sau khi tham gia dự án Lợi ích tăng lên

Triệu đồng %

19,157 26,5375 7,3805 38,53

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Khi triển khai dự án tại hai xã Bắc Phong và Xuân Phong, ta thấy lợi ích tăng lên là rõ ràng, tăng lên xấp xỉ 39% so với khi không có dự án. Phần tăng này được tính vào là một trong những lợi ích kinh tế của dự án đem lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w