Lợi ích môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỊCH VỤ

3.1.2. Lợi ích môi trường

3.1.2.1 Cải thiện độ màu mỡ của đất (cải thiện độ phì của đất): theo nghiên cứu của trung tâm sinh thái và môi trường, đối với rừng trồng keo lai từ 7-8 năm, lượng mùn khoảng 16-17 tấn/ha, tăng gấp đôi so với lúc đầu (từ 2,31% lên 4,72%). Lượng Nitơ cũng tăng gấp đôi (từ 0,11 % lên 0,26 %). Thành phần các chất dinh dưỡng khác trong đất cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là độ ẩm của đất và không khí được giữ ổn định trong suốt cả năm, tạo ra môi trường rừng trong lành hơn so với các loại rừng trồng khác. Dưới đây sẽ là phương pháp để lượng hóa giá trị lợi ích này.

a) Phương pháp lượng giá

Sử dụng phương pháp chi phí thay thế: Lượng lá cây rụng xuống dưới gốc sau một thời gian sẽ phân hủy thành mùn, các chất hữu cơ,… đó sẽ là nguồn phân bón tự nhiên cho cây, là lượng chất dinh dưỡng rừng trả lại cho đất thông qua lượng rơi rụng. Từ đó giá trị cải thiện độ phì đất/cung cấp phân bón của rừng được tính thông qua việc quy đổi lượng dinh dưỡng trong thảm mục thành các loại phân như ure, supe lân, kali và hữu cơ được tính dựa trên giá bán của các loại phân này trên thị trường.

b) Các bước thực hiện

Bước 1: Sử dụng phương pháp phân tích đất hiện hành để xác định hàm lượng N, P, K, chất hữu cơ trong đất và trong thảm mục ở khu vực dự án và khu vực không có rừng

Bước 2: Sử dụng phương pháp đối chứng: xác định sự chênh lệch về hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) ở khu vực dự án và khu không có rừng – QN, QP, QK, QHC.

Trong đó:

QN: Lượng Nito chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QP: Lượng Photpho chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QK: Lượng Kali chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QHC: Lượng hữu cơ chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha)

Bước 2: Tính khối lượng loại phân bón tương ứng mà rừng trả lại cho đất theo % chất dinh dưỡng trong phân là: Ure (46%N), Supe Lân (16%P2O5)và Kali(40% K2O)

QUrê = QN / 46% QSupe = 2 * QP / 16% QKali = 2 * QK / 40%

Trong đó

QUrê: Lượng phân Ure nơi thực hiện dự án (kg/ha)

QSupe: Lượng phân Supe Lân nơi thực hiện dự án (kg/ha)

QKali : Lượng phân kali nơi thực hiện dự án (kg/ha)

Bước 3: Tính toán các giá trị các loại phân bón sau khi quy đổi bằng cách nhân khối lượng các loại phân bón đó với giá của chúng trên thị trường: Giá của chúng trên thị trường lần lượt là: 6.300đồng/kg Ure, 1.500đồng/ kg Supelân; 4.000đồng/ kg Kali chất hữu cơ : 200 đồng/kg (công ty Đạm Phú Mỹ - 19/4/2010):

GUrê = QN x 6.300 GSupe = QP x 1.500 GKali = QK x 4.000 GHC = QHC x 200

GUrê: Giá trị dinh dưỡng của phân Urê (đồng/ha) GSupe: Giá trị dinh dưỡng của phân Supe Lân (đồng/ha) GKali: Giá trị dinh dưỡng của phân Kali (đồng/ha) GHC: Giá trị dinh dưỡng của chất hữu cơ (đồng/ha) Bước 4: Tính tổng giá trị cải thiện độ phì của đất – B6

B6 = GUrê + GSupe + GKali + GHC

Ngoài giá trị cung cấp nguồn dinh dưỡng, rừng còn có tác dụng cải thiện các tính chất hóa lí của đất tại khu vực dự án. Tuy nhiên các giá trị đó không được tính trong phần này.

3.1.2.2. Lượng giá giá trị điều tiết nước/ tăng lưu lượng nước mưa

Phương pháp chi phí thay thế: Giá trị điều tiết nước của rừng trong nghiên cứu này được tính thông qua lượng nước tăng thêm vào mùa kiệt (tăng dòng chảy mùa kiệt). Đây chính là dòng chảy kiệt tăng thêm do có rừng. Giá trị của rừng trong việc tăng dòng chảy mùa kiệt được tính theo giá nước để sử dụng vào thủy điện và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (thủy lợi)

a) Xác định lưu lượng nước tăng thêm do có rừng so với nơi đất trống không có rừng, công thức:

Qi =QrQb

Trong đó:

Qi là lượng nước chênh lệnh trong mùa kiệt (lượng nước tăng thêm) khi có rừng so với đất trống (m3/ha/năm) tại khu vực dự án;

Qr là lưu lượng nước mùa kiệt tại khu vực dự án khi có rừng (m3/ha/năm);

Qb là lưu lượng dòng chảy kiệt tại khu vực khi đất trống (chưa có rừng) (m3/ha/năm);

b) Để tính giá trị của rừng thông qua việc xác định giá trị lượng nước tăng thêm tính theo phương án sử dụng nước làm thủy điện hoặc tưới tiêu trong nông nghiệp. Công thức tính như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w