Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 44 - 47)

2. Đất phi nông nghiệp Đất ở

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong

triển sạch tại hai xã thuộc huyện Cao Phong

2.2.3.1. Thuận lợi:

a)

Thứ nhất về khí hậu và thủy văn :

− Hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng tư đến tháng mười với lượng mưa trung bình từ 1,680 mm – 1,900 mm, chiếm khoảng 90% lượng mưa rơi hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau với lượng mưa đo được từ 150 mm – 220 mm, chiếm khoảng 10% so với tổng lượng mưa rơi hàng năm.

Nhiệt độ trung bình từ 22- 23oC, nhiệt độ cao nhất là 29oC và nhiệt độ thấp nhất là từ 14 – 16oC. Độ ẩm trung bình từ 81 – 84%, độ ẩm cao nhất là 89% và thấp nhất từ 79 – 83%.

− Như vậy có thể nói rằng khí hậu và chế độ thủy văn của hai xã ở đây khá phù hợp với sự phát triển cho ngành lâm nghiệp thông qua các hoạt động như trồng rừng và tái trồng rừng.

b)

Thứ hai về độ che phủ của thảm thực vật

− Hầu hết các khu vực đất để trồng rừng được bao phủ bởi lớp cỏ lùn, dương xỉ và bụi cây thuộc loại thảm thực vật Ia, Ib (theo phân loại của Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam – FIPI). Ngoài ra còn có một số loại cây như cây cỏ lào. Chiều cao trung bình của các loài cây khác nhau từ 1- 1,3 m và bao phủ khoảng 30 -60 % diện tích đất trồng rừng. Đây là một trong những thuận lợi để trồng rừng tại đây vì có các lớp thực vật tầng thấp giữ cho đất tơi xốp và giữ được độ ẩm cho cây phát triển.

c)

Thứ ba về tình hình sử dụng đất:

− Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy tình hình sử dụng đất của hai xã thuộc huyện Cao Phong cho thấy tiềm năng đất dành cho lâm nghiệp đang là rất lớn. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp cho hai xã Xuân Phong và Bắc Phong được cho bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của hai xã Xuân Phong và Bắc Phong Xã Bắc Phong Xã Xuân Phong

Ha % Ha %

Đất lâm nghiệp 1.367 58,7 2.783 89,5

Rừng tự nhiên 381 16,4 253 8,1

Rừng trồng 170 7,3 201 6,4

Đất chưa sử dụng 815 35 2.330 74,9

Nguồn: Dữ liệu thống kê tỉnh Hòa Bình (2006):

• Xã Bắc Phong có diện tích đất rừng chiếm 59% so với tổng diện tích đất tự nhiên với 35 % diện tích đất rừng chưa sử dụng.

d) Thứ tư về kinh tế - xã hội

− Là hai xã thuộc miền núi, thuộc diện nghèo của tỉnh có tiểm năng về nguồn lao động. Họ chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên rất thật thà, chăm chỉ. Điều tra chỉ ra rằng, những người dân nơi đây rất quan tâm và tích cực tham gia vào các hoạt động trồng rừng cũng như tham gia vào các dự án phát triển kinh tế xã hội khác.

e) Cuối cùng là cơ sở hạ tầng và tập tục văn hóa – xã hội

− Hai xã được chọn tuy ở xa trung tâm nhưng có hệ thống trường học, trạm xá, bưu điện và nhà văn hóa. Mạng lưới điện quốc gia về đến hai xã, giúp cho cải thiện mức sống của những người dân bản địa.

2.2.4.2. Khó khăn:

Bên cạnh các khó khăn - trở ngại khách quan từ các dự án AR-CDM nói chung đã được đưa ra ở phần trên, dưới đây sẽ đề cập đến một vài khó khăn chủ quan tại nơi thực hiện dự án tại hai xã thí điểm tại huỵện Cao Phong:

a) Về vị trí địa lí và thổ nhưỡng

− Đất tại địa điểm nghiên cứu là đất feralit được tạo thành từ macma, đ phiến sét, đá cát và đá vôi. Đất có độ sâu hơn 50 cm và các loại đất này đểu trong tình trạng suy thoái và xói mòn nghiêm trọng, vì trong một thời gian dái ở đây rừng đã bị mất.

− Hầu hết các mẫu đất mùn quan sát thấy khá mỏng, dưới 10 cm. Lớp mùn trên bề mặt đất từ 2 – 2.2 %, nhưng trong một số trường hợp lớp mùn đó còn khá nghèo, dưới 1.5% trên mỗi đơn vị diện tích.

− Chất dinh dưỡng trong đất thì khác nhau và khá nghèo nàn, dao động từ 0.08 – 0.12% đối với chất P2O5 (khoảng 1.5mg/Āg đất). Toàn bộ khu vực dự án thuộc đất axit với độ pH KCl từ 4 – 4.5.

b) Về cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội

− Hai xã thuộc huyện Cao Phong cách khoảng 30km từ đường ô tô đi vào, vì vậy rất khó khăn để vận chuyển giống cây vào khu vực trồng cây.

− Do dân cư của hai xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí cũng như hiểu biết của người dân nơi đây còn khá thấp, đặc biệt là kiến thức

về ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, điều này cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người dân nơi đây sống dưới mức chuẩn nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với dịch vụ hấp thụ CO2 của dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Cao Phong – Hòa Bình.doc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w